Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS

Trong những năm gần đây, bạo lực học đường (BLHĐ) trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh của học sinh trong một số trường THCS trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Học sinh sử dụng hung khí đánh nhau trong nhà trường, trước cổng trường, đánh hội đồng, làm nhục bạn bè bằng nhiều hình thức gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, còn có các trường hợp Giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh. Ngoài ra, còn có hiện tượng học sinh hành hung thầy giáo, cô giáó và ngược lại cũng có các hiện tượng thầy giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò .

Mặc khác, do hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh những năm qua chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biệt là về phía gia đình học sinh do mải lo làm kinh tế còn phó mặc cho nhà trường, thầy cô chủ nhiệm, hoặc có biện pháp dạy con phản giáo dục. Do tác động mạnh của xã hội, các trò chơi bạo lực trực tuyến đã gây không ít khó khăn cho việc giáo dục quản lý của nhà trường. Một số học sinh không nghe lời thầy cô, mãi chơi không chịu học, Một số khác do cha mẹ đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà lớn tuổi, ông bà không thể quản lý, theo dõi các em. Một số em khác do mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè hàng ngày dẫn đến bạo lực ngày càng gia tăng trong nhà trường nếu không có sự ngăn chặn và phát hiện kịp thời và sự chỉ đạo đi vào chiều sâu của lãnh đạo nhà trường.

 

doc 30 trang Trần Đại 28/04/2023 9594
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THOẠI SƠN 
TRƯỜNG THCS 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ., ngày 09 tháng 10 năm 2019.
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến 
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: . 	Nam, nữ: 
- Ngày tháng năm sinh: ..
- Nơi thường trú:  
- Đơn vị công tác: .
- Chức vụ hiện nay: ..
- Trình độ chuyên môn: 
- Lĩnh vực công tác: . 
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo Thoại Sơn trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, đảm bảo giảng dạy đầy đủ các môn học theo qui định, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, yêu nghề.
- Học sinh đa số là ngoan, lễ phép, chấp hành tốt nội quy, đường đi lại thuận tiện cho học sinh đi học.
- CSVC đáp ứng đủ điều kiện cho việc dạy và học, trường được đầu tư trang bị đủ các phòng học chức năng, phòng bộ môn đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên. 
- Cảnh quan sư phạm xanh, sạch đẹp, diện tích sân chơi rộng phù hợp với các hoạt động vui chơi cho học sinh trong các hoạt động phong trào nhà trường.
- Trường thực hiện phong phú các hoạt động vui chơi, ngoại khóa cho học sinh tham gia. 
2. Khó khăn:
- Phần lớn hoàn cảnh gia đình học sinh còn khó khăn. Sự quan tâm, đầu tư của nhiều phụ huynh cho vấn đề học tập của con em chưa đều và đầy đủ. PHHS đi làm ăn xa nhiều, giao phó con em cho nhà trường và ông bà ở nhà.
- Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập, một số em thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường.
- Ý thức một số học sinh chưa cao trong việc giữ gìn bảo quản CSVC trong nhà trường, chưa ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây kiểng. 
- Một số GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh hoặc xử lý học sinh vi phạm. 
- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS. 
- Lĩnh vực: Ngoại khóa 
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường (BLHĐ) trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh của học sinh trong một số trường THCS trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Học sinh sử dụng hung khí đánh nhau trong nhà trường, trước cổng trường, đánh hội đồng, làm nhục bạn bè bằng nhiều hình thức gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, còn có các trường hợp Giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh. Ngoài ra, còn có hiện tượng học sinh hành hung thầy giáo, cô giáó và ngược lại cũng có các hiện tượng thầy giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò . 
Mặc khác, do hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh những năm qua chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biệt là về phía gia đình học sinh do mải lo làm kinh tế còn phó mặc cho nhà trường, thầy cô chủ nhiệm, hoặc có biện pháp dạy con phản giáo dục. Do tác động mạnh của xã hội, các trò chơi bạo lực trực tuyến đã gây không ít khó khăn cho việc giáo dục quản lý của nhà trường. Một số học sinh không nghe lời thầy cô, mãi chơi không chịu học, Một số khác do cha mẹ đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà lớn tuổi, ông bà không thể quản lý, theo dõi các em. Một số em khác do mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè hàng ngày dẫn đến bạo lực ngày càng gia tăng trong nhà trường nếu không có sự ngăn chặn và phát hiện kịp thời và sự chỉ đạo đi vào chiều sâu của lãnh đạo nhà trường. 
Về phía gia đình, chưa chú ý đến học tập tu dưỡng của con cái, mãi lo làm kinh tế kiếm tiền, chỉ biết làm sao có tiền cho con mà không biết con cái sử dụng như thế nào vào mục đích gì. Chính vì vậy số học sinh trốn học đi chơi có chiều hướng thay đổi theo hướng tiêu cực. Do tác động nặng nề của mặt trái nền kinh tế thị trường , các loại hình dịch vụ phát triển và đặc biệt là các trò chơi điện tử mang tính bạo lực xuất hiện các nhân vật hiếu chiến sẵn sàng đâm chém nhau đã ăn sâu vào trong trí não các em ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhân cách của các em qua các trò chơi bạo lực trực tuyến trên mạng. 
Bên cạnh đó sự xuất hiện của một sô đồ chơi mang tính bạo lực như súng, kiếm, đao, dao ..được cha mẹ mua cho từ nhỏ và đến lớn với sự thay đổi về màu sắc, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi các em, các em có tiền lại tiếp tục mua. 
Thực tế cho thấy bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do nhiều nguyên nhân tác động nên. Nhưng có thể nói, nguyên nhân khách quan chung có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối nhận thức, hành vi của các em đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng: Mạng xã hội (face book, Zalo.,phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc bạo lực, văn hóa phẩm xấu tràn lan, khó lòng kiểm soát hết được. 
Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, giáo dục - đào tạo ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục thì tình trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) vẫn đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục nước ta. Hiện tượng BLHĐ không chỉ ở học sinh nam và còn có cả học sinh nữ. Các vụ BLHĐ được học sinh quay thành clip và tung lên mạng công khai gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. BLHĐ đã trở thành mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề nóng, nó trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở của toàn xã hội, tạo ra những dư luận, những ảnh hưởng xấu và những bức xúc đối với ngành giáo dục. Điều đáng nói là mức độ, tần suất ngày càng gia tăng với mức báo động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường học tập và sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của giới trẻ, nhất là đối với những em ở độ tuổi vị thành niên. Trong các năm học vừa qua, qua tiếp xúc, xử lý một số trường hợp mang tính bạo lực trong nhà trường và qua theo dõi trên nhiều kênh thông tin và dư luận xã hội thì bạo lực học đường vẫn còn khá phúc tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh. 
Bạo lực học đường ngày càng có xu hướng phức tạp hơn, bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực giữa học sinh nam, giữa các học sinh nữ và giữa học sinh nam và học sinh nữ, bạo lực từ phía học sinh với giáo viên và từ giáo viên đối với học sinh. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm can thiệp, ngăn chặn nhưng hiện tượng bạo lực vẫn còn xảy ra trong và ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Còn hiện tượng học sinh đánh nhau kể cả trong và ngoài nhà trường.
Trước những sự việc xảy ra như trên. Tôi nhận thấy BLHĐ đang là một vấn đề nóng bỏng thật sự cần có những giải pháp để giải quyết và ngăn chặn tình trạng BLHĐ xảy ra trong và ngoài nhà trường đặc biệt là trường THCS nơi tôi đang công tác.
Nội dung sáng kiến 
. Khái niệm.
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
	(NĐ 80/2017/NĐ-CP ngày 07/5/2017 Quy định môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường)
	- Xảy ra trong và ngoài trường học và ở các cấp học (Từ mầm non – Đại học)
	- Giữa: - Học sinh >< học sinh
	 - Học sinh >< giáo viên
	 - Học sinh >< phụ huynh
	 - Phụ huynh >< giáo viên
Các hình thức của BLHĐ
Bạo lực về thể chất là hình thức bạo lực làm tổn hại đến sức khỏe thể chất của học sinh và giáo viên như đánh đập, đâm chém, cào cấu, bạt tay, giật tóc, cắn .
Bạo lực về tinh thần là hình thức bạo lực làm tổn hại đến sự phát triển tâm lý của học sinh như mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, loan tin đồn, đặt điều, sỉ nhục.
Bạo lực về tình dục là hình thức xâm hại tình dục đến học sinh như: nhắn tin, khêu dâm, sờ mó, quan hệ tình dục..
 Biểu hiện của BLHĐ 
Biểu hiện của bạo lực học đường xảy ra với nhiều hình thức như xuc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đai nghiến, chà đạp nhân phẩm thông qua lời nói, đánh đập tra tấn làm tổn hại đến tinh thần, sức khỏe xâm phạm đến cơ thê con người thông qua các hành vi bạo lực.
Thực trạng của BLHĐ
Trong những năm học vừa qua, hiện tượng BLHĐ xảy ra trong và ngoài nhà trường đối với cấp THCS được thể hiện qua các trường hợp như: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, nam sinh, nữ sinh dùng hung khí đánh chém nhau . ngay trong trường học. Một số trường hợp khác như mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu, chửi thề, chia rẽ bè phái, nhắn tin hoặc bình luận những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, uy hiếp bằng hình ảnh mang tính chất bạo lực, đồi trụy trên mạng xã hội. Dùng vũ lực như đánh, đấm, đá, giật tóc, lột quần áo. Quay video clip gửi lên mạng, bên cạnh đó học sinh còn dùng các phương tiện bạo lực như dao, dao rọc giấy, lưỡi lam, giầy dép, sách vỡ, ống sắt, điện thoại di động .
Lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi cơ bản về mặt sinh vật học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của học sinh THCS không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực bất kể là học sinh ở khối lớp nào. 
Cùng là hành vi bạo lực, nhưng có thể nói mức độ bạo lực của học sinh lớp 6, 7 khác với học sinh lớp 8, 9. Các em học sinh lớp 6, 7 trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với bạn, có thể tạo nhóm lớn, không chơi và “cô lập” một bạn học sinh nào đó trong lớp vì một lý do “trẻ con” nào đó; các em có thể đánh nhau ngay mà không có sự tính toán, sắp đặt, không cần biết mình mạnh hay yếu hơn bạn khi có những va chạm, gây hấn với nhau. Còn đối với học sinh lớp 8, 9, các em đã bắt đầu dùng “sức mạnh” của mình, có thể ức hiếp, bắt nạt học sinh lớp dưới; với nhiều lý do, các em có thể gây hấn, đánh nhau không chỉ là giữa một học sinh với một học sinh mà còn đánh nhau giữa nhóm học sinh này với nhóm học sinh khác hoặc nhiều em đánh một em và thường khi đánh nhau, các em đều có sự tính toán, sắp đặt; nếu nhà trường không phát hiện và can thiệp kịp thời, học sinh yếu hơn sẽ tiếp tục nhờ bạn bè trong trường trong lớp thậm chí nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình để đánh “trả thù”. 
Theo tôi, thực trạng của vấn đề bạo lực học đường là do người lớn chúng ta mặc dù đã cố gắng làm tốt các giải pháp bên ngoài nhưng các giải pháp bên trong dành cho chính mỗi bản thân các em học sinh – đối tượng của bạo lực học đường, chưa được quan tâm hoặc có quan tâm nhưng không đủ lực. Về các giải pháp bên ngoài, người lớn chúng ta đã cố gắng đề ra nhiều biện pháp, tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền cho các em, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể  nhằm ngăn chặn bạo lực học đường. Nhưng vấn đề là bản thân các em học sinh, nhất là học sinh “cá biệt” lại thiếu trầm trọng kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Bên cạnh đó, do sự tác động giáo dục của người lớn chúng ta chưa đủ lực “trấn áp” các tác động xấu từ nhiều môi trường đang từng ngày từng giờ tác động lên các em, cho nên đối với những học sinh có xu hướng giải quyết các vấn đề bằng bạo lực thì các em sẽ dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh, tình huống; còn đối với những học sinh không may bị bạo lực từ bạn bè thì các em dễ rơi vào tình trạng bị áp đặt chấp nhận cái xấu, chịu đựng những tác động không có lợi cho bản thân. Và thế là, bạo lực trong nhà trường cứ diễn ra. Đó là do các giải pháp bên trong của người lớn dành cho học sinh chưa đủ sức làm thay đổi nhận thức, hành vi của các em. Các em thiếu hẳn kỹ năng sống, kỹ năng điều chỉnh hành vi, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. 
Thực tế cho thấy bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do nhiều nguyên nhân tác động nên. Nhưng có thể nói, nguyên nhân khách quan chung có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối nhận thức, hành vi của các em đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng: Mạng xã hội (facebook, Zalo., phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc bạo lực, văn hóa phẩm xấu tràn lan, khó lòng kiểm soát hết được. 
 Một số vụ BLHĐ xảy ra trong thời gian gần đây 
Ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề bạo lực trong học đường được báo chí đề cập đến rất nhiều. Vũ lực học đường như là phong cách hữu hiệu và phổ biến để giải quyết mọi chuyện, từ chuyện tình cảm đến chuyện học tập. Đau lòng hơn khi một số giáo viên lại là nạn nhân của bạo lực học đường. Đáng nói hơn là không những bạo lực chỉ dành riêng cho phái nam mà còn được phái nữ sử dụng những khi cần thiết. Đặc biệt trong thời gian gần đây, xã hội không khỏi bức xúc trước các vụ nữ sinh đánh nhau. Thực chất, bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của hành vi này càng nguy hiểm, phức tạp hơn. Nó trở thành một
vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi ngƣời không khỏi kinh ngạc đàng hoàng. Bạo lực học đường không chỉ là hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội 
 3.5.1 Một số vụ BLHĐ xảy ra trong thời gian gần đây ở các địa phương trong nước 
 Phạt học sinh uống nước giẻ lau Phạt tát học sinh 
 Phạt cô giáo quỳ Học sinh bị đánh bằng thước gỗ
 Phạt học sinh ăn ớt 
Học sinh nữ đánh nhau Học sinh nam đánh nhau 
 Học sinh bị đánh hội đồng ngay tại lớp học
3.5.2 Một số trường hợp BLHĐ xảy ra tại trường trong 2 năm học 2017-2018, 2018-2019
- Trường hợp em Lăng Thị Kim Hà lớp 8A5 năm học 2017-2018. Em có hành vi lấy lưỡi lam rạch lên tay của mình. Nguyên nhân do mẹ em thường xuyên la em và so sánh em với những bạn gần nhà. Em cảm thấy mình bị coi thường và không được tôn trọng em buồn không biết chia sẽ với ai em dùng lưỡi lam rạch lên tay của mình muốn làm như thế để cho ba mẹ thấy và quan tâm đến mình. 
- Trường hợp em Trần Văn Chí Tâm lớp 8A1 năm học 2017-2018 do mâu thuẫn với bạn, em đã đánh bạn ngay tại lớp. Nguyên nhân do bạn Quý không chịu mở đèn dùm, em nhào lại đánh vào đầu bạn.
- Trường hợp em em Nguyễn Văn Hòa lớp 8A2 năm học 2018-2019 do mâu thuẫn trong tình cảm với bạn gái cùng lớp. Nguyên nhân Bạn Ý giỡn té bạn Phát thấy vậy nắm tay bạn Ý kéo lên. Bạn Hòa thấy vậy nên cho rằng bạn Phát thương bạn Ý nên bạn Hòa về nhắn tin qua điện thoại với lời lẽ đe dọa bạn Phát là “mầy đụng đến bạn gái tao là tao đánh mầy” và còn hăm dọa nhiều thứ làm bạn Phát sợ không dám đi học.
- Trường hợp đánh hội đồng xảy ra trong năm học 2017-2018 gồm các bạn Anh Thư lớp 7A3, Minh Thư 7A4, Anh Thư 7A5, Như Ái 7A2 các bạn xảy ra mâu thuẫn với bạn Cẩm Thúy 7A3. Nguyên nhân do mâu thuẫn trong tình cảm với ban Anh Tuấn học lớp 7A2 và Phúc Anh 7A3, nên các bạn đánh bạn Cẩm Thúy vì các bạn cho rằng Bạn Thúy kêu bạn Tuấn Anh đạp xe bạn Phúc Anh. Vào giờ ra chơi các bạn kéo nhau qua lớp đánh bạn Thúy. 
- Trường hợp em Nguyễn Quang Toàn lớp 7A4 và em Huy lớp 7A4 đánh nhau do Bạn Như viết bậy lên bàn của Bạn Huy đỗ thừa cho bạn Toàn viết lên bàn, nên bạn Huy tìm bạn Toàn hỏi tại sao viết bậy lên bàn của mình, hai bạn cự cãi nhau sau đó bạn Huy đánh vào đầu bạn Toàn một cái. 
- Trường hợp 2 em học sinh mâu thuẫn với nhau do các bạn nhắn tin chửi nhau trên nhau trên Facebook năm học 2018-2019 giữa em Đạt và em Tiến lớp 7A2. Nguyên nhân Bạn Đạt thường xuyên bị bạn Tiến nhắc nhở do bạn Tiến là lớp phó học tập. Bạn Đạt cảm thấy ghét bạn Tiến nên dùng Facebook đăng hình ảnh và có những lời lẽ xúc phạm, chửi bạn trên Facebook. 
- Trường hợp em thu Thảo lớp 9A4 và em Thảo Ly 9A3 năm học 2018-2019 hăm dọa đánh nhau solo lý do bạn Thảo Ly đi xuống cầu thang hách vai bạn Thảo và háy bạn. Vài ngày sau khi đi cỗ vũ bóng đá cho lớp bạn Thảo Ly đi ngang liếc bạn Thảo, Bạn thảo thấy ghét kêu bạn Hà lại hỏi chuyện và 2 bạn hẹn nhau đánh solo, nhưng do các bạn trong lớp báo với thầy cô nên không xảy ra đánh nhau.
Nguyên nhân 
4.1 Nguyên nhân từ bản thân học sinh
Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 11 - 15 tuổi, đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động. Các em chưa định hình được lý tưởng sống cho bản thân nên rất dễ sa đọa.
4.2. Nguyên nhân từ môi trường gia đình
Con người được sinh ra, nhưng tính cách, phẩm chất, đạo đước do giáo dục mà hình thành. Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc là gia đình. Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao. Do vậy, những thiếu sót trong môi trường gia đình được cho là một phần ảnh hưởng đến BLHĐ. Việc học sinh chứng kiến tình trạng người bố nghiện rượu hay say xỉn và quát mắng người khác trong gia đình "bạo lực gia đình", lạm dụng thể chất trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận, ở đây bạo lực gia đình gần như là cầu nối cho BLHĐ. Từ những cách dạy con cái bằng hình thức kỷ luật thô bạo của cha mẹ đối với đứa trẻ đã ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ và dần dần đứa trẻ ấy trở nên hung hăng hơn. Việc con cái tiếp xúc với môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, xem các phim bạo lực gây ra những tác động xấu tới nhiều học sinh, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ và học sinh, sinh viên. Việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ vị thành niên. Sự áp đặt của bố mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ ví dụ như: La hét, đánh đấm, bỏ đói, nhốt trong phòng kín...  gia đình có những hạn chế thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội ảnh hưởng tới cách dạy bảo con cái.
4.3 Nguyên nhân từ môi trường nhà trường
Tại điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định các chủ thể giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu sau: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học”. Như vậy, Luật Giáo dục quy định đối với tất cả các giáo viên, người làm công tác quản lý giáo dục. Đối với giáo viên bộ môn, trách nhiệm của họ không chỉ truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn phải giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người học, dạy chữ phải đi đôi với dạy người. Còn đối với chủ nhiệm lớp, họ phải nắm được chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt, không 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phong_chong_bao_luc_h.doc