Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên ở các trường phổ thông là công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. Đây là hoạt động có chức năng kép: chức năng quản lý xã hội đối với một nhóm người (học sinh) theo chức trách, quyền hạn được quy định trong quy chế, điều lệ của nhà trường phổ thông do nhà nước ban hành; chức năng giáo dục do mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp; là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớpchủ nhiệm thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các giáo viên bộ môn, các tổ chức, đoàn thể trong trường để làm tốt công tác dạy - học, giáo dục học sinh trong lớpphụ trách.

Thế nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những quan niệm, nhận thức sai lầm về vai trò của GVCN lớp của khôngít nhà trường, tổ chức xã hội, phụ huynh,học sinh cũng như bản thân GVCN. Công tác chủ nhiệm lớp bị coi nhẹ so với công tác giảng dạy, một số GVCN hời hợt, dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm nhằm tránh những mâu thuẫn, va chạm; phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội không liên kết, phối hợp chặt chẽ mà phó mặc con em cho thầy cô; một số trường học chưa quan tâm, đánh giá đúng mức vai trò, công sức, tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm;… Thực tế ấy đã dẫn đến tình trạng phát triển lệch lạc về phẩm chất, thiếu và yếu kĩ năng sống của học sinh, khiến các em gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

docx 45 trang Thu Kiều 07/09/2024 5194
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
 Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên ở các trường 
phổ thông là công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. Đây là hoạt động có chức 
năng kép: chức năng quản lý xã hội đối với một nhóm người (học sinh) theo chức 
trách, quyền hạn được quy định trong quy chế, điều lệ của nhà trường phổ thông 
do nhà nước ban hành; chức năng giáo dục do mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học 
nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là 
người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với 
lớp và các thành viên trong lớp; là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp chủ 
nhiệm thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của 
học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các giáo viên bộ môn, 
các tổ chức, đoàn thể trong trường để làm tốt công tác dạy - học, giáo dục học sinh 
trong lớp phụ trách.
 Thế nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những quan niệm, nhận thức sai lầm về 
vai trò của GVCN lớp của không ít nhà trường, tổ chức xã hội, phụ huynh, học 
sinh cũng như bản thân GVCN. Công tác chủ nhiệm lớp bị coi nhẹ so với công tác 
giảng dạy, một số GVCN hời hợt, dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm 
nhằm tránh những mâu thuẫn, va chạm; phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội 
không liên kết, phối hợp chặt chẽ mà phó mặc con em cho thầy cô; một số trường 
học chưa quan tâm, đánh giá đúng mức vai trò, công sức, tâm huyết của giáo viên 
chủ nhiệm; Thực tế ấy đã dẫn đến tình trạng phát triển lệch lạc về phẩm chất, 
thiếu và yếu kĩ năng sống của học sinh, khiến các em gặp rất nhiều khó khăn trong 
cuộc sống.
 Nhận thức rõ vai trò quan trọng của GVCN đối với việc hình thành và phát 
triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, chúng tôi đã luôn tìm tòi, học hỏi và sáng 
tạo trong việc áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để giáo dục các em. Qua thực tế 
áp dụng, chúng tôi nhận thấy rõ hiệu quả tích cực của những biện pháp này đối với 
việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Một số 
giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân 
Kỳ” để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục học sinh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu của Chương 
trình Giáo dục phổ thông 2018.
1.2. Đóng góp mới của đề tài
Từ trước đến nay đã có khá nhiều bài viết, sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ 
nhiệm lớp. Song chủ yếu, các bài viết còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc chỉ mới 
đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc cụ thể, 
nhỏ hẹp, thiếu tính toàn diện.
 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.1. Khái niệm Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông :
 GVCN ở trường phổ thông là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện 
một lớp học. Vai trò quản lý đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch giáo 
dục; tổ chức các hoạt động giáo dục; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học 
sinh trong lớp thuộc bộ môn mình giảng dạy; phối hợp với các GVBM đánh giá 
kết quả rèn luyện của học sinh... GVCN là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, 
tập hợp mối đoàn kết học sinh trong tập thể lớp. GVCN giữ vai trò chủ động trong 
việc phối hợp với các lực lượng giáo trong và ngoài nhà trường để giáo dục học 
sinh: nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường là lực lượng giáo dục có 
tính chuyên nghiệp. GVCN chịu trách nhiệm về kết quả học tập và rèn luyện của 
học sinh trong lớp trước Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh. 
Hiệu quả công tác của người GVCN được thể hiện chính trong các sản phẩm giáo 
dục của mình.
 Như vậy, công tác chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng, để nâng cao chất 
lượng công tác chủ nhiệm lớp, không thể không kể đến chất lượng đội ngũ giáo 
viên chủ nhiệm lớp trong các trường học, bởi chất lượng đội ngũ GVCN lớp có vai 
trò quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại trong quá trình 
giáo dục toàn diện một lớp học sinh. Không có những giáo viên chủ nhiệm giỏi thì 
không thể tổ chức được những lớp học tốt và mang lại hiệu quả cao trong quá trình 
giáo dục.
2.1.1.2. Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông
 Thứ nhất, phải xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục 
tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm 
học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp 
và của từng học sinh.
 Thứ hai, phải thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
 Thứ ba, tham gia phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên 
bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ 
Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, 
rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động 
các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
 Thứ tư, có những nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối 
năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh
 3 dục HS. Uy tín của GVCN vì thế đã giảm sút nghiêm trọng trước HS, phụ huynh 
và xã hội.
2.1.2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ
 Trong những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ 
đã được chú trọng đúng mực. BGH nhà trường quan tâm phát triển hoạt động giáo 
dục HS không kém hoạt động giảng dạy, bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả 
như: phân công GVCN hợp lí; tổ chức Hội nghị GVCN mỗi kì một lần; đưa ra bộ 
quy chế rõ ràng về thi đua, khen thưởng; kịp thời hỗ trợ GVCN trong công tác giáo 
dục HS qua các tổ chức Đoàn trường, Ban An ninh trường học, Tổ Tư vấn tâm lí, 
Hội cha mẹ HS; kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với các lực lượng, tổ chức ngoài 
nhà trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua 
hình thức hội thi, diễn đàn, lắng nghe diễn giả, Nhờ vậy, chất lượng giáo dục HS 
cũng như năng lực của GVCN không ngừng được cải thiện, tình hình an ninh trật 
tự trường học ngày càng được đảm bảo.
 Tuy nhiên, bên cạnh những GVCN tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm cao 
với trọng trách mà nhà trường đã giao phó thì vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ GV 
mang tâm lí không muốn chủ nhiệm bởi ngại vất vả, ngại tiêu tốn thời gian, ngại 
va chạm, Khi được phân công chủ nhiệm, những GV này chỉ thực hiện theo hình 
thức, không sâu sát tình hình của HS, không giải quyết hoặc giải quyết không kịp 
thời nhiều tình huống xảy ra đối với HS, bởi vậy chất lượng đạo đức của HS không 
những không được cải thiện mà còn phát triển theo xu hướng tiêu cực, phản cảm. 
Lại có ít nhiều GVCN cố ý chây ỳ trong nhiệm vụ được giao để thoát khỏi công tác 
chủ nhiệm Vì vậy, nhà trường gặp không ít khó khăn trong vấn đề bố trí GVCN 
trong các năm học.
 Ngoài ra, tốc độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường cũng tác 
động không nhỏ đến HS trường THPT Tân Kỳ. Khoa học công nghệ ngày càng 
hiện đại với các thiết bị công nghệ số, sự phổ biến của mạng xã hội không chỉ 
mang lại sự tiện lợi cho quá trình giáo dục của GVCN mà còn chi phối HS trong 
một thời gian lớn. Các em có xu hướng bắt chước, học đòi những cách thể hiện cái 
tôi đầy tiêu cực như: nhuộm tóc, hút thuốc, đánh nhau, chống đối nội quy, lan 
truyền các video clips phản cảm, Số lượng các vụ việc vi phạm nội quy của HS 
trường THPT Tân Kỳ có giảm ít nhiều qua các năm học, song tính chất phức tạp, 
nguy hiểm, trầm trọng của các vụ việc xảy ra lại tăng lên. Nhiều gia đình cũng 
đành bất lực trước lối sống sai lầm của con em mình, đành phó mặc, gửi gắm hoàn 
toàn vào nhà trường, vào GVCN. Chính những nguyên nhân ấy khiến công tác chủ 
nhiệm của GV gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng đồng thời đây cũng sẽ là 
cơ hội để GV bộc lộ năng lực giáo dục của chính mình.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
2.2.1. Thuận lợi
 5 - Năng lực đầu vào nhiều em chưa cao.
 - Tỉ lệ nam nữ không đều, chủ yếu là học sinh nữ. Do đó mà tâm lí học sinh 
nữ ở tuổi mới lớn này hết sức phức tạp, các em thường có sự ghen ghét, đố kị, tị 
nạnh nhau dẫn đến chia bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết trong lớp học. Một số em 
có tình cảm yêu đương nam nữ ở độ tuổi này cũng là nguyên nhân gây ra mâu 
thuẫn, thậm chí là bạo lực học đường.
 - Phần lớn học sinh ở các xã vùng xa trường như Nghĩa Hành, Tân Hương, 
Hương Sơn, Phú Sơn, ... còn học sinh ở thị trấn rất ít. Bố mẹ làm nông nghiệp là 
chính.
 - Cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển vượt bậc của công nghệ 
thông tin thì số lượng tiệm intenet, game online mọc lên ngày càng nhiều, nếu các 
em không nhận thức đúng sẽ dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
 - Nhiều em xa nhà ở trọ, bố mẹ li hôn hoặc đi làm ăn xa nên ít được sự quan 
tâm sát sao của cha mẹ hơn. Một số phụ huynh chưa có trách nhiệm cao, phó thác 
con em cho nhà trường và GVCN.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT 
Tân Kỳ
2.3.1. Khảo sát, thăm dò đầu năm học
 Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của 
các em. Để hiểu được những đều ấy một cách tường tận, GVCN cần tiếp cận với 
lớp chủ nhiệm, nghĩa là phải tiếp xúc gần gũi, trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, 
đặc điểm tâm sinh lí, tính tình, sở thích, năng lực, nguyện vọng,... của các em.
 Để tìm hiểu và nắm bắt được tình hình lớp chủ nhiệm GVCN lớp tiến hành 
làm các công việc sau:
 Thứ nhất: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên 
của năm học mới :
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
 SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH LỚP 10C5
I. Thông tin cá nhân:
1. Họ và tên : ............................................................ .......... Giới tính: ....................
2. Ngày tháng năm sinh:.............................................................................................
3. Nơi sinh (theo giấy khai sinh):................................................................................
4. Hộ khẩu thường trú:.................................................................................................
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tro.docx
  • pdfbia1.pdf
  • pdfDANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.pdf
  • pdfMỤC LỤC.pdf
  • pdfsáng kiên 2023.pdf