Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Trung học phổ thông Diễn Châu 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Trung học phổ thông Diễn Châu 2

Hạnh phúc – ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc! (như Bác Hồ đã từng khẳng định). Hướng tới hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người.

Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là các em phải được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng.

Nhưng bối cảnh hiện nay, các em “ngày 2 buổi đến trường” trong thời đại công nghệ 4.0 - khi kiến thức không còn là độc tôn, độc quyền của nghề cũng như của giáo viên. Rồi hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường (tỉ lệ stress tăng nhanh chóng, bạo lực ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn ….).

Với mong muốn trao đúng giá trị cho học sinh để nhận được đúng giá trị gia tăng từ các em. Đồng thời, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm giúp các em nhận được giá trị của hạnh phúc.

Làm thế nào để học sinh hạnh phúc? Đây là câu hỏi đã được Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục quan tâm giải đáp. Trong đó “xây dựng trường học hạnh phúc”

  • là giải pháp, là việc làm cấp thiết, là phong trào thi đua mà các nhà trường cần thực hiện sao cho mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, là một niềm hạnh phúc.

Để xây dựng trường học hạnh phúc, theo chúng tôi, chúng ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. Bởi, lớp học là các nôi đầu tiên, là môi trường trực tiếp và gắn bó với các em trong suốt quá trình ở nhà trường, nó ảnh lớn nhất đến sự rèn luyện và phát triển của các em. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của các em, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh...

docx 64 trang Thu Kiều 03/10/2024 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường Trung học phổ thông Diễn Châu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2
 --------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC 
 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DIỄN CHÂU 2
 Lĩnh vực: CÔNG ĐOÀN
 Người thực hiện : TRẦN THỊ THU HÀ
 PHẠM THỊ HƯƠNG 
 NGUYỄN VĂN THANH
 Địa chỉ gmail: hahdc2@gmail.com
 Số điện thoại : 0972833334 – 0979255589- 0965418815
 Năm học: 2022-2023 3.2.1. Giải pháp trực tiếp áp dụng. ..................................................................26
 3.2.2. Giải pháp áp dụng gián tiếp thông qua GVCN và các cá nhân, tập thể 
 trong và ngoài nhà trường................................................................................26
 3.3. Nội dung và thời gian thực nghiệm ..............................................................27
 3.4. Phương pháp thực nghiệm............................................................................27
 3.5. Một số minh họa thực nghiệm......................................................................27
 3.5.1. Tiết học bài (thuộc môn hóa học):.........................................................27
 3.5.2. Tiết sinh hoạt lớp...................................................................................36
 3.5.3. Giờ họp phụ huynh................................................................................41
 3.5.4. Phòng học thân thiện .............................................................................44
 3.6. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm......................................44
 3.6.1. Kết quả khảo sát trước khi thực nghiệm................................................44
 3.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm .........................................................44
 3.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ...................47
 3.7.1. Mục đích khảo sát..................................................................................47
 3.7.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .......................................................47
 3.7.3. Đối tượng khảo sát Tổng hợp các đối tượng khảo sát ...........................48
 3.7.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề 
 xuất 48
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................49
 3.1. Kết luận ........................................................................................................49
 3.2. Kiến nghị ......................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Các lớp sẽ tiến hành thực nghiệm (nhóm 1) ..............................................12
Bảng 2. Các lớp sẽ làm đối đối chứng ( nhóm 2)....................................................12
Bảng 1. Các lớp sẽ tiến hành thực nghiệm ..............................................................44
Bảng 2. Các lớp sẽ làm đối chứng...........................................................................44
Bảng 3. Các lớp tiến hành thực nghiệm ..................................................................45
Bảng 4. Các lớp đối chứng ......................................................................................45
Bảng 5. Kết quả thi đua của các lớp thực nghiệm...................................................45
Bảng 6. Kết quả học tập và rèn luyện của các lớp đối chứng..................................46
Bảng 7. Kết quả học tập và rèn luyện của các lớp thực nghiệm.............................46
Bảng 8. Kết quả học tập và rèn luyện của các lớp đối chứng.................................46 - Giúp giáo viên xác định rõ vai trò của nghề thầy trong thời đại 4.0 để từ đó 
có giải pháp cho việc dạy - học phù hợp (dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng 
lực học sinh) giúp chính mình và các em đạt đến hạnh phúc.
 - Giúp nhà trường tiến tới thành công mục tiêu xây dựng trường học hạnh 
phúc. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 -Tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng. (Môi trường mạnh hơn tư duy, vì 
vậy khi con người được sống và làm việc trong môi trường tốt chắc chắn mọi thứ 
sẽ tốt lên).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
 - Nghiên cứu các giải pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc
 - Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả
4. Tổng quan
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 Xây dựng các giải pháp và áp dụng các giải pháp đó vào việc xây dựng lớp 
học hạnh phúc hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc
4.2. Kế hoạch nghiên cứu.
 STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
 1 Từ tháng -Suy nghĩ về bối cảnh cụ thể Hình thành ý tưởng
 04/2020 (Khó khăn, vất vả do dịch (Có cách nào khác đi để 
 Covid 19 gây ra: mất mát, vượt qua khó khăn lúc 
 đau thương...) này)
 -Nghiên cứu công văn số 
 235/CĐN ngày 29/11/2019 
 của CĐN GD Nghệ An về 
 việc hướng dẫn công đoàn cơ 
 sở tổ chức và tham gia xây 
 dựng trường học hạnh phúc
 -Các tài liệu khác liên quan
 `2 Từ tháng -Học hỏi, chia sẽ cùng đồng Đặt tên cho đề tài.
 6/2021 nghiệp . (Cách đặt vấn đề )
 - Đăng ký mua khóa học; 
 tham gia học các lớp học 
 Zoom về dạy học tích cực 
 (đổi mới phương pháp dạy
 học) của Cô giáo Trần
 2 7 Từ tháng Khảo sát kết quả thực Tiến hành khảo sát thực 
 03/2023 nghiệm nghiệm:
 +Xây dựng các nội dung 
 kháo sát; thiết kế phiếu 
 khảo sát.
 +Tổng hợp số liệu và 
 xử lý số liệu
 Xử lý kết quả, rút ra đánh Viết phần kết luận của 
 giá, kết luận vấn đề, đề xuất đề tài
 và kiến nghị tiếp theo.
 8 Tháng Tiếp tục thực nghiệm và Thực nghiệm; khảo sát 
 04 /2023 khảo sát kết quả thực nghiệm kết quả thực nghiệm vã 
 xử lý kết quả.
 Hoàn thiện SKKN Hoàn thiện đề tài; in ấn 
 và đóng thành tập.
 Nghiên cứu văn bản hướng Nắm vững các quy định 
 dẫn nạp SKKN về việc nạp SKKN; nạp 
 SKKN.
5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu lý thuyết:
 Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản về hạnh phúc nói chung và xây dựng 
trường học hạnh phúc nói riêng có liên quan đến đề tài. Dựa trên tiêu chí trường 
học hạnh phúc của các văn bản quy định và chỉ đạo để xây dựng tiêu chí cho lớp 
học hạnh phúc.
 - Nghiên cứu thực tiễn
 + Phương pháp điều tra : Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, so sánh kết quả 
đánh giá học sinh qua từng thời điểm, từng lớp để kiểm tra việc xây dựng và áp 
dụng các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc có phù hợp với đối tượng học 
sinh, có phù hợp với bối cảnh nhà trường hay không.
 +Phương pháp đàm thoại:Trao đổi với đồng nghiệp, thăm dò ý kiến học sinh 
về việc áp dụng các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc qua đó rút kinh nghiệm, 
điều chỉnh cách thức, tinh thần thái độ, phương pháp sao cho phù hợp. Từ đó thu 
thập và xử lí số liệu và rút ra kết luận
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trải nghiệm việc xây dựng và áp 
dụng các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc để kiểm chứng lý luận và thực tiển 
nhằm rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến
 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG 1
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 
 LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2”
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm “hạnh phúc”.
 -Hạnh phúc là gì?
“Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi 
được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn 
liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.
 - Hạnh phúc của học sinh THPT có thể đạt được khi nào?
 Hạnh phúc của học sinh THPT rất đơn giản và có thể thực hiện được như:
 + Luôn cố gắng đạt kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng.
 + Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và 
cách ứng xử của mình.
 + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có 
đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần.
 + Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình
 + Học sinh lớp 12, hạnh phúc phải gắn với trách nhiệm, với ý nghĩa công việc 
các em đang làm, sẽ làm.
1.1.2. Tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc.
 Nằm trong chuổi các hoạt động của phong trào thi đua trong nghành Giáo 
dục, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Công đoàn nghành Giáo dục Nghệ An đã ra công 
văn số 235/CĐN về việc hướng dẫn công đoàn cơ sở tổ chức và tham gia xây dựng 
trường học hạnh phúc trong đó có các tiêu chí về trường học hạnh phúc.
1.1.2.1. Tiêu chí 1: Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân
 - Đảm bảo sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lý (phòng ngừa và ứng phó với 
bắt nạt, bạo lực học đường, ) cho học sinh và CBNGNLĐ khi học tập và tham 
gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; không để xảy ra các hiện tượng 
vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
 - Phòng học, phòng làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn, nhà thể chất, sân chơi, các 
phòng thí nghiệm, các phòng hướng nghiệp vv phải đảm bảo các điều kiện tiêu 
chuẩn theo quy định; tạo dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện, cởi mở;
 - Duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện; mọi thành viên 
trong trường học, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được 
có giá trị và được bảo đảm an toàn;
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfPhạm Thị Hương-Trần Thị THu Hà-Nguyễn Văn Thanh- Trường THPT Diễn Châu 2- Lĩnh Vực Công Đoàn.pdf