Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Giáo dục luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bác lúc sinh thời. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta luôn quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về công tác bồi dưỡng, chăm sóc thế hệ trẻ, đầu tư chăm lo cho giáo dục. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt, là “quốc sách hàng đầu”, được ưu tiên trướcnhất, thậm chí đi trướcmột bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.
Như vậy, mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là chú trọng phát triển toàn diện con người.Trong đó, giáo dục chú trọng phát triển năng lực học sinh, tạo cơ hội cho các em bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình, tạo cho các em môi trường học tập an toàn, luôn được yêu thương, được tôn trọng, luôn cảm thấy hạnh phúc.
“Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”... Đó là mô hình, Kế hoạch ngày 22/4/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện. Mục tiêu của kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, không vi phạm các quy chế, quy định của ngành.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những “Ngôitrường hạnh phúc” được cho là nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục. Thầy trò trường THPT Cờ Đỏ đã và đang hưởng ứng tổ chức lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Để làm được điều này, bản thân mỗi thầy cô giáo là một tấm gương, là người luôn đi tiên phong trong việc đổi mới.
Trường học hạnh phúc là ngôi trường ở đó có những lớp học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc và học sinh hạnh phúc. Với các em học sinh, muốn có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và những người thân trong gia đình. Hơn nữa, các em phải được lớn lên trong một môi trường đầy tiếng cười vui và sự quan tâm chia sẻ, sự thấu hiểu, sự tôn trọng...
Ở một ngôi trường miền núi như trường THPT Cờ Đỏ, học sinh dân tộc thiểu số chiếm đại đa số, các em chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn hơn so với những học sinh ở vùng khác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ các em phải đi làm ăn xa, để lại các em cho ông bà hoặc chị em tự nuôi nhau. Hoặc bố mẹ lấy nhau tuổi đang còn rất trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn, bất hòa cãi vã thường xuyên rồi dẫn đến bỏ nhau. Các em lại đang ở tuổi ngang nối giữa trẻ thơ và người trưởng thành. Các em có những biểu hiện tâm lí thay đổi, bốc đồng, thích khám phá và bày tỏ bản thân, thích làm người lớn, thích khẳng định cái tôi và muốn người lớn chấp nhận, thấu hiểu. Hơn nữa là tác động của sự bùng nổ công nghệ thông tin, Internet, mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý tuổi học trò khiến nhiều em có những suy nghĩ, hành động sai lệch. Các em chán nản, không có chỗ để bấu víu nương tựa, không có ai quan tâm dẫn đến ăn chơi lêu lổng, sa vào các tệ nạn xã hội, thay đổi tính cách… Và nếu thầy cô thờ ơ, vô cảm, lúc nào cũng nhìn các em bằng “ánh mắt hình viên đạn” và những lời quát mắng thì các em sẽ trượt dài mãi trên con đường hư hỏng và sẽ mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2022 - 2023 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.....................................................3 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................3 5.3. Phương pháp thống kê toán học...................................................................3 6. Tổng quan và tính mới của đề tài .......................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................5 1.1. Giáo viên chủ nhiệm và vai trò của công tác chủ nhiệm..............................5 1.2. Khái niệm hạnh phúc....................................................................................6 1.3. Lớp học hạnh phúc.......................................................................................7 1.3.1. Khái niệm lớp học hạnh phúc ................................................................7 1.3.2. Tiêu chí của lớp học hạnh phúc .............................................................7 1.3.3. Các yếu tố cấu thành lớp học hạnh phúc................................................8 1.4. Vai trò và tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc đối với học sinh.............8 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..........................................................................................9 2.1. Tình hình nghiên cứu về việc xây dựng lớp học hạnh phúc.........................9 2.1.1. Ở các nước trên thế giới.........................................................................9 2.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................9 2.2. Thực trạng về xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ......................................................................................................10 2.2.1. Đối với nhà trường...............................................................................10 2.2.2. Đối với giáo viên..................................................................................11 2.2.3. Đối với học sinh...................................................................................11 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ................................................13 3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của từng học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ.....................................................13 3.2. Xây dựng môi trường lớp học nhân ái, thân thiện, an toàn........................16 3.2.1. Trang bị đầy đủ thiết bị dạy học cho lớp học nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ................................................................16 3.2.2. Sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.................................17 3.3. Xây dựng tiết sinh hoạt lớp nhằm giúp các em thấy mình được yêu thương, được tôn trọng, có “quyền được nói”, được khẳng định bản thân .......19 3.3.1. Xây dựng hộp thư: “Điều em muốn nói” .............................................21 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 THPT Trung học phổ thông PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Giáo dục luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bác lúc sinh thời. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta luôn quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về công tác bồi dưỡng, chăm sóc thế hệ trẻ, đầu tư chăm lo cho giáo dục. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt, là “quốc sách hàng đầu”, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng ta đã có nhiều quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục và đào tạo. Nghị Quyết Trung ương Đảng lần thứ 3, khoá VII năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2, khoá VIII, năm 1996 khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định thông qua các chủ trương phát triển và giải pháp cải thiện giáo dục trong các văn kiện của Đảng Công sản Việt Nam sau này. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Như vậy, mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là chú trọng phát triển toàn diện con người. Trong đó, giáo dục chú trọng phát triển năng lực học sinh, tạo cơ hội cho các em bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình, tạo cho các em môi trường học tập an toàn, luôn được yêu thương, được tôn trọng, luôn cảm thấy hạnh phúc. “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”... Đó là mô hình, Kế hoạch ngày 22/4/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện. Mục tiêu của kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, không vi phạm các quy chế, quy định của ngành. Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những “Ngôi trường hạnh phúc” được cho là nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục. Thầy trò trường THPT Cờ Đỏ đã và đang hưởng ứng tổ chức lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Để làm được điều này, bản thân mỗi thầy cô giáo là một tấm gương, là người luôn đi tiên phong trong việc đổi mới. Trường học hạnh phúc là ngôi trường ở đó có những lớp học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc và học sinh hạnh phúc. Với các em học sinh, muốn có được hạnh phúc, 1 học tập hạnh phúc. - Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc của trường THPT Cờ Đỏ được thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giảm tình trạng bỏ học của trường miền núi. - Vai trò và tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc trong việc phát triển toàn diện học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về lớp học hạnh phúc. - Nghiên cứu các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. - Nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc trong việc phát triển toàn diện học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng tâm lý học sinh và giáo viên khi đến trường. - Các giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc. - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Cờ Đỏ. Lớp A3: Khóa 2018 - 2021; Lớp C2 Khóa: 2021 - 2024. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Sau khi thu thập tài liệu tham khảo, tiến hành đọc, chọn lọc và tập hợp theo từng nội dung cụ thể. Tổng hợp các thông tin từ tài liệu thành một hệ thống toàn diện ở mức độ khái quát hơn. - Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lí thuyết: Phân loại các tài liệu thu thập được theo từng nội dung nghiên cứu. Sắp xếp tài liệu, thông tin sắp xếp theo một hệ thống cấu trúc khoa học với một kết cấu chặt chẽ, từ đó xây dựng một lý thuyết mới hoàn toàn. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thu thập tài liệu thông tin: Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, ghi chép các thông tin cần thiết của học sinh qua từng năm học. - Điều tra khảo sát thực tế Thiết kế phiếu điều tra khảo sát đối với giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên thiết kế phiếu khảo sát thực trạng xây dựng lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm. Song song với phiếu điều tra là phỏng vấn trực tiếp để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề liên quan đến đề tài. Đối với học sinh thì thiết kế phiếu điều tra khảo sát về kết quả học tập, rèn luyện và mức độ đạt được về sự hạnh phúc học sinh được hình thành thông qua quá trình học tập, hoạt động. 5.3. Phương pháp thống kê toán học 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giáo viên chủ nhiệm và vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc Có thể nói rằng giáo viên chủ nhiệm là một nhà giáo dục, một nhà tâm lý, một nhà quản lý Là người “đủ tâm và đủ tầm”, là chỗ dựa vững chắc về tinh thần và trí tuệ cho học sinh gửi gắm tuổi thanh xuân của mình. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. Để xây dựng lớp học hạnh phúc, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được tập thể thành một khối đoàn kết. Phải có những biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em trưởng thành theo năm tháng. Học sinh yêu quý giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một gia đình đầm ấm, một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Giáo viên chủ nhiệm còn là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp. Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, làm tham mưu cho đoàn thanh niên của lớp, lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn đắc lực cho các bộ phận trong lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. 5
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
- Lê Thanh Hòa, Hoàng Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Hòa -THPT Cờ Đỏ - Chủ nhiệm.pdf