Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tư vấn tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tư vấn tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm
  • Nguyên nhân chủ quan:

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, căng thẳng không chỉ do từ yếu tố bên ngoài khách quan tác động, mà còn có nguyên nhân từ nội tại bên trong của mỗi cá nhân. Có những tình huống gây căng thẳng đối với người này nhưng lại không gây căng thẳng đối với người kia. Ví dụ đối với lứa tuổi học sinh, khi đối mặt với thất bại trong thi cử, có những em biết chấp nhận thất bại và quyết tâm nỗ lực để làm lại từ đầu, nhưng cũng có những em học sinh tự giày vò, oán trách bản thân, thậm chí có em đã tự tử để giải thoát.Hay có những em gia đình bỗng chốc bị phân ly, có em sẽ lấy đó làm động lực để cố gắng nhưng có em lại làm lý do để biện minh cho những sai lầm của bản thân.

* Nguyên nhân từ gia đình:

Dù trẻ có khôn lớn và trưởng thành đến độ tuổi nào thì gia đình và sự yêu thương của cha mẹ cũng là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn nhận được. Nhịp sống kinh tế thị trườngđã cuốn nhiều bậc phụ huynh vào vòng xoáy công việc khiến họ không đủ thời gian để chăm sóc, quan tâm con cái. Ngoài ra, việc bố mẹ thường xuyên so sánh con với những học sinh học giỏi, đạt kết quả cao trong thi cử để chỉ trích, phê bình hay đặt ra chỉ tiêu cho con mình phấn đấu đã gián tiếp tạo áp lực cho con cái dẫn đến sự lo lắng, căng thẳng. Khá nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên đi sự chia sẻvà hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp, cũng như chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Bên cạnh đó, những đứa trẻ thiếu vắng tình cảm gia đình từ thuở bé như là mất đi người thân, sống xa cha mẹ, cha mẹ không hạnh phúc… cũng là những nguyên nhân khiến các em hình thành tâm lý mặc cảm, tổn thương tâm lý dẫn đến trầm cảm.

* Nguyên nhân từ nhà trường:

Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Việc quan tâm sao sát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời vẫn còn hạn chế. Tình trạng “bạo lực học đường”, nạn kỳ thị, xa lánh bạn cùng lớp vẫn còn diễn ra thường xuyên. Một số giáo viên quá nghiêm khắc, xử lý tình huống cứng nhắc, tạo nhiều áp lực cho các em, hoặc cư xử một cách thiên vị, ứng xử thiếu tính sư phạm với các học sinh trong lớp cũng có thể làm cho các em bị căng thẳng.

* Nguyên nhân từ xã hội:

Kinh tế phát triển kéo theo các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng với mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Giới trẻ được tự do, thỏa sức thể hiện những gì mình muốn, nhưng khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận học sinh sẽ có lối sống bất thường, ngại tiếp xúc dẫn tới trầm cảm. Đã có những vụ tự tử do quá áp lực trong học tập hay giết người do mắc chứng rối loạn tinh thần, hậu quả của việc nghiện game bạo lực ở lứa tuổi học sinh. Công nghệ thông tin phát triển, hầu hết các em đều có điện thoại thông minh với nhiều chức năng, ở tuổi đang phát triển các em dễ bị nghiện,lôi kéo với những điều tiêu cực.

Mấy năm gần đây, đại dịch Covid-19hoành hành khiến hàng triệu trẻ em, học sinh không được đến trường, các em không được gặp gỡ, vui chơi, học tập và trò chuyện trực tiếp với nhau khiến nhiều em có cảm giác tù túng, thiếu vận động, nặng hơn là mắc các vấn đề về thể chất lẫn căng thẳng tâm lý. Mặt khác việc học online khiến các em gặp nhiều vấn đề khó giải quyết được, dần dần dẫn tới trạng thái căng thẳng, lo âu.

docx 64 trang Thu Kiều 20/09/2024 2292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tư vấn tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................................1
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................2
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................2
 6. Tính mới của đề tài ...........................................................................................................2
 7. Những đóng góp của đề tài ...............................................................................................3
Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................3
 1.Cơ sở lý luận ......................................................................................................................3
 1.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................................3
 1.2. Vai trò của tư vấn học đường. ...................................................................................5
 1.3. Các nội dung của tư vấn học đường. .........................................................................5
 1.4. Đối tượng cần tư vấn học đường. ..............................................................................6
 1.5. Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh..................................6
 2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................................8
 2.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............................8
 2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tư vân tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.....11
 2.3.Khảo sát thực trạng học sinh cần được tư vấn tâm lý tại trường THPT Đô Lương 2
 ........................................................................................................................................12
 3. Giải pháp tư vấn tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ............................................12
 3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu tâm sinh lý, điều kiện học tập và mong muốn của học sinh.
 ........................................................................................................................................12
 3.2. Giải pháp 2: Phân loại và tổ chức tư vấn tâm lý theo nhóm học sinh .....................16
 3.3. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục xây dựng tập thể lớp gắn bó và chia sẻ.
 ........................................................................................................................................32
 3.4. Giải pháp 4: Công tác phối hợp...............................................................................42
 4. Thực nghiệm sư phạm.....................................................................................................43
 4.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi. ...........................................................................43
 4.2. Kết quả đạt được......................................................................................................46
Phần III. KẾT LUẬN ..............................................................................................................48
 1. Ý nghĩa của đề tài. ..........................................................................................................48
 2. Kiến nghị, đề xuất. ..........................................................................................................48
 3. Kết luận khoa học ...........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................49 2
tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp giúp học sinh ứng phó với những căng thẳng 
và kiểm soát cảm xúc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục một cách toàn diện nhất.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu đề tài gồm:
 - Nghiên cứu lý luận thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình 
tư vấn tâm lý cho học sinh.
 - Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của tổ tư vấn tâm lý nhà trường từ đó có 
những điều chỉnh và bổ sung hợp lý áp dụng trực tiếp cho học sinh lớp chủ nhiệm.
 - Đề xuất một số biện pháp cụ thể trong quá trình tư vấn tâm lý nhằm nâng 
cao hiệu quả giáo dục.
 - Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài, từ 
đó để phân tích và áp dụng kết quả vào thực nghiệm.
 - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế.
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh THPT.
 - Học sinh tại các lớp 11C4, 11B3 và của Trường THPT Đô Lương 2.
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu, 
phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó xây 
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu 
điều tra tính cách học sinh lớp chủ nhiệm từ đó nắm bắt rõ tâm lý học sinh để có 
những giải pháp phù hợp.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để xử 
lý số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động.
 6. Tính mới của đề tài
 Đề tài là sự tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và chắt lọc về các biện pháp tư 
vấn tâm lý học đường bằng nhiều hình thức khác nhau, cùng với các hoạt động từ 
thực tiễn nhằm đúc kết thành một số kinh nghiệm trong giáo dục học sinh để đạt 
hiệu quả giáo dục mong muốn. Các giải pháp đề cập cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng vào 
thực tiễn.
 Về mặt thực tiễn, đề tài đã khảo sát, đánh giá được thực trạng về tâm lý của 
học sinh trong thời kỳ 4.0 tại trường THPT Đô Lương 2. Việc căng thẳng về tâm lý 
ngày càng gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về đời sống tinh thần, kết 
quả học tập, hoạt động phát triển thể chất, thẩm mĩ từ đó làm hạn chế rất nhiều 
cho sự phát triển toàn diện cho học sinh. Áp dụng các phương pháp tư vấn tâm lý 
trong quá trình chủ nhiệm sẽ giúp học sinh kịp thời tháo gỡ được những vướng mắc 
trong cuộc sống. 4
hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức 
khoẻ (tinh thần hoặc thể chất).
 1.1.2.2. Nguyên nhân gây nên gây nên căng thẳng tâm lý ở học sinh
 * Nguyên nhân chủ quan:
 Các nhà khoa học chỉ ra rằng, căng thẳng không chỉ do từ yếu tố bên ngoài 
khách quan tác động, mà còn có nguyên nhân từ nội tại bên trong của mỗi cá nhân. 
Có những tình huống gây căng thẳng đối với người này nhưng lại không gây căng 
thẳng đối với người kia. Ví dụ đối với lứa tuổi học sinh, khi đối mặt với thất bại 
trong thi cử, có những em biết chấp nhận thất bại và quyết tâm nỗ lực để làm lại từ 
đầu, nhưng cũng có những em học sinh tự giày vò, oán trách bản thân, thậm chí có 
em đã tự tử để giải thoát. Hay có những em gia đình bỗng chốc bị phân ly, có em sẽ 
lấy đó làm động lực để cố gắng nhưng có em lại làm lý do để biện minh cho những 
sai lầm của bản thân.
 * Nguyên nhân từ gia đình:
 Dù trẻ có khôn lớn và trưởng thành đến độ tuổi nào thì gia đình và sự yêu 
thương của cha mẹ cũng là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn nhận được. Nhịp 
sống kinh tế thị trường đã cuốn nhiều bậc phụ huynh vào vòng xoáy công việc khiến 
họ không đủ thời gian để chăm sóc, quan tâm con cái. Ngoài ra, việc bố mẹ thường 
xuyên so sánh con với những học sinh học giỏi, đạt kết quả cao trong thi cử để chỉ 
trích, phê bình hay đặt ra chỉ tiêu cho con mình phấn đấu đã gián tiếp tạo áp lực cho 
con cái dẫn đến sự lo lắng, căng thẳng. Khá nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chú đầu 
tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên đi sự chia 
sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp, 
cũng như chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Bên cạnh đó, những 
đứa trẻ thiếu vắng tình cảm gia đình từ thuở bé như là mất đi người thân, sống xa 
cha mẹ, cha mẹ không hạnh phúc cũng là những nguyên nhân khiến các em hình 
thành tâm lý mặc cảm, tổn thương tâm lý dẫn đến trầm cảm.
 * Nguyên nhân từ nhà trường:
 Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và 
lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. 
Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không 
nhiều. Việc quan tâm sao sát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời vẫn còn hạn chế. 
Tình trạng “bạo lực học đường”, nạn kỳ thị, xa lánh bạn cùng lớp vẫn còn diễn ra 
thường xuyên. Một số giáo viên quá nghiêm khắc, xử lý tình huống cứng nhắc, tạo 
nhiều áp lực cho các em, hoặc cư xử một cách thiên vị, ứng xử thiếu tính sư phạm 
với các học sinh trong lớp cũng có thể làm cho các em bị căng thẳng.
 * Nguyên nhân từ xã hội:
 Kinh tế phát triển kéo theo các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày 
càng nhiều. Cùng với mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đã tác động tiêu cực tới nhận 
thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra 
những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Giới trẻ được tự 6
 1.4. Đối tượng cần tư vấn học đường
 Trong tư vấn học đường, một trong những vấn đề cần xác định rõ là đối tượng 
cần tư vấn. Đối với GV làm công tác chủ nhiệm, có hai đối tượng cần tư vấn:
 Thứ nhất: là những học sinh gặp khó khăn chủ quan, không tìm thấy phương 
hướng sống, hoặc những khó khăn mà bản thân em không tìm ra cách giải quyết. 
Đó là những khó khăn trong đời sống học đường, trong các mối quan hệ của học 
sinh. Đây là kiểu tư vấn trực tiếp.
 Thứ hai: là những tác nhân gây ra khó khăn cho các em, gây tổn thương hoặc 
không biết làm việc với các em. Nếu không tư vấn, can thiệp vào nhóm đối tượng 
này thì vấn đề của học sinh không được giải quyết. Vì vậy, khi làm việc với nhóm 
thứ hai, mục tiêu là hỗ trợ để họ hiểu, thay đổi thái độ, cách ứng xử với học sinh cần 
tư vấn. Đây là kiểu tư vấn gián tiếp. Dù là tư vấn trực tiếp hay tư vấn gián tiếp, mục 
tiêu cuối cùng vẫn là lợi ích của học sinh đang được tư vấn.
 1.5. Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh
 1.5.1. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT
 Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và 
hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ 
học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp 
mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. Đối 
với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục và là người gần gũi 
nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các 
mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là 
cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp. Ngoài ra, giáo 
viên chủ nhiệm là người cố vấn công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm. Trong quan hệ với 
các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là nhân 
vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia 
đình, nhà trường và ngoài xã hội. Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp là 
lãnh đạo, tổ chức, quản lí, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo 
dục, các mối quan hệ giáo dục của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách học 
sinh toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện. Một vấn đề 
mà thường gặp trong quá trình chủ nhiệm là bắt gặp nhiều học sinh đang bị ảnh 
hưởng tâm lý ở nhiều mặt khác nhau. Vậy nên giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài những 
công việc của một giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp thì việc nắm bắt kịp thời 
về những khó khăn tâm lý của học sinh nhằm giúp các em tháo gỡ để tiếp tục học 
tập là vô cùng quan trọng.
 Với tư cách là nhà giáo dục, công tác giáo dục HS của GVCN bao gồm những
hoạt động sau: Phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiện; Triển 
khai các nội dung giáo dục toàn diện trong lớp chủ nhiệm; Tổ chức các hoạt động 
và giao lưu tập thể; Giáo dục giới tính và giáo dục kĩ năng sống cho HS ; Thực hiện 
giáo dục kỉ luật tích cực; Giải quyết những tình huống bất ngờ; Tư vấn, tham vấn

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tu_van_tam_ly_nham_na.docx
  • pdfNguyễn Hà Trang, Nguyễn Thị Thuý-THPT Đô Lương 2-Chủ nhiệm.pdf