Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 5

Theo lời Bác Hồ dạy, nhiệm vụ của người thầy là “Củng cố dạy chữ, nâng cao dạy người”, mỗi giáo viên không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, nhằm góp phần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân mà trước hết là bồi dưỡng về kiến thức, giáo dục về nhân phẩm cho học sinh.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác, trong đó có công tác chủ nhiệm lớp.

Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay là công việc rất quan trọng, song nhiều giáo viên hay né tránh. Vì, có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người giáo viên nào cũng gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, lại dồn cho trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Trong khi đó, bất kỳ trường học nào, lớp học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan".

Có thể nói GVCN là người quyết định phần lớn sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh. Không những thế, đội ngũ GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Ban giám hiệu nhà trường, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhàtrường.

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan trọng là vậy, cho nên để làm tròn trách nhiệm và vai trò của mình, cần áp dụng biện pháp nào để có thể giúp học sinh trở thành những con ngoan trò giỏi, giúp cho các bậc phụ huynh bớt nỗi lo “canh cánh” trong lòng vì những đứa con khó bảo. Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông (THPT) Diễn Châu 5, tôi không ít lần băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ rồi đi đến tìm tòi nhiều giải pháp giáo dục học sinh lớp mình chủ nhiệm phát triển cả về văn hóa, phẩm chất, đạo đức và phong trào, trở thành những tập thể tiên tiến trong toàn trường, trở thành những học sinh ngoan, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện, có tính hợp tác trong mọi hoạt động. Qua nhiều lần áp dụng các giải pháp giáo dục khác nhau, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân, để cùng các đồng nghiệp trao đổi. Mong tìm ra những giải pháp tối ưu, góp phần làm tốt sự nghiệp giáo dục trong trường học. Hơn nữa, bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn và nhớ đến thầy cô giáo cũ nhiều hơn.

docx 77 trang Thu Kiều 25/09/2024 2081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 ￿￿￿ 
 ĐỀ CƯƠNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC 
 CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 DIỄN CHÂU 5
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Người thực hiện: Tạ Thị Dung - Trường THPT Diễn Châu 5
 SĐT: 0973444180
 Email: tathidungdc5@gmail.com
 Năm thực hiện: 2022 - 2023
 Diễn châu, tháng 4 năm 2023 Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
I. Lý do chọn đề tài.. 1
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...2
2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu .. 2
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  2
3.1. Mục đích nghiên cứu .. 2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  2
IV. Phương pháp nghiên cứu  2
V. Đóng góp của đề tài . 3
PHẦN II. NỘI DUNG . 3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn . 3
1.1. Cơ sở lý luận  3
1.2. Cơ sở thực tiễn .. 5
Chương II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở 
trường trung học phổ thông Diễn Châu 5.........................................................6
2.1. Đặc điểm tình hình  6
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu  8
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm
lớp ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 5 14
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm vững học sinh
về mọi mặt để làm cơ sở đề ra những giải pháp giáo dục có hiệu quả ...............14
2.3.2. Giải pháp 2: Hãy tiếp cận học sinh ở góc độ tốt và chưa tốt .....................17
2.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm.............................18
2.3.4. Giải pháp 4: Chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và 
ngoài nhà trường .................................................................................................22
2.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng tình thương giữa giáo viên với học sinh...............25
2.3.6. Giải pháp 6: Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật
tích cực ......................................................................................................... 26
2.3.7. Giải pháp 7: Rèn luyện kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt
 1 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
 2 THPT Trung học phổ thông
 3 ĐVTN Đoàn viên thanh niên
 4 HS Học sinh
 5 GV Giáo viên
 6 TNCS Thanh niên cộng sản
 7 BCH Ban chấp hành
 8 BCSL Ban cán sự lớp
 9 BCS Ban cán sự
 10 GDCD Giáo dục công dân
 11 GDQP - AN Giáo dục quốc phòng – an ninh
 12 MC Dẫn chương trình
 13 TB Trung bình
 14 SL Số lượng
 15 TT Thứ tự
 16 HK Học kì
 17 BVTQ Bảo vệ tổ quốc
 18 HĐNK Hoạt động ngoại khóa
 19 GDPT Giáo dục phổ thông
 20 GDĐT Giáo dục đào tạo
 21 GDHSCN Giáo dục học sinh chủ nhiệm Từ thực tế nêu trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số giải pháp nâng cao 
hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 5”. 
Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ đóng góp một phần nào đó vào thành tích 
giáo dục của trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung.
 II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 2.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác 
chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 5.
 2.2. Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài quan tâm đến các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 
lớp ở trường trung học phổ thông cho học sinh THPT Diễn Châu 5.
 III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 3.1. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm mục đích phát huy hơn nữa vai trò của công tác chủ nhiệm trong 
việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ 
và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam trong tình 
hình hiện nay. Qua đó, xây dựng lớp thanh niên vừa có đức, vừa có tài phục vụ 
cho sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
 Thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ 
nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 5" còn góp phần cùng với 
nhà trường đẩy mạnh việc tìm ra và thực hiện những giải pháp hữu hiệu, nhằm 
nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Diễn Châu 5. Qua 
đây tôi cũng muốn góp phần làm phong phú thêm kho tàng những biện pháp giáo 
dục học sinh lớp chủ nhiệm mà quý thầy cô đang sử dụng, mong rằng công tác 
chủ nhiệm lớp được nhiều thầy cô yêu thích hơn, tâm huyết hơn. Và ngược lại 
quý thầy cô khi làm công tác chủ nhiệm lớp càng được học sinh kính nể, yêu quý 
hơn.
 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, tôi tập trung thực hiện các 
nhiệm vụ cơ bản sau:
 - Đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về công tác chủ nhiệm lớp ở trường 
trung học phổ thông cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5.
 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường 
trung học phổ thông và cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 trong thời gian 
tới.
 IV. Phương pháp nghiên cứu
 Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tôi đã thực hiện các phương pháp 
nghiên cứu sau:
 - Phương pháp quan sát.
 2 nhiệm lớp góp phần quan trọng vào việc nâng cao giáo dục toàn diện cho học 
sinh. Quá trình đó cũng không phải diễn ra trong một hay hai ngày mà là quá trình 
tác động lâu dài, như dân gian thường nói “Mưa dầm thấm lâu”.
 1.1.2. Tầm quan trọng và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường 
trung học phổ thông
 Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có 
đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học 
hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. GVCN lớp thực hiện nhiệm vụ 
quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt 
giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và 
xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có những vai 
trò sau đây:
 - Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
 Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng 
để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
 Vai trò quản lí của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực 
hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu 
dưỡng của học sinh trong lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh 
kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà 
trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi sơ kết, tổng kết năm học.
 - Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, 
giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, GVCN xây dựng khối đoàn 
kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng 
năm tháng.
 Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng GVCN bao giờ 
cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời các 
em.
 - Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
 Vai trò tổ chức của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của 
lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức 
thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
 Các hoạt động của lớp được GVCN tổ chức đa dạng, toàn diện, thường 
xuyên quán xuyến các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
 4 và học sinh cảm thấy giáo viên thích và đánh giá cao mình, chúng sẽ cảm thấy đặc 
biệt có động lực học tập. Khi mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên căng thẳng, 
chúng sẽ cảm thấy giáo viên coi thường mình, thậm chí chúng sẽ nảy sinh những 
cảm xúc phản cảm, chống đối và đơn giản là không học. Như vậy sẽ không có kết 
quả giáo dục tốt.
 1.2.2.Thái độ học tập, động lực học tập của học sinh tại đơn vị
 Do trường đóng trên địa bàn vùng nông thôn nên tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo 
chiếm không ít. Học sinh ở phân tán trên khắp địa bàn thuộc các xã phía nam huyện 
Diễn Châu, điều kiện đi lại ở một số xã còn khó khăn do đó việc duy trì nề nếp ở một 
số thời điểm còn chưa được đảm bảo như: Đi học chậm, vắng học không lí do, bỏ học 
ra ngoài chơi game,  Một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa thực sự quan 
tâm đến việc học tập của con em, phó thác việc học tập cho nhà trường. Chất lượng 
đầu vào của học sinh ở một số bộ môn còn thấp và chưa đồng đều so với các trường 
THPT trong toàn huyện. Nhiều học sinh học tập máy móc, rập khuôn, học không có 
khả năng vận dụng kiến thức, cũng như rèn luyện các kỹ năng để giải quyết các tình 
huống vào thực tiễn. Một số học sinh có thái độ đối với việc học thiếu nghiêm túc, 
một số học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân, vi phạm nhiều 
lần các lỗi nề nếp của Đoàn trường. Dẫn đến trong số đó học sinh không còn hứng thú 
với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không 
có niềm vui, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện của một số em khác.
 Chương II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở 
trường trung học phổ thông Diễn Châu 5
 2.1. Đặc điểm tình hình
 2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
 Được thành lập từ tháng 9 năm 1999 trên mảnh đất giàu truyền thống hiếu 
học Nho Lâm - Diễn Thọ anh hùng, trường THPT Diễn Châu 5 đã đi qua một 
chặng đường đầy khó khăn thử thách nhưng rất đáng trân trọng và tự hào. Từ một 
ngôi trường Bán Công của huyện Diễn Châu, đến năm 2006 - 2007, trường chính 
thức trở thành trường công lập với tên gọi: trường THPT Diễn Châu 5. Ngày đầu 
thành lập, trường chỉ có 9 lớp học với 15 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đến nay, đã 
có hơn 20 thế hệ học sinh được đào tạo từ mái trường này, đã và đang có mặt trên 
khắp mọi miền Tổ Quốc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất 
nước... Cùng với sự lớn mạnh của nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân 
viên không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhà trường có đội ngũ 
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đồng bộ, đủ cơ cấu, có trình độ đạt chuẩn và trên 
chuẩn với số lượng: Ban giám hiệu, công nhân viên và giáo viên.
 Vào mỗi đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch đảm bảo chất
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.docx
  • pdfTạ Thị Dung -THPT Diễn Châu 5 - Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf