Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp Một

Cơ sở lý luận của vấn đề.

Nề nếp học tập là những nội quy, quy định về học tập, những quy tắc được thống nhất giữa giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ quá trình học tập được diễn ra đúng quy định, khoa học, logic.

Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh là việc giúp cho học sinh chủ động, tự giác nắm và thực hiện theo những nội quy, quy định, quy tắc đó.Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình học tập lâu dài. Việc xây dựng nề nếp học tập đối với học sinh lớp Một không phải là chuyện nhanh chóng, dễ dàng, cần phải xây dựng đúng nguyên tắc, phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, không rập khuôn cho học sinh. Với việc làm này, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại.Vậy giáo viên chủ nhiệm là những ai?Vai trò của họ như thế nào?

Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học.

Một giáo viên chủ nhiệm lớp cần xác định rõ vai trò của mình:

- Ở vai trò quản lí: Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp. Thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn, với phụ huynh học sinh để tìm hiểu, thông báo tình hình học tập của học sinh trong lớp.

- Ở vai trò tổ chức:

+ Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp hoặc Bộ máy tự quản lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong trào thi đua của nhà trường và của các cấp.

+ Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu, bằng tình cảm. Nắm bắt tình hình, hoàn cảnh, tính cách cũng như tâm lí của mỗi học sinh trong lớp.

- Ở vai trò phối hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giáo dục khoa học. Do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách hiệu quả.

Trong một xã hội hội nhập, phát triển như hiện nay cũng như những đổi mới trong giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì một giáo viên chủ nhiệm mang trên mình trách nhiệm to lớn, đặc biệt với học sinh lớp Một, giáo viên chủ nhiệm cần phải ý thức rõ hơn về nhiệm vụ của mình, xác định sẽ gặp cái khó, cái khổ hơn những lớp lớn. Chính vì điều đó, theo tôi không chỉ là xây dựng nề nếp học tập mà còn phải xây dựng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đó là vấn đề mang tính thực tiễn cần nghiên cứu và thực hiện.

 

docx 25 trang hoathepmc36 28/02/2022 37737
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
Phần thứ nhất: Mở đầu..
2
I. Đặt vấn đề.
2
II. Mục đích nghiên cứu.
2
Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề.
3
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.
3
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
4
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
6
IV. Tính mới của giải pháp.
19
V. Hiệu quả của sáng kiến.
20
Phần thứ ba:Kết luận, kiến nghị.
22
I. Kết luận.
22
II. Kiến nghị.
23
Tài liệu tham khảo.
24
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện.
25
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.
I. Đặt vấn đề.
Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền móng của bậc Trung học cơ sở.Với mục tiêu ảnh hưởng đến sứ mệnh của nền tảng giáo dục được quy định ở khoản 2 điều 27 Luật Giáo dục năm 2005: “Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” Chúng ta có thể hiểu rằng việc xây dựng một nền móng chắc chắn, một bước đầu vững vàng là hành trang quan trọng hơn hết cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài đó.
	“Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một” đó là đề tài mà bất kì một giáo viên chủ nhiệm lớp Một nào cũng muốn tìm hiểu. Tại sao lại như vậy? Bởi nề nếp học tập khoa học sẽ giúp cho việc học tập thuận lợi và đạt kết quả cao. Nếu nói Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông thì lớp Một chính là lớp học mở đầu trong hệ thống đó. Lớp Một giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi ở thời điểm này, các em bắt đầu vươn mình vào một “thế giới” mới, bắt đầu tập thích nghi với môi trường mới. Từ môi trường Mầm non vui chơi giữ vai trò chủ đạo, các hoạt động mang tính chất không bắt buộc, tính kỉ luật không đòi hỏi cao thì khi vào lớp Một các em mang trên mình nhiệm vụ của một học sinh thực thụ là học tập, các hoạt động mang tính chất bắt buộc theo nề nếp, đòi hỏi tính kỉ luật, khả năng tập trung cao, các em phải tập thích nghi với hàng loạt các thói quen trong học tậpSự thay đổi này khiến các em gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tâm lí, thái độ dẫn đến tình trạng thụ động, rụt rè, ngại đến trường. Vì vậy, việc chuẩn bị để giảm bớt những khó khăn cho các em trong thời gian đầu lớp Một không phải là việc chọn trường, lớp hay cho các em làm quen với đọc và viết mà điều quan trọng là phải chuẩn bị tâm lí cho các em, đặc biệt là việc xây dựng nề nếp, thói quen học tập ban đầu bởi nề nếp học tập khoa học là bước quan trọngảnh hưởng đến cả quá trình học tập và phát triển sau này. 
	Bất kì giáo viên nào được phân công chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp học sinh lớp Một cũng trăn trở về vấn đề rèn luyện đưa các em vào nề nếp học tập nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo của các em và làm thế nào để các em khởi động lớp Một với một tâm thế hào hứng, mong muốn đến trường, phát triển tự nhiên và tích cực. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một” để nghiên cứu, thực hiện với lớp 1D năm học 2017 – 2018 và lớp 1D năm học 2018 – 2019 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
II. Mục đích nghiên cứu.
	Cùng với những khó khăn của học sinh đầu cấp, cũng như những khó khăn của bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp Một trong việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực của học sinh, vẫn tạo được cho các em sự hứng thú khi đến lớp. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
	- Đưa ra những giải pháp để giải quyết khó khăn của bản thân cũng như mong muốn học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để có thể có những kế hoạch xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh lớp Một một cách cụ thể, phù hợp với tâm sinh lí học sinh.
	- Tạo một môi trường học tập thân thiện cho học sinh khi mới bước vào lớp Một, trang bị cho các em hành trang vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, phát huy sự linh động, sáng tạo của các em và đặc biệt là tạo cho các em sự hứng thú và mong muốn được đến trường.
	- Xây dựng một số nội dung phối hợp với tổ chức lớp, các giáo viên bộ môn và đặc biệt là với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Nề nếp học tập là những nội quy, quy định về học tập, những quy tắc được thống nhất giữa giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ quá trình học tập được diễn ra đúng quy định, khoa học, logic.
Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh là việc giúp cho học sinh chủ động, tự giác nắm và thực hiện theo những nội quy, quy định, quy tắc đó.Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình học tập lâu dài. Việc xây dựng nề nếp học tập đối với học sinh lớp Một không phải là chuyện nhanh chóng, dễ dàng, cần phải xây dựng đúng nguyên tắc, phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, không rập khuôn cho học sinh. Với việc làm này, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại.Vậy giáo viên chủ nhiệm là những ai?Vai trò của họ như thế nào?
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. 
Một giáo viên chủ nhiệm lớp cần xác định rõ vai trò của mình:
- Ở vai trò quản lí: Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp. Thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn, với phụ huynh học sinh để tìm hiểu, thông báo tình hình học tập của học sinh trong lớp.
- Ở vai trò tổ chức: 
+ Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp hoặc Bộ máy tự quản lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong trào thi đua của nhà trường và của các cấp. 
+ Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu, bằng tình cảm. Nắm bắt tình hình, hoàn cảnh, tính cách cũng như tâm lí của mỗi học sinh trong lớp.
- Ở vai trò phối hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giáo dục khoa học. Do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách hiệu quả.
Trong một xã hội hội nhập, phát triển như hiện nay cũng như những đổi mới trong giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì một giáo viên chủ nhiệm mang trên mình trách nhiệm to lớn, đặc biệt với học sinh lớp Một, giáo viên chủ nhiệm cần phải ý thức rõ hơn về nhiệm vụ của mình, xác định sẽ gặp cái khó, cái khổ hơn những lớp lớn. Chính vì điều đó, theo tôi không chỉ là xây dựng nề nếp học tập mà còn phải xây dựng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đó là vấn đề mang tính thực tiễn cần nghiên cứu và thực hiện.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1. Thuận lợi.
Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy, việc xây dựng nề nếp học tập có những thuận lợi nhất định: 
- Trong chương trình học ở tuần học đầu tiên, một số môn học có các tiết học làm quen, đây là cơ hội, thời gian để giáo viên chuẩn bị và thực hiện việc xây dựng nề nếp học tập.
- Học sinh ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức học tập cao. Đa số các em là người địa phương nên thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung cần thực hiện.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất khi các em đến trường, thường xuyên hỏi han, tạo mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và Nhà trường.
- Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị dạy học, các đồ dùng dạy học trực quan, phòng học khang trang, rộng rãi, số lượng học sinh trong lớp đảm bảo chất lượng dạy và học.
2. Khó khăn.
	Có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn như:
	- Ở giai đoạn đầu, các em chưa thích nghi với sự thay đổi môi trường cũng như hình thức học tập, chưa có ý thức học tập và vẫn còn mang trong mình tâm lí vui chơi là chính.
	 - Giáo viên chưa nghiêm khắc với học sinh, kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế.
	- Một số phụ huynh vì hoàn cảnh khó khăn, làm xa nhà, không có nhiều thời gian để hướng dẫn, rèn luyện cho con khi ở nhà, dẫn đến tình trạng “khoán trắng” cho giáo viên.
3. Thực trạng lớp 1C trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học 2016 – 2017.
Quá quá trình dạy học, tôi theo dõi và khảo sát nề nếp học tập ở cuối kì 1 của học sinh lớp 1C năm học 2016 - 2017 được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát nề nếp học tập lớp 1C
STT
NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
SỐ LƯỢNG
TỈ LỆ
1
Nhóm học sinh hay nói leo, không giơ tay phát biểu.
10/23
43,5%
2
Nhóm học sinh không chủ động chuẩn bị sách vở, thường xuyên quên mang sách vở, đồ dùng học tập.
13/23
56,5%
3
Nhóm học sinh không biết xếp sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, không biết cách bảo quản sách vở, đồ dùng.
13/23
56,5%
4
Nhóm học sinh thường xuyên không học bài ở nhà.
12/23
52,2%
5
Nhóm học sinh không có thói quen làm theo hiệu lệnh của giáo viên
11/23
47,8%
6
Nhóm học sinh ngồi học sai tư thế.
13/23
56,5%
Ghi chú: Ở bảng thống kê này, một học sinh có thể nằm trong nhiều nhóm đối tượng.
Qua bảng thống kê có thể thấy, ở giai đoạn đầu, các em còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nề nếp học tập, điều đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Học sinh chưa ghi nhớ được nội dung cần thực hiện, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp học tập.
- Một số học sinh chưa được rèn luyện nếp sống nề nếp từ nhỏ, tính cách quá hiếu động hoặc quá thụ động.
- Một số học sinh sống xa cha mẹ, các em không được nhiều sự quan tâm từ người thân.
- Đa số cha mẹ nuông chiều, hoặc không kiên trì hướng dẫn con làm, làm hết việc cho con nên các em chưa biết tự phục vụ cho bản thân. 
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	Với hơn 4 năm dạy lớp Một, tôi nhận thấy bất kì giáo viên chủ nhiệm nào cũng có những kế hoạch để xây dựng nề nếp học tập và không ai dám chắc rằng sẽ không gặp khó khăn trong vấn đề này. Và với tôi cũng vậy, từ những khó khăn với học sinh cũng như của giáo viên chủ nhiệm khi xây dựng nề nếp học tập phát huy được tính tích cực của học sinh, tôi xin đưa ra một số giải pháp để hạn chế những khó khăn đó như sau:
	- Giải pháp 1: Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện cho học sinh.
	- Giải pháp 2: Xây dựng nội dung để lập kế hoạch chủ nhiệm.
	- Giải pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực quan.
	- Giải pháp 4: Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
	- Giải pháp 5: Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, khen thưởng học sinh.
	1. Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện với học sinh.
	Với học sinh đầu cấp, những ngày đầu đến trường luôn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là khó khăn về tâm lí.Bước vào một môi trường mới với bao nhiêu điều lạ, lạ trường, lạ bạn, lạ thầy cô, lạ cả nhiệm vụ học tập,đa phần các em sẽ cảm thấy lạc lỏng, ngại tiếp xúc. Chính vì lẽ đó, giáo viên chủ nhiệm mang trên mình nhiệm vụ như một chiếc cầu nối, nối lại tất cả các yếu tố mới với học sinh của mình, tạo được sự gần gũi, mang đến cho các em một cảm giác an toàn để từ đó các em có thể mở lòng hơn, tích cực giao lưu với bạn bè hơn. 
Để thực hiện được điều này, ở tuần 0, tôi tổ chức cho học sinh một buổi giao lưu làm quen với trường học, với các bạn trong lớp bằng các hoạt động: giới thiệu bản thân, giao lưu văn nghệ, tham quan trường học bằng các hình thức khác nhau nhưtổ chức trò chơi, tham quan thực tế, thi đua, từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn thể hiện mình hơn, tạo được tinh thần đoàn kết giữa các học sinh với nhau. 
 Ví dụ: Nhằm giúp các em ghi nhớ tên bạn mình, mạnh dạn trước đám đông, sau khi cả lớp giới thiệu, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bắn tên”.
- Nam: “Bắn tên, bắn tên”
- Cả lớp: “Tên gì? Tên gì?”
- Nam: “Tên Vy, tên Vy.”
- Vy: “Bắn tên, bắn tên.”(tương tự như bạn Nam nhưng sẽ nêu tên một bạn khác không trùng với tên bạn mình nêu trước đó).
Đối với việc tham quan trường học, tôi tổ chức cho học sinh tham quan xung quanh trường học, giới thiệu và nêu chức năng các phòng như: phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng giáo viên, công trình vệ sinh, các lớp học giúp các em hiểu hơn về môi trường học tập mới, mạnh dạn ra ngoài giao lưu với các bạn ngoài lớp và các anh chị lớp trên.
Khi các em đã ổn định tâm lí, đã cảm thấy được sự thân thiện của môi trường học tập mới, chúng ta sẽ lấy đó làm bước đà cho việc hình thành, rèn luyện nề nếp học tập ban đầu, đó cũng chính là yếu tố góp phần thành công cho quá trình học tập và rèn luyện sau này.
	2. Xây dựng nội dung để lập kế hoạch hình thành nề nếp học tập cho học sinh.
	Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nề nếp học tập, giáo viên cần xây dựng kế hoạch hình thành và rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài. Việc xây dựng kế hoạch cần thực hiện một số nội dung như sau: 
Bảng 2: Các nội dung cần xây dựng trong kế hoạch chủ nhiệm.
STT
NỘI DUNG
CÁCH THỰC HIỆN
THỜI GIAN
CHUẨN BỊ
1
Giới thiệu quy mô trường lớp cho học sinh. 
Giới thiệu các môn học của học sinh lớp Một.
- Tham quan thực tế các phòng học, phòng phụ trợ,
- Yêu cầu học sinh mang bộ sách lớp Một để cho học sinh lấy sách theo yêu cầu của giáo viên.
- Đầu năm học.
- Đầu năm học.
- Bộ sách lớp 1.
1
Quán triệt việc đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Cho học sinh học nội quy vào thời gian đầu.
- Phối hợp với phụ huynh cùng thực hiện vì đa số học sinh lớp 1 được ba mẹ đưa đón.
- Quán triệt vào đầu năm học.
- Nhắc nhở khi cần thiết.
2
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập trước khi đên lớp; biết cách bảo quản đồ dùng học tập.
- Giới thiệu các loại sách, vở.
- Hướng dẫn học sinh tự thực hiện theo thời khóa biểu bằng hình ảnh.
- Hướng dẫn cách bảo quản bút: đậy nắp sau khi viết xong; kiểm tra và thu dọn đồ dùng vào cặp cẩn thận sau mỗi buổi học.
- Đầu năm học.
- Hướng dẫn vào đầu năm. Nhắc nhở học sinh khi cần thiết.
- Hướng dẫn vào đầu năm. Nhắc nhở học sinh khi cần thiết.
- Chuẩn bị rổ đựng đồ dùng trên lớp.
- Trang trí hình ảnh đồ dùng ở góc học tập.
3
Rèn luyện thói quen giơ tay phát biểu khi có ý kiến, không nói leo.
- Cho học sinh biết khi nào cần giơ tay phát biểu.
- Hướng dẫn cách giơ tay phát biểu.
- Nhắc nhở học sinh không được phát biểu khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.
- Hướng dẫn vào đầu năm và rèn luyện thường xuyên trong mỗi tiết học.
4
Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách giơ bảng con và xóa bảng đảm bảo vệ sinh.
- Hướng dẫn và thực hiện mẫu cho học sinh quan sát.
- Cho học sinh học thuộc tư thế ngồi viết, nhắc lại tư thế ngồi viết trước khi vào viết bài.
- Hướng dẫn xóa bảng nhẹ nhàng, hướng xuống đất để tránh bay bụi phấn vào các bạn.
- Hướng dẫn vào đầu năm và rèn luyện thường xuyên trong mỗi tiết học.
5
Rèn luyện thói quen thực hiện theo lệnh của giáo viên.
- Cho học sinh nghe và quan sát một số lệnh của giáo viên yêu cầu: lấy sách, lấy bảng, lấy vở, vòng tay lên bàng, đọc trơn, đọc phân tích, đọc 4 mức độ,
- Hướng dẫn vào đầu năm.
- Rèn luyện thường xuyên.
- Hình ảnh các lệnh.
6
Hướng dẫn cách giữ sách vở sạch sẽ.
- Kiểm tra việc dán nhãn tên, bao bọc sách vở của học sinh. 
- Nhắc nhở học sinh luôn giữ tay sạch sẽ trước khi viết bài.
- Nhắc nhở học sinh luôn chuẩn bị giấy lót tay khi viết bài.
- Đầu năm học.
- Nhắc nhở thường xuyên. 
- Theo dõi, nhắc nhở thường xuyên.
7
Phân loại mức độ học tập của học sinh
- Từ kết quả nhận bàn giao ở mầm non, qua một tháng học tập, giáo viên tổ chức phân loại học sinh tạm thời theo các nhóm: Chăm học, lười học, tiếp thu bài tốt, chậm tiếp thu bài
- Đầu năm học.
8
Hình thành kĩ năng nhận xét và tự nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét mình từ kết quả đã có của giáo viên.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn bằng vốn hiểu biết của mình.
- Hình thành và rèn luyện trong quá trình học tập.
9
Quán triệt việc học tập ở nhà.
- Nhắc nhở học sinh viết bài, ôn lại bài đã học.
- Liên hệ với phụ huynh theo dõi việc học tập của học sinh.
- Hình thành thói quen ở thời gian đầu.Kiểm tra việc thực hiện trong quá trình học.
10
Thực hiện công tác phối hợp
- Thành lập Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể
- Phối hợp với Ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
- Thành lập vào đầu năm học, có thể thay đổi sau 2 tháng.
- Phối hợp thường xuyên và lâu dài.
	Bên cạnh đó, giáo viên luôn chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại sự tiến bộ cũng như những biểu hiện bất thường cần khắc phục của học sinh để thuận tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ học sinh.
Việc xây dựng các nội dung trên là cơ sở để giáo viên thực hiện tất cả các việc theo thời gian đã vạch ra, tránh trường hợp bỏ sót một nội dung nào đó hoặc không rèn luyện thường xuyên. Đây còn là bước mở đầu cho hành trình xây dựng và rèn luyện nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.
3. Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực quan.
Việc nắm bắt cũng như hiểu được tâm lí của từng học sinh và tâm lí lứa tuổi là rất cần thiết trong giáo dục học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
Với giải pháp này, tôi thực hiện đổi mới trong một số nội dung sau:
3.1 Chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng học tập khi đến trường.
Với học sinh lớp Một, tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan, việc quan sát hình ảnh sẽ là phương pháp tối ưu nhất trong thời gian này. Ở giai đoạn đầu năm học các em còn chưa phân biệt được sách, vở, đồ dùng học tập, chưa nắm được tên các môn học và 100% học sinh đều nhờ ba mẹ, người thân giúp đỡ. Để giúp HS tự mình chuẩn bị, phát huy năng lực tự phục vụ của học sinh tôi thực hiện việc làm quen bằng phương pháp quan sát trực quan.
Trước khi đến lớp, các em cần soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. Để học sinh tự thực hiện được, ngày đầu năm học tôi phát mỗi học sinh một Thời khóa biểu có hình ảnh kèm theo và hình ảnh các đồ dùng học tập để học sinh nhận biết và chuẩn bị.
Ví dụ 1: Để soạn sách vở trước khi đến lớp, các em sẽ quan sát Thời khóa biểu sau:
THỜI KHÓA BIỂU _LỚP 1D
9 buổi/tuần
(Áp dụng từ ngày 28/08/2017)
BUỔI
TIẾT
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
SÁNG
1
HĐTT
Tiếng Việt
Đạo đức
Toán
Tiếng Việt
2
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Âm nhạc
Tiếng Việt
Tiếng Việt
3
Tiếng Việt
Toán
TN&XH
Tiếng Việt
Thể dục
4
Toán
Mĩ thuật
Thủ công
Toán
HĐTT
CHIỀU
1
Toán
Toán
Toán
Toán
Nghỉ
2
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
3
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
- Khi phát thời khóa biểu cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cách sử dụng, đọc qua các mục cho học sinh hiểu: Thứ, buổi, buổi nghỉvà cho các em thực hiện thử một lần trên lớp. Từ những hình ảnh kèm theo bên dưới môn học mỗi ngày, học sinh có thể tự soạn đầy đủ sách vở cho mình trước khi đến lớp mà không cần sự giúp đỡ của người thân. 
- Ngoài việc soạn sách vở, giáo viên nhắc nhở học sinh xếp sách vở đúng theo thứ tự từ trên xuống dưới của mỗi ngày, bảng con để ở cuối cùng. Khi đến lớp các em sẽ lấy theo đúng thứ tự đã xếp bỏ vào hộc bàn, học xong môn nào, xếp sách, vở môn đó vào cặp. Việc làm này tuy nhỏ nhưng khắc phục được việc đến tiết học các em sẽ lục tung cặp để tìm, gây mất thời gian, mất trật tự trong lớp học, ngoài ra sẽ tránh được việc để quên, thất lạc sách vở khi ra về.
- Ở thời gian đầu thực hiện, phụ huynh chỉ cần kiểm tra lại xem các em đã sắp xếp đúng hay chưa để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
- Chúng ta có thể hiểu được tâm lí của học sinh khi mới bước vào buổi học các em sẽ hứng thú, tích cực hơn những tiết học cuối. Theo khảo sát thực tế, tôi nhận thấy hầu hết học sinh thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt bởi môn Toán viết ít, đọc ít và có kết quả rõ ràng, môn Tiếng Việt thì viết

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_ne_nep_hoc_t.docx