Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Quản lý đội ngũ Trường Mầm non Phường 3 sau sát nhập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Quản lý đội ngũ Trường Mầm non Phường 3 sau sát nhập

Cách tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở mỗi trường phản ánh các quan điểm, định hướng cho sự phát triển nhân lực của mỗi nhà trường. Trong những năm qua đã có một số đề tài sáng kiến nghiên cứu về Nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ trong nhà trường.

Nhìn chung các đề tài sáng kiến đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau về quản lý đội ngũ ở các nhà trường. Tuy nhiên chưa có sáng kiến nào đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý đội ngũ của các trường mầm non sau sáp nhập ở cấp mầm non.

Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non Trường Mầm non Phường 3 sau sát nhập” là rất cần thiết đối với ngành giáo dục thành phố Vũng Tàu nói chung, trường Mầm non Phường 3 nói riêng, nhằm góp phần cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong các nhà trường đồng thời tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Vũng Tàu.

 

doc 33 trang haihuy29 14/08/2023 3461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Quản lý đội ngũ Trường Mầm non Phường 3 sau sát nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp 
 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”; “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây nền văn hóa và con người Việt Nam”.
Trường học là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. 
Sự biến động không ngừng của xã hội đòi hỏi sự thay đổi toàn diện của nhà trường nói riêng, đặc biệt là sự thay đổi trong lãnh đạo và quản lí nhằm giúp nhà trường thực hiện sứ mạng của mình. Muốn làm được điều này đòi hỏi mỗi nhà trường phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và hiệu quả; không những giỏi về chuyên môn mà còn có tinh thần trách nhiệm; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tác phong làm viêc; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
Việc quản lý tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non, từ lâu đã trở thành mối quan tâm của toàn Ngành, đồng thời cũng là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý trường mầm non. Trong thời gian qua, việc quản lý tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc sáp nhập các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của các nhà trường sau sáp nhập. Đứng trước tình hình đó, với vai trò trách nhiệm của người được phân công quản lý Trường mầm non Phường 3 sau sáp nhập. Tôi đã thực hiện và mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp Quản lý đội ngũ Trường Mầm non Phường 3 sau sát nhập”. Với mong muốn chất lượng chăm sóc, giáo dục của Trường ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của thành phố Vũng Tàu.
 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Cách tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở mỗi trường phản ánh các quan điểm, định hướng cho sự phát triển nhân lực của mỗi nhà trường. Trong những năm qua đã có một số đề tài sáng kiến nghiên cứu về Nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ trong nhà trường.
Nhìn chung các đề tài sáng kiến đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau về quản lý đội ngũ ở các nhà trường. Tuy nhiên chưa có sáng kiến nào đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý đội ngũ của các trường mầm non sau sáp nhập ở cấp mầm non.
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non Trường Mầm non Phường 3 sau sát nhập” là rất cần thiết đối với ngành giáo dục thành phố Vũng Tàu nói chung, trường Mầm non Phường 3 nói riêng, nhằm góp phần cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong các nhà trường đồng thời tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Vũng Tàu.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp quản lý tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Phường 3 để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ. Đồng thời đây cũng là điều kiện giúp tôi thực hiện tốt một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý của mình trong việc xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh cùng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp của giải pháp
1.4.1. Cở sở pháp lý 
Các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg về nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Ngày 15 tháng 5 năm 2016 Bộ Chính trị (khóa XII) có Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Ngày 05/9/2016, Thủ tướng chính phủ có Chỉ thị 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; 
Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục với mục tiêu là “xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. (Trích Chỉ thi số 40 CT/TW);
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có những quy định cụ thể về phẩm chất chính trị của nhà giáo như; “ có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung... Tận tụy với công việc; thực hiện đúng Điều lệ, Quy chế, Nội quy của đơn vị, nhà trường, của Ngành” (trích quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã đưa ra các giải pháp để tiếp tục đổi mới giáo dục, trong đó, giải pháp thứ nhất là: “Đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục”. Trong giải pháp này đã nêu: “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục, triệt để khắc phục cách quản lý giáo dục theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phân cấp mạnh mẽ. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, tăng cường trật tự kỷ cương trong các trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân”.
Một số khái niệm: 
Quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm huy động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội, các nguồn lực cơ bản như tài lực, vật lực, nhân lực của hệ thống để đạt mục tiêu xác định trong bối cảnh và thời gian nhất định.
Quản lý trường học: Quản lý trường học là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của quản lý vĩ mô: Quản lý giáo dục, Quản lý trường học là một chuổi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến.
1.4.2. Cơ sở thực tiễn 
Trường mầm non là nơi đảm nhận công tác chăm sóc giáo dục trẻ, làm cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào trường Tiểu học. Ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, một đội ngũ có năng lực, có trình độ và luôn tâm huyết với nghề. Có thể nói đây chính là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Để xây dựng một tập thể vững mạnh vừa hồng vừa chuyên thì cần thiết phải có những biện pháp quản lý tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đặc biệt là đối với một tập thể được hình thành từ hai tập thể, ở hai điểm trường khác nhau thì việc quản lý tốt đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên lại càng trở nên cấp thiết. 
Trường Mầm non Phường 3 được sáp nhập từ Trường Mầm non 20/10 và trường Mầm non Phường 3 từ ngày 01/08/2018. Tuy mới được sáp nhập nhưng ngay từ đầu năm học nhà trường đã đổi mới nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vì vậy đến thời điểm hiện tại các hoạt động của nhà trường đã đi vào nề nếp, giờ nào việc nấy giúp cho cán bộ quản lý nhà trường dễ dàng trong công tác kiểm tra, giám sát. Tạo tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, tương trợ, thân ái trong nhà trường, chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc trẻ ngày được nâng lên.
Để đạt được thành kết quả trên, bên cạnh những kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua, cùng với sự giúp sức của tập thể đó là động lực thúc đẩy nhà trường tiết tục phấn đấu đưa mọi hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, duy trì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, từng bước tiến tới đưa trường trở thành trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
1.5. Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Quan điểm đường lối chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục. 
Các văn bản của ngành có liên quan đến các quy định về việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên nhân viên. Quy định về đạo đức nhà giáo, Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Nghiên cứu thực tế: Vận dụng các phương pháp như sau:
Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường để thu thập dữ liệu liên quan nhằm bổ sung cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Phương pháp trò chuyện: Tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu, nắm được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện theo lịch sinh hoạt ở đơn vị theo mảng công việc mà mình đang phụ trách. Tham khảo ý kiến của các bạn đồng nghiệp về việc quản lý đội ngũ trong trường mầm non.
Phương pháp điều tra: Thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót trong việc quản lý đội ngũ nhà trường. 
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng 
Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Mầm non Phường 3, năm học 2018-2019. Tìm giải pháp quản lý tốt đội ngũ của trường trong những năm học tới. 
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành giải pháp
Trường Mầm non Phường 3 được sáp nhập từ hai trường mầm non đó là Trường Mầm non 20/10 và Trường Mầm non Phường 3, bắt đầu từ ngày 01/08/2018, trong quá trình thực hiện quản lý nhà trường tôi thấy trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành Ủy, UBND thành phố Vũng Tàu, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND Phường 3 và các ban ngành trong thành phố. 
Hai điểm trường cùng năm trên trục đường chính là đường Trương Công Định, khoảng cách tương đối gần nhau khá thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành các hoạt động Nhà trường.
Các hoạt động chăm sóc, giáo dục của hai đơn vị đã có nề nếp, ổn định, có uy tín với Phụ huynh và cơ quan quản lý tại địa phương. 
Đội ngũ: Giáo viên 100% có trình độ chuẩn, 78.9% trình độ trên chuẩn. Số lượng giáo viên trẻ tương đối đông đây là lực lượng nòng cốt để đưa phong trào nhà trường đi lên.
2.2.2 Khó khăn
Trường mới được sáp nhập, đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng của Trường mầm non Phường 3 cũ đã điều động sang các trường khác nên tư tưởng đội ngũ chưa ổn định, chưa an tâm công tác.
CBQL mỏng chỉ có 3 người, nhưng các hoạt động vẫn phải duy trì phát triển nên gặp khó khăn trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của hai điểm trường; 
Kỷ cương, nề nếp làm việc chưa đồng nhất do hai trường cũ có hai cách quản lý khác nhau vì vậy bước đầu khó khăn trong công tác quản lý đội ngũ.
2.2. Nội dung của giải pháp
2.2.1 Giải pháp 1: Ổn định tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ
Công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhất là trong thời điểm hiện nay, việc sáp nhập các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, đặc biệt là địa bàn Phường 3 có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tư tưởng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Sau sáp nhập đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng của Trường Mầm non Phường 3 cũ đã được điều động hết sang các trường trên địa bàn chỉ còn lại giáo viên và nhân viên hợp đồng 68/2000/NĐ-CP. Trong thời gian này tâm lý của giáo viên, nhân viên dao động, chán nản, khó hòa đồng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ nhà trường. Vì vậy, để đội ngũ thông suốt về tư tưởng, nhận thức đúng về chủ trương của Đảng và Nhà nước tự giác thực hiện và chấp hành. Bởi, có nhận thức đúng mới phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. 
Nhận thức rõ điều đó ngay từ khi mới nhận nhiệm vụ xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vì vậy tôi đã quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, đổi mới công tác hành chính, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Đặc biệt là chủ trương của thành phố Vũng Tàu về “Phương án về sắp xếp, tổ chức và điều chỉnh quy mô trường, lớp phù hợp với biên chế được giao tại thành phố Vũng Tàu, để CB,GV,NV hiểu đây là một chủ trương đúng”. Đồng thời đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn Trường. 
Trên cơ sở nhận thức đúng, có sự thống nhất về chủ trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo tôi đã phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Chi đoàn trong nhà trường để tuyên truyền vận động, giải thích rõ cho đội ngũ hiểu đây là nhiệm vụ chung của toàn ngành, toàn xã hội và đây cũng là một nhiệm vụ chính trị mà đơn vị mình phải thực hiện để góp phần hoàn thành Nghị quyết của đảng các cấp.
Đối với các giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Phường 3 cũ, tư tưởng còn chưa ổn định, bất an, đến trường làm việc chưa tận tâm còn chán nản, biết được tâm lý các cô nên tôi thường xuyên trò chuyện gợi mở để các cô tâm sự về hoàn cảnh cũng như công việc khi mới chuyển sang làm việc với đội ngũ cán bộ quản lý mới để nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của chị em, trên cơ sở đó tôi động viên thăm hỏi kịp thời, nhất là các cô có hoàn cảnh khó khăn.
Mọi hoạt động trong nhà trường tôi đều công khai lấy ý kiến của tập thể, các chế độ chính sách của đội ngũ đều thực hiện đầy đủ, đúng quy định công bằng, dân chủ, công khai minh bạch;
Đặc biệt bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người Hiệu trưởng gương mẫu trong mọi lĩnh vực, trong rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cũng như trong học học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Quan thời gian thực hiện, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã ổn định tư tưởng và an tâm công tác, nội bộ nhà trường đoàn kết cùng giúp nhau tiến bộ, không có tình trạng chia bè, chia phái trong nhà trường.
2.2.2 Giải pháp 2: Sắp xếp, bố trí đội ngũ
Trước tình hình thực tế của trường sau sáp nhập đội ngũ quản lý giảm, nhưng các hoạt động vẫn phải duy trì phát triển. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ đóng vai trò rất quan trọng có ý nghĩa quyết định kết quả các mặt hoạt động trong nhà trường. 
Việc lựa chọn đội ngũ đội ngũ cán bộ cốt cán để bồ trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường. Đây là nhiệm vụ then chốt và có ý nghĩa quyết định kết quả các mặt hoạt động trong nhà trường. Vì vậy tôi đã lựa chọn các tổ trưởng của hai trường để bổ nhiệm vào vị trí Tổ trưởng và Tổ phó chuyên môn. Nếu tổ trường là người của Trường Mầm non 20/10 thì Tổ phó là người của Trường Mầm non Phường 3 cũ và ngược lại. Đồng thời tôi cũng quán triệt đội ngũ mọi hoạt động của tổ đều phải được đưa ra bàn bạc, thảo luận, thống nhất lựa chọn các giải pháp tối ưu của hai trường để thực hiện. Để tiện quản lý các hoạt động của tổ tôi bố trí tổ trưởng và tổ phó mỗi người làm việc ở một điểm trường để tiện cho việc theo dõi và nhắc nhở các thành viên trong tổ.
Việc bố trí đội ngũ hợp lý, khoa học sẽ phát huy được năng lực, sở trường và điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân. Đặc biệt không chồng chéo trách nhiệm, nhiệm vụ. Vì vậy trước khi phân công nhiệm vụ cho đội ngũ, tôi nghiên cứu kỹ hồ sơ của giáo viên, nhân viên của Trường Mầm non Phường 3 cũ về kết quả đánh giá công chức, viên chức; đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ để bố trí giáo viên, nhân viên tại hai điểm trường một cách hợp lý nhất. Để đội ngũ có thể tiếp cận và phối hợp nhanh trong công việc, tôi phân công đan xen giáo viên, nhân viên của hai điểm trường. Cụ thể tôi phân công 01 giáo viên giỏi Trường Mầm non Phường 3 cũ làm chung với 01 giáo viên khá của Trường Mầm non 20/10 và ngược lại, đối với đội ngũ cấp dưỡng tôi cũng chia đều hai điểm trường để chị em có thể hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau. 
Với nhân lực quản lý mỏng, chỉ có 3 cán bộ quản lý sẽ không thể quản lý được hết các hoạt động của đội ngũ tại hai điểm trường, vì vậy khi phân công nhiệm vụ tôi phân công cụ thể và giao trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên là cán bộ quản lý, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý các điểm trường, cụ thể như sau:
Phó Hiệu trưởng 1: Quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động tại cơ sở 2 (72 Trương Công Định) và các hoạt động, chất lượng chuyên môn của trường; 
Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch chuyên môn của nhà trường, kế hoạch các chuyên đề trọng tâm, kế hoạch tuyên truyền về các chuyên đề; các phong trào, các hội thi. Công tác xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm. Kết hợp với Hiệu trưởng tổ chức ngày hội, ngày lễ trong năm học.
Chỉ đạo công tác làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các chủ điểm, theo dõi việc cấp phát đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng được cấp phát.
Xây dựng tổ chức các ngày hội, ngày lễ nhằm tuyên truyền cho ngành học và nhà trường
Quản lý chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; có kế hoach triển khai cho đội ngũ thực hiện tốt công tác điều tra độ tuổi và xử lý số liệu kịp thời; lưu trữ hồ sơ phổ cập trẻ 5 tuổi.
Có kế hoạch theo dõi, kiểm kê, đề xuất mua sắm, phân phối, điều hòa quản lý ĐDDH trang thiết bị dạy học, tài liệu chuyên môn giữa các lớp. Dự sinh hoạt chuyên môn tổ khối.
Tham mưu đề xuất với Hiệu trưởng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, công tác chuyên môn trong nhà trường. Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng phân công. 
Thay mặt Hiệu trưởng điều hành mọi hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền. 
Tham gia hoạt động giáo dục 4 giờ/tuần.
Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ mình được phân công.
Phó Hiệu trưởng 2: Quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động tại cơ sở 1 (275 Trương Công Định) và các hoạt động, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
Chịu trách nhiệm phụ trách bán trú, cơ sở vật chất trang thiết bị, theo dõi, kiểm kê tài sản, quản lý trang thiết bị, đề xuất mua sắm, duy tu, bảo trì bảo dưỡng.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác bán trú, an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng thực đơn hàng ngày, tuần, tháng và tính calo kịp thời cuối tuần, cuối tháng. Tính khẩu phần ăn cho trẻ cân đối, chính xác theo phần mềm dinh dưỡng.
Thường xuyên theo dõi cháu ăn để kịp thời chế biến phù hợp với khẩu vị trẻ. Tìm nguồn hàng tươi ngon, giá cả phù hợp, đảm bảo an toàn.
Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân; Kết hợp và kiểm tra công tác y tế chăm sóc sức khỏe của trẻ, vệ sinh phòng bệnh trong nhà trường.
Quản lý tốt lương thực, thực 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_quan_ly_doi_ngu_truon.doc