Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5–6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5–6 tuổi

Cơ sở lý luận

Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, xã hội khoa học – công nghệ, hội nhập quốc tế và phát triển, đã nhận định rõ : “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia ”. Và trong đó giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm non.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách. Mục tiêu đó được thể hiện trong các môn học hàng ngày, hàng tuần của trẻ và đặc biệt nhìn rõ nhất là ở bộ môn âm nhạc. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc.

 Giúp trẻ hoạt động âm nhạc không phải là vấn đề mới, nó là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên đứng lớp. Để các cháu học một cách có hiệu quả theo phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” thì người giáo viên phải tạo được một không khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái tham gia. Đó là tạo cho trẻ hứng thú trong khi học.

 

doc 16 trang hoathepmc36 28/02/2022 8902
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5–6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU . .. 2
1. Lý do chọn đề tài . . 2
a. Lý do chủ quan2
b. Lý do khách quan2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài . 3
3. Đối tượng nghiên cứu ..... . 3
4. Phạm vi nghiên cứu.3
5. Các phương pháp nghiên cứu .  .. 3
PHẦN 2 : NỘI DUNG .  3
1. Cơ sở lý luận .. 4
2. Thực trạng .  . 4
a. Thuận lợi, khó khăn . .. 4
b. Thành công – hạn chế .  5
c. Mặt mạnh – mặt yếu .  5
d. Nguyên nhân .  .. 5
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 5
III . Giải pháp và biện pháp.  6
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .  6
2. Nội dung và cách thức thực hiện . .. 6
3. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp . .. 12
4. Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp .  13
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. . 13
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 13
1. Kết luận . .. .14
2. Kiến nghị 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NHẰM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
a) Lý do chủ quan
	Hoạt động âm nhạc là một môn học giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì khi hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tai nghe, xúc cảm, tình cảm và hình thành những động tác minh họa trong khi hát và vận động. Tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn khi thể hiện bài hát.	
Giáo dục âm nhạc còn giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và tích lũy qua nhiều hoạt động như: dạy hát, nghe hát, trò chơi. Đây cũng là cơ sở đầu tiên của quá trình giúp trẻ tiếp nhận những tri thức mới.
b) Lý do khách quan
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy giáo dục và chăm sóc trẻ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, tạo nền tảng vững chắc và là cơ sở ban đầu để trẻ phát triển về mọi mặt sau này. Trường Mẫu giáo là nơi trẻ bắt đầu được hoạt động tập thể, được tiếp xúc với bao điều mới lạ và hấp dẫn. Như trong cuộc sống âm nhạc luôn gần gũi và dễ dàng xuất hiện trong mỗi người. Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng “ Trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não, giúp não phát triển và tăng thêm trí thông minh ”.
 Đối với trẻ em, âm nhạc chính là sự thể hiện nhũng tình cảm, những ấn tượng sâu sắc. Âm nhạc còn giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo ngay từ lúc còn nhỏ. Nó là một phương thức giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, vì thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn, tự tin, là hình thức để trẻ rèn luyện trí tuệ. Là quá trình để tư duy thông qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát của trẻ. 
	Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi rất trăn trở và mong muốn tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ khi hoạt động âm nhạc. Vì vậy trong năm 2014 - 2015 tôi chọn đề tài: Một số biện pháp “ Tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5 - 6 tuổi”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 	 a) Mục tiêu của đề tài
 Hình thành cho trẻ kĩ năng, kĩ xảo tiếp nhận âm nhạc và thể hiện lại tác phẩm âm nhạc một cách sáng tạo.
 	 Góp phần mở rộng nhận thức phát triển trí tuệ, cảm xúc âm nhạc và tai nghe cho trẻ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, tạo nền móng nhân cách cho trẻ.
 	 Giáo dục trẻ tình yêu cái đẹp của âm nhạc về quê hương đất nước, con người.
b) Nhiệm vụ đề tài
Vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục mầm non mới đưa vào bài dạy.
 	Lựa chọn phương pháp giảng dạy, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi.
 Nghiên cứu cải tiến những phương tiện dạy học phù hợp với nội dung.
 	Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tổ chức hoat hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
 Đề xuất một số biện pháp và kiến nghị sư phạm để tổ chức tốt hơn trong hoạt động âm nhạc để nhằm phát triển toàn diện ở trẻ mẫu giáo lớn
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mẫu giáo Hoa Phượng
 4. Phạm vi nghiên cứu
Các cháu lớp lá 2 trường mẫu giáo Hoa Phượng
 	5. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp dùng lời, phương pháp trò chuyện, phương pháp trò chơi.
	Phương pháp kiểm tra đánh giá qua các hoạt động của trẻ
 Phương pháp dạy hoạt động âm nhạc theo chương trình mầm non mới
PHẦN II : NỘI DUNG
 	1. Cơ sở lý luận
Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, xã hội khoa học – công nghệ, hội nhập quốc tế và phát triển, đã nhận định rõ : “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia ”. Và trong đó giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm non.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách. Mục tiêu đó được thể hiện trong các môn học hàng ngày, hàng tuần của trẻ và đặc biệt nhìn rõ nhất là ở bộ môn âm nhạc. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc.
 	Giúp trẻ hoạt động âm nhạc không phải là vấn đề mới, nó là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên đứng lớp. Để các cháu học một cách có hiệu quả theo phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” thì người giáo viên phải tạo được một không khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái tham gia. Đó là tạo cho trẻ hứng thú trong khi học.
 2. Thực trạng 
a) Thuận lợi, khó khăn 
Thuận lợi
 Được sự quan tâm, định hướng của phòng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Ban giám hiệu và sự động viên, khuyến khích của các tổ chức nhà trường. Từ đó tạo thành động lực cho giáo viên nỗ lực hăng say giảng dạy.
 Sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của chính quyền địa phương và các cơ quan cấp trên như ở khu phân hiệu chính, trường học mới được xây dựng, phòng học rộng rải thoáng mát đầy đủ. Đặc biệt là trường nằm thuộc Thị Trấn nên được sự quan tâm của nhà trường về dụng cụ học tập môn âm nhạc và tài liệu liên quan được trang bị đầy đủ ( trống lắc, xắc xô, phách tre, bộ gõ đệm ) Công tác đảm bảo vật dụng học tập đầy đủ đã tạo nên không khí hứng thú khi tổ chức tiết học, phát huy tính tích cực sáng tạo và phát triển toàn diện cho trẻ. 
 Khó khăn 
Trường vẫn chưa có phòng âm nhạc riêng tạo nhiều khó khăn trong việc thực hiện tiết dạy và nhiều hạn chế trong tiết học của trẻ.
 	b) Thành công, hạn chế
 Thành công
 	 Khi vận dụng đề tài này trẻ rất hứng thú học, được đồng nghiệp ủng hộ, cha mẹ trẻ giúp đỡ như sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc hấp dẫn, tạo sân khấu cho trẻ biểu diễn theo nhạc một cách hứng thú 
 Trẻ tham gia hát và vận động hứng thú và chơi tốt trò chơi một cách tích cực. Chú ý lắng nghe cô hát và vận động mẫu. Trẻ biết tự biểu diễn theo ý thích của mình.
Hạn chế:
 Nhận thức của trẻ không đồng đều có trẻ người đồng bào khó khăn khi dạy hát. Môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc chưa được phong phú.
c) Mặt mạnh, mặt yếu
 	Mặt mạnh
 	 Biết tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm mũ đội, hoa múa, đànđể dạy trẻ. Xây dựng giáo án và trình chiếu bằng Powerpoint trẻ học rất hứng thú. 
 	Mặt yếu
 	Một số cha mẹ còn mải làm kinh tế, nghiêng về đọc và viết chưa chú ý đến sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ.
d) Nguyên nhân
 Được sự quan tâm của Ban giám hiệu cùng sự yêu nghề mến trẻ, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao của tuổi trẻ đã thúc dục bản thân không ngừng phấn đấu, phát huy tính sáng tạo trong công việc .
Sự quan tâm của nhà trường và gia đình kết hợp cùng với phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo và gợi mở đã gây hứng thú cao cho cô và trẻ trong tiết dạy và học. giúp cho trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động âm nhạc.
	e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảmĐối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
	Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc, hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Vì, âm nhạc có vai trò hình thành những thói quen tốt cho trẻ như biết yêu thương con người, yêu thiên nhiên, Ngoài ra âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu phát triển tai nghe, ngôn ngữ, trí tuệ ,..Qúa trình trẻ tiếp xúc với hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, trò chơi âm nhạc sẽ hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển thẩm mỹ, đạo đức và trí tuệ. Chính vì vậy, âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ cần thiết.
3. Giải pháp và biện pháp
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
 Trẻ hiểu được nội dung âm nhạc, khám phá được cái mới lạ khi vận động theo nhạc qua lời của bài hát về thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống.
 	 Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc và thẩm mỹ của trẻ, từ những hình tượng liên tưởng trong bài hát trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác và phong phú của câu từ bài hát. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những động tác, hành động tình cảm cao quý của con người thể hiện trong âm nhạc sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu con người, hành vi, thái độ của trẻ đối với các hiện tượng, đời sống xung quanh 
 	b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau :
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để rèn luyện cho trẻ
Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo viên cần phải tạo được hứng thú hoạt động âm nhạc với trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú âm nhạc cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tạo môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, trang trí phù hợp chủ đề, đề tài, trang phục đa dạng, đồ dùng đa dạng về chủng loại). Đồng thời giáo viên phải chú ý tới môi trường mà mình tạo ra, thường xuyên thay đổi nội dung trang trí để trẻ không bị nhàm chán.
VD: Trong lớp học với chủ đề “tết và mùa xuân”. Tôi sẽ tạo một phông màn trang trí về ngày tết (nốt nhạc, bé tới chúc tết ông bà, bánh chưng, hoa mai, ..)tạo không khí như ngày tết sau đó dẫn dắt trẻ vào bài “sắp đến tết rồi”. Khi đó tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một cành mai, đào để trẻ cầm trên tay cùng hát và vận động theo nhạc. Bên ngoài cửa lớp tôi cũng trang trí như vậy để trẻ học mọi lúc mọi nơi. Qua đó kích thích tính tò mò ham học hỏi, lòng say mê học âm nhạc của trẻ. 
 Vì vậy việc tạo môi trường âm nhạc cho trẻ rất cần thiết, nó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Biện pháp 2: Cách thức tổ chức họat động âm nhạc cho trẻ
a)Thiết lập tiết học một cách nhẹ nhàng, linh hoạt
a.1 Dạy hát là trọng tâm
Cần lựa chọn những bài hát để dạy trẻ có trong chương trình hoặc những bài dạy thêm. Cần chọn các bài hát có chất lượng nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi, chứa đựng tính nhân đạo.
Khi dạy trẻ hát cần hát đúng, thuộc bài hát và thể hiện tình cảm của bài hát đó đồng thời kết hợp rèn kỹ năng hát. Tùy theo mức độ khó hay dễ, dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp của bài hát, cô có thể chọn cách dạy hát sao cho phù hợp với trẻ lớp mình.
VD: Khi cô dạy trẻ hát bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” khi trẻ đã thuộc rồi thì cô cho trẻ thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát phù hợp với trẻ.
Khi hát cô tổ chức cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau như hát theo nhóm, hát to, hát nhỏ, hát nối đuôi, hát đối đáp,Bên cạnh đó chúng ta chú ý tới phát âm chính xác lời ca của trẻ, giúp trẻ hát đều và nhịp nhàng hơn.
VD: Khi hát bài “Em thêm một tuổi” cho 2 tổ đứng đối diện nhau để hát hoặc hát nối đuôi.
a.2 Vận động là trọng tâm
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo về âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bọc lộ cảm xúc giao tiếp với bạn bè. 
VD: Bài “Fm đi mẫu giáo” trẻ vận động minh họa cùng cô kết hợp các động tác tay chân phù hợp với bài hát. Qua đó làm cho trẻ khắc sâu đến những ngày được học ở trường mầm non.
Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. Các động tác múa giúp trẻ hứng thú, tiết học thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
 	VD: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (5 - 6 tuổi ) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa vào đặc điểm của lớp tôi các cháu có khả năng múa được những động tác đơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc đầu, động tác của bốn câu hát, phần nhạc kết. 
Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao và đưa sang hai bên theo nhịp bài hát.
 + Động tác 1: “Bà ơi bàlắm” Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ “lắm”, kết hợp với nhún chân.
 	+ Động tác 2: “Tóc bà trắng.mây” Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống hai bên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây”
 	+ Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay”. Hai tay từ từ ấp lên ngực vào từ “lắm”. Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay”
 	+ Động tác 4: “Khi cháu vâng lời .vui”. Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết hợp với chống gót chân.
 	 Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay, kết hợp bước xoay tròn tại chỗ một vòng. 
Vỗ tay theo nhịp, phách của bài hát
*Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu:
 Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với sơn ca .
 Vỗ vỗ vỗ; vỗ vỗ vỗ vỗ;vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ;vỗ
	a.3 Nghe nhạc, nghe hát làm trọng tâm
	Nghe nhạc, nghe hát là 1 sự tác động sâu sắc đối với tâm hồn trẻ. Nó phản ánh và kích thích sự vận động cùng với tính ham hoạt động của trẻ. Qua đó trẻ cảm nhận được sắc thái thể hiện trong âm nhạc.
	Các bài hát vui vẻ, nhộn nhịp dí dỏm hay ngộ nghĩnh đều khơi gợi hứng thú âm nhạc trong trẻ. Cô có thể hát cho trẻ nghe, nghe nhạc không lời, nghe hát qua băng đĩa kết hợp minh họa theo bài hát đó.
	VD: Bài “Bố là tất cả” diễn tả niềm hạnh phúc, tình cảm cha con trong gia đình.
	Khi nghe nhạc, nghe hát trẻ được nghe rất nhiều thể loại như dân ca, hát ru,..Những bài hát này đều mang tính giáo duc cao.
	VD: Bài “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”. Khi nghe trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho mình thật bao la. Từ đó trẻ yêu thương mẹ của mình.
	VD: Bài “Yêu Hà Nội”. Khi nghe bài hát này làm khơi gơi ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên.
b) Sử dụng một số trò chơi âm nhạc
Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Bởi lẽ đó trò chơi âm nhạc là phương tiện đem đến cho trẻ giờ học sinh động, nhẹ nhàng, thoải mái. Ngoài ra trò chơi âm nhạc còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, năng khiếu, phản xạ nhanh nhạy và rèn luyện cho trẻ kỹ năng thông qua tai nghe.
VD: Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát, nghe tiếng hát tìm đồ vật,Những trò chơi này đòi hỏi trẻ phải tập trung, lắng nghe lời hát của ai? mấy bạn hát? bạn đó đã sử dụng nhạc cụ nào?
Ngoài những trò chơi mà hằng ngày trẻ chơi tôi còn sưu tầm và sáng tạo một số trò chơi khác để trẻ hứng thú, linh hoạt trong khi chơi.
VD: Trò chơi “Ô cửa thần kì” giúp trẻ ôn luyện những bài hát mà trẻ biết, rèn kỹ năng mạnh dan, tự tin muốn khám phá trước khi chơi. Cô chuẩn bị 4 ô cửa, mỗi ô cửa có 1 bức tranh theo chủ đề. Sau đó cô mời lần lượt các đội chọn ô cửa bất kỳ, khi ô cửa mở ra trog ô cửa đó có bức tranh gì thì đội đó phải hát môt bài về nội dung của bức tranh đó như đội bạn Linh có tranh ô tô thì hát bài “Em tập lái ô tô”. Nếu bạn Ngọc có tranh xe đạp thì hát bài “Bác đưa thư vui tính”. Mỗi lần chơi từ 4 đến 6 bạn và chơi nhiều lần.
c) Sử dụng các loại nhạc cụ, dụng cụ học tập một cách sinh động
 Đồ dùng phục vụ cho bộ môn âm nhạc phải được tăng cường và thay đổi thường xuyên. Tôi đã sử dụng các nguyên vật liệu mở như: mẩu gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữađể làm nhạc cụ cho gõ đệm. Chú ý sử dụng đa dạng các dạng nguyên vật liệu tạo ra âm thanh khác nhau để trẻ có thể cảm nhận được và phân loại được âm thanh theo chất liệu của đồ dùng như:
 	 Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: ti vi, đầu đĩa, vi tính
 Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịchcó nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.
 	Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:
 + Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục
 	+ Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được.
 	*Ví dụ: 
 	+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.
 + Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau.
 	+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.
 	+ Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ.
 	+ Vỏ hộp sữa làm trống cơm.
 + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.
 + Mút xốp làm mũ múa..v.v
 	Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.
 Ngoài ra phải gây sự chú ý cho trẻ bằng cách làm đồ thời trang sáng tạo để trẻ biểu diễn như: Cô dùng ống hút, mút bitít, giấy lụa, lá cây, nilonĐể làm trang phục lạ mắt tạo sự thích thú cho trẻ.
 Góc âm nhạc được thay đổi theo chủ đề, trang trí đẹp mắt với những tranh ảnh ngộ nghĩnh cùng với những nốt nhạc do cô tạo ra.
 Trước khi dạy trẻ giờ hoạt động âm nhạc, cô phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ hoạt động. Sử dụng những nội dung hay, mới lạ phù hợp cùng với lời giới thiệu hấp dẫn làm kích thích nhu cầu và nguyện vọng mong muốn được hoạt động với âm nhạc của trẻ.
d) Tổ chức lồng ghép thích hợp bộ môn âm nhạc với các hoạt động khác
Như chúng ta đã biết một ngày của trẻ ở trường mầm non trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động. Thông qua các hoạt động này giáo viên có thể tổ chức tích hợp âm nhạc vào từng đề tài. Có như vậy sẽ kích thích tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc và tạo động lực thúc đẩy tốt hơn.
VD1: Trong giờ làm quen văn học với đề tài “Cáo, thỏ và gà trống” cho trẻ tích hợp hát bài “Con gà trống” hoặc bài thơ “Hạt gạo làng ta” sau khi đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “hạt gạo làng ta”. Qua đó giúp cho trẻ nhớ được truyện, thơ, tiết học sinh động. 
VD2: Trong giờ hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ ông mặt trời”. Khi vào bài cho trẻ hát bài “cháu vẽ ông mặt trời”. Cô có thể hát khi vào bài hoặc khi trẻ vẽ cô mở cho trẻ nghe để trẻ có hứng thú.
Bởi lẽ âm nhạc là môn học dễ dàng lồng ghép thích hợp với tất cả các bộ môn khác như để dẫn dắt vào bài, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, khám phá khoa học,để giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ một cách nhẹ nhàng hơn.
 Biện pháp 3: Kết hợp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
Trẻ rất dễ nhớ và cũng rất mau quên. Để cho trẻ khắc sâu những gì đã học được ở trường, lớp. Tôi kết hợp với cha mẹ các cháu khi có điều kiện như họp cha mẹ trẻ đầu năm, giờ đón trả trẻ, ... để hiểu được tính cách trẻ và để luyện thêm cho trẻ khi ở nhà.
Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh cách rèn cho trẻ tại nhà và giải thích cho phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ nghe nhạc sẽ phát triển khẳ năng tai nghe rất cao.
Vận động các bậc phụ huynh, hỗ trợ về nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có để trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc.
Khuyến khích và yêu cầu các phụ huynh thay phiên nhau dự các hoạt động của trẻ để họ thấy được các con đi học ở trường mẫu giáo không chỉ được chăm sóc giáo dục chu đáo mà còn được tiếp thu những kiế

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_am.doc