Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng

Huy động trẻ em vào lớp 1 hàng năm đạt từ 90-95%; giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trong các năm học xuống dưới 4%. Thực trạng tỉ lệ học sinh bỏ học, không đi học tại các trường Tiểu học thuộc xã Cư Pơng trong nhiều năm qua khá cao; trình độ dân trí nơi đây còn thấp, sự quan tâm đến việc học tập của các bậc phụ huynh đối với con em mình còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa nhiệt tình trong việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh trong suốt năm học. Trong thực tế hiện nay, chưa có các tài liệu, chưa có nhiều chuyên đề giúp người quản lí giáo dục làm thế nào để duy trì sĩ số học sinh nói chung và duy trì sĩ số học sinh tại vùng đặc biệt khó khăn ( vùng 3 xã Cư Pơng) nói riêng.

docx 5 trang tuyettranh 24/12/2022 6811
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SKKN: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại trường Tiểu học Danh Coi năm học 2022-2023.
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Huy động trẻ em vào lớp 1 hàng năm đạt từ 90-95%; giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trong các năm học xuống dưới 4%. Thực trạng tỉ lệ học sinh bỏ học, không đi học tại các trường Tiểu học thuộc xã Cư Pơng trong nhiều năm qua khá cao; trình độ dân trí nơi đây còn thấp, sự quan tâm đến việc học tập của các bậc phụ huynh đối với con em mình còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa nhiệt tình trong việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh trong suốt năm học. Trong thực tế hiện nay, chưa có các tài liệu, chưa có nhiều chuyên đề giúp người quản lí giáo dục làm thế nào để duy trì sĩ số học sinh nói chung và duy trì sĩ số học sinh tại vùng đặc biệt khó khăn ( vùng 3 xã Cư Pơng) nói riêng. Với những lí do nêu trên, qua nhiều năm làm công tác quản lí tại địa bàn này, tôi chon đề tài: “Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng”. 
 MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
1, Mục đích: Trao đổi kinh nghiệm với cán bộ quản lí, các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương một số giải pháp nhằm phòng và chống học sinh bỏ học, huy động học sinh đã bỏ học quay lại trường. Giúp các em học sinh, các bậc phụ huynh nhận thức sâu sắc về tác hại của việc thất học, từ đó nhận thấy sự cần thiết của việc học: Học để lập nghiệp, học để chung sống, học để làm người Tìm ra giải pháp hay nhất để duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường, vận động học sinh đã bỏ học quay lai trường, huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đầy đủ. 2, Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: + Nghiên cứu sổ theo dõi học sinh các trường: Phạm Hồng Thái, La Văn Cầu. + Nghiên cứu các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học của các trường, các biên bản vận động học sinh của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh + Nghiên cứu các nguyên nhân học sinh bỏ học. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Qua phỏng vấn trò chuyện trực tiếp để tìm ra cách làm, cách tiếp cận với gia đình học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh trong việc duy trì sĩ số học sinh. - Phương pháp quan sát thực tiển. 
 NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1, Thực trạng của vấn đề và sự cần thiết để tiến hành đề tài: Thực tế cho thấy những nơi có điều kinh tế xã hội khó khăn, trình độ d˜Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư ân trí thấp thì tỷ lệ học sinh bỏ học, không đi học ở đó cao. Học để làm gì? Học mang lại điều gì? Hai câu hỏi ngắn gọn và tường minh như thế nhưng một bộ phận không nhỏ người dân ở đây không thể trả lời. Đối với họ học cũng được, không học cũng chẳng sao chỉ cần khi lớn lên biết cày, biết cuốc là đủ, việc bỏ học giữa chừng nhiều năm rộ lên như một phong trào thi đua vậy! Sự phát triển của đất nước kéo theo sự chuyển mình rõ rệt của nền giáo dục nước nhà. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành; sự nỗ lực của thầy cô giáo, xã Cư Pơng đã đạt chuẩn về phổ cập Trung học cơ sở; đạt chuẩn mức độ 1 về giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tháng 12 năm 2010. Tuy vậy, những chỉ tiêu đạt chuẩn đó hoàn toàn chưa bền vững, các chỉ số đạt chuẩn luôn giao động lên xuống thất thường và có những lúc nằm ở mức “báo động đỏ”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chuẩn phổ cập giáo dục không bền vững là tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm cao ( toàn xã từ 8-10%/năm), số học sinh trong độ tuổi đến trường chưa đi học còn nhiều. Làm thế nào để giải quyết vấn đề hóc búa này? Các nhà quản lí giáo dục cần phải tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu; các thầy cô giáo phải nhiệt tình tâm huyết với nghề, các đoàn thể và chính quyền địa phương phải thực sự coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu và có sự đầu tư thích đáng về mọi mặt, nhận thức của các bậc phụ huynh và các em học sinh cần được nâng lên, việc tìm và thực hiện các giải pháp chống học sinh bỏ học phải được thực hiện liên tục trong nhà trường. a. Tình hình địa phương: Cư Pơng là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Krông Buk. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê- đê sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhiều gia đình còn nghèo đói. Họ ít quan tâm đến việc học hành của con em khiến nhà trường gặp không ít khó khăn trong vấn đề giáo dục. b. Tình hình nhà trường: Trường Phạm Hồng Thái nằm ở trung tâm xã Cư pơng, có một điểm trường chính và 3 điểm lẻ. năm học 2010- 2011 trường có 33 lớp, 50 cán bộ ,giáo viên, nhân viên. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm 77,56 %. Đa số học sinh vào lớp 1 chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nên rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức theo chuẩn chung của cả nước. Trình độ dân trí thấp, nghèo đói cùng với việc ít quan tâm của không ít
_ phụ huynh đã khiến cho nhiều học sinh không có động cơ học tập đúng đắn. Việc học sinh nghỉ học, bỏ học ngang chừng vẫn thường xuyên diễn ra. Trước tình hình đó, đòi hỏi người giáo viên càng phải tận tâm với nghề. Số lớp nhiều, giáo viên đông, đứng trước khó khăn như trên càng thôi thúc tôi suy nghĩ cần có biện pháp quản lý hữu hiệu duy trì sĩ số nâng cao chất lượng dạy và học. 2, Tính thuyết phục của đề tài: Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng và nghỉ học không có lí do khá cao đặc biệt là thời gian sau tết âm lịch. Bản thân tôi và các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng với các đơn vị đóng trên địa bàn, các đoàn thể ở địa phương tìm ra các giải pháp vận động học sinh quay lại trường cho năm học đó và các năm học tiếp theo với kết qua như sau: Thống kê tỷ lệ học sinh bỏ học trong 3 năm học gần đây nhất: Đơn vị 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Năm học La Văn Cầu 5,1% 4,9% 4.8% Phạm Hồng Thái 6,38% 5,5% 3,8% Kết quả so sánh học sinh bỏ học của Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái cuối kì 1 năm học 2009-2010 và cuối kí 1 năm học 2010-2011: Cuối kì 1 năm học 2009-2010: Bỏ học 13 em chiếm tỉ lệ 1,6% Cuối kì 1 năm học 2010-2011: Bỏ học 4 em chiếm tỉ lệ 0,48% Cư Pơng là xã vùng đặc biệt khó khăn; địa bàn dân cư rộng; hơn 77% là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ học sinh bỏ học nêu trên là cao so với toàn hyện. Tuy vậy, đối với địa bàn xã đặc biệt khó khăn có được kết quả đó là nhờ vào sự nỗ lực của cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể tại địa phương. 3, Các nhóm biện pháp thực hiện: 3.1 Công tác tuyên truyền giáo dục: a. Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Triển khai tập huấn các văn bản chỉ thị, các nhiệm vụ yêu cầu của ngành như: Luật giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học; Thông tư 32/2009 về đánh giá xếp loại học sinh; Quyết định 14/2007 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học; công văn 896/2006 về việc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp học sinh vùng khó Qua các văn bản hướng dẫn; các chuyên đề, Ban giám hiệu nhà trường cần làm cho giáo viên hiểu rõ: ngoài công tác giảng dạy, cán bộ giáo viên còn phải tham gia công
_ tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở địa phương; tích cực tuyên truyền và duy trì sĩ số học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giáo dục và duy trì sĩ số học sinh. Mỗi thầy cô giáo cần tích cực tổ chức nhiều hoạt động dạy học sinh động để thu hút học sinh đến trường, cần gần gũi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, kịp thời giúp đỡ, chia sẻ với các em khi gặp khó khăn. Có như vậy, các em mới có niềm tin, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đến trường cùng bạn bè và thầy cô giáo. b.Đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh: Bằng nhiều kênh tuyên truyền như: Thông qua Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường; các buổi sinh hoạt thôn buôn; buổi chào cờ đầu tuần; các hoạt động ngoại khóa; các bài học chính khóa cần làm cho phụ huynh và học sinh hiểu được: Học để có cơ hội việc làm; học để hiểu biết; học để làm việc và học để chung sống. Tầm quan trọng của việc học đặc biệt là bậc học Tiểu học bỡi lẽ: những kiến thức mỗi người sử dụng để giao tiếp trong một ngày có đến 2/3 lượng kiến thức học được ở Tiểu học. Đất nước ta đang trên đà hội nhập Quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và công nghệ thông tin để đưa nước ta thành một nước công nghiệp là điều tất yếu. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải có một thế hệ trẻ giàu về trí tuệ, mạnh về thể lực. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Quả thật như vậy, để làm được điều đó, đất nước chúng ta cần có nhiều và nhiều hơn nữa những người như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Nguyên Lân Dũng Trẻ em có quyền được học và có bổn phận học hết chương trình phổ cập giáo dục. Các em học trong các trường Tiểu học không phải trả học phí ; cha, mẹ, người đỡ đầu phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các em học tập; Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển năng khiếu.(trích Điều 10 luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em). - Tác hại của việc bỏ học sớm và không đi học là: + Tuổi thơ của các em bị đánh mất, các em phải sớm tham gia lao động cực nhọc hoặc ăn chơi lêu lổng.
_ + Kỹ năng sống , làm việc và giao tiếp của các em sẽ bị hạn chế do các em thiếu trình độ học vấn; các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong lao động sản xuất do thiếu tri thức khoa học. + Trở thành gánh nặng cho xã hội, làm chậm sự phát triển của xã hội, góp phần gia tăng các tệ nạn xã hội do các em thiếu trình độ nhận thức, thiếu tri thức khoa học và kĩ năng sống. c. Đối với các tổ chức đoàn thể: Cần làm cho mọi người hiểu rõ: chăm lo cho thế hệ trẻ có đủ đức đủ tài không phải là việc riêng của ngành giáo dục mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn đều tay giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì sự nghiệp giáo dục mới thành công. 3.2. Công tác tổ chức: Vào đầu năm học(đầu tháng 8), Hiệu trưởng tổ chức cho các đoàn thể trong nhà trường rà soát danh sách học sinh bỏ học của năm học trước, phân tích các nguyên nhân học sinh bỏ học trong đó đã vận động được bao nhiêu học sinh trở lại trường, đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. Rà soát danh sách học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 để có phương án huy động các em ra lớp đạt tỷ lệ 100%. Xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể tại địa phương trong việc duy trì sĩ số học sinh, kí kết biên bản và thông qua Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh; Hội nghị Viên chức đầu năm. Ra quyết định thành lập Ban thường trực phòng chống học sinh bỏ học do 1 Phó hiệu trưởng làm Trưởng ban, mời Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh làm phó ban; văn thư nhà trường làm thư kí, các giáo viên chủ nhiệm và đại diện các đoàn thể làm thành viên. Ban hành các biểu mẫu biên bản; thống kê để làm tư liệu vận động (có phụ lục kèm theo). Đưa việc duy trì sĩ số học sinh vào tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua giáo viên trong năm học, có biện pháp thưởng phạt công minh trong việc vận động và duy trì sĩ số. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong năm như: tổ chức giải bóng đá cấp trường, hội thi giao lưu tiếng Việt; hội diễn văn nghệ nhằm tạo các sân chơi gây hứng thú cho học sinh đến trường.
 3.3 Quá trình thực hiện 
Qua trò chuyện, trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, các em học sinh và các bậc phụ huynh cho thấy học sinh bỏ học do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Bỏ học do học yếu không theo kịp chương trình dẫn đến chán nản xấu hổ với bạn bè và không muốn đi học. Bỏ học do lớn tuổi: Một số học sinh nhập học muộn, lưu ban nhiều năm vì vậy lớn hơn nhóm bạn cùng lớp 2-5 tuổi. Sự khác biệt về tâm lí lứa tuổi dẫn đến các em không muốn tiếp tục theo học. Bỏ học do gia đình không quan tâm: Qua trò chuyện trực tiếp với một số phụ huynh chúng tôi nhận thấy một số phụ huynh thờ ơ vô cảm trước việc con em mình bỏ học. Đã nhiều lần khi đến gặp gỡ gia đình để vận động học sinh quay lại trường học, chúng tôi đã thông báo và nêu câu hỏi: “Cháu đã bỏ học được một tuần rồi, anh chị có biết không? Tại sao không nhắc cháu đi học” ? Câu trả lời chúng tôi nhận được là: “ nghe nó nói là không thích đi học nữa, mình cũng chịu thôi”. Đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số nhận thức về tác dụng và quyền lợi của việc đi học còn thấp, nếu không có sự tác động nhắc nhở của người lớn, e rằng việc bỏ học để chơi bời lêu lổng của các em là điều hiển nhiên. Bỏ học theo dây chuyền: Ở trong gia đình hoặc hàng xóm có một vài anh chị lớp trên bỏ học vậy là các em cũng bỏ học theo. Bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn: Một và trường hợp gia đình không có người lao động, các em phải bỏ học để tham gia lao động giúp đỡ gia đình. Trường hợp này thường xảy ra ở khối 4,5. Bỏ học do sợ thầy cô giáo chủ nhiệm: Qua trò chuyện với một số học sinh, bản thân tôi được biết các em rất sợ thầy, cô giáo dò bài, nếu không thuộc bài sẽ bị thầy cô giáo trách phạt. Việc quan tâm theo dõi và thường xuyên nhắc nhở các em học bài là 
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách những học sinh bỏ học, hay vắng học theo mẫu nộp về thư kí ban thường trực đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vắng học của các học sinh này. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp gặp gỡ gia đình để vận động học sinh đi học có kí kết biên bản ghi nhớ lần 1, lần 2 với phụ huynh học sinh đồng thời báo cáo kết quả về Hiệu trưởng thông qua ban thường trực. Đối với những học sinh sau khi GVCN đã vận động mà vẫn không quay lại trường, Hiệu trưởng và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với Buôn trưởng, Bí thư chi bộ trực tiếp gặp gỡ phụ huynh để tiếp tục vận động đồng thời gửi danh sách học sinh bỏ học đến Ủy ban Nhân dân xã và các đoàn thể ở địa phương. Tổ chức đánh giá, biểu dương các giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền vận động, những giáo viên không có học sinh bỏ học. ˜Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã
_ điều rất tốt. Tuy nhiên, quá khắt khe và cứng nhắc trong việc kiểm tra, trách phạt học sinh sẽ làm cho các em sợ sệt, thiếu tự tin khi đến lớp dẫn đến chán nản và bỏ học. Trên đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến học sinh bỏ học. Mỗi học sinh bỏ học đề có nguyên nhân, muốn khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, hay vắng học cần tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đó tìm ra giải pháp, huy động các nguồn lực tham gia vận động tuyên truyền mới thành công.
_ PHẦN THỨ IV KẾT LUẬN
 Qua nhiều năm làm công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh Tiểu học tại xã Cư Pơng, tôi xin kiến nghị và đề xuất một số nội dung sau đây: 
1/ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, thường xuyên gần gũi động viên và chia sẽ khi các em gặp khó khăn. Nhiệt tình trong công tác vận động tuyên truyền duy trì sĩ số. 
2/ Đối với nhà trường: Thực hiện các giải pháp tuyên truyền , vận động duy trì sĩ số học sinh nêu trong đề tài này một cách linh hoạt, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, huy động mọi nguồn lực tham gia vào việc tuyên truyền duy trì sĩ số học sinh.
 3/ Đối với ban ngành đoàn thể địa phương: Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chăm lo cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân. 
4/ Đối với các cấp quản lí ngành giáo dục: phổ biến rộng rãi kinh nghiệm duy trì sĩ số của các đơn vị làm tốt công tác này cho toàn ngành tham khảo. Trang bị cơ sở vật chất cho các đơn vị vùng khó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập như: Trang bị phòng máy vi tính, xây đủ phòng học cho việc học 2 buổi trên ngày, làm tường rào, sân bê tông, có chính sách hỗ trợ tiền xăng xe cho giáo viên xuống buôn thôn làm công tác vận động. 
II/ Kết luận: Bậc Tiểu học được coi là nền móng của mọi bậc học cũng chính là nơi trang bị cho mỗi người chúng ta các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói, tính toán và giao tiếp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_duy_tri_si_so_van_don.docx