Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5

Như chúng ta đã biết, người giáo viên Tiểu học không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người,.. Mà học sinh Tiểu học lại là những con người có tâm hồn thơ ngây và non trẻ. Các em rất dễ xúc động và nóng giận trước bất cứ hành động nào vì đây là giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách, trí tuệ và tình cảm của các em. Thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác. Từ nhận thức trên, tôi nghĩ người giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người truyền thụ kiến thức vừa là người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Trong khi nghiên cứu sáng kiến tôi nhận thấy được ưu và nhược điểm sau:

*Ưu điểm: Ban Giám hiệu trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, đảm bảo giúp cho việc dạy và học trong nhà trường. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập. 

* Nhược điểm:                                                         

Đối với giáo viên: Rất nhiều giáo viên đã nỗ lực rèn học sinh đi vào nề nếp nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số giáo chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt. Còn việc giáo dục, rèn luyện học sinh thì chưa quan tâm nhiều,  chưa có biện pháp cụ  thể để giáo dục học sinh cá biệt. Vẫn còn giáo viên bỏ mặc cho học sinh cá biệt muốn làm gì thì làm vì họ cho rằng những học sinh này không thể giáo dục được nữa. Bỏ hẳn tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần, hoặc có cũng chỉ là nhắc nhở vài câu cho xong. Ít gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh.                                                                                         

doc 5 trang Phúc Hảo 04/03/2024 4394
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .......................
1. Tên sáng kiến: 
“Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 	
Chuyên môn bậc Tiểu học “Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến :
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
Như chúng ta đã biết, người giáo viên Tiểu học không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người,.. Mà học sinh Tiểu học lại là những con người có tâm hồn thơ ngây và non trẻ. Các em rất dễ xúc động và nóng giận trước bất cứ hành động nào vì đây là giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách, trí tuệ và tình cảm của các em. Thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác. Từ nhận thức trên, tôi nghĩ người giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người truyền thụ kiến thức vừa là người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Trong khi nghiên cứu sáng kiến tôi nhận thấy được ưu và nhược điểm sau:
*Ưu điểm: Ban Giám hiệu trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, đảm bảo giúp cho việc dạy và học trong nhà trường. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập. 
* Nhược điểm:	
+ Đối với giáo viên: Rất nhiều giáo viên đã nỗ lực rèn học sinh đi vào nề nếp nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số giáo chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt. Còn việc giáo dục, rèn luyện học sinh thì chưa quan tâm nhiều, chưa có biện pháp cụ thể để giáo dục học sinh cá biệt. Vẫn còn giáo viên bỏ mặc cho học sinh cá biệt muốn làm gì thì làm vì họ cho rằng những học sinh này không thể giáo dục được nữa. Bỏ hẳn tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần, hoặc có cũng chỉ là nhắc nhở vài câu cho xong. Ít gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh.	
+ Đối với học sinh: Một số học sinh trong giờ học, thường chọc phá bạn, nói chuyện riêng, không chú ý nghe giảng. Không hoàn thành các nhiệm vụ học tập do giáo viên giao cho. Thái độ bất cần, không tôn trọng thầy cô, bạn bè. Hay nói dối, bao biện cho những thói xấu của bản thân. 
Ngoài giờ học: Là lớp cuối cấp, cũng là giai đoạn đầu chuẩn bị bước sang tuổi dậy thì, một số em có xu hướng muốn làm thủ lĩnh và muốn cố gắng chứng tỏ vai trò của mình bằng hành động ngang ngược, hỗn láo. Hay gây gổ, đánh nhau với bạn lớp khác. Không tham gia các hoạt động ngoài giờ cùng tập thể lớp hoặc nếu có cũng là chiếu lệ. Ngoài ra một số học sinh thường xuyên nghỉ học vì nhiều lí do khác nhau: Bỏ học đi chơi Games, tụ tập cùng bạn bè,
+ Đối với Phụ huynh học sinh: Một số phụ huynh học sinh vì điều kiện kinh tế còn khó khăn, đi làm ăn xa hoặc gia đình không hạnh phúc,  nên chưa quan tâm đến việc học của con em ở nhà cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn.
	* Sự cần thiết đề xuất, chọn giải pháp mới: Giải pháp mới của đề tài giúp học sinh thấy vui và hứng thú khi được đến trường. Không nghỉ học thường xuyên và bỏ học giữa chừng nữa. Biết quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ cùng bạn. Tôn trọng thầy cô và người xung quanh. Đạt được kết quả cao trong học tập.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh phát triển nhân cách, từng bước hình thành mọi hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỉ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội,làm sao cho học sinh yêu thích học tập, hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui, thực sự trở thành con ngoan, trò giỏi. 
* Nội dung giải pháp: 
Giải pháp 1: Tạo yếu tố về tinh thần.
Như đã nêu trên, học sinh cần được yêu thương, được tôn trọng nhân cách,
 được đối xử công bằng, được động viên khuyến khích. Như vậy người giáo viên
 phải có phẩm chất tốt, nhân cách và lối sống lành mạnh; có kiến thức, kĩ năng sư phạm. Thể hiện ở những điểm sau:
- Giáo viên phải hiểu được hoàn cảnh của học sinh: Đầu năm học giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh của trẻ thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước và qua tìm hiểu thêm. Trong năm học giáo viên cố gắng đi đến các gia đình học sinh, chọn gia đình những em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật,đến trước để phối hợp giáo dục các em. Đề xuất hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 
- Giáo viên cần biết khơi gợi ở học sinh nhu cầu, hứng thú học tập: Không gian lớp học là yếu tố vô cùng quan trọng để kích thích lôi cuốn trẻ đến trường và học tập có hiệu quả. Không gian lớp học phải thường xuyên thay đổi, tạo nên sức hấp dẫn đối với học sinh. Người giáo viên phải luôn luôn nghĩ cách tạo cho các em cơ hội trải nghiệm, càng nhiều càng tốt như câu nói “Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi nhớ, tôi làm và tôi hiểu”. 
- Tác phong, giọng nói, thái độ, cử chỉ: Giáo viên cần có thái độ ân cần đối với học sinh, luôn động viên khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên phải làm cho các em thấy thầy cô như cha mẹ thân yêu, giúp các em tự tin trong học tập và cuộc sống. Những hình thức như quỳ, quát, mắng, tuyệt đối không xảy ra trong lớp học. Giáo viên cần thể hiện giọng truyền cảm, gây được sự cuốn hút lắng nghe của học sinh. Tác phong của giáo viên cũng cần chú ý, giáo viên nên mặc trang phục phù hợp, đầu tóc gọn gàng để học sinh noi theo.
- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh: Trách nhiệm của người giáo viên Tiểu học không phải chỉ dạy cho học sinh tri thức mà còn phải dạy cho các em cả về phẩm chất và cách làm người. Vì vậy giáo viên cần tận tình quan tâm chỉ dạy cho từng học sinh. Phải tạo được môi trường thân thiện giữa cô - trò để các em cảm nhận được cô vừa là người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em, thì học sinh mới có nhiều cơ hội và mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình. Nhưng bên cạnh đó người giáo viên cần có tính nghiêm khắc, quy định thưởng phạt rõ ràng trước lớp. 
 Giải pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học và phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp.
	- Xây dựng nội quy lớp học: Nội quy lớp học là một phần không thể thiếu
 trong quá trình giáo dục học sinh. Ngay từ đầu năm học, dựa vào nội quy học sinh của Nhà trường đề ra, tôi tự xây dựng nội quy riêng cho học sinh lớp mình. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh những nội dung quan trọng, phù hợp với tình hình của lớp. Bên cạnh đó, tôi cũng đề ra những biện pháp phê bình cụ thể đối với những học sinh vi phạm nội quy và khen thưởng kịp thời những em tiến bộ.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp: Ngay từ đầu năm học, tôi xây dựng đội ngũ cán bộ cho lớp với các yêu cầu cơ bản sau: Kiến thức vững vàng, có năng lực và phẩm chất tốt. Mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm, uy tín, tạo được lòng tin với các bạn trong lớp. Sau đó tập luyện phương pháp làm việc cho từng đối tượng và phân công việc làm phù hợp với khả năng của từng em. Đồng thời thay đổi để các em khác được phát huy khả năng của mình trước tập thể.
 Giải pháp 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Hoạt động này giúp hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức, góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác và tinh thần xây dựng tập thể lớp cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có tinh thần, trách nhiệm chung với công việc của tập thể, cụ thể:
- Tiết sinh hoạt cuối tuần: Cán bộ lớp đánh giá về ưu, khuyết điểm của bạn. Học sinh được phát biểu một cách tự do, thoải mái, thể hiện hết tâm tư, nguyện vọng của mình. Trong giờ sinh hoạt các em được nói, được hát, được chơi, được thể hiện hết mình nên giờ sinh hoạt đã trở thành sự háo hức, sự chờ đợi đối với các em. Nó thực sự lôi cuốn cả tập thể lớp nên tinh thần tập thể có dịp để phát huy.
- Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: Là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng cho học sinh. Qua giờ chào cờ, học sinh cũng được rèn luyện thêm tinh thần tập thể. 
- Hoạt động tập thể: Là hoạt động mà học sinh cũng rất háo hức tham gia. Nội dung giờ sinh hoạt tập thể cũng rất đa dạng nhưng nên đưa ra các hoạt động theo chủ điểm giáo dục như: Tìm hiểu an toàn giao thông; kính yêu thầy cô, Trong các hoạt động đó, học sinh có thể hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, thi tìm hiểu, vui chơi, và nhiều hình thức khác theo các chủ đề. Hoạt động này thực sự lôi cuốn được cả tập thể lớp từ đó góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu bạn bè, tình đoàn kết.
 Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ giáo viên với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương. 
Để thúc đẩy cho hoạt động của lớp, trường, sự tiến bộ của con cũng cần được
 bố mẹ biết để kịp thời động viên, nhắc nhở. Vì vậy, việc kết hợp thường xuyên, thông báo kịp thời cho phụ huynh để phụ huynh cùng giáo viên kết hợp dạy dỗ, uốn nắn kịp thời và bên cạnh đó phụ huynh yên tâm, phấn khởi về con em mình, từ đó có sự quan tâm thiết thực hơn. Để đảm bảo duy trì sĩ số lớp thì người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, không ngại khó khăn thường xuyên tới gia đình làm công tác tư tưởng và động viên học sinh ra lớp học. Đây là một việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, đồng thời kết hợp với các ban ngành trong nhà trường và chính quyền địa phương vận động, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện đến trường. 
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi thấy sáng kiến đặc biệt có ý nghĩa ứng dụng vào thực tiễn và mang lại hiệu quả cao tại đơn vị tôi. Ngoài ra còn áp dụng cho tất cả các khối lớp ở cấp Tiểu học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
Giải pháp mới giúp cho học sinh có sự thay đổi về nề nếp, không còn nói chuyện riêng trong giờ học, luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao, phẩm chất có sự chuyển biến tốt. Không còn học sinh bỏ học giữa chừng vì lí do chán học như trước đây, các em vui khi được đến lớp học tập. Trong giờ học, sự kết hợp của giáo viên và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí lớp học sôi nổi. Học sinh hăng hái tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường với tinh thần tự giác cao, đoàn kết và đều giành được những kết quả đáng kể.
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 2017-2018
Thời gian khảo sát
Tổng số học sinh
Kiến thức
Năng lực
Phẩm chất
HS có nguy cơ bỏ học
Duy trì
sĩ số
T
H
C
T
Đ
C
T
Đ
C
Đầu năm
74
13.5%
57.7%
10.8%
13.5%
57.7%
10.8%
27%
67.6%
5.4%
5.4%
Giữa học kì II
74
32.4%
67.6%
32.4%
67.6%
37.8 %
62.2%
100%
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: 
	- Bản vẽ, sơ đồ ( Không )
	- Bản tính toán ( Không )
	- Các tài liệu khác ( Không )
 Vĩnh Hòa, ngày 15 tháng 3 năm 2018
 Người mô tả
 Nguyễn Thị Nhung 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc