Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn ở trường THPT Đặng Thai Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn ở trường THPT Đặng Thai Mai

Cùngvới sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam, tổ chức công đoàn Việt Nam ra đời liên kết nhữngngười lao động lại với nhau, tạo nên sức mạnh của tập thể lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên trong tổ chức.

Công đoàn cũng như các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường có một vai trò quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giáo dục và cụ thể hóa các nhiệm vụ của nhà trườngđề ra, đồng thời là tổ chức có vai trò tuyền truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân cũng như các nghị quyết của công đoàn. Bởi vậy mà công đoàn cần có những hoạt động mang tính đột phá, sáng tạo để mang lại hiệu quả cao

Côngđoàn còn là nơi đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi hợp pháp,chính đáng cho người lao động theo quy định của Pháp luật Nhà nước. Vì thế trong kế hoạch hoạt động cần tổ chức nhiều phong trào, hoạt động để đáp ứng được những nhiệm vụ của tổ chức công đoàn

Nhằm hướng tới Đại hội Công công đoàn cơ sở các cấp kiện tọa lại bộ máy, có sơ sở để xây dựng được các kế hoạch hoạt động trong nhiệm kì mới của đơn vị đạt hiệu quả cao hơn.

Trongmột thời gian khá dài phong trào hoạt động của công đoàn trường chúng tôi có phần trầm lắng chưa khích lệ được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo đoàn viên và người lao động

Thời gian gần đây, Công đoàn Trường THPT Đặng Thai Mai đã có những bước tiến trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của mình, đã tạo ra được những hoạt động mang lại hiệu quả tương đối tích cực góp phần vào những thắng lợi của Nhà trường, xây dựng công đoàn cơ sở càng đoàn kết, vui vẻ, tiến bộ và thu hút được sự tham gia của đông đảo đoàn viên hơn.

docx 51 trang Thu Kiều 02/10/2024 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn ở trường THPT Đặng Thai Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
 ----------
 SÁNG KIẾN
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 
 CÔNG ĐOÀN Ở TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
Lĩnh vực: Công Đoàn
Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Hoa – UVBCHCĐ
 2. Nguyễn Sỹ Dũng – Chủ tịch Công đoàn
 3. Võ Thị Thanh Hải – Trưởng ban sự tiến bộ phụ nữ
Số điện thoại: 0358.571.817 – 0976.348.619 – 0911.068.998
 Năm thực hiện: 2022 - 2023 1.3. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động .................................................22
 1.4. Công tác phối hợp thực hiện.............................................................................................................29
2. Đánh giá hiệu quả các hoạt động.........................................................................32
 2.1. Khảo sát về sự thay đổi của hoạt động công đoàn. ..........................................................................32
 2.2. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của sáng kiến...................................................................33
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................38
1. Kết luận................................................................................................................38
2. Kiến nghị .............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Cùng với sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân và cách mạng 
Việt Nam, tổ chức công đoàn Việt Nam ra đời liên kết những người lao động lại với 
nhau, tạo nên sức mạnh của tập thể lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp 
pháp cho các thành viên trong tổ chức.
 Công đoàn cũng như các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường có một vai 
trò quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giáo 
dục và cụ thể hóa các nhiệm vụ của nhà trường đề ra, đồng thời là tổ chức có vai trò 
tuyền truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện tốt các chủ trương 
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân cũng 
như các nghị quyết của công đoàn. Bởi vậy mà công đoàn cần có những hoạt động 
mang tính đột phá, sáng tạo để mang lại hiệu quả cao
 Công đoàn còn là nơi đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi hợp pháp, chính 
đáng cho người lao động theo quy định của Pháp luật Nhà nước. Vì thế trong kế 
hoạch hoạt động cần tổ chức nhiều phong trào, hoạt động để đáp ứng được những 
nhiệm vụ của tổ chức công đoàn
 Nhằm hướng tới Đại hội Công công đoàn cơ sở các cấp kiện tọa lại bộ máy, 
có sơ sở để xây dựng được các kế hoạch hoạt động trong nhiệm kì mới của đơn vị 
đạt hiệu quả cao hơn.
 Trong một thời gian khá dài phong trào hoạt động của công đoàn trường chúng 
tôi có phần trầm lắng chưa khích lệ được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo đoàn 
viên và người lao động
 Thời gian gần đây, Công đoàn Trường THPT Đặng Thai Mai đã có những 
bước tiến trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của mình, đã tạo ra được những 
hoạt động mang lại hiệu quả tương đối tích cực góp phần vào những thắng lợi của 
Nhà trường, xây dựng công đoàn cơ sở càng đoàn kết, vui vẻ, tiến bộ và thu hút được 
sự tham gia của đông đảo đoàn viên hơn.
 Từ những lí do trên chúng tôi viết sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao hiệu 
quả hoạt động công đoàn ở trường THPT Đặng Thai Mai” nhằm đánh giá lại 
những thành công mà đơn vị đã đạt được, hi vọng góp phần nhỏ vào việc xây dựng 
Công đoàn cơ sở vững mạnh trong hệ thống công đoàn ngành của Tỉnh nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài chủ yếu tập trung vào việc phân tích những công việc mà BCH Công 
đoàn cơ sở đã triển khai thực hiện trong thời gian qua nhằm để rút ra những bài học 
kinh nghiệm cho nhiệm kì tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Các giải pháp mang lại hiệu quả trong hoạt động tại công đoàn cơ sở
 1 PHẦN NỘI DUNG 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Một số vấn đề về tổ chức Công đoàn
1.1. Vị trí của công đoàn
 Trong bất kì một cơ quan nào cũng luôn tồn tại một tổ chức đại diện chăm lo 
quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đó là tổ chức Công đoàn. Công đoàn có 
vai trò vị trí rất quan trọng. Điều 1- Luật Công đoàn năm 2012 quy định “Công đoàn 
là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, 
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã 
hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, 
công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung 
là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm 
lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản 
lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt 
động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động 
người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp 
luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Vai trò vị trí của Công 
đoàn tiếp tục được nhấn mạnh trong Hiến pháp năm 2013: “Công đoàn Việt Nam 
là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công dân và của người lao động được 
thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, có vai trò chăm lo và 
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, 
quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động của cơ quan 
Nhà nước, tổ chức đơn vị doạnh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa 
vụ của người lao động; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao 
trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” ( 
trích Điều 10- HP)
1.2. Quyền và trách nhiệm của Công đoàn
 Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn được quy định rất rõ ràng trong 
Luật Công đoàn năm 2012. Theo tài liệu này, Công đoàn có những quyền và trách 
nhiệm như sau:
 Thứ nhất, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng 
của người lao động. Trách nhiệm đó được cụ thể hóa bằng việc tư vấn, hướng dẫn 
cho người lao động về pháp luật lao động; đại diện cho tập thể người lao động thương 
lượng, kí kết, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; đối thoại với đơn vị 
sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của 
người lao động; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang bảng lương, 
định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; đại diện 
cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính 
đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi
 3 - Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến 
sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, 
doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm 
an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
 Thứ sáu, Công đoàn có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động, giáo 
dục người lao động về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của 
Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn. Tuyên 
truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn 
hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy 
chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra vận động, giáo dục người lao 
động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
 Cuối cùng, Công đoàn còn có trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và 
công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán 
bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng 
dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
1.3. Nguyên tắc hoạt động của công đoàn
 Nguyên tắc là những tập hợp quy định, quy tắc chỉ đạo hành động. Nguyên 
tắc hoạt động Công đoàn là những quy định cơ bản, ổn định; là chuẩn mực để hướng 
dẫn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, thực hiện chức năng của Công 
đoàn và được thiết lập ngay từ ngày đầu xuất hiện tổ chức. Các nguyên tắc hoạt động 
của Công đoàn như sau:
 - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
 Đảng CSVN là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Tất 
cả những thành viên trong hệ thống chính trị trong đó có Công đoàn đều đặt hoạt 
động của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tức là đảm bảo hoạt động 
của Công đoàn luôn theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào 
chương trình hoạt động của mình. Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng 
thông qua việc thông tin báo cáo tình hình và kết quả hoạt động.
 - Liên hệ mật thiết với quần chúng
 Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của CNVCNLĐ, ngược lại 
CNVCNLĐ là cơ sở xã hội của Công đoàn. Sức mạnh của Công đoàn là mối liên hệ 
mật thiết với quần chúng để thu hút, tập hợp, thống nhất ý chí hành động. Nếu xa rời 
quần chúng Công đoàn sẽ không còn “đất hoạt động”. Cán bộ công đoàn cần nhận 
thức đầy đủ về vai trò quyết định của quần chúng tăng cường mối quan hệ với quần 
chúng, hoà mình với quần chúng, giành được niềm tin của quần chúng, hiểu rõ tâm 
tư nguyện vọng của họ để hướng hoạt động của Công đoàn đáp ứng được yêu cầu 
càng mới càng cao của quần chúng.
 5 - Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn đơn vị. Thực hiện Chỉ thị, 
Nghị quyết của Đảng, Công đoàn cấp trên. Tổ chức họp ít nhất 3 tháng/ lần. Định 
kỳ báo cáo tình hình tổ chức hoạt động Công đoàn cấp mình với cấp ủy đảng đồng 
cấp, Công đoàn cấp trên và thông báo cho Công đoàn cấp dưới.
 - Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước, quy định của ngành và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Vận động đoàn viên 
và người lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, 
chuyên môn, nghiệp vụ.
 - Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan, đơn vị tổ chức thực 
hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan, đơn vị; cử đại 
diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người 
lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng 
làm việc. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan, đơn vị cải thiện điều 
kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt 
động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động.
 - Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm 
việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu 
cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện 
và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực 
hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
 - Tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong Cơ quan, đơn vị thi đua 
yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia 
quản lý Cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng 
cao chất lượng, hiệu quả công tác.
 - Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và 
tham gia xây dựng Đảng.
 - Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.2. Ban Thường vụ Công đoàn
 - Ban thường vụ là cơ quan thường trực của Ban chấp hành điều hành hoạt 
động công đoàn giữa các Hội nghị Ban chấp hành.
 - Chuẩn bị và thống nhất về mặt chủ trương các nội dung đưa ra cuộc họp 
Ban chấp hành Công đoàn.
 - Quyết định một số vấn đề trong phạm vi quy định.
 - Ban hành các văn bản thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng uỷ cơ quan, 
Công đoàn cấp trên và Ban chấp hành Công đoàn đơn vị.
 - Tổ chức các hoạt động quan hệ đối ngoại của Công đoàn.
2.3. Uỷ ban Kiểm tra công đoàn
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HOA, NGUYỄN SỸ DŨNG, VÕ THỊ THANH HẢI - THPT ĐẶNG THAI MAI - LĨNH VỰC CÔNG ĐOÀN.pdf