Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn Địa lí 10 - Cơ bản

Khái niệm bài thực hành địa lí
Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ “Thực hành là một loại bài học dạy về kĩ năng, trong đó có hai nhiệm vụ cung cấp kiến thức lí thuyết làm cơ sở cho kĩ năng và cung cấp kiến thức hành động của kĩ năng và mở rộng kiến thức”.
Kĩ năng theo tâm lí học nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó thích hợp với những mục đích và những điều kiện hành động.
Kĩ năng địa lí thực chất là những hoạt động thực tiễn mà học sinh thực hiện được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lí đã có.
Kĩ năng địa lí bao gồm:
- Kĩ năng làm việc với bản đồ trong đó có các kĩ năng định hướng trên bản đồ, đo đạc trên bản đồ, đọc bản đồ, sử dụng bản đồ, lược đồ…
- Kĩ năng làm việc ngoài trời trong đó kĩ năng quan sát, đo đạc với các công cụ quan trắc về các hiện tượng thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, động thực vật…
- Kĩ năng làm việc với các tài liệu địa lí trong đó có các kĩ năng lập lát cắt , vẽ biểu đồ, bản đồ, phân tích các số liệu…
- Kĩ năng học tập địa lí trong đó có kĩ năng làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, kĩ năng mô tả viết và trình bày các vấn đề địa lí…
Kĩ năng địa lí là một bộ phận quan trọng của hệ thống tri thức địa lí mà học sinh cần phải có đồng thời cũng là thước đo kết quả học tập của học sinh.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Môn Địa lí với đặc thù bên cạnh những kiến thức lý thuyết còn có những nội dung thực hành. Sách giáo khoa Địa lí 10 Cơ bản có 7/42 thực hành. Các bài thực hành rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố kiến thức lí thuyết và tạo kiến thức mới cho học sinh. Theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, mục đích dạy học hiện nay vấn đề rèn luyện hình thành các kĩ năng thực hành cho học sinh là hết sức cần thiết. Đối với học sinh, học đi đôi với hành sẽ góp phần tăng hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả môn học. Đối với giáo viên, việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp dạy các bài thực hành trong chương trình địa lí 10 ban cơ bản sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn khi soạn giáo án và tổ chức các giờ lên lớp như chỉ đạo, định hướng, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động nhận thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Vậy làm thế nào để giúp cho HS có được những kĩ năng cơ bản như sử dụng bản đồ, vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu để có thể thực hiện các dạng bài tập thực hành một cách có hiệu quả, giáo viên cũng có được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất với những tiết dạy thực hành Địa lí? Đó là một câu hỏi làm tôi luôn trăn trở trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn. Xuất phát từ những lí do trên , tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn Địa lí 10 - Cơ bản” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2019 – 2020. 2. Tên sáng kiến “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn Địa lí 10 - Cơ bản” 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt - Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0989774097 - Email: nguyenthinguyet.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 1 Thực hành trong là một khâu quan trọng trong quá trình học tập giúp học sinh nắm được kĩ năng cả về mặt lí thuyết cũng như hành động. Mỗi bài thực hành được thực hiện trên lớp với các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Bài thực hành địa lí có hai nhiệm vụ cơ bản: - Trước hết và quan trọng nhất là nhằm vào việc hình thành và rèn luyện kĩ năng Địa lí. - Tiếp theo là củng cố và vận dụng kiến thức. Giờ thực hành yêu cầu học sinh rèn luyện kĩ năng, những kĩ năng này được hình thành dần dần từng bước một cách tỉ mỉ, từ dễ đến khó, từ những hiểu biết ban đầu đi đến chỗ nắm được các kĩ năng thuần thục, phục vụ cho việc vận dụng tri thức. * Các phương pháp dạy thực hành Địa lí - Phương pháp dạy học dùng lời gồm phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, giảng giải, gọi chung là những phương pháp truyền thống. - Phương pháp luyện tập: mục đích của phương pháp này thông qua hoạt động lặp lại giúp học sinh có những phản xạ tự động và nhớ lại từ ngữ, tình huống cụ thể dựa trên lôgic giữa sự vật và hiện tượng khác nhau. - Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp làm cho giữa lý thuyết gần gũi với thực tiễn. - Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ: bản đồ là ngôn ngữ của địa lí, một phương tiện trực quan, nguồn tri thức địa lí học. - Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức qua số liệu thống kê và biểu đồ: các số liệu thống kê chứng minh và giải thích được nhiều khái niệm và phạm trù địa lí học. - Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác tri thức địa lí qua tranh ảnh băng hình, video... - Phương pháp dạy học thực tiễn : quan sát ngoài thực địa. 7.1.1.2. Các bài thực hành địa lí lớp 10 ban cơ bản Chương trình địa lí 10 gồm 52 tiết học trong đó có 7 tiết thực hành gồm 4 tiết đọc bản đồ, 3 tiết vẽ biểu đồ và một tiết viết báo cáo. Ngoài ra mỗi bài học đều có các câu hỏi giữa bài, cuối bài về các kỹ năng nhận xét bảng số liệu, kỹ năng bản đồ, tính toán cụ thể như sau 3 Đối với học sinh, các em còn xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng thực hành Địa lí so với việc rèn luyện kĩ năng các môn học khác như Văn, Toán, Ngoại ngữ vv... nên rất yếu về kĩ năng thực hành. Với nội dung thực hành đa số học sinh chỉ làm việc với sách giáo khoa, còn việc sử dụng sách bài tập thực hành hầu như không có. Tóm lại, một thực trạng giờ dạy các bài thực hành hiện nay, giáo viên thường loay hoay chưa tìm ra phương pháp phù hợp, thời gian trên lớp qúa ít để giáo viên có thể hoàn thành yêu cầu của bài thực hành và phần lớn học sinh cũng chưa thể hoàn thành nội dung bài thực hành của mình trong thời gian 45 phút. Đa phần kỹ năng thực hành của học sinh ở mức trung bình và yếu. Điều này thể hiện rất rõ qua kết quả khảo sát điểm kỹ năng của học sinh như sau: Bảng 1 : Kết quả khảo sát điểm kỹ năng của học sinh khối 10 đầu năm học 2019 - 2020 Số lượng học sinh Mức độ Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng số 431 HS 30 = 6,9 % 150 = 34,8 % 183 = 42,3 % 69 = 16 % Qua đó có thể phản ánh chất lượng các giờ dạy nội dung thực hành chưa cao. 7.1.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn Địa lí 10 – Cơ bản: 7.1.3.1. Quy trình dạy bài thực hành: Do cấu trúc của bài thực hành có phần tri thức về kĩ năng và hoạt động hình thành kĩ năng, nên các quá trình thực hiện các bài thực hành cũng phải diễn ra theo 2 giai đoạn tiếp nối nhau: - Giai đoạn 1: Trang bị tri thức về kĩ năng mà học sinh cần được hình thành (hoặc rèn luyện) trong bài thực hành. Trong giai đoạn này học sinh phải hiểu rõ mục đích của thực hành, tức là biết kĩ năng sẽ thực hiện là kĩ năng gì? Kĩ năng này dùng để làm gì? Có tác dụng như thế nào trong việc học tập địa lí? - Giai đoạn 2: Giai đoạn rèn kĩ năng. Trong giai đoạn này học sinh cần được quan sát tận mắt ít nhất một lần việc thực hiện mẫu kĩ năng cần nắm, hoặc được chỉ dẫn 5 năng. Trong giới hạn của chương trình Địa lí lớp 10 các phương pháp sau đây sẽ được ưu tiên sử dụng. 7.3.1.2.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ Khai thác tri thức từ bản đồ là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh, trong kĩ năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về bản đồ cũng như kiến thức về địa lí. Trên cơ sở hiểu biết tính qui uớc và tính khái quát, học sinh có thể tìm ra được những tri thức địa lí trên bản đồ. Để khai thác được bản đồ học sinh phải có các kĩ năng sau: - Hiểu hệ thống kí hiệu, ước hiệu bản đồ. - Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ - Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ. - Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ. - Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ. - Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ. - Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế). 7.3.1.2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bảng số liệu Bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theo một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối liên hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết. Bảng số liệu thống kê dùng làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc có thể dùng cụ thể hóa, minh họa, làm rõ các kiến thức địa lí. Do vậy. khi làm việc với bảng số liệu thống kê trước hết cần chú ý một số vấn đề sau: - Nắm vững tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, các yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ các tiêu chí cần nhận xét. - Hiểu nội dung của cột dọc, hàng ngang và cách trình bày bảng, cách sắp xếp số liệu trong bảng; phát hiện được mối quan hệ giữa các số liệu. Chú ý đến các giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những điểm đột biến (tăng giảm đột ngột), so sánh đối chiếu cả giá trị tuyệt đối và tương đối. 7 - Bước 2: Tính toán, xử lí bảng số liệu: Có thể phân biệt các bảng số liệu thành 2 dạng: số liệu tinh và số liệu thô. Vẽ biểu đồ trực tiếp từ bảng số liệu, không cần phải tính toán, xử lí, lập bảng số liệu mới đó là bảng số liệu tinh. Số liệu tinh thường được sử dụng khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự diễn tiến của đối tượng theo thời gian, thể hiện quy mô, khối lượng, kích thướccủa đối tượng. Từ bảng số liệu tuyệt đối đã cho, cần phải tính toán, xử lí lập bảng số liệu mới từ đó vẽ biểu đồ đó là bảng số liệu thô. Số liệu thô thường dược sử dụng khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu hoặc chuyển dịch cơ cấu. - Bước 3: Vẽ biểu đồ: trong phạm vi nội dung của bài thực hành, học sinh lớp 10 thường luyện tập 3 dạng biểu đồ sau: + Biểu đồ đường: Vẽ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ. Trên trục tung ghi giá trị nhỏ nhất (0) ở gốc tọa độ, ghi giá trị lớn nhất (trong bảng số liệu) ở cuối trục và ghi tên đại lượng – đơn vị tính (số dân- triệu người, diện tích- nghìn ha, sản lượng-nghìn tấn, % ...) Sau đó chia các giá trị chẵn (10-20-30 hoặc 50-100-150..). Trên trục hoành ghi năm đầu tiên ở gốc tọa độ năm cuối trong bảng số liệu ghi ở cuối trục, ghi đầy đủ các năm, lưu ý khoảng cách năm. Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời gian và trục đơn vị. + Biểu đồ cột: Vẽ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó chia trục tung và ghi giá trị giống như biểu đồ đường. Trên trục hoành chia khoảng cách các năm, năm đầu tiên cách trục tung, trên đầu cột ghi số liệu cần thể hiện, độ rộng các cột phải bằng nhau. + Biểu đồ tròn: Vẽ hình tròn, chọn bán kính gốc (tia 12h), lần lượt thể hiện theo chiều kim đồng hồ các đại lượng trong bảng số liệu. Nếu vẽ từ 2 hình tròn trở lên lên thì tâm các hình tròn phải nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang. Khi bảng số liệu cho gía tri tuyệt đối thì chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối, sau đó dùng bảng số liêu đã được xử lí để vẽ. Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành. 9
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx
1. bìa SKKN.docx
2. Mục lục.docx
4. Tài liệu tham khảo.docx
Đơn đề nghị công nhận SKKN.docx