Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

Bên cạnh một số thuận lợi cũng có những mặt khó khăn tồn tại như công tác giáo dục học sinh tại trường cũng còn gặp nhiều han chế vì số học sinh hằng năm không ổn định. Bên cạnh đó nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị dạy học.

Địa bàn nhà trường phụ trách không hoàn toàn thuộc khu vực thuận lợi, phần lớn các em là con em nhân dân lao động , phải bươn chải kiếm sống từng ngày nên các em không được gia đình quan tâm đúng mức, những công việc hàng ngày của các em tự do, tùy tiện, không được ai bảo ban, chăm sóc. Bên cạnh đó việc học tập của các em không được ai nhắc nhở, dạy dỗ vì đa số các em sống cùng ông bà nên có sự hạn chế không quan tam đến việc học của các em.

Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường. Về chất lượng học tập nhìn chung các em còn hời hợt, còn lơ là chưa chú ý nghe giảng bài, không làm bài tập ở nhà. Ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của trường, của lớp chưa tốt vẫn còn rải rác ở một số lớp.

Các em sống trong những hoàn cảnh gia đình khác nhau, các em rất ham hiểu biết, bắt chước, hiếu động, chưa tập chung lâu, chỉ chú trọng vào cái gì đó nhất thời. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa ba môi trường: Nhà trường, gia đình, xã hội.

Do tác động nền kinh tế thị trường, các hiện tượng tiêu cực vẫn còn xảy ra nơi các em đang sống, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư duy hiểu biết còn hạn chế của các em. Quan niệm của phụ huynh học sinh đều “Trăm sự nhờ thầy” nên chưa quan tâm giáo dục đến con em mình.

 

docx 16 trang Trần Đại 28/04/2023 7643
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Long An, ngày 02 tháng 01 năm 2019
BÁO CÁO 
Đề tài sáng kiến: Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Trần Thị Nở	 Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 11/07/1992
- Nơi thường trú: ấp 4, xã Vĩnh Xương, thị Xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên 
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
* Đặc điểm tình hình trườngtiểu học B Long An:
Vài nét về trường:
Trường Tiểu học B Long An nằm ở ấp Long Hòa, Xã Long An, Thị Xã Tân Châu, Tỉnh An Giang. Năm học 2018-2019. Toàn trường có 411 HS được chia thành 14 lớp, hầu hết các em là con nhân dân lao động, phần đông cha mẹ các em đi làm trong các xí nghiệp ở Bình Dương TPHCM, số khác ở nhà làm ruộng lao động chân tay khoảng trên 8% là con thuộc hộ nghèo và cận nghèo. 
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban ngành đoàn thể phòng Giáo dục Thị xã, Đảng ủy, chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình hỗ trợ, học sinh có tinh thần hiếu học, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, tập thể giáo viên, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. 
Giáo viên: Phần lớn Giáo viên là người địa phương, có nhiều Giáo viên thâm niên lâu năm trong nghề, tất cả Giáo viên trong nhà trường đều có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có sự đa dạng xuất thân từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề cũng có nhiều khác biệt, về cá tính, năng lực, sở trường cũng khác nhau, nhưng do yêu cầu chung, dưới sư lãnh đạo của Đảng, cũng như ban giám hiệu nhà trường các giáo viên đã xây dựng thành một mái ấm đoàn kết, khắc phục được mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực cùng nhau gánh vác công việc chung để đẩy mạnh công tác hoạt động của nhà trường ngày càng tiến bộ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục để sánh vai với các trường bạn. Lực lượng giáo viên trong nhà trường có tinh thần tự học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo bằng hình thức tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi, Viết đúng- viết đẹp” của cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh” để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau.
2. Khó khăn:
Bên cạnh một số thuận lợi cũng có những mặt khó khăn tồn tại như công tác giáo dục học sinh tại trường cũng còn gặp nhiều han chế vì số học sinh hằng năm không ổn định. Bên cạnh đó nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị dạy học.
Địa bàn nhà trường phụ trách không hoàn toàn thuộc khu vực thuận lợi, phần lớn các em là con em nhân dân lao động , phải bươn chải kiếm sống từng ngày nên các em không được gia đình quan tâm đúng mức, những công việc hàng ngày của các em tự do, tùy tiện, không được ai bảo ban, chăm sóc. Bên cạnh đó việc học tập của các em không được ai nhắc nhở, dạy dỗ vì đa số các em sống cùng ông bà nên có sự hạn chế không quan tam đến việc học của các em. 
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường. Về chất lượng học tập nhìn chung các em còn hời hợt, còn lơ là chưa chú ý nghe giảng bài, không làm bài tập ở nhà. Ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của trường, của lớp chưa tốt vẫn còn rải rác ở một số lớp. 
Các em sống trong những hoàn cảnh gia đình khác nhau, các em rất ham hiểu biết, bắt chước, hiếu động, chưa tập chung lâu, chỉ chú trọng vào cái gì đó nhất thời. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa ba môi trường: Nhà trường, gia đình, xã hội.
Do tác động nền kinh tế thị trường, các hiện tượng tiêu cực vẫn còn xảy ra nơi các em đang sống, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư duy hiểu biết còn hạn chế của các em. Quan niệm của phụ huynh học sinh đều “Trăm sự nhờ thầy” nên chưa quan tâm giáo dục đến con em mình.
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả.
- Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tiếng nói chữ viết riêng đó chính là nét đặc trưng của mỗi quốc gia. Tiếng việt chính là ngôn ngữ chính thức của đất nước ta, để giữ gìn và phát triển tiếng việt thì nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những nét đặc trưng cơ bản đó. Tiếng việt phát triển qua các thời kì phản ánh sự phát triển ngôn ngữ của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Chính vì thế việc dạy phân môn chính tả ở Tiểu học hết sức quan trọng đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, thông qua việc dạy chính tả cho các em giúp các em nắm được các quy tắc chính tả hình thành kĩ năng, kĩ xảo về chính tả. Từ đó giúp các em có được những tình cảm nhất định, biết em yêu quý trân trọng và giữ gìn ngôn ngữ vốn có từ ngàn đời xưa của ông cha ta để lại. Vì thế tôi nghĩ rằng việc tìm ra “ Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả ” là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với việc hướng dẫn các em viết đúng chính tả và rèn luyện phát triển ngôn ngữ tư duy trong cách nói và viết của học sinh lớp 1 giúp các em hình thành và phát triển hơn kĩ năng giao tiếp trong đời sống thực tế hằng ngày.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Trong quá trình giảng dạy tại trường Tiểu học B Long An năm học 2018- 2019 tôi nhận thấy rằng các em viết sai chính tả bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: 
- Học sinh lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ với những bài chính tả đầu tiên, các em viết đảm bảo tốc độ đúng quy định nhưng vẫn chưa đẹp.
- Một vài học sinh hoàn thành tốt trong lớp có khả năng viết chữ ngay ngắn sạch đẹp, nhưng vẫn còn vài con chữ chưa đúng độ cao như: h, l, ng, ngh, .. các vần ưu, ươu, ưng, ưng, uân....
- Các em đến lớp hầu hết đều chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ (đặc biệt là có đủ bảng con, giấy nháp) cho thấy phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con. 
- Giảng dạy một vài buổi đầu năm, tôi nhận thấy học sinh đến lớp đều chăm ngoan, chịu khó làm bài, học bài. Một số em chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. 
Song bên cạnh đó giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ viết chính tả. Cụ thể ở các mặt như sau: 
+ Học sinh không có tính tự giác cao trong việc học tập và còn lười viết nên chữ viết thường ít đúng mẫu và chưa đủ độ cao.
+ Một vài học sinh chưa hoàn thành gần như trong suốt học kì I các em chỉ có thể nhìn vào bảng của cô viết theo, chưa điểm đặt bút như thế nào và bắt đầu viết từ nét nào để có được những con chữ đó.
+ Học sinh còn viết sai nhiều độ cao các con chữ và đặc biệt là trong những bài chính tả đầu tiên khi các em viết còn rất bỡ ngỡ chỉ những em hoàn thành tốt mới có thể đảm bảo tốc độ cho các bài đầu tiên như thế.
+ Một số học sinh giọng nói chưa rõ ràng ngọng các âm: l- n, ch- tr, s- x,..nên khi viết chính tả các em còn mắc lỗi nhiều.
+ Một số các em khác thì lại chưa nắm được các qui tắc chính tả: ng- ngh, g- gh, c- k,...
+ Trong các buổi học, các em thường viết chữ đẹp hơn các bài kiểm tra định kì.
+ Học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết chính tả ( đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với các bài thơ được chép theo thể thơ lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn mẫu của giáo viên để chép và khi giáo viên xuống dòng câu ở chữ nào thì học sinh sẽ xuống dòng ở chữ đó. Ví dụ: bài chính tả tập chép “ Hoa ngọc lan”
Qua điều tra bài chính tả tập chép thứ 2 “ Tặng cháu” của lớp tôi năm học vừa rồi thu được kết quả như sau: 
Tổng số HS
Học sinh viết đúng chính tả
Sai cách ghi dấu thanh
Sai về độ cao khoảng cách các con chữ
Nét chữ chưa chuẩn
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
24
4
16,67%
9
37,4%
4
16,67%
7
29,17%
Học sinh lớp khi bước sang học kì II các em sẽ học thêm các phân môn khác như Tập đọc và chính tả các em phải làm quen với cách tự viết viết sao cho đủ thời gian và tốc độ viết trên lớp.
Với phân môn chính tả tập chép thì nhìn chung các em hoàn thành tốt hoặc một vài trường hợp hoàn thành các em sẽ viết rất tốt đảm bảo thời gian của môn trên lớp. Nhưng còn các em chưa hoàn thành thì vẫn còn viết rất chậm.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Trong trường Tiểu học môn chính tả giữ một vị trí hết sức quan trọng, học sinh viết đúng viết nhanh thì mới có phương tiện học các môn khác dễ dàng hơn. Đọc, viết và thông nghĩa ý nghĩa là ba công việc có liên quan mật thiết với nhau. Nếu viết là biến những ngôn ngữ thành kí hiệu được thì đọc là biến những kí hiệu đó thành ngôn ngữ. Muốn vậy học sinh cần thông thạo cách đọc và viết đúng quy tắc chính tả.
Học sinh hiểu rõ quy tắc chính tả sẽ rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết rõ, viết nhanh, viết đúng, viết đẹp. Cần kết hợp với việc viết đúng chính tả và cách phát âm chuẩn. Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, chúng ta phải cố gắng sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả để giúp học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng việt văn hóa, Tiếng việt theo hướng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt, cũng như xây dựng ngôn ngữ trong mỗi vùng miền của tổ quốc, trong đó nhà trường là ngôi trường quan trọng bật nhất có vai trò chủ đạo trong việc chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết trong đó môn học đảm nhận trọng trách to lớn này ở trường Tiểu học chính là môn chính tả.
Bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng và tình cảm tốt đẹp- trước hết là tôn trọng những quy tắc chính tả góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác rèn luyện cho học sinh viết đúng chữ việt( chữ quốc ngữ). Là một giáo viên dạy lớp 1, như chúng ta biết lớp 1 chính là lớp đầu cấp nên việc uốn nắn rèn luyện các em ngay từ bây giờ là điều cần phải làm và quan trọng hơn là tạo cái nền tảng quan trọng cho các em học tốt môn chính tả và các môn học khác trên lớp trên.
Chính vì thế việc dạy học sinh lớp 1 viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại rèn luyện của người giáo viên và bằng cái tâm trong nghề. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng, mà đã là quan trọng thì chúng ta phải làm quyết tâm cho bằng được, cũng vì những lý do nêu trên mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là:” Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả”
3. Nội dung sáng kiến 
a. Thuận lợi:
+ Về phía học sinh:
- Học sinh lớp 1 mới đi nên các em rất thích học, ham học, ham viết. 
- Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
- Môi trường giao tiếp, bố mẹ, phương tiện thông tin đại chúng, cô giáo... đều biết Tiếng Việt. 
- Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bộ chữ mẫu của Giáo viên, những bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát. 
- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em ngay từ lớp 1.
- Học sinh lớp Một học hai buổi trên ngày nên có nhiều thời gian để rèn cho học sinh học tập được nhiều kết quả hơn.
- Phần lớn các em được học mẫu giáo. Đa số học sinh lớp Một mới đi học nên các em rất thích học, ham học, rất ngoan, vâng lời, nghe lời thầy cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên, khen thưởng. 
- Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, mua sắm sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất cho học sinh, bàn ghế đúng quy cách, đảm bảo đủ chỗ ngồi, chuẩn theo yêu cầu hiện nay.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi giảng dạy. Thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ.
- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết đúng chính tả của các em ngay từ lớp Một.
+ Về phía giáo viên:
- Giáo viên có tinh thần tự học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. 
- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng giảng của các thầy cô giáo bằng hình thức tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, Viết đúng, viết đẹp” của cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh” để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau.
b. Khó khăn:
Qua khảo sát các em vào đầu năm chúng tôi nhận thấy các em học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn.
- Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo)vào lớp 1 nên chữ chưa thống nhất. Có em không biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mãi chơi, nghịch. 
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dùng bút khi viết chữ. 
- Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
- Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
- Viết nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đẹp.
- Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết. 
3. 1 Tiến trình thực hiện
- Mục tiêu phân môn Chính tả, không tách rời việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng việt ở tiểu học.Theo tôi xác định được mục tiêu của phân môn Chính tả là phải cụ thể đúng hướng, đó là điều kiện quyết định sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Chính tả. Phân môn Chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn khác và để sử dụng trong giao tiếp.
- Vì vậy để giúp học sinh nâng cao chất lượng phân môn Chính tả thì bản thân tôi rèn cho học sinh có ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng, viết đẹp nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Ngoài ra, phải dành nhiều thời gian kiểm tra chữ viết của học sinh và kịp thời uốn nắn sửa sai cho từng học sinh.
- Bên cạnh đó, trong giảng dạy tôi luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm hữu hiệu nhất để sớm rèn cho các em viết chữ đúng, viết chữ đẹp. Và để làm được điều đó tôi tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để có thêm một số kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp Một. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc học tốt môn Chính tả ở những lớp trên.
- Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt gây hứng thú học tập cho các em.
- Truyền thụ nội dung dạy học phải phù hợp với các học sinh nhất là đối với các em chưa hoàn thành.
- Tìm ra nhiều biện pháp để giúp các em viết chính tả có tiến bộ.
3.2 Thời gian thực hiện
Trong quá trình giảng dạy từ năm học 2016-2017 , 2017- 2018 và áp dụng vào thực tế năm học 2018-2019 để giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc dạy học hằng ngày.
3.3. Các biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành 
Về mặt lý luận còn có chỗ thiếu sót hoặc chưa chặt chẽ vì kinh nghiệm bản thân có hạn, nhưng tôi tin rằng sự phát hiện những biện pháp mới mẻ với việc giải quyết vấn đề dưới đây và việc áp dụng vào giảng dạy của tôi đã có những thành công nhất định. Tính thực tiễn là học sinh đã biết nắm được các quy tắc chính tả, giúp các em viết chính tả được tốt hơn trước đây. Qua đó tôi rất tin tưởng việc đưa ra một số biện pháp mới này là khoa học và có hiệu quả thực sự. Tôi có một số biện pháp khắc phục sau:
3.3.1. Rèn luyện học sinh thói quen chăm chỉ, xem bài và đọc lại bài sau khi viết:
Trong mỗi giờ học Tập đọc mà thông thường là các tiết sau đó là của các em sẽ viết, hoặc chép bài chính tả vào ngày hôm sau, tôi thường cho các em luyện đọc bài tập đọc đó ở nhà nhiều lần và trong giờ dạy chính thức cũng vậy các em sẽ đọc nhiều lần bằng nhiều phương thức, nhóm, dãy, cá nhân như vậy các em sẽ nhớ rõ hơn các tiếng, âm, vần mà mình sẽ viết trong tiết chính tả. Trước khi học sinh viết bài, giáo viên luôn cho học sinh đọc vần từ hay bài chính tả trước rồi mới viết. Khi viết xong, tôi nhắc nhở học sinh đọc lại bài, những gì đã biết (vần, từ, bài chính tả) để qua đó thấy mình sai gì để tự sữa, tự khắc phục. Đặc biệt trong giờ chính tả thì giáo viên cần đọc chậm lại nội dung bài viết mà nhắc nhở học sinh theo vào bài viết của mình để soát lỗi chính tả có thể đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau, yêu cầu giáo viên phải đọc đúng phát âm chuẩn.
- Học sinh phải thật chú ý: tai nghe- mắt nhìn và suy nghĩ để sữa chính tả cho đúng.
3.3.2 Rèn luyện chữ viết, viết tỉ mỉ vừa phải, đảm bảo tốc độ viết và giáo dục tính cẩn thận cho học sinh khi viết:
Ngay đầu năm học sau tuần làm quen với lớp, tôi bắt đầu khảo sát nhỏ khả năng viết cũng như nhận dạng các âm của các em vì như chúng ta đã biết các em ở lớp mẫu giáo các em đã tập làm quen với các chữ cái trong tiếng việt, sau đó ngay tuần thứ 2 tôi đã chuẩn bị tập 5 ô li có bao bìa đẹp, nhãn vở ghi tên rõ ràng cho từng em vì như chúng ta biết vở sạch thì chữ mới đẹp. Các em ở lớp 1 cũng vậy cũng yêu và thích cái đẹp vì vậy tôi thấy rằng các em rất cẩn thận, nâng niu và viết thẳng hàng theo giáo viên. Trong quá trình chép chính tả cần lưu ý các em giáo viên vừa đọc vừa chép bảng cho học sinh chép theo tránh tình trạng giáo viên viết cả bài chính tả lên bảng lớp như thế các em sẽ viết nhanh, cẩu thả cho xong theo giáo viên c học sinh lớp 1, giáo viên cần phải giáo dục cho học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận giáo dục qua các bài học, qua các và đối với học sinh Tiểu học viết nhanh cẩu thả là điều khó chấp nhận được nhất là các em lớp 1,t rong thực tế ngay thời gian đầu để học sinh không có thói quen viết nhanh, nếu có giáo viên phải giúp cho học sinh dần dần để khắc phục những điểm này, để khắc phục những lỗi trên, nhìn chung giáo viên phải ân cần, dịu dàng uốn nắn, kể cả lỗi do vụng về mà vở bị vây bẩn hay quăn mép. Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh: “nắn nét chữ, rèn nét người”từ đó, đề các em luôn có tính tự giác nhưng giáo viên luôn lưu ý, đối với học sinh lớp 1 thì giáo viên phải “ Vừa dạy, vừa dỗ 
3.3.3. Tổ chức cho học sinh các hoạt động vui chơi thư giản học mà vui- vui mà học:
Vui- chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ hay học tập trong đời sống của các em. Chính vì thế trong các tiết dạy tôi luôn tranh thủ tổ chức tạo mọi điều kiện cho các em vui chơi đang xen trong các giờ học. Học sinh lớp 1 cần rất nhỏ tuổi, các em còn mải chơi chưa xác định được nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy, giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh vào quá trình học tập để các em chủ động tìm tòi, khám phá chếm lĩnh các tri thức. Chính vì thế cần tổ chức cho học sinh: “học mà vui- vui mà học” qua các hình thức và phương pháp khác nhau.
Đối với học sinh lớp 1, việc viết bài chính tả là một việc làm căng thẳng đối với các em. Các em phải tập trung, chú ý nhiều giác quan để viết liền mạch bài viết. Để gây hứng thú cho học sinh, để học sinh thấy thoải mái, thích thú, tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả học tập, qua đó các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động có hiệu quả.
VD: dạy bài chính tả nghe- viết Kể cho bé nghe.
+ Hướng dẫn viết tiếng khó: ầm ĩ, chăng dây, quay tròn, nấu cơm. Sau khi học sinh đọc phân tích tiếng, những từ nói trên tôi cho học sinh thi viết (nghe- viết) cho học sinh thi đua sau đó học sinh tự nhận xét bài của bạn.
+ Bài tập 3: điền chữ ng- ngh
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát SGK trang 114 điền chữ thích hợp để có từ ứng với tranh SGK (làm việc các nhân). Sau đó chữa bài. Cuối cùng tôi đưa ra hai bài tập ghi ở bảng phụ để cũng cố.
Bài tập:
Giáo viên gọi 2 nhóm (mỗi nhóm 3 học sinh) đại diện lên sữa bài tập và học sinh nhận xét.
Viết là ng khi đứng trươc các nguyên âm nào?
Viết là ngh khi đứng trước các nguyên âm nào? 
3.3.4. Phương pháp nêu gương trong giờ học :
Một trong các phương pháp giúp trẻ học tốt đó chính là phương pháp nêu gương. Học sinh lớp 1 rất thích được khen, vì vậy các em học đạt được thành tích gì dù là nhỏ nhưng giáo viên phải biết cách động viên, khuyến khích học sinh kịp thời, khi viết chính tả cũng vậy, nếu thấy học sinh nào có tiến bộ, có những thành tích về chữ viết dù là rất ít giáo viên cũng phải thường xuyên tuyên dương các em trước lớp trong giờ học đó hoặc là trong giờ sinh hoạt lớp.
Ngoài ra tôi còn kể cho các em nghe tấm gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát ngày xưa, gương vượt khó học tập của anh Nguyễn Ngọc Ký hay những tấm gương rèn c

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_giup_hoc_si.docx