Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động hiệu quả để thu hút giáo viên và học sinh đến nghiên cứu, học tập, giải trí tại Thư viện Nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động hiệu quả để thu hút giáo viên và học sinh đến nghiên cứu, học tập, giải trí tại Thư viện Nhà trường

Thư viện trường học là một cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh.

Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí . . . ở Thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.

“ Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho thành viên nhà trường” . . .

Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt thì công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xuyên, liên tục, phải luôn thay đổi các phục vụ để thu hút bạn đến với thư viện ngày càng nhiều.

 

doc 48 trang haihuy29 14/08/2023 4521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động hiệu quả để thu hút giáo viên và học sinh đến nghiên cứu, học tập, giải trí tại Thư viện Nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thư viện trường học là một cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh.
Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí . . . ở Thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường. 
“Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho thành viên nhà trường” . . . 
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt thì công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xuyên, liên tục, phải luôn thay đổi các phục vụ để thu hút bạn đến với thư viện ngày càng nhiều.
Hiện nay, thói quen đọc sách trong học sinh đang có nguy cơ mất dần, vì các phương tiện nghe nhìn hầu như đã chiếm mất thời gian và sự say mê của các em, do đó các em chỉ thích xem – nghe mà không thích đọc. Tuy nhiên, việc đọc và học sách tham khảo mới là yếu tố cơ bản giúp giáo viên, học sinh nâng cao được trình độ, góp phần xây dựng được thói quen tự học, tự nghiên cứu.
Để khắc phục điều này, Thư viện trường THCS Kim Đồng đã có sáng kiến Một số hoạt động hiệu quả để thu hút giáo viên và học sinh đến nghiên cứu, học tập, giải trí tại thư viện nhà trường.
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Dưới đây là một số hoạt động hiệu quả mà chúng tôi đã thực hiện được:
Gắn hoạt động của thư viện với hoạt động của nhà trường
Tổ chức tốt công tác giới thiệu sách
Trên cơ sở xác định nhiệm vụ của thư viện luôn gắn bó mật thiết với hoạt động chung của nhà trường, chúng tôi đã cụ thể hóa các hoạt động thường kỳ của mình
Giới thiệu sách mới:
Hoạt động giới thiệu sách theo chủ điểm đối dạng bản tin là một trong những hoạt động có hiệu quả nhất của thư viện, việc thực hiện này đã tạo nề nếp hoạt động trong nhiều năm qua. Hình thức này đã giúp chúng tôi giới thiệu được sách, báo phcuj vụ giảng dạy, học tập, hoạt động ngoài giờ; góp phần tuyên truyền chủ đề năm học và các ngày kỉ niệm . . .
Trong Bản tin chuyên đề hàng tháng, thư viện thường giới thiệu sashc mới trong thư viện. Có phần giới thiệu sách cho giáo viên riêng, học sinh riêng, tên của bản tin được đạt theo chủ đề từng tháng để tạo ấn tượng. Ví dụ: Tháng 1&2: Vẻ vang truyền thống học sinh sinh viên; tháng 3: đội viên tiến bước lên Đoàn viên . . . Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp với việc trưng bày sách để tăng thêm sức sống cho hoạt động của bản tin
Ví dụ:
Bản tin chuyên đề tháng 11: “Vị thánh trên bục giảng”.
Trưng bày sách tháng 11 sách chủ đề về “tôn sư trọng đạo”.
Qua hoạt động này, chúng tôi cũng đã hướng người đọc tìm đọc những sách có nội dung mang tính chất chính trị, tư tưởng, những nội dung bổ ích, có ý nghĩa và thiết thực theo chủ đề góp phần nâng cao, mở rộng nhu cầu tìm và đọc sách của đại bộ phận giáo viên, học sinh.
Ngoài ra chúng tôi còn giới thiệu sách bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng như:
Giới thiệu sách cho học sinh:
Thực hiện bảng cắt dán các bài báo – tạp chí dưới hình thức:
Bảng Em tìm đọc: qua bảng giới thiệu này, bạn đọc có thể tìm đọc các bài thơ, các áng văn đặc sắc, gương tốt của học sinh . . .
Album sưu tầm: giới thiệu đến bạn đọc những thư mục “Sức khỏe”, “Ẩm thực”, “Tri thức khoa học”, . . .
dùng để giới thiệu sách mới, có lời giới thiệu, phê bình
Góc sinh hoạt thư viện:. 
Góc giới thiệu sách theo chủ đề:
Giới thiệu sách cho giáo viên:
Thư viện sử dụng các hình thức: giới thiệu trên bảng tin, trưng bày sách mới theo chủ đề hằng tháng . . .
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ bổ ích, thiết thực cho giáo viên học sinh
Trong trường:
Căn cứ theo tình hình, nhiệm vụ của từng năm học, thư viện chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa vui tươi, lành mạnh, bổ ích thu hút đông đảo học sinh, giáo viên cùng tham gia. Thư viện đã tổ chức Triển làm sách ở sân trường Tuần lễ học tập suốt đời. Ngoài ra, thư viện còn có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Ngày hội đọc sách, 
Ngoài ra, thư viện còn tổ chức làm sổ tư liệu bao gồm những bài báo, tạp chí liên quan đến bộ môn nhằm giúp giáo viên có thêm tư liệu để giảng dạy. Hằng năm thư viện còn biên mục 2 thư mục sách để phục vụ cho dạy và học.
Kết hợp với giáo viên Bồi dưỡng Học sinh Giỏi sưu tầm, bổ sung các loại tài liệu tham khảo phục vụ cho giáo viên và học sinh trong kì thi học sinh Giỏi cấp trường, cấp Quận, cấp Thành phố đạt kết quả cao.
Tổ chức phục vụ bạn đọc theo hình thức thư viện mở, hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo và tra tìm tài liệu.
Bạn đọc lên thư viện có thể tự do lựa chọn những cuốn sách mà mình yêu thích.
Học sinh được đi lại tự do, trao đổi thông tin về các cuốn sách mà mình vừa tìm đọc với các bạn ngay tại thư viện.
Sử dụng giỏ sách mini để bàn
Theo phương pháp truyền thống, trường tổ chức phòng đọc theo hình thức kho đóng và kho mở. Tuy nhiên, cả hai hình thức trên đều không có mấy tác dụng tích cực với việc tìm tài liệu của học sinh.
Chọn sách ở kho đóng: Học sinh không được chọn sách trực tiếp mà phải thông qua hệ thống mục lục, gây nhiều lúng túng, mất thời gian. Còn chọn sách ở kho mở, vì kho quá nhiều sách nên học sinh khó tìm được cuốn sách sát đúng yêu cầu.
Việc lựa chọn sách vì vậy gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự chán nản và cứ thế học sinh đến thư viện ngày một ít dần. Hình thức sử dụng giỏ sách mini để bàn khắc phục được nhược điểm của cả 2 cách trên.
Cách thực hiện: Dùng giỏ nhựa có gắn chủ đề Toán học, văn học, tự nhiên xã hội, sách nâng cao, sách tham khảo, báo đội Mỗi giỏ để ở một cặp bàn, trong giỏ chứa khoảng 15 cuốn sách phù hợp với chủ đề.
Khi học sinh đến thư viện, cần sách ở lĩnh vực nào thì tìm sách ở giỏ đó đọc. Trường hợp giỏ sách mini không có, các em mới phải tra vào sổ mục lục để mượn sách trực tiếp ở cán bộ thư viện.
Định kì vào thứ 2 hàng tuần đổi sách ở các giỏ sách sao cho phù hợp với chương trình học từng thời điểm. Với hình thức này các em được lựa chọn sách trực tiếp theo đề tài cụ thể, rút ngắn thời gian tìm sách và dễ dàng tìm đọc những cuốn sách sát, đúng yêu cầu, mục đích.
Thường xuyên tăng cương công tác phục vụ ở thư viện:
Cập nhật sách báo thường cuyên theo định kỳ
Theo định kì, chúng tôi đều chú ý đáp ứng đầy đủ và mới các loại sách giáo khoa, sách bài giảng, sách tham khảo theo yêu cầu của giáo viên và học sinh, kịp thời phục vụ tốt cho việc thực hiện đổi mới chương trình và SGK THCS trong những năm qua. Sách thiếu nhi cũng được bổ sung thường xuyên, có chọn lọc, phù hợp với chương trình học và yêu cầu nâng cao. Bên cạnh đó thư viện còn có tủ sách pháp luật, tủ sách đạo đức, tủ sách Bác Hồ, tủ sách Bồi dưỡng học sinh giỏi, tủ sách biển đảo, tủ sách tham khảo do PHHS ủng hộ. . .
Nhờ vậy, hằng năm kho sách của chúng tôi đã ngày càng nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu tìm đọc của giáo viên, học sinh.
Tổ chức tốt công tác đọc và mượn sách
Chúng tôi đã thực hiện tổ chức tốt việc kiểm kê sách báo theo định kỳ 2 lần/học kỳ.
Tổ chức tốt công tác quản lý sách một cách khoa học, hợp lý bằng các thư mục, mục lục giúp cho người đọc đến tìm mượn sách một cách dễ dàng, thuận tiện.
Bố trí phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh, kho sách ở nơi thuận tiện cho giáo viên và học sinh đọc sách
Có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh ngồi (tối thiểu 45 chỗ), có đủ quạt mát, hệ thống chiếu sáng, trang thiết bị chuyên dùng như : giá sách, tủ trưng bày giới thiệu sách.
Thư viện luôn đảm bảo được không gian yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ cộng với thái độ ân cần khi phục vụ, chúng tôi đã thực sự tạo nên một ngôi trường văn hóa để cho giáo viên – học sinh đến học tập, nghiên cứu và giải trí một cách lành mạnh, thân thiện.
HIỆU QUẢ THỰC TẾ
Nhờ áp dụng các biện pháp tổng hợp trên mà thư viện trường đã thu hút được 100% giáo viên và khoảng 75% đến sinh hoạt tại thư viện. Thư viện đã hình thành một mạng lưới cộng tác viên có khả năng giúp thư viện tổ chức được các hoạt động ngoài giờ hấp dẫn, hiệu quả. 
Đối với giáo viên, ngoài những sách về chuyên môn giáo viên còn được đọc các sách về: pháp luật, giáo dục, lịch sử, sách Biển đảo Việt Nam.. . Với học sinh, ngoài những sách giáo khoa, sách bài tập . . . các em cũng được đọc các sách mới lạ, bổ ích như: vui để học, khám phá thiên nhiên, truyện kể về lịch sử,sách Biển đảo Việt Nam . . . rất phù hợp với lứa tuổi các em
Thư viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp sách báo phục vụ tốt cho giáo dục, học sinh và đảm bảo được các hoạt động định kỳ, thường xuyên của thư viện: Giới thiệu sách, cập nhật sách báo, tổ chức tốt công tác hỗ trợ tìm đọc và mượn sách . . .
Ngoài ra, thư viện chúng tôi cũng đã tạo nên một vài nét mới đặc trưng cho hoạt động của mình. Đó là:
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ bổ ích, thiết thực thu hút được đông đảo học sinh, giáo viên tham gia.
Tổ chức cho học sinh, giáo viên tham gia tốt các hoạt động do phòng giáo dục phát động.
Thư viện cũng được đón tiếp các đoàn khách tới tham gia, học tập. Qua tham quan thực tế, các đoàn đã đánh giá cao hoạt động của thư viện trường.
Từ những hoạt động hiệu quả nêu trên tôi đã thu nhập được kinh nghiệm sau:
Gắn hoạt động của thư viện với kế hoạch của nhà trường cũng như kế hoạch của phòng GD-ĐT.
Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của Ban giám hiệu, tổ chức Đoàn, Đội của nhà trường . . . Chủ động thực hiện kế hoạch thư viện từng năm với những hoạt động sáng tạo, bổ ích . . . phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Tạo được một mạng lưới học sinh, giáo viên tích cực hỗ trợ hoạt động thư viện.
Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều thì phải nói đến một nhân tố rất quan trọng không thể thiếu đó chính là vai trò nòng cốt của cán bộ thư viện trường học.Cán bộ thư viện phải là người hết lòng với công việc, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, nắm chắc những kiến thức chuyên môn cần thiết đồng thời thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ...
Sau đây là một số bài giới thiệu sách mà thư viện đã giới thiệu đạt giải:
Giải NHÌ cấp Quận năm 2013
Giải NHÌ cấp Thành phố năm 2013
Giải BA cấp Quốc gia năm 2014
THÁNG 9: 
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9
	-Thư viện trường THCS Kim Đồng-
Hai chữ “Kim Đồng” hiện lên nổi bật trên trang bìa cuốn sách, không phải vì màu sắc rực rỡ mà chính bởi sự giản dị và ý nghĩa rất hay của cái tên ấy: “Kim Đồng” có nghĩa là “gang thép”. Nhìn vào đó bạn đọc có thể cảm nhận được nét rắn rỏi, nhanh nhẹn và ý trí kiên cường trước bom đạn kẻ thù của người thiếu niên anh dũng. 
Đến với nội dung cuốn sách, ở trang sách đầu tiên, tác giả không giới thiệu nhiều về Kim Đồng mà chỉ cho bạn đọc biết tên thật của anh là Nông Văn Dền, quê ở Nà Mạ. Tác giả không kể ngay đến những chiến công, sự hi sinh anh dũng của anh mà bạn đọc sẽ được “chứng kiến” nó qua từng diễn biến câu chuyện rất tự nhiên, qua từng câu văn sinh động, lôi cuốn.
Nhà văn Tô Hoài đã dành khá nhiều trang sách để viết về cuộc sống hàng ngày của Kim Đồng. Trước khi đến với cái tên Kim Đồng ấy, người thiếu niên anh hùng của chúng ta là cậu bé Dền trong sáng, ngây thơ. Dền cũng như bao đúa trẻ khác có những hành động, lời nói rất hồn nhiên. Nhưng sống trong thời kì chiến tranh, khi mà kẻ thù tàn ác, tuổi thơ của Dền đã phải tận mắt chứng kiến cảnh bố mình và bao nhiêu người làng bị đánh đập, bị lính bắt đi phu. Rồi đến khi bố Dền đi phu “chẳng bao giờ bố Dền về nữa”, Dền đã chứng kiến sự mất mát, đau khổ của mẹ. Và Dền bắt đầu tập làm người lớn để giúp đỡ mẹ, là “người đàn ông” trong gia đình cùng “gánh vác”việc nhà. Đọc truyện bạn đọc sẽ không khỏi bùi ngùi, xúc động trước những lời nói, những việc làm vẫn còn đậm nét trẻ con nhưng lại toát lên sự ngoan ngoãn, hiếu thảo rất đáng trân trọng của Dền. 
Cậu bé Dền đến với cách mạng cũng thật tự nhiên. Từ việc rình anh trai làm súng, tập rượt trên núi Dền cũng bắt chước làm theo. Đến khi biết anh mình ở trong đội tự vệ, có tên cách mạng là Cứu Quốc thì “Hai mắt Dền lóng lánh nhìn anh, thèm muốn, yêu quý”. Dền rất muốn được làm cách mạng dù biết nó rất nguy hiểm, gian nan. Đọc truyện, bạn đọc sẽ thấy tác giả rất nhiều lần nhắc đến niềm vui của Dền khi nói về cách mạng: “thích chí” , “tủm tỉm”, “reo”, “cười”, “vui”, “líu tíu”,Rồi cái ngày Dền mong mỏi ấy cũng đến. Dền được cử làm tổ trưởng hội nhi đồng cứu quốc ở khu đó và có tên cách mạng là Kim Đồng. Kim Đồng rất nhanh trí và hay có sáng kiến. Cậu bé muốn được làm công tác giao thông liên lạc. Bạn đọc sẽ bị cuốn hút bởi nhiều tình huống bất ngờ, nguy hiểm khi Kim Đồng đi làm nhiệm vụ. Mặc dù nguy hiểm là vậy nhưng khi đọc truyện chúng ta không hề có cảm giác nặng nề khi nghĩ về công việc của Kim Đồng. Vì tác giả luôn làm hiện lên hình ảnh một cậu bé vui vẻ, tinh nhanh và gan dạ trên đường đi liên lạc. Có lúc đi làm nhiệm vụ Kim Đồng còn “ mong cứ thử gặp thằng lính xem sao”. Một suy nghĩ thật hồn nhiên nhưng đầy sự dũng cảm, kiên cường. Nó như một lời đanh thép thách thức kẻ thù.
Trong một lần đi liên lạc về, Kim Đồng phát hiện bọn địch đang phục kích ngay cạnh nơi họp của Mặt trận Việt Minh. Ngay lập tức, Kim Đồng nhanh trí nghĩ cách đánh lừa để địch nổ súng về phía mình. Chính nhờ tiếng s úng “báo động” ấy, các cán bộ của Mặt trận Việt Minh đã nhanh chóng thoát khỏi vòng vây nguy hiểm của địch. Riêng Kim Đồng, khi bị trúng đạn của địch, a nh chạy đến khu vực gần bờ suối Lê nin thì anh dũng hy sinh. 
Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội thiếu niên cứu quốc. Anh luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi ở tuổi 14 và trở thành tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên noi theo.
Trân trọng giới thiệu
!
Tháng 10:
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10- 2014
CUỐN SÁCH: “BÁC HỒ VỚI GIÁO DỤC”
 Bạn đọc thân mến! 
Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch luôn coi trọng việc phát triển sự ngiệp giáo dục và những tư tưởng, tình cảm lớn của Người dành cho ngành giáo dục sẽ còn in đậm mãi trong mỗi thế hệ tương lai.
Hướng tới chào mừng kỉ niệm 46 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968 - 15/10/2014), thư viện trường THCS Kim Đồng xin giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn sách “ Bác Hồ với giáo dục” do NXB Giáo dục ấn hành năm 2005.
Cuốn sách là công trình biên soạn thuộc mảng sách tham khảo đặc biệt, do giáo sư Nguyễn Như Ý và tiến sĩ Nguyễn Thị Tình đồng chủ biên, với 309 trang, khổ 32 cm, có giá 175000 đồng.
Nói là sách tham khảo đặc biệt vì nó là sách phản ánh hiện thực không chỉ bằng ngôn ngữ văn tự mà bằng cả hình ảnh.
Nếu như các tập sách ảnh về Bác Hồ đã có trước đây giới thiệu với độc giả những bức ảnh đặc sắc ghi lại hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học,...đã rất quen thuộc với người Việt Nam và thế giới, thì cuốn sách ảnh “ Bác Hồ với giáo dục” lại cung cấp cho bạn đọc các bức ảnh phản ánh những tư tưởng và tình cảm lớn, những niềm vui, nỗi trăn trở, ước mong của Người riêng đối với sự nghiệp giáo dục con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phát triển đất nước, vì Người biết: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Ẩn sau mỗi bức ảnh là một sự kiện, một câu chuyện sống động, toát lên tầm tư tưởng lớn và tình cảm đặc biệt của Hồ Chí Minh đối với công cuộc giáo dục.
Những tư tưởng ấy, tình cảm ấy được hiện ra trên những nụ cười thân mật, qua những cử chỉ âu yếm, những câu dặn dò, khuyên bảo ân cần trong các bức ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng, với học sinh, sinh viên, giáo viên, với thanh niên, phụ nữ, với bà con trong các lớp học xoá mù chữ,... 
Bên cạnh các bức ảnh, cuốn sách cũng rất chú ý đến việc lựa chọn những lời chú thích, những mẩu chuyện gắn với ảnh và người trong ảnh, đặc biệt là các câu trích mang tính chất danh ngôn trong bài nói, bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, thể hiện triết lí và những tư tưởng cốt lõi của Người về giáo dục con người, làm cho không gian trong các bức ảnh về Bác Hồ như rộng hơn, thời gian trong các bức ảnh nhích gần lại và cuốn sách thoát ra khỏi tính chất và khuôn khổ của một tập an-bum ảnh thường thấy. Nhờ cách trình bày xen kẽ ảnh và lời mà cuốn sách “Bác Hồ với giáo dục” cho phép người đọc hình dung được một cách rõ ràng, đầy đủ và sinh động các sự kiện lớn cũng như tư tưởng, tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục.
Hi vọng rằng, tập sách ảnh này sẽ là một tài liệu quí, sinh động giúp ích nhiều cho việc giáo dục tình cảm và lòng kính trọng của tuổi trẻ Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh đối với Bác Hồ kính yêu và việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tháng 11: 
GIỚI THIỆU SÁCH “VỊ THÁNH TRÊN BỤC GIẢNG”
BẠN ĐỌC THÂN MẾN! Như chúng ta đã biết, cuộc thi viết truyện ngắn cho học sinh, sinh viên của hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với nhà xuất bản giáo dục năm 2005 đã khép lại, song dư âm của nó vẫn còn như vang vọng mãi, đủ để ta thấy rằng mối quan tâm của toàn xã hội đến vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách lối sống cho tuổi trẻ học đường hiện nay sâu sắc như thế nào. 
Với 3988 truyện ngắn dự thi, 3184 tác giả trong đó có 1251 cây bút đang ở lứa tuổi học đường, cuộc thi đã khép lại với 30 giải được trao nhưng dư âm thì còn vang vọng mãi. 425 tác phẩm vào chung khảo được chia thành 8 tập sách với 8 chủ đề khác nhau đã mang đến cho người đọc nhiều thông điệp giản dị mà sâu sắc, giàu ý nghĩa:
Trong lần giới thiệu sách này, tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc học sinh tập sách về tình nghĩa thầy trò mang nhan đề "Vị thánh trên bục giảng" của Nhiều Tác giả do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2005, sách dày 243 trang với khổ 11x18cm, số lượng in 5000 cuốn giá bìa 11900 đồng. Cuốn sách ghi lại 27 câu truyện ngắn kể về những kỉ niệm của các thế hệ học trò viết về thầy cô. Những truyện ngắn này, có thể chưa thật tỏa sáng nhưng lấp lánh, ấp ủ, ẩn chứa trong nó điều gì đó thật đáng quý, đáng cảm động và trân trọng. 
Trang bìa của cuốn sách là sự kết hợp hài hoà giữa 2 màu nâu và cam. Nổi bật trên trang bìa là dòng chữ ghi tên tác phẩm “ Vị thánh trên bục giảng” và hình ảnh một thầy giáo đang ngắm nhìn học trò với ánh mắt đầy yêu thương, trìu mến. Với cách trang trí mộc mạc, giản dị nhưng trang bìa của cuốn sách đã tạo nên sự lôi cuốn lạ kì. 
Từng trang sách lật ra, tâm hồn ta như được gội rửa thật sạch để đón những kí ức xa xôi trở về, chúng ta sẽ cảm nhận được hơi thở nóng hổi của cuộc sống đã phả lên từng trang viết qua những cảnh, tình, sự cùng với ý tứ trong từng câu chuyện. Ở mỗi câu chuyện ta bắt gặp cái thiện, cái đẹp, như một ngọn nến nhỏ lung linh tỏa sáng khiến ta yêu nó và mơ ước về nó, để rồi ta trách hờn cái xấu, cái ác, muốn dập tắt và vùi chôn. 
Câu chuyện "Xóm ba nhà" (trang 28) của Đỗ Kim Cuông đã toát lên hình ảnh cao đẹp của người thầy. Đó là những thầy cô giáo dạy học nơi vùng cao, vùng sâu, những người tình nguyện "má hồng để lại, da xanh mang về", gieo từng con chữ trên những thửa ruộng đá. 
Ta cũng tìm thấy hình ảnh người thầy trong truyện ngắn "Thằng đen" của tác giả Lê Văn Ổn (trang115) - một cậu bé sinh ra đã chịu nhiêu bất hạnh. Và lúc ấy, một người hàng xóm cũng là một thầy giáo đã đồng cảm, chia sẻ với em, thầy đã thổi hơi ấm tình người, niềm tin yêu vào cuộc sống để cho em được đến trường, được yêu thương. Thầy đã chắp đôi cánh cho em bay cao, bay xa vào cánh cổng trường đại học và em đã thực hiện được ước vọng của mình, làm bác sĩ để cứu người.
Có một học trò đã từng thốt lên về ngư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_hieu_qua_de_thu_hut_g.doc