Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

Cơ sở lí luận của vấn đề

Theo Dự thảo chương trình phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.

Ở tiểu học nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, kỹ năng sống, quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Bên cạnh đó các hoạt động lao động và hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi cũng được tổ chức thực hiện.

a. Khái niệm

Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.

Khái niệm này khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt động này; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

b.Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm:

Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội học sinh huy động tổng hợp kiến thức; kĩ năng các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn dưới sự hướng dẫn, tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của học sinh.

c. Chương trình và phương pháp trong hoạt động trải nghiệm

Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tinh mềm dẻo căn cứ vào bốn nội dụng hoạt động chính

Hoạt động phát triển cá nhân

Hoạt động lao động

Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một số nội dung sinh hoạt sao nhi đồng, Đội thiếu niên được tích hợp trong nội dung các hoạt động trên.

Phương pháp giáo dục trong hoạt động trải nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực, giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm, giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hóa các kinh nghiệm có được tạo cơ hội cho người học có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết dịnh dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

 

doc 17 trang hoathepmc36 28/02/2022 24013
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
I, Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là là giáo dục lớn của dân tộc. Người đã để lại cho chúng ta nhiều quan điểm giáo dục có giá trị, trong đó quan điểm “ Học đi đôi với hành” là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là qui luật của sự phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại, tương lai. Vì thế đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của quan điểm đó có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.
Quan điểm “ Học đi đôi với hành” có quan hệ chặt chẽ với quan điểm “ Lý luận gắn liền với thực tế”. Người chỉ ra: “ Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm vào lý luận. Lý luận cũng như cái tên hoặc viên đạn. thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luân cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”. Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, Nghị quyết Đại hội XI Đảng đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục... Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học”.
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự thảo từ tháng 01/2018, đây là một chương trình giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, ở tiểu học gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở Trung học cơ sở và trung học phổ thông gọi là Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm là một nội dung chương trình mới được PGD&ĐT Krông Ana có định hướng cho các trường đăng ký nội dung thực hiện trong năm học 2018-2019.
Nhà trường đang thực hiện Mô hình trường học mới (VNEN) đã tổ chức nhiều tiết học có sự tham gia của cộng đồng, cha mẹ học sinh cùng tham gia các tiết học để giúp học sinh cùng cha mẹ đưa nội dung các tiết học sát với cuộc sống thực tế hơn nhưng các tiết học mới tổ chức ở trong trường học chưa tổ chức ở ngoài trường học; vậy làm thế nào để tổ chức cho học sinh trải nghiệm học các kiến thức ở môi trường bên ngoài trường học đạt hiệu quả, đây là nội dung chương trình mới đòi hỏi tập thể CBGV nhà trường phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu thực hiện, vì vậy tôi chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) cho học sinh.
Để thực hiện đề tài này bản thân cần phải nhận thức tốt một số điểm sau: 
Nắm rõ đặc điểm của HĐTNST, chương trình hoạt động trải nghiêm, các hoạt động trải nghiệm, hình thức tổ chức trải nghiệm.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường, các giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hình thức tổ chức các HĐTNST.
3. Giới hạn của đề tài
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học Lê Hồng Phong trong năm học 2018 – 2019.
4.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa.
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
5. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp tích cực để tổ chức các HĐTNST cho học sinh các khối nhằm để học sinh được trải nghiệm thực hành nhiều, các em có điều kiện đưa các kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống, phát huy tính tích cực, sáng tạo; nâng cao chất lượng dạy học và hiệu lực quản lý nhà trường ở trường tiểu học Lê Hồng Phong.
Phần thứ hai: 
I, Cơ sở lí luận của vấn đề
Theo Dự thảo chương trình phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.
Ở tiểu học nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, kỹ năng sống, quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Bên cạnh đó các hoạt động lao động và hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi cũng được tổ chức thực hiện..
a. Khái niệm 
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Khái niệm này khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt động này; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
b.Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm:
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội học sinh huy động tổng hợp kiến thức; kĩ năng các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn dưới sự hướng dẫn, tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của học sinh.
c. Chương trình và phương pháp trong hoạt động trải nghiệm
Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tinh mềm dẻo căn cứ vào bốn nội dụng hoạt động chính
Hoạt động phát triển cá nhân
Hoạt động lao động
Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Một số nội dung sinh hoạt sao nhi đồng, Đội thiếu niên được tích hợp trong nội dung các hoạt động trên.
Phương pháp giáo dục trong hoạt động trải nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực, giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm, giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hóa các kinh nghiệm có được tạo cơ hội cho người học có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết dịnh dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
d. Các loại hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu
Sinh hoạt dưới cờ, 
Sinh hoạt lớp
Hoạt động giáo dục chủ đề
Hoạt động câu lạc bộ
Hoạt động trải nghiệm thực tế
e.Hình thức tổ chức
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm
Hình thức có tính khám phá ( thực địa – thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi)
Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác ( diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hóa);
Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo)
Hình thức có tính nghiên cứu, phân hóa ( dự án nghiên cứu khoa học, hoạt động theo nhóm hoặc sở thích).
Hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức trong và ngoài lớp học; trong và ngoài nhà trường theo qui mô cá nhân, nhóm, lớp học; khối lớp hoặc qui mô cả trường,
II.Thực trạng vấn đề:   
Trường tiểu học Lê Hồng Phong thực hiện Mô hình trường học mới từ năm học 2012-2013 và Thực hiện Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT và thông tư số 22 về đánh giá học sinh tiểu học được áp dụng từ năm học 2014-2015, nhà trường đã chỉ đạo tổ chức HĐTNST. Những hoạt động này mới diễn ra ở trong phạm vi lớp học, trường học, chưa diễn ra ở ngoài trường học nhưng được đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của HĐTNST trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh. Giáo viên nhà trường đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện. Thông qua việc tổ chức HĐTNST cho học sinh, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng thời nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT.Đối với học sinh được tham gia HĐTNST, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. 
Hoạt động trải nghiệm thực tể đã có từ rất lâu trong các môn học ở bậc tiểu học, các hoạt động ngoại khóa sinh hoạt tập thể. Nhưng trên thực tế giáo viên và học sinh đã tiến hành các hoạt động đó mà không ý thức sâu sắc về vai trò của nó với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lưc.
Trong các tiết học trải nghiểm ở chương trình Mô hình trường học mới một số giáo viên mới dừng lại ở kiến thức ứng dụng bài học vào cuộc sống, nội dung ứng dụng học tập vào thực tiễn qua Góc học cộng đồng của từng lớp: Trưng bày các sản phẩm mùa vụ của địa phương như các loai đậu, rau, cà phê, tiêu., giới thiệu các đặc điểm văn hóa tập quán phong tục của địa phương, các di tích lịch sử, nghề truyền thống, cây trồng vật nuôi.học sinh ít được cùng giáo viên trải nghiệm thực tế ở ngoài trường học, học sinh chưa được chiêm ngưỡng hay tự tay làm các công việc thường ngày của cuộc sống.
Khó khăn về thời gian tổ chức: Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay khá kín về thời lượng, bên cạnh đó các yếu tố về không gian, địa lý như các khu di tích lịch sử, bảo tàng, các địa danh thường nằm khá xa địa điểm trường học, kinh phí tổ chức cho học sinh đi học trải nghiệm lại không nhỏ.
III.Các giải pháp 
Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được tiếp tục khuyến khích tại nhà trường trong năm học 2018-2019. Tuy vậy, đây là công việc không dễ thực hiện. Khi bắt tay vào thực hiện sẽ gặp phải không ít khó khăn. Một yếu tố quan trọng phải kể đến, khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nếu không có sự chuẩn bị về tâm lí và phương pháp, các em học sinh dễ bị rơi vào sự thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến tham quan. Khi tổ chức, yếu tố về sự an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm là rất quan trọng. Do khoảng cách địa lí, phương tiện di chuyển và đối tượng trải nghiệm nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức cho số đông học sinh tham gia học tập sẽ gặp không ít khó khăn.Để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp giáo dục, nhà trường cần có một chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù hợp. Khi xây dựng chương trình, cần chú ý đến hoạt động này trong thời lượng chương trình để việc sắp xếp và tổ chức xen kẽ vừa hợp lí vừa hiệu quả. Cần căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động học tập trải nghiệm sao cho hiệu quả, làm tốt công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và địa phương trong khi tổ chức./. 
Trong mỗi chuyến trải nghiệm cho các khối lớp nhà trường xác định, trải nghiệm không chỉ là quan sát, chiêm ngưỡng hay nghe giảng giải mà học sinh cần được tự tay mình làm những công việc thường ngày của cuộc sống. Tuy có thể không thành thạo nhưng việc tự làm những công việc dù là nhỏ, các em sẽ cảm nhận được sự vất vả, khó nhọc và rèn luyện đức tính yêu lao động.
Thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học”của người học. Tổ chức HĐTNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả học và thực hành.
Căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương nhà trường xây dựng kế hoạch Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo năm học 2018-2019 để tổ chức HĐTNST sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.
Tuy nhiên, đây là một nội dung mới nên trong quá trình tổ chức HĐTNST cho học sinh, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về yêu cầu, cách thức tổ chức thực hiện, về khả năng của học sinh... Để việc tổ chức HĐTNST cho học sinh có hiệu quả, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau: 
1.Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV
Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức HĐTNST là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết.
2 Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh. 
Khi tham gia HĐTNST đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiến. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thâp xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp nhưng suy nghĩ của mình.. 
3.Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về HĐTNST 
 Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép vv Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức HĐTNST. Thông qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia HĐTN.
Giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học dựa trên chủ điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà trường, của địa phương có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh. 
4 Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp 
Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức HĐ TNST hiệu quả. 
5.Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp.
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng môn học.
6. Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của HĐTNST.
HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua HĐTNST hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức HĐTNST. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng;
Bước 2. Xây dựng kế hoạch;
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện;
Bước 4. Tổ chức thực hiện;
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.1
Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề vv Do đó giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào.
Bước 1. Giúp học sinh xây dựng ý tưởng
Ví dụ: Kết thúc hoạt động tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động của tháng 11, giáo viên có thể gợi ý nhiều cách để học sinh xây dựng ý tưởng như sau:
+ Theo các em, tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất ? (20/11). Vậy các em có suy nghĩ gì về ngày đó ? Học sinh sẽ trả lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hướng cho học sinh thực hiện một hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bước 2. Học sinh phải định hình những công việc cần làm làm là gì ? Tổ chức ở đâu ? Những ai thực hiện ? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài nhà trường ? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng để thực hiện ?
Ví dụ tỉnh Đăk Lăk có các di tích lịch sử nào ? Lúc này, vai trò của Hội đồng tự quản lớp được phát huy. Các em vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm.
Ở bước này, đối với học sinh lớp Một, lớp Hai, giáo viên có thể ghi chép giúp học sinh kế hoạch, đối với học sinh lớp Ba, Bốn và Năm, giáo viên nên để học sinh tự ghi chép. Tùy theo các em có thể viết trong vở theo trình tự về nội dung, hình thức, công tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia,hoặc các em xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu, Như vậy, ngay từ hoạt động này, các em được bộc lộ nhiều khả năng: Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính toán Đó là cái đích mà giáo viên đang rất cần ở các em. Vì thế phát huy vài trò của học sinh từ bước 2 là quan trọng để các em làm tốt các bước tiếp theo.
Bước 3. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ, ...phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết
Bước 4. Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. GV cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em.
Bước 5. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Hội đồng tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra giấy, sau đó Hội đồng tự quản tổng hợp lại các ý kiến.
Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về m

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.doc