Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức dạy học theo nhóm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức dạy học theo nhóm

Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.

Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

Có những giáo viên đang sử dụng hình thức dạy học theo nhóm nhưng chưa đem lại hiệu quả cao trong dạy học:

- Đa số giáo viên chưa hiểu nhiều về phương pháp này. Theo họ thì học hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một vấn đề khó, một câu hỏi khó mà một em học sinh bình thường không thể giải quyết được.

 - Cho rằng trình độ học sinh còn thấp, các em còn rụt rè trong các hoạt

động, học sinh chưa chịu hoạt động nhiều nên việc học theo nhóm không có chất lượng vì thế chưa nhìn thấy cái được mà học nhóm mang lại.

Qua thực tế dạy học trong nhiều năm qua tôi xin mạnh dạn đưa ra “Một số hình thức dạy học theo nhóm”

 

docx 21 trang thuychi01 48407
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức dạy học theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Có những giáo viên đang sử dụng hình thức dạy học theo nhóm nhưng chưa đem lại hiệu quả cao trong dạy học:
Đa số giáo viên chưa hiểu nhiều về phương pháp này. Theo họ thì học hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một vấn đề khó, một câu hỏi khó mà một em học sinh bình thường không thể giải quyết được.
 - Cho rằng trình độ học sinh còn thấp, các em còn rụt rè trong các hoạt
động, học sinh chưa chịu hoạt động nhiều nên việc học theo nhóm không có chất lượng vì thế chưa nhìn thấy cái được mà học nhóm mang lại.
Qua thực tế dạy học trong nhiều năm qua tôi xin mạnh dạn đưa ra “Một số hình thức dạy học theo nhóm” 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp với Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường các biện pháp để dạy theo nhóm có hiệu quả cao hơn.
- Phát triển các kỹ năng dạy và học theo nhóm có hiệu quả giúp học sinh biết chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số hình thức dạy học theo nhóm ở lớp 5 trường Tiểu học Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa, năm học 2017 – 2018. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung
đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ thảo luận nhóm của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo nhóm.
Phương pháp điều tra phỏng vấn: 
Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho 1 số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học. 
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Qua các hoạt động Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được chưa được tổng hợp đi đến kết luận
Phương pháp thống kê toán học: 
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dạy học theo nhóm, đây là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Các phòng học được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư viện linh động với đồ dùng dạy và học sẵn có để học sinh tham khảo; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm... 
Dạy học thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. Học sinh có năng lực được phát huy, học sinh còn hạn chế chậm tiếp thu được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Ở đây được coi là một phương pháp dạy học. 
Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau: Nói cách khác là tồn tại tương tác mặt đối mặt trong nhóm học sinh. Học sinh trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. 
Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm. Học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng...giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.2.1. Đặc điểm của trường TH&THCS Đông Vinh
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ( Khối tiểu học)
a) Tổng  số: CBGV: 11, Nữ: 10
Trong đó gồm: 	
- Cán bộ quản lí: 1
- Giáo viên: 8 (Văn hóa: 5, đặc thù: 3)
- Nhân viên: 2; 
b) Tổng số đảng viên: 8
c) Trình độ: 
- Đạt chuẩn:12/12 đạt 100 %
- Trên chuẩn: 8/12 đạt 83%
2. Học sinh
Khối lớp
Số lớp
Số học sinh
Số HS nữ
Dân tộc ít người
Khuyết tật
Con chính sách
Một
1
45
25
0
0
0
Hai
1
39
20
0
0
0
Ba
1
23
8
0
0
0
Bốn
1
26
12
0
0
0
Năm
1
22
14
0
0
0
Tổng
5
155
79
0
0
0
Thuận lợi:
 - Cnhs quyền địa phương rất quan tâm đến giáo dục của xã nhà.
 - Sự lãnh đạo đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Thanh Hóa
 - Cán bộ giáo viên nhà trường nhiệt tình, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, tay nghề vững vàng, yêu nghề mến trẻ .
Khó khăn:
 - Là địa phương nghèo việc xây dựng cơ sở vật chất gặp rất nhiều khó khăn. Dân trí chưa cao nhận thức của người dân về học tập của con em còn đơn giản. 
 - Nhà hiệu bộ chưa có, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, số lượng học sinh ít 
 - Do địa hình của xã không thuận một bộ phận không nhỏ học sinh đi học ở các địa phương khác, cũng ảnh hưởng đến sĩ số cũng như chất lượng của nhà trường.
 - Chất lượng học sinh vẫn còn khoảng cách so với các trường trung tâm trung tâm thành phố
2.2.2. Đặc điểm tình hình lớp 5 trường Tiểu học Đông Vinh.
 - Tổng số học sinh 22 em, trong đó: Nam 9 em, nữ 14em
 - Con gia đình cán bộ: 1.
 - Con gia đình nông nghiệp: 21.
 - Con gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 0.
Thuận lợi.
Các em học sinh chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô.
Thích tham gia các hoạt động tập thể.
Biết yêu thương và biết giúp đỡ bạn bè.
Khó khăn.
Hầu hết các em là con của gia đình nông nghiệp nên không có điều kiện về thời gian để quan tâm đến việc học của con em mình.
Điều kiện kinh tế khó khăn nên thường xuyên thiếu đồ dùng học tập cũng như sách vở.
Trong lớp có nhiều học sinh nam nên cũng ảnh hưởng đến phong trào học tâp của cả lớp. 
2.2.3. Thực trạng việc dạy học theo nhóm.
Thuận lợi
Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.
Đặc biệt, khi học sinh học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán. Nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình - hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích... rất nhiều những kĩ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, học sinh trở thành chủ thể đích thực của hoạt động học tập của cá nhân mình.
Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỉ luật; phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách.
Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: dạy học theo nhóm sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng...giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh.
Khó khăn: 
Đòi hỏi nhiều thời gian: Một lớp học đông với thời gian giảng dạy là 40 phút học một tiết là một trở ngại rất lớn cho dạy học nhóm thành công.
Nếu như giáo viên không kiểm soát cẩn thận tương tác giữa học sinh trong nhóm, thì một vài học sinh có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận những vấn đề không có liên quan hoặc có thể xảy ra trường học là một học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không tham gia thảo luận mà lại quan tâm đến vấn đề khác trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganh đua qua mức.
Thường khó để đánh giá từng học sinh một cách công bằng và một vài em có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm.
Học sinh phải học cách học trong môi trường nhóm, nhưng đôi khi không dễ cho các em khi mà chúng đã quen với các phương pháp giảng dạy lấy giáo viên làm trung tâm
Thành công 
Dạy học theo nhóm đã được giáo viên sử dụng khá phổ biến và thường xuyên: Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của các em thì dạy học theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông giáo viên đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: giáo viên đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh, như: mọi học sinh đều được trình bày ý kiến, học sinh tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn, v.v... và phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến, v.v... Còn đối với giáo viên thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của học sinh hơn, v.v....
Giáo viên đã có kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm: Qua dự giờ và qua một số công trình nghiên cứu đều cho thấy về cơ bản giáo viên biết sử dụng phương pháp dạy học nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung bài học. giáo viên bước đầu đã biết lựa chọn hình thức và cơ cấu nhóm tương đối phù hợp; đã nêu được các bước dạy học theo nhóm. Khâu chuẩn bị của giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm cũng tương đối tốt.
Học sinh bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm, ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm.
Hạn chế
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm chưa được giáo viên thực hiện đầy đủ. Khi tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nhóm trên lớp, giáo viên cũng chủ yếu chú trọng đến việc giao nhiệm vụ học tập cho nhóm, sau đó theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả làm việc của nhóm. Giáo viên chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhóm nhỏ: Khi tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, giáo viên chủ yếu hướng học sinh nhằm vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm học sinh cùng nhau thực hiện chứ chưa chú trọng giáo dục cho học sinh những kĩ năng xã hội quan trọng mà làm việc nhóm có ưu thế.
Ngoài ra, cũng do không hiểu hết những ích lợi xã hội mà dạy học nhóm mang lại, nên trong thực tiễn triển khai vô hình chung giáo viên đã hành chính hóa nhóm trưởng và thư kí và thường là những học sinh khá nhanh nhẹn và như vậy cơ hội cho những em khác được hưởng những lợi thế của làm việc nhóm sẽ không có hiệu quả.
Sau khi các nhóm thảo luận giáo viên ít quan tâm chốt lại những kiến thức, kết luận chung làm cho học sinh không biết ý kiến nào là phù hợp. Dạy học nhóm chưa được sử dụng đồng đều ở tất cả các môn học. Còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành và nhiệm vụ giao cho nhóm. Nhiệm vụ giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng để học sinh buộc phải phân chia công việc hay phải trưng cầu ý kiến riêng của từng người trong nhóm.
2.2.4. Kết quả khảo sát đầu năm.
Đối với khả năng tương tác của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học
tập.
Tổng số học sinh là 22 em
Học sinh
tương tác tốt
Học sinh
biết tương tác
Học sinh
Chư biết tương tác
SL (HS)
TL(%)
SL(HS)
TL(%)
SL(HS)
TL(%)
5
22,72
7
31,81
10
45,47
Đố với chất lượng giáo dục
 Tổng số học sinh là 22 em
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
6
27,27
10
45,45
6
27,28
 2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 2.3.1. Một số biện pháp tổ chức học nhóm. 
	a. Biện pháp 1: Rèn kỹ năng chia nhóm.
 	 Nếu không biết cách chia nhóm phù hợp sẽ không phát huy được sự hỗ trợ tích cực của học sinh khi hoạt động nhóm. Trong quá trình dạy ở lớp tôi đã thực hiện rất nhiều cách chia nhóm khác nhau nhưng tôi xin nêu ra 8 cách chia nhóm như sau:
Nhóm theo đếm số
Nhóm theo trình độ
Nhóm theo ghép hình
CÁC CÁCH 
CHIA NHÓM
Nhóm theo biểu tượng
Nhóm tương trợ 
Nhóm theo tháng sinh nhật
Nhóm theo sở thích
Nhóm ngẫu nhiên
 * Cách chia các nhóm trên như sau: 
Nhóm theo trình độ: Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ ngồi
một nhóm 
 	Ưu điểm: Giáo viên có thời gian giúp đỡ, hỗ trợ những nhóm có trình độ chưa hoàn thành và có thể giao thêm việc cho những nhóm hoàn thành tốt phát huy tính tự lập cho nhóm hoàn thành tốt. 
Nhóm đếm số: 
Ví dụ: lớp có 22 học sinh tôi muốn chia thành 5 nhóm thì yêu cầu học sinh đứng thành vòng tròn rồi đếm lần lượt 1,2,3,4. Sau đó yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những học sinh có số 2 về nhóm 2 Khi chuyển nhóm có thể cho học sinh vừa đi vừa hát hoặc vỗ tay để tránh gây ồn ào, mất trật tự trong lớp.
 	Ưu điểm: Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, phong cách nhanh nhẹn, áp dụng được cho tất cả các môn học. 
Nhóm theo ghép hình: Giáo viên chuẩn bị các hình rồi cắt mỗi hình ra
thành số mảnh bằng số học sinh nhóm cần tạo để cho học sinh nhận mỗi em mỗi mảnh, sau đó ghép lại thành hình lúc đầu.
Nhóm tương trợ: Giáo viên xếp những học sinh có trình độ và năng lực
Khác nhau (Học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành và học sinh chưa hoàn thành) vào một nhóm để học sinh hoàn thành tốt có thể hỗ trợ cho học sinh chưa hoàn thành.
Nhóm biểu tượng:	
 	 Biểu tượng có thể là: con vật, cây cối, tên các mùa, các loài hoa Muốn chia lớp thành bao nhiêu nhóm thì giáo viên phải chuẩn bị bấy nhiêu biểu tượng .
 	Ví dụ: Lớp có 23 học sinh tôi muốn chia thành 6 nhóm mỗi nhóm 4 học sinh theo biểu tượng là con vật thì phải chuẩn bị các con vật như: Họa mi, Chào mi, Cu gáy, Vành khuyên, Sơn ca, Chích chòe. Mỗi con vật tôi phải có 4 biểu tượng. Ngoài ra tôi phải chuẩn bị 6 biểu tượng của 6 con vật trên có kích thước lớn hơn để đặt lên bàn cho mỗi nhóm. Sau khi phát biểu tượng cho học sinh xong, học sinh nào có biểu tượng con vật nào sẽ về bàn có con vật đó. 
 	Ưu điểm: Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, lớp học sinh động, áp dụng được cho tất cả các môn học nhất là các môn học có chủ đề. 
Nhóm sở thích: Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một nhóm
ví dụ như có cùng sở thích đi du lịch, cùng thích vẽ, cùng thích học môn toán
Nhóm theo tháng sinh nhật: Nhóm này cũng ít khi sử dụng vì trong lớp
đôi khi cùng tháng nhiều hơn khác tháng, gây mất cân bằng. Chỉ thích hợp khi giáo viên có tổ chức sinh nhật cho học sinh.
Nhóm ngẫu nhiên: Trong quá trình dạy học, nếu tiết học nào đó mà học
sinh nhàm chán, chúng ta muốn tổ chức cho học sinh một trò chơi. Thông qua trò chơi đó ta cũng có thể chia thành nhóm học tập mới. 
 	Ví dụ: Trò chơi phổ biến mà tôi thường tổ chức cho học sinh đó là trò chơi “Kết bạn”. HS xếp thành vòng tròn vừa đi vừa hát. Khi cô ra hiệu lệnh “Kết bạn” và yêu cầu số người trong nhóm thì học sinh nhanh chóng tìm lại thành các nhóm với số lượng thành viên đúng như yêu cầu. 
 Từ việc nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp, đồ dùng dạy học mình đã chuẩn bị thì giáo viên có thể chọn cách chia nhóm sao cho phù hợp. 
 Chẳng hạn:
- Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên.
- Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên chia nhóm cùng trình độ. 
- Khi nội dung đơn vị kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên chia nhóm đủ trình độ. 
 	Đôi khi tùy mức độ khó, dễ của nội dung bài học mà giáo viên nên chia nhóm theo trình độ để HS nào cũng có thể góp phần giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm.
 b. Biện pháp 2: Rèn cho học sinh trong nhóm, trong lớp nắm được nhiệm vụ, vai trò của mình trong nhóm khi hoạt động nhóm và hướng dẫn học sinh đưa ra môt số quy tắc nhóm để nhóm hoạt động hiệu quả. 
Sau khi hướng dẫn HS chia được nhóm rồi thì GV phải hướng dẫn HS trong nhóm tự bầu ra các thành viên trong nhóm mình. Giúp HS trong nhóm hiểu được vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm qua mô hình sau: 
Nhóm trưởng
Thư kí
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Người thu thập tài liệu
Người thuyết trình
Thành viên nhóm
Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức nhóm chặt chẽ. Có một số vai trò quan trọng mà các nhóm hầu hết đều phải có đó là nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình và thành viên nhóm. Ngoài ra tùy theo quy mô nhóm và hoạt động của nhóm mà thành phần cần thêm một nhóm phó để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt; người thu thập tài liệu.. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_day_hoc_theo_nhom.docx