Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay

Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp THCS nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,. thậm chí tự tử, gây án mạng. Thực trạng này cho thấy các em thật sự cần người đáng tin cây và có chuyên môn để chia sẻ tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Đa số giáo viên được tập huấn đầy đủ các chuyên đề về công tác chủ nhiệm như giáo dục kĩ năng sống, tư vấn tâm lý học đường nhưng việc áp dụng còn mang tính chiếu lệ, không thường xuyên, không sâu sát. Thực tế qua nhiều năm công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy nhưng phần đông giáo viên áp dụng những chuyên đề đã học một cách chưa triệt để trong việc xử lí các tình huống học sinh vi phạm nội quy nhà trường đặc biệt là học sinh cá biệt. Tất cả chỉ dừng lại theo hình thức đối phó sử dụng mệnh lệnh để răn đe, dọa dẫm học sinh. Chưa sử dụng biện pháp giáo dục hiệu quả, chưa chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhà trường

 

doc 27 trang Trần Đại 28/04/2023 221711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THOẠI SƠN 
TRƯỜNG THCS 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ., ngày 09 tháng 10 năm 2018.
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến 
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: ................................................ 	Nam, nữ: ...
- Ngày tháng năm sinh: 
- Nơi thường trú: ..
- Đơn vị công tác: 
- Chức vụ hiện nay: .
- Trình độ chuyên môn: 
- Lĩnh vực công tác:. 
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo Thoại Sơn trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, đảm bảo giảng dạy đầy đủ các môn học theo qui định, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, yêu nghề.
- Học sinh đa số là ngoan, lễ phép, chấp hành tốt nội quy, đường đi lại thuận tiện cho học sinh đi học.
- CSVC đáp ứng đủ điều kiện cho việc dạy và học, trường được đầu tư trang bị đủ các phòng học chức năng, phòng bộ môn đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên. 
- Cảnh quan sư phạm xanh, sạch đẹp, diện tích sân chơi rộng phù hợp với các hoạt động vui chơi cho học sinh trong các hoạt động phong trào nhà trường.
2. Khó khăn:
- Phần lớn hoàn cảnh gia đình học sinh còn khó khăn. Sự quan tâm, đầu tư của nhiều phụ huynh cho vấn đề học tập của con em chưa đều và đầy đủ. PHHS đi làm ăn xa nhiều, giao phó con em cho nhà trường và ông bà ở nhà.
- Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập, một số em thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường.
- Ý thức một số học sinh chưa cao trong việc giữ gìn bảo quản CSVC trong nhà trường, chưa ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây kiểng. 
- Một số GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh hoặc xử lý học sinh vi phạm. 
- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay. 
- Lĩnh vực: Ngoại khóa 
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp THCS nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bènếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự tử, gây án mạng. Thực trạng này cho thấy các em thật sự cần người đáng tin cây và có chuyên môn để chia sẻ tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Đa số giáo viên được tập huấn đầy đủ các chuyên đề về công tác chủ nhiệm như giáo dục kĩ năng sống, tư vấn tâm lý học đường nhưng việc áp dụng còn mang tính chiếu lệ, không thường xuyên, không sâu sát. Thực tế qua nhiều năm công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy nhưng phần đông giáo viên áp dụng những chuyên đề đã học một cách chưa triệt để trong việc xử lí các tình huống học sinh vi phạm nội quy nhà trường đặc biệt là học sinh cá biệt. Tất cả chỉ dừng lại theo hình thức đối phó sử dụng mệnh lệnh để răn đe, dọa dẫm học sinh. Chưa sử dụng biện pháp giáo dục hiệu quả, chưa chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhà trường 
Qua những giờ dự các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tôi nhận thấy một số học sinh chưa ý thức thực hiện nội quy nhà trường như thường xuyên không thuộc bài, nói chuyện quậy phá trong lớp, đánh nhau, nói năng thô tục và những hành vi này được lập đi lập lại suốt cả năm học. Thực tế giáo viên chỉ giải quyết xử phạt phê bình các vi phạm của học sinh bằng hình thức một chiều như phê bình, kiểm điểm. Các em học sinh chỉ lặng im chấp nhận. Nhưng rồi tuần tiếp theo cũng những lỗi lầm đó những đối tượng đó tiếp tục vi phạm. Nguyên nhân giáo viên chủ nhiêm chưa hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở. Không tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em vi phạm. Không lắng nghe tâm tư nguyện vọng hoặc những khó khăn chủ quan, khách quan, dẫn đến trường hợp các em thường xuyên vi phạm nội quy. Từ đó các em cứ ngỡ mình là tội nhân của giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Để tránh sự quở phạt các em chỉ còn cách bỏ giờ sinh hoạt hoặc nghỉ học ngày đó. Thời gian trôi qua mặc cảm càng nhiều khoảng cách tình thầy trò ngày càng xa dần, không được ai an ủi giúp đỡ động viên các em trở thành học sinh cá biệt. Vì vậy để thay đổi hiện trạng trên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm giúp giáo viên trong nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phương pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh cá biệt, định hướng cho các em suy nghĩ và hành động đúng đắn, phấn đấu rèn luyện để trở thành người hữu ích cho xã hội. 
Theo kinh nghiệm của giáo dục thế giới, hoạt động tư vấn tâm lý học đường cần được bắt đầu ở cấp THCS vì học sinh ở cấp học này ở độ tuổi dậy thì hay độ tuổi “nổi loạn” có tâm sinh lý phức tạp. Hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó khăn của học đường và của xã hội. Với yêu cầu này thì công tác tư vấn tâm lý học đường là một công việc không thể thiếu trong hoạt động giáo dục hiện nay. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và quản lý bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao năng lực tư vấn của giáo viên ở trường phổ thông, đặc biệt ở trường THCS là một nhu cầu bức thiết của nền giáo dục chúng ta hiện nay. Từ những thực trạng trên và qua việc tiếp xúc và xử lý các em thường xuyên. Tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay” và cũng đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn học đường trong trường THCS hiện nay và đặc biệt là cho chính ngôi trường tôi đang công tác.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Trường tôi thuộc một xã vùng nông thôn mà người dân sống chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế khó khăn, đa số đi làm thuê kiếm sống, chính vì vậy gia đình ít quan tâm đến việc học của con em mình, cũng như sự phát triển tâm sinh lý của con mình trong giai đoạn hiện nay. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bènếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời,  thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc như nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm,.. thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng. 	
Bên cạnh những học sinh ưu tú thì cũng không ít học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại trong tư tưởng đạo đức, lối sống cũng như trong học tập. Do nhận thức còn non kém nên một số học sinh chưa có ý thức rèn luyện bản thân. Lối sống hưởng thụ của một số học sinh coi đó là sự văn minh, hiện đại. Chính lối sống ích kỉ của học sinh, thiếu sự quan tâm của gia đình và người thân đã tạo ra một cách nhìn nông cạn nên khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống ít tĩnh táo để tháo gỡ mà nhiều khi hành động mù quáng. Những biểu hiện trong đời sống tâm lý của một số học sinh như trên là đáng lo ngại. Các em chưa mạnh dạn tâm sự với “người bạn, người thầy” để chia sẻ, giúp các em định hướng đúng về các lĩnh vực trong cuộc sống, giúp các em vượt qua những khó khăn; giải quyết những vướng mắc tâm lý trong tình bạn, trong mối quan hệ với những người xung quanh.
3. Nội dung sáng kiến 
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu  trong sự phát triển của quốc gia, việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của đất nước trong việc tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển mang tính bền vững. Đối với dân tộc Việt Nam, đạo đức là cái vốn quý của con người “cái đức” là nền tảng, là căn bản của con người. Sinh thời Bác Hồ đã dạy “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì tài cũng thành vô dụng”. Vì vậy, nền giáo dục của chúng ta hiện nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là điều rất cần thiết và quan trọng. Có rất nhiều biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường trong đó có biện pháp thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường nhằm làm giảm học sinh cá biệt. Những thành viên trong tổ tư vấn học đường muốn hoạt động có hiệu quả thì đội ngũ tư vấn tâm lý phải am hiểu về đặc điểm phát triển tâm sinh lý và đời sống tình cảm của học sinh trung học cơ sở và các thành viên của trường đến với học sinh của mình như người mẹ người cha, hoặc như anh chị rất đổi thân thiện. Hình ảnh cây roi quất vào mông học sinh không còn hiện hữu nữa, âm thanh quát mắng nặng lời với học sinh cá biệt cũng lặng im. Học sinh cá biệt không còn là đối tượng đáng trừng phạt mà là nạn nhân đáng thương cần được giúp đỡ tận tình. Người tư vấn phải lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và thấu hiểu những gì mà em muốn bày tỏ. Thầy, cô phải tạo niềm tin thực sự cho các em. Khi các em cảm thấy tin tưởng, an tâm các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm của mình từ đó chúng ta có hướng tư vấn cho các em trở thành con ngoan trò giỏi. Nếu thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tốt chúng ta sẽ xóa đi lối mòn quy trình cũ mỗi khi học sinh cá biệt vi phạm nội quy nhà trường như phê bình trước lớp, kiểm điểm trước trường, mời phụ huynh đến giải quyết, hoặc đưa ra hội đồng kỉ luật đuổi học. Tổ tư vấn tâm lý học đường nên quan niệm rằng những học sinh cá biệt thật sự đáng thương đừng vì thành tích của trường, của lớp mà quyết định xóa sổ học sinh cá biệt của mình. Nó sẽ đi đâu? Về đâu? Giữa xã hội đông người với nhiều bất cập, nó sẽ thành đứa trẻ lang thang không nơi nương tựa, không ai quan tâm chăm sóc. Những đứa trẻ đó sẽ hư hỏng tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Trong trường học, đừng để hiện tượng đó xảy ra nếu để xảy ra thực sự chúng ta là những người bất lực đáng trách. Đội ngũ tư vấn tâm lý học đường cần để cho học sinh hiểu rằng “tư vấn tâm lý học đường là chỗ dựa cho các em”. Nơi đó thầy cô yêu mến các em, giúp đỡ các em, vượt qua những khó khăn, những vấn đề mà tự bản thân các em không giải quyết được. Từ đó các em an tâm không tránh né sợ sệt tự nguyện tìm đến tư vấn viên, qua đó thực hiện tư vấn tâm lý học đường chính là điểm kết nối giữa thầy và trò, giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
Để hiểu được vấn đề này cụ thể thì phải hiểu thế nào là tư vấn học đường? Tư vấn học đường là hoạt động của những người có chuyên môn, nhằm trợ giúp học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường ( dưới các hình thức cố vấn, chỉ dẫn, tham vấn ..) để giải quyết những khó khăn của học sinh liên quan đến học đường như: tâm sinh lý, định hướng nghề nghiệp, học tập, giáo dục kỹ năng sống, pháp luật 
3.1. Vai trò của tư vấn học đường 
Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường thực hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho học sinh trường phổ thông. Điều đó chứng tỏ tư vấn học đường có vai trò quan trọng trong nhà trường. 
Tư vấn học đường có các vai trò sau :
Hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn về tâm lí. 
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển nhu cầu học tập và sinh sống là hai áp lực trái ngược nhau nếu giáo viên và cha mẹ không hiểu được nhu cầu tâm lí của các em thì sẽ xảy ra mâu thuẫn và xung đột các áp lực đó thường được thể hiện qua việc cha mẹ và nhà trường ép các em học quá sức, các em không còn thời gian vui chơi và giải trí. Bên cạnh đó do các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, các em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, lối sống ăn chơi sa đọa, bệnh tật bao vây dẫn đến tinh thần các em hoang mang không biết cách xử lý.
 Hỗ trợ học sinh giải quyết những yêu tố nảy sinh trong quá trình học tập. 
Ngày nay do áp lực về học tập và đặc biệt là kết quả học tập do nhà trường chưa chú trọng đến nhu cầu tâm lý của các em, cha mẹ quan tâm về điểm số mà chưa có sự quan tâm đến tâm lý của các em do đó cũng không thể tránh khỏi những rối nhiễu tâm lý ngày càng nhiều . Vì vậy các em cần được giúp đỡ và hỗ trợ về phương pháp học tập và rèn luyện trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. 
3.2. Mục tiêu của tư vấn học đường ở THCS. 
Hoạt động tư vấn học đường giúp cho học sinh định hướng được một phương pháp mới trong học tập, thay đổi bản thân làm chủ bản thân hòa nhập với xã hội và phát triển đất nước .
Tư vấn học đường giúp học sinh phòng ngừa được các tệ nạn xã hội, các thông tin không lành mạnh trên mạng xã hội.
Tư vấn học đường can thiệp ngăn chặn tệ nạn bạo lực học đường xảy ra trong và ngoài nhà trường.
3.3. Nội dung của tư vấn học đường 
Tham vấn học đường cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập. 
Đây là một nội dung không thể thiếu trong tham vấn học đường. Tham vấn đóng vai trò quan trọng trong việc nhìn rõ vấn đề, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em, lắng nghe tâm sự của học sinh để có những biện pháp thích hợp giúp các em vượt qua được vấn đề mà các em đang phải đối mặt.
Tham vấn cho học sinh có những vấn đề cảm xúc và hành vi. 
Trong học tập và tham gia sinh hoạt học sinh thường dễ bị các vấn đề về cảm xúc như lo âu, buồn rầu, mệt mỏi thu mình, không thích tham gia vào các hoạt động nhóm, do đó giáo viên hoặc nhà tham vấn phải biết giúp học sinh lấy lại cân bằng cảm xúc và điều chỉnh lại hành vi. Nếu các em bị rối loạn về cảm xúc hành vi thì cần chuyển các em cho các nhà trị liệu tâm li. 
Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh 
Tình yêu giới tính và quan hệ với bạn khác giới
Phương pháp học tập 
Tham gia các hoạt động xã hội 
Thẩm mỹ 
3.4. Phương pháp tư vấn học đường 
 Tham vấn cá nhân 
Tham vấn cá nhân là một hình thức tham vấn và được sử dụng nhiều nhất trong công tác tư vấn học đường. Tham vấn cá nhân giúp học sinh thấu hiểu và phát huy tiềm năng của bản thân vào việc giải quyết các vấn đề mà mình gặp phải.
Tham vấn nhóm 
Tham vấn nhóm là một quá trình tham vấn mà cá nhân chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của mình với các thành viên khác, qua đó hiểu được vấn đề của mình và đưa ra được giải pháp cho vấn đề mình mắc phải.
3.5. Đối tượng cần được tư vấn học đường 
Trong tư vấn học đường, một trong những vấn đề cần xác định rõ là đối tượng cần tư vấn. 
+ Thứ nhất là những học sinh gặp khó khăn chủ quan, không tìm thấy phương hướng sống, hoặc những khó khăn mà bản thân các em không tìm ra cách gải quyết .
+ Thứ hai là những tác nhân gây ra khó khăn cho các em, làm tổn thương các em. 
3.6. Lực lượng tham gia tư vấn học đường 
Để thực hiện tốt công tác tư vấn học đường và mang lại hiệu quả thì lực lượng tư vấn học đường đóng vai trò quan trọng không thể thiếu bao gồm các thành viên trong tổ tư vấn học đường được thành lập hàng năm. Bên cạnh còn có sự phối hợp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường như các tổ chức tư vấn cho trẻ em, các cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các cơ quan pháp luật và công tác xã hội ... 
3.7. Một số yêu cầu trong công tác tư vấn học đường 
Tư vấn phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: 
Luôn đảm bảo khách quan trong tư vấn 
Người tư vấn cần tôn trọng học sinh cần tư vấn 
Cần giữ bí mật thông tin trong tư vấn 
Tư vấn mang lại lợi ích cho các em và là người được các em tin tưởng 
4. Thực trạng công tác tư vấn học đường tại trường THCS 
4.1. Một số nét về công tác tư vấn học đường trường THCS 
Trường THCS nơi tôi công tác là một ngôi trường nằm ở vùng nông thôn trên địa bàn xã, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Năm học 2017-2018 trường có 49 CB-GV-NV và 598 học sinh được chia làm 4 khối lớp. Khối 6: 5 lớp 165 học sinh, khối 7: 5 lớp 177 học sinh, khối 8 : 05 lớp 138 học sinh, khối 9 : 4 lớp 118 học sinh. 
Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến công tác tư vấn tâm lý học đường, phân công trách nhiệm tổ tư vấn tâm lý học đường và phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong công tác tư vấn tâm lý học đường như tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi tuyên truyền về phổ biến pháp luật, tìm hiểu về sức khỏe sinh sản,  tổ chức các hoạt động văn nghệ vui chơi, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, tham gia các diễn đàn trẻ em do ngành tổ chức 
4.2. Những khó khăn và hạn chế trong công tác tư vấn tâm lý học đường 
Các em học sinh của trường trong độ tuổi 11-15 tuổi, lứa tuổi có rất nhiều biến động về tâm sinh lý, lứa tuổi dễ nổi loạn, thích làm những hành động gây chú ý cho người khác, bắc chước có nhiều vướng mắc về tâm lý đặc biệt là các em học sinh khối 8, 9 các em trong độ tuổi vừa muốn làm người lớn vừa mang tính trẻ em nên gây rất nhiều khó khăn cho nhà trường, thầy cô trong quá trình giảng dạy và tiếp xúc các em, đặc biệt là trong công tác tư vấn cho các em. 
Nhà trường không có cán bộ chuyên môn về tư vấn, đa số lực lượng tham gia công tác tư vấn là HT, PHT, TPTĐ, BTCĐ, GV được học sinh tín nhiệm và tin tưởng. Vì vậy khi tư vấn cho học sinh chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Quá trình tư vấn cho các em còn nhiều thiếu sót dẫn đến các em còn e ngại chưa dám nói hết tâm trạng của mình, các em thường tâm sự với bạn bè thân hoặc là các em tự xử lý theo cách nghĩ của mình. 
Trường chưa có được phòng tư vấn tâm lý riêng, chủ yếu là sử dụng chung với các bộ phận khác nên cũng gây khó khăn trong việc tiếp xúc học sinh. 
Nhiều GVCN thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với học sinh nhưng vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác tư vấn học đường, nhiều thầy cô chưa nắm hết được hoàn cảnh của học sinh nên cũng gây khó khăn cho bộ phận tư vấn.
Đối với GVCN, các tiết sinh hoạt lớp chủ yếu là phê bình các học sinh vi phạm có những biểu hiện vi phạm trong tuần qua hoặc phổ biến nội dung các hoạt động cho tuần tiếp theo. Nhiều GVCN chưa quan tâm tìm hiểu tại sao học sinh mình vi phạm như thế, nếu có biết được nguyên nhân thì không biết cách xử lý như thế nào khi các em có vấn đề nhạy cảm về tình yêu, giới tính. chủ yếu là gửi các em lên cho PHT hoặc TPTĐ xử lý. 
Bảng thăm dò mức độ thường xuyên tư vấn tâm lý của GVCN
 Tổng số khảo sát : 35 học sinh 
Tổng số Ý kiến
Tỷ lệ
Rất thường xuyên
0
Thường xuyên
0
Không thường xuyên
8
22.86%
Chưa bao giờ
27
77.14%
Các em học sinh khối 8, 9 là lứa tuổi có nhiều chuyển biến về tâm lý cũng như sinh lý các em gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, nhưng các em không tìm đến GVCN và các tổ chức trong nhà trường do các em có tâm lý rụt rè, e ngại.
Ở lứa tuổi này, các em đã có ý thức làm đẹp, có biểu hiện thích những bạn khác giới nhưng các em chưa nhận thức đầy đủ nên các em chủ yếu là bắt chước các thần tượng của mình trên phim ảnh một cách vô thức dẫn đến ăn mặc phản cảm, yêu đương không đúng trong cách thể hiện tình cảm làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay nhiều gia đình tập trung vào kinh tế, cha mẹ có ít thời gian cho con mình, nhiều em đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cha mẹ không theo sát sự phát triển của con em mình không thấy được những khó khăn, vướng mắc của các em, khi gặp vấn đề khó khăn các em thường tìm đến bạn bè hoặc tự xử lý cha mẹ không hỗ trợ kịp thời cho các em. Hầu hết gia đình chỉ quan tâm đến việc học của các em không quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý của các em, trong khi các em cần có người để chia sẻ, tâm sự, động viên của người lớn nhưng cha mẹ phó thác vai trò giáo dục này cho nhà trường. 
Một số học sinh ảnh hưởng của cuộc sống gia đình, ba mẹ li dị, ở với ông bà, cha mẹ đi làm xa gửi các em lại cho người thân chăm sóc ... Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đáng thương cha mẹ thường xuyên cãi cọ, ly hôn  các em thường xuyên mặc cảm, tự tin về bản thân, một số em rơi vào trạng thái chán nản, mất phương hướng nên thường tìm cách quậy phá, chống đối Vấn đề này gây khó khăn cho nhà trường trong việc tư vấn tâm lý cho các em . 
5. Một số nội dung tư vấn tâm lý học đường để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn trong nhà trường hiện nay.
Từ thực tế trong công tác quản lý, giảng dạy và tham gia tổ tư vấn tâm lý học đường. Tôi đã thực nghiệm một số nội dung của tư vấn tâm lý học đường để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn trong nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_cong_tac_tu.doc