Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

“ Trường học không phải là nơi nhồi nhét nhiều thứ vào trong đầu học sinh. Trường học phải là nơi giúp học sinh sẵn sàng tiếp thu các ý tưởng và khái niệm, khi chúng có thể bằng những cách chúng có thể làm được”( trích T.E.T đào tạo giáo viênhiệu quả- tiến sĩ ThomasGoardon- trang 79). Vậy ta có thể làm gì để “ giúp học sinh sẵn sàng”? Là giáo viên ta đang đi theo một nền giáo dục khuôn mẫu, chỉ chú trọng “ đổ cho đầy kiến thức”.Còn phụ huynh thì luôn tìm kiếm một môi trường học tập hoàn hảo cho con em mình dựa vào tiêu chí: Cơ sở vật chất hiện đại, chương trình song ngữ quốc tế, đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm…Để rồi trên thực tế, hàng loạt câu chuyệnkhông vui xuất hiện trong trường học: Bạo lực học đường,mối quan hệ thầy trò căng thẳng, tỉ lệ stress học đường tăng nhanh, học sinh tự tử, giáo viên tự tử, học sinh bỏ học giữa chừng chưa có dấu hiệu thuyên giảm ở 1 số trường…Vì chúng ta, đại bộ phận phụ huynh và giáo viên đã quên mất rằng, yếu tố đầu tiên để định nghĩasự hoàn hảo là môi trường ấy có đem đến hạnh phúc cho học sinh và giáo viên hay không? Nền giáo dục ấy có đánh thức được khát khao học tập và khơi gợi tiềm năng của học sinh hay không?

Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là làm thế nào để mỗi ngày giáo viên tới trường là

một ngày vui, học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc? Để lớp học là nơi trò và cô đều “ muốn đến”. Vì thế việc xây dựng một “lớp học hạnh phúc” là việc làm cấp thiết cần được quan tâm lúc này. “Lớp học hạnh phúc” phải là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trò, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trò cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.

Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong

việc vui chơi và học tập của trò. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trò. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và học sinh tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được nhữnglớp học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoảimái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trò hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để học sinh được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và học trò thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.

Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng lớp học hạnh phúc tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4 vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một số giáo viên chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc nên hiệu quả chưa cao. Một số vẫn đang theo lối tư duy áp đặt, bảo thủ.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của học sinh, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh để ngày một tốt hơn.

docx 59 trang Thu Kiều 14/09/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC 
HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Tính mới và đóng góp của đề tài 6
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận 3
1.1 Khái niệm hạnh phúc 3
1.2 Lớp học hạnh phúc 3
2 Cơ sở thực tiễn 4
2.1 Thực trạng về học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4: 4
2.2 Về giáo viên 4
2.3 Về môi trường giáo dục 5
2.4 Thực trạng về công tác chủ nhiệm tại lớp A10K46 5
3 Các giải pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT 
 Quỳnh Lưu 4 7
3.1 Hành trình thấu hiểu học trò- Ổn định tổ chức, xây dựng ý thức 
 nề nếp dựa trên cơ sở tôn trọng ý kiến cá nhân của học sinh 7
3.2 Hòm thư hạnh phúc – nơi sẻ chia, thấu hiểu, yêu thương 8
3.3 Tự tin thể hiện bản thân để hạnh phúc 10
3.4 “Lá thư yêu thương” - Chuẩn bị cho cuộc họp “phụ huynh hạnh 
 phúc” đầu năm 11
3.5 15 phút vui vẻ 14
3.6 Sinh hoạt cuối tuần hạnh phúc 17
3.7 “Tôi thay đổi để hạnh phúc, tôi hạnh phúc để lớp hạnh phúc” 24
3.8 Hạnh phúc khi làm việc có ích - Giáo dục hướng thiện thông qua 
 các hoạt động cộng đồng 26
3.9 Gắn kết để yêu thương 30
4 Kết quả, hiệu quả của đề tài trong việc nâng cao chất lượng công 
 tác chủ nhiệm ở cơ sở 32
5 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 36
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ KẾ HOÁCH CẢI TIẾN
1 Kết luận 43 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 “ Trường học không phải là nơi nhồi nhét nhiều thứ vào trong đầu học sinh. 
Trường học phải là nơi giúp học sinh sẵn sàng tiếp thu các ý tưởng và khái niệm, khi 
chúng có thể bằng những cách chúng có thể làm được”( trích T.E.T đào tạo giáo 
viên hiệu quả- tiến sĩ ThomasGoardon- trang 79). Vậy ta có thể làm gì để “ giúp học 
sinh sẵn sàng”? Là giáo viên ta đang đi theo một nền giáo dục khuôn mẫu, chỉ chú 
trọng “ đổ cho đầy kiến thức”. Còn phụ huynh thì luôn tìm kiếm một môi trường học 
tập hoàn hảo cho con em mình dựa vào tiêu chí: Cơ sở vật chất hiện đại, chương 
trình song ngữ quốc tế, đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệmĐể rồi trên thực tế, 
hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong trường học: Bạo lực học đường, mối 
quan hệ thầy trò căng thẳng, tỉ lệ stress học đường tăng nhanh, học sinh tự tử, giáo 
viên tự tử, học sinh bỏ học giữa chừng chưa có dấu hiệu thuyên giảm ở 1 số 
trườngVì chúng ta, đại bộ phận phụ huynh và giáo viên đã quên mất rằng, yếu tố 
đầu tiên để định nghĩa sự hoàn hảo là môi trường ấy có đem đến hạnh phúc cho học 
sinh và giáo viên hay không? Nền giáo dục ấy có đánh thức được khát khao học tập 
và khơi gợi tiềm năng của học sinh hay không?
 Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là làm thế nào để mỗi ngày giáo viên tới trường là
một ngày vui, học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc? Để lớp học là nơi trò và 
cô đều “ muốn đến”. Vì thế việc xây dựng một “lớp học hạnh phúc” là việc làm cấp 
thiết cần được quan tâm lúc này. “Lớp học hạnh phúc” phải là nơi mang lại môi 
trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trò, tạo dựng 
niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên 
nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trò cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
 Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong
việc vui chơi và học tập của trò. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên 
sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trò. Thay vì áp đặt, chúng 
ta nên để giáo viên và học sinh tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của 
cá nhân và có định hướng.
 Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng 
lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học 
hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú 
trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trò hiểu nhau, tôn trọng 
lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để học sinh được phát triển bản thân mình và hạnh 
phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm 
để nhà trường, giáo viên và học trò thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang 
tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi 
người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự 
điều chỉnh với nhau.
 Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng lớp học hạnh phúc tại Trường 
THPT Quỳnh Lưu 4 vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một số giáo viên chưa có sự đầu tư,
 1 - Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để ghi chép lại về 
không gian, điều kiện giáo dục trong các lớp học trong nhà trường; Quan sát thái độ, 
hành vi, tác phong, ứng xử giữa các đối tượng được nghiên cứu.
 - Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc tham vấn một số đồng nghiệp có 
kinh nghiệm chủ nhiệm, nhằm tiếp thu kiến thức lí luận, thực tiễn vào công tác chủ 
nhiệm.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm khảo sát tính hiệu quả của đề tài 
trước và sau khi áp dụng phương pháp vào công tác chủ nhiệm.
 - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công cụ để thống kê các số liệu 
điều tra được khi áp dụng đề tài.
 - Phương pháp so sánh: Lấy số liệu và so sánh kết quả qua từng giai đoạn, để 
rút ra được phương pháp thích hợp
 5. Tính mới và đóng góp của đề tài
 5.1. Tính mới của đề tài:
 - Đề tài đã bắt nhịp kịp xu thế, xây dựng lớp học hạnh phúc - khai thác, vận 
dụng linh hoạt các phương pháp để hỗ trợ giáo viên nhằm cải thiện tâm trạng của 
bản thân và học sinh khi đến lớp
 -Đề tài đã góp phần làm rõ thực trạng của tâm lý học sinh và giáo viên trong 
công tác chủ nhiệm và ý nghĩa của việc ứng dụng các phương pháp xây dựng lớp 
học hạnh phúc nhằm cải thiện tâm lý của HS trong quá trình chủ nhiệm.
 5.2. Đóng góp của đề tài
 - Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về lớp họ hạnh phúc trong 
công tác chủ nhiệm.
 - Về mặt thực tiễn: Cung cấp nguồn tư liệu về các giải pháp giúp GV dễ dàng 
lựa chọn và áp dụng vào công tác chủ nhiệm nhằm cải thiện tâm lý của học sinh, tâm 
lý giáo viên; cải thiện môi trường giáo dục để hướng đến một lớp học hạnh phúc. Từ 
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Khái niệm hạnh phúc
 “Hạnh phúc” là một từ vay mượn từ tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng 
lập: “Hạnh” là “ may mắn”, còn “phúc” là “ tốt lành”. Hay nói rõ ràng “ hạnh phúc” 
là may mắn tốt lành
 “Hạnh phúc” là được làm điều mình thích, có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện 
đam mê của mình.
 1.2. Lớp học hạnh phúc
 “Lớp học hạnh phúc” là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc 
phải là điểm đến thân thiện và vui thích của cô và trò. Là môi trường hoàn hảo cho
 3 - Áp lực phải dạy cho học sinh thật nhiều kiến thức, dẫn đến trong tiết dạy 
không có thời gian giao lưu, kết nối với học sinh.
 - Áp lực phải đạt được một thành tích nhất định trên kết quả bài thi của trò, đó 
là bệnh thành tích trong giáo dục.
 - Áp lực từ phía phụ huynh học sinh với một bộ phận không nhỏ đang có tâm 
lý giao khoán toàn bộ con em mình cho giáo viên.
 - Áp lực từ dư luận, xã hội luôn đặt kỳ vọng cao vào giáo viên và nghành giáo 
dục. Yêu cầu giáo viên phải là người chuẩn mực nhất, vừa có tài, vừa có tâm. Trong 
khi trên thực tế với sự phát triển của báo chí, của truyền thông mạng thì các tồn tại 
dù là rất nhỏ của nghành giáo dục, của giáo viên cũng được đưa ra bàn luận với 
những tiêu đề giật tít và chia sẻ với tốc độ chóng mặt với mục đích câu like câu view, 
mà không hề dựa trên tâm ý giúp lỗi lầm đó được sửa đổi và tiến bộ hơn...
 - Với giáo viên chủ nhiệm thì luôn đặt ra cho mình một áp lực là cuối các tuần 
vị thứ của lớp phải đứng vào tốp đầu để không bị nhắc nhở.
 - Và hơn hết là áp lực của chính bản thân giáo viên, luôn muốn làm tròn các 
vai trò xã hội của mình.
 Vô tình đã đưa giáo viên và học sinh vào những khuôn khổ do chính chúng ta 
đặt ra mà chưa phù hợp với người học. Tất cả những áp lực ấy giáo viên đã dồn lên 
vai chính mình nên giáo viên đã luôn lo lắng và không còn nhiều thời gian để nở nụ 
cười trên lớp. Chúng ta quản lý lớp học bằng cách thiết lập một hệ thống kỷ luật chặt 
chẽ và nghiêm khắc để xử lý các hành vi chưa đúng của học sinh. Nhằm tạo ra một 
lớp học hoàn toàn trật tự, luôn kèm theo những phần thưởng hữu hình. Ở đó, học 
sinh luôn lắng nghe và làm theo những hướng dẫn của giáo viên. Và đã vô tình dồn 
ngược các áp lực ấy lên vai của học trò lúc nào không hay. Dẫn đến học trò thụ động, 
mệt mỏi, học tập không tiến bộ, không có thời gian để kết nối với giáo viên nên thái 
độ sẽ có những lúc không đúng đắn. Và cuối cùng lại khiến cho giáo viên cảm thấy 
chán nản, mệt mỏi, dần dần nhiệt huyết và đam mê với nghề bị bào mòn theo năm 
tháng. Có những giáo viên đã bỏ nghề, có những giáo viên muốn bỏ nghề Dẫn đến
giáo viên và học sinh đến trường mỗi ngày không còn “ hạnh phúc”.
2.3. Về môi trường giáo dục
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo của sở GD & ĐT, của BGH nhà trường THPT 
Quỳnh Lưu 4 về chuyên môn, thông qua các buổi chia sẻ về phương pháp quản lý 
lớp học, xây dựng trường học hạnh phúc...
 - Cơ sở vật chất của trường học khá khang trang, đầy đủ
 - Được sự hỗ trợ chia sẻ tận tình của đồng nghiệp về kinh nghiệm quản lý lớp 
học , ứng xử với phụ huynh, học sinh....
 - Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của ban đại diện cha mẹ học sinh, của 
một số phụ huynh và các đoàn thể
2.4.Thực trạng về công tác chủ nhiệm tại lớp A10K46
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfHồ Thị Thúy Hưng- Trần Văn Chương - Trường THPT Quỳnh Lưu 4 - Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf