Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm lớp

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Trong công cuộc đổi mới giáo dục để đạt được mục tiêu và chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ giáo dục phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Công văn 7043/ Bộ GD và ĐT ngày 31/08/2012 “Chú trọng các nội dung hoạt động để tăng cường tự học, kĩ năng sống và văn hóa trường học của người học. Xây dựng Quy tắc ứng xử văn hóa thiết thực, hiệu quả trong trường học phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường.” Để tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục toàn cầu và xây dựng môi trường học tập dân chủ, tích cực cho HS, nhằm phát huy cao độ khả năng, năng lực và phẩm chất cho người học, Công văn số 312/CĐN ngày 12/11/2019 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc hướng dẫn công đoàn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các trường học tiếp tục phát động phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc”

Xây dựng môi trường học tập tích cực nhằm hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Để làm được điều này, bản thân mỗi nhà trường, giáo viên và lãnh đạo quản lý đều phải thay đổi để tạo môi trường giáo dục khiến học sinh hạnh phúc.

Giáo sư Hà Vĩnh Thọ - một chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục đặc biệt và trị liệu Xã hội cho rằng: “Các kỳ thi, điểm số và bài kiểm tra là một phần tự nhiên của hệ thống giáo dục, nhưng chúng không phải là mục tiêu cuối cùng của nó. Chúng chỉ đơn giản là phương tiện kết thúc. Mục đích của giáo dục là giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát huy hết tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, thực tiễn (giáo dục cái đầu, trái tim, bàn tay); Kiến thức học thuật là quan trọng, nhưng trong thời đại của công nghệ số, HS cần được trang bị các kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Không cái nào trong số này có thể dễ dàng được kiểm tra trong các kỳ thi truyền thống chủ yếu đánh giá trí nhớ, thông tin và tư duy logic. Do đó, yêu cầu đặt ra cho GV và HS cần thoát khỏi áp lực về các kì thi và điểm số, thay vào đó tập trung hơn nữa phát triển các kỹ năng và năng lực để trở thành những người tốt, những công dân sáng tạo, năng động. Muốn làm như vậy, trong trường học, HS cần được sống và học tập trong một không khí tự do, cởi mở, thấu hiểu và được yêu thương.

Để xây dựng được môi trường học tập tích cực, GV phải trang bị sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng, quan tâm đến sự hào hứng, nhiệt huyết và sức khỏe, niềm vui của tất cả HS. Chỉ khi học sinh cảm thấy an toàn về cảm xúc, được xã hội chấp nhận và hòa nhập, chúng mới có thể phát huy tiềm năng của mình, học hỏi và phát triển toàn diện. Mục tiêu là tất cả các trường học đều bao gồm ba khía cạnh cơ bản của Trường học Hạnh phúc:“sống hòa hợp với bản thân, người khác và thiên nhiên – trong tất cả các môn học và hoạtđộng”.

docx 70 trang Thu Kiều 20/09/2024 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 1.1.“Hãy chấm dứt việc coi giáo dục là sự chuẩn bị đơn thuần cho cuộc 
sống tương lai, hãy coi giáo dục như là ý nghĩa đầy đủ của đời sốngđang diễn ra 
trong hiện tại”. Đây là một quan điểm đúng đắn của nhà cải cách giáo dục người 
Mỹ John Dewey (1859-1952), Nó đặt ra vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay là 
tạo ra một môi trường học tập, rèn luyện và vui chơi, tạo cơ hội tốt nhất cho người 
học được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, sở thích, thiên hướng ngay 
chính trong môi trường học tập của hiện tại. Học tập chính là những trải nghiệm 
sống thú vị và sống chính là học tập tích cực. Công văn 7043/ Bộ GD và ĐT ngày 
31/08/2012 có đặt ra mục tiêu “tạo điều kiện và khuyến khích tính tích cực, chủ 
động của HS trong học tập, vui chơi, hoạt động giáo dục. Chú trọng các nội dung 
hoạt động để tăng cường tính tự học, kĩ năng sống và văn hóa trường học của 
người học” trong cuộc phát động xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích 
cực. Và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục triển khai xây dựng “ 
trường học hạnh phúc” với mong muốn “trường học hạnh phúc hướng tới hình 
thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó mỗi thành 
viên từ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi 
mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành 
viên đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như một gia 
đình” như vậy có thể nói xây dựng môi trường học tập tích cực là một trong 
những mục tiêu lâu dài và nhu cầu thiết thực của sự nghiệp giáo dục, và công cuộc 
này rất cần sự nỗ lực từ gốc, đó chính là sự chuyển mình từ giáo viên, từ môi 
trường lớp học cụ thể.
 1.2. Môi trường giáo dục cần được chú trọng và đầu tư vì đây là yếu tố cần 
để có thể tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn HS và GV có 
được tinh thần tích cực nhất khi đến trường, khi học tập và giảng dạy thì chúng ta 
cần xây dựng một không gian học tập gần gũi, thân thiện, các mối quan hệ chân 
thành, cởi mở, dân chủ. Chỉ khi môi trường học tập tạo được sự hứng thú, kích 
thích được ham muốn cho người học thì mới có thể tiến tới xây dựng trường học 
hạnh phúc, HS hạnh phúc. Vậy cốt lõi của môi trường học tập phải được chú trọng 
ở mức nhỏ nhất : Lớp học. Đây là không gian cụ thể, trực tiếp và thường xuyên 
nhất mà HS sống, học tập, rèn luyện, vui chơi, là không gian tương tác nhiều nhất 
để HS bộc lộ năng lực và phẩm chất. Sẽ thật tồi tệ nếu học sinh đến lớp với tinh 
thần hờ hững, thậm chí chán nản và ép buộc như một nghĩa vụ. Cho nên, để lớp 
học đủ ấm áp, thân thiện, tích cực đòi hỏi sự đổi mới, cải tạo thực sự môi trường 
lớp học, làm sao có thể “kích hoạt” được tinh thần vui vẻ, thoải mái cho HS để HS 
tham gia một cách hiệu quả các hoạt động học tập và rèn luyện tốt nhất.
 1.3. Để xây dựng được môi trường dạy - học tích cực nhất không thể không 
kể đến vai trò của GVBM và HS. Tuy nhiên, người giữ vai trò quan trọng nhất 
chính là giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Công tác chủ nhiệm là một hoạt động vô
 1 Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là Một 
số biện pháp xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh THPT qua công 
tác chủ nhiệm lớp.
 2.2. Phạm vi nghiên cứu
 Trong đề tài, chúng tôi sẽ chỉ bàn đến xây dựng môi trường học tập tích cực 
cho học sinh tại lớp học thông qua các hoạt động chủ nhiệm, được tiến hành qua 
các hoạt động: Xây dựng môi trường lớp học xanh, xây dựng trạm đọc và xây dựng 
các tiết sinh hoạt mở. Từ đó, GV định hướng cho HS những yêu cầu và phẩm chất, 
năng lực quan trọng trong bối cảnh giáo dục HS thành những công dân toàn cầu.
 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 3.1. Mục đích nghiên cứu
 Sáng kiến nhằm chứng minh sự cần thiết cũng như khả năng, ưu thế và hiệu 
quả to lớn của các biện pháp xây dựng môi trường học tập tích cực thông qua công 
tác chủ nhiệm lớp
 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 3.2.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, bao gồm việc làm rõ sự cần thiết 
của việc xây dựng môi trường dạy học tích cực, thực trạng và khả năng xây dựng 
môi trường dạy học tích cực thông qua hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp
 3.2.2. Xây dựng hệ thống phương pháp, biện pháp về môi trường dạy học tích 
cực, thực trạng và khả năng xây dựng môi trường dạy học tích cực thông qua hoạt 
động của công tác chủ nhiệm lớp
 3.2.3. Tiến hành khảo sát để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của những 
phương pháp, biện pháp xây dựng môi trường dạy học tích cực.
 4. Giả thuyết khoa học.
 Nếu đề xuất và áp dụng đồng bộ các biện pháp có tính khoa học, khả thi nêu 
trong đề tài, có thể giải quyết được:
 - Xây dựng môi trường học tập tích cực, hiệu quả cho HS THPT
 - Tạo ra không gian học tập và rèn luyện vô cùng gần gũi và thân thiên với môi 
trường, HS gắn bó với nhau trong các hoạt động tập thể
 - HS được tôn trọng, yêu thương và chia sẽ trong tập thể lớp học.
 - Cải tiến các hình thức và biện pháp giáo dục và quản lí HS trong công tác chủ 
nhiệm
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý 
thuyết và nghiên cứu thực tiễn: Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết,
 3 PHẦN II. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
 1.1. Cơ sở lí luận
 1.1.1. Định hướng xây dựng môi trường học tập tích cực trong chương trình 
 giáo dục phổ thông hiện nay
 Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Đảng về đổi mới căn 
bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển giáo dục và 
đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh 
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực 
và phẩm chất người học”. Trong công cuộc đổi mới giáo dục để đạt được mục tiêu 
và chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ giáo dục phát động 
phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Công văn 7043/ Bộ 
GD và ĐT ngày 31/08/2012 “Chú trọng các nội dung hoạt động để tăng cường tự 
học, kĩ năng sống và văn hóa trường học của người học. Xây dựng Quy tắc ứng xử 
văn hóa thiết thực, hiệu quả trong trường học phù hợp với điều kiện của mỗi nhà 
trường.” Để tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với xu thế phát triển 
của giáo dục toàn cầu và xây dựng môi trường học tập dân chủ, tích cực cho HS, 
nhằm phát huy cao độ khả năng, năng lực và phẩm chất cho người học, Công văn 
số 312/CĐN ngày 12/11/2019 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc hướng 
dẫn công đoàn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh 
phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người 
lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các trường học tiếp tục 
phát động phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc”
 Xây dựng môi trường học tập tích cực nhằm hướng tới việc hình thành các giá 
trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ 
quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, 
phát huy hết các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy 
mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Để làm được điều 
này, bản thân mỗi nhà trường, giáo viên và lãnh đạo quản lý đều phải thay đổi để tạo 
môi trường giáo dục khiến học sinh hạnh phúc.
 Giáo sư Hà Vĩnh Thọ - một chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục đặc biệt và 
trị liệu Xã hội cho rằng: “Các kỳ thi, điểm số và bài kiểm tra là một phần tự nhiên 
của hệ thống giáo dục, nhưng chúng không phải là mục tiêu cuối cùng của nó. 
Chúng chỉ đơn giản là phương tiện kết thúc. Mục đích của giáo dục là giúp trẻ em 
và thanh thiếu niên phát huy hết tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, thực tiễn (giáo dục 
cái đầu, trái tim, bàn tay); Kiến thức học thuật là quan trọng, nhưng trong thời đại 
của công nghệ số, HS cần được trang bị các kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, sáng 
tạo và khả năng làm việc nhóm. Không cái nào trong số này có thể dễ dàng được 
kiểm tra trong các kỳ thi truyền thống chủ yếu đánh giá trí nhớ, thông tin và tư duy 
logic. Do đó, yêu cầu đặt ra cho GV và HS cần thoát khỏi áp lực về các kì thi và
 5 Xây dựng phong trào dạy và học
 - GVCN cần xây dựng và phát động các hoạt động học tập tích cực cho HS, bản 
thân GVCN là tấm gương sáng để học sinh học tập và nỗ lực vươn lên.
 - Thầy cô thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, 
khích lệ HS tham gia quá trình học tập tích cực, sáng tạo.
 - Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, gắn bó giữa các học sinh trong tập thể lớp, 
phân công, bố trí công việc, nhiệm vụ học tập hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả 
năng của bản thân.
 - Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được bàn bạc, cởi mở.
 - Xây dựng tập thể có tinh thần và ý thức học tập tốt, không ngừng nỗ lực rèn 
luyện bản thân trong học tập, rèn luyện. GVCN sẽ luôn lắng nghe, thấu hiểu và đối 
thoại tích cực.
 - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các thầy cô chú trọng sự chủ 
động, tự lực và sáng tạo cho học sinh,chú trọng tính thực hành. Thầy cô tạo nhiều cơ 
hội cho HS được phản hồi, sáng tạo và gắn kết, chia sẽ lẫn nhau.
 - GVCN xây dựng các hoạt động nhằm tạo hứng thú cho HS trong học tập, phù 
hợp lứa tuổi và kiến tạo môi trường thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt về tâm lí, 
thể chất, hoàn cảnh HS.
 Đây chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành thực hiện và áp dụng biện pháp: Xây 
dựng trạm đọc, trạm học nhằm phát triển năng lực, thói quen tự học, bồi dưỡng 
tình yêu sách và văn hóa đọc.
 Xây dựng mối quan hệ tập thể lớp
 - GVCN xây dựng các tiết sinh hoạt, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp nhằm mở ra 
môi trường tích cực, cởi mở nhất đề HS được chủ động thể hiện quan điểm, ý 
tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
 - GVCN định hướng các vấn đề phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa với giai đoạn 
tâm sinh lí HS trung học phổ thông, thông qua các vấn đề đặt ra trong các tiết sinh 
hoạt, hướng nghiệp, GV khích lệ HS bày tỏ chính kiến, sự tương tác lẫn nhau tạo môi 
trường thân thiện, thấu hiểu, chia sẽ và tôn trọng trong tập thể lớp.
 - Tạo dựng các chủ đề gần gũi với thực tiễn học tập, cuộc sống để HS có cơ hội 
nói lên ước mơ, chí hướng. Và thông qua các hoạt động như vậy GVCN có thể 
lồng ghép để giáo dục ý thức, trách nhiệm của HS đối với bản thân, gia đình và xã 
hội. Khích lệ, cổ vũ các em thực hiện ước mơ của mình.
 Đây là một tiền đề thuận lợi và đặt ra nhiều thử thách cho GVCN trong công 
tác quản lí, giáo dục HS. Để làm được điều này chúng tôi áp dụng biện pháp: Xây 
dựng các giờ sinh hoạt mở nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực phản biện 
cho HS.
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_h.docx
  • pdfMAI THỊ THƯ, TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2, SKKN LĨNH VỰC CHỦ NHIỆM.pdf