Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng tập luyện đội hình đội ngũ cho học sinh Lớp 5 khu trung tâm trường Tiểu học Mường Bú B

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng tập luyện đội hình đội ngũ cho học sinh Lớp 5 khu trung tâm trường Tiểu học Mường Bú B

Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục còn được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí tuệ và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.

 Việc rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản ngày nay cả xã hội quan tâm và đầu tư rất nhiều. Một trong các kĩ năng vận động cơ bản vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới kĩ năng vận động của học sinh và cũng góp phần lớn vào việc hình thành nhân cách cho học sinh đó chính là nội dung ĐHĐN trong chương trình Thể dục lớp 5. Nó góp phần phát triển toàn diện các tố chất thể lực đồng thời là nền tảng cho việc tập luyện ĐHĐN của các năm tiếp theo. Chúng ta đã biết ĐHĐN là nội dung cơ bản và không thể thiếu trong bộ môn thể dục, nếu rèn luyện tốt nội dung ĐHĐN thì nó giúp cho việc tổ chức lớp của giáo viên tốt hơn, giúp HS nghiêm túc hơn trong học tập và việc tiếp thu các động tác khác cũng trở nên hiệu quả hơn. Qua một vài năm công tác tôi nhận thấy học sinh Tiểu học trong trường TH Mường Bú B thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kĩ năng ĐHĐN các em thường chán nản khi tập nội dung này chính điều ấy cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn, ảnh hưởng tới việc tiếp thu các kĩ năng vận động khác. Chính vì những lí do nêu trên tôi đã quyết tâm tìm ra những phương thức mới giúp làm thay đổi cách suy nghĩ của các em tạo cho các em hứng thú trong học tập và tiếp thu được các kĩ năng ĐHĐN một cách dễ dàng hơn.

 Trong chương trình thể dục ở bậc tiểu học Bộ Giáo Dục đã đưa ra rất nhiều nội dung nhưng nội dung ĐHĐN là nội dung không thể thiếu ở các khối học, được sắp xếp học ngay phần đầu của năm học và được lồng nghép trong nhiều tiết học trong chương trình thể dục của năm. Những tuần đầu của học kỳ 1 thì chương ĐHĐN chiếm phần đa số các tiết học và được thực hiện thường xuyên, sâu suốt đến hết năm học (trong những lúc tập trung, phát triển đội hình tập các nội dung khác). Vì vậy, ngay trong những buổi đầu tôi đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, họp tổ nhóm chuyên môn để cùng thống nhất cụ thể về chương trình dạy, từng phần nhỏ trong chương ĐHĐN, cũng như về phương pháp hướng dẫn, truyền đạt để các em tiếp thu bài 1 cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 

doc 20 trang hoathepmc36 26/02/2022 9545
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng tập luyện đội hình đội ngũ cho học sinh Lớp 5 khu trung tâm trường Tiểu học Mường Bú B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Phần thứ nhất: Lí do chọn sáng kiến     
Trang 3
Phần thứ 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
        1. Cơ sở lí luận
Trang 4
Trang 4
        2. Thực trạng
Trang 4-7
        3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
Trang 8-13
 4. Hiệu quả sáng kiến
Trang 14-15
Phần thứ 3: Kết luận
Trang 16-18
Tài liệu tham khảo
Trang 19
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
ĐHĐN: Đội hình đội ngũ
TH : Tiểu học
VD : Ví dụ
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
Phần I : 
LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Bậc tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân”.
 	 Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em phát triển toàn diện về Đức, Trí, Lao, Thể, Mĩ. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa cho các em học sinh chiếm lĩnh tri thức để sau này trở thành công dân tài năng cho đất nước. Thì việc phát triển về thể chất cũng là việc quan trọng không kém. Như Bác đã nói, “Một người dân khỏe mạnh thì góp phần làm nên một đất nước khỏe mạnh, một dân tộc khỏe mạnh mới có một đất nước khỏe mạnh có vậy thì dân mới cường và nước mới thịnh”. Đó cũng là hai mục tiêu cao quý của chế độ mới. Hai mục tiêu này không những có quan hệ với nhau mà còn có quan hệ bản chất với mục tiêu dân giàu nước mạnh, chúng đều đem lại hạnh phúc cho con người, cho dân tộc Việt Nam. Quan điểm “Dân cường thì nước thịnh” quy định tất cả các quan điểm khác của Hồ Chí Minh, hướng TDTT phục vụ đắc lực các mục tiêu dân cường, nước thịnh.
Dân cường làm nên nước thịnh. Điều này có nghĩa sức khoẻ của nhân dân là một trong những nhân tố to lớn quyết định sự phát triển đất nước đi tới “Dân giàu nước mạnh”. Do đó, TDTT phục vụ đắc lực sức khoẻ nhân dân cũng đồng thời góp phần phục vụ công cuộc chấn hưng đất nước.
 	Bởi vậy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã và đang được triển khai khắp nơi và nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn giáo viên ở các cấp học. Hưởng ứng phong trào đó bản thân tôi cũng muốn đóng góp phần công sức bé nhỏ vào sự nghiệp giáo dục hiện nay, sau nhiều năm giảng dạy với kinh nghiệm đúc rút được tôi xin được trình bày một SKKN “Một số biện pháp rèn kĩ năng tập luyện đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 5 khu trung tâm trường TH Mường Bú B” và mong rằng với SKKN này sẽ đóng góp một phần công sức để hưởng ứng vào công việc xây dựng nền giáo dục huyện nhà ngày một đi lên. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ cở lý luận:
Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục còn được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí tuệ và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.
 Việc rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản ngày nay cả xã hội quan tâm và đầu tư rất nhiều. Một trong các kĩ năng vận động cơ bản vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới kĩ năng vận động của học sinh và cũng góp phần lớn vào việc hình thành nhân cách cho học sinh đó chính là nội dung ĐHĐN trong chương trình Thể dục lớp 5. Nó góp phần phát triển toàn diện các tố chất thể lực đồng thời là nền tảng cho việc tập luyện ĐHĐN của các năm tiếp theo. Chúng ta đã biết ĐHĐN là nội dung cơ bản và không thể thiếu trong bộ môn thể dục, nếu rèn luyện tốt nội dung ĐHĐN thì nó giúp cho việc tổ chức lớp của giáo viên tốt hơn, giúp HS nghiêm túc hơn trong học tập và việc tiếp thu các động tác khác cũng trở nên hiệu quả hơn. Qua một vài năm công tác tôi nhận thấy học sinh Tiểu học trong trường TH Mường Bú B thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kĩ năng ĐHĐN các em thường chán nản khi tập nội dung này chính điều ấy cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn, ảnh hưởng tới việc tiếp thu các kĩ năng vận động khác. Chính vì những lí do nêu trên tôi đã quyết tâm tìm ra những phương thức mới giúp làm thay đổi cách suy nghĩ của các em tạo cho các em hứng thú trong học tập và tiếp thu được các kĩ năng ĐHĐN một cách dễ dàng hơn. 
 Trong chương trình thể dục ở bậc tiểu học Bộ Giáo Dục đã đưa ra rất nhiều nội dung nhưng nội dung ĐHĐN là nội dung không thể thiếu ở các khối học, được sắp xếp học ngay phần đầu của năm học và được lồng nghép trong nhiều tiết học trong chương trình thể dục của năm. Những tuần đầu của học kỳ 1 thì chương ĐHĐN chiếm phần đa số các tiết học và được thực hiện thường xuyên, sâu suốt đến hết năm học (trong những lúc tập trung, phát triển đội hình tập các nội dung khác). Vì vậy, ngay trong những buổi đầu tôi đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, họp tổ nhóm chuyên môn để cùng thống nhất cụ thể về chương trình dạy, từng phần nhỏ trong chương ĐHĐN, cũng như về phương pháp hướng dẫn, truyền đạt để các em tiếp thu bài 1 cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Từ năm học 2013 - 2014 tôi được phân công giảng dạy thể dục bộ môn thể dục tại trường TH Mường Bú B tôi nhận thấy việc tập luyện và giảng dạy các tiết học thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện các kĩ năng đội hình đội ngũ của HS, bởi trong quá trình dạy và học người giáo viên cùng cán sự phải thực hiện các khẩu lệnh nhằm biến đổi đội hình cho phù hợp với các nội dung tập luyện, nếu học sinh thực hiện không tốt thì rất mất thời gian cho việc biến đổi đội hình đồng thời nó gây ra việc lộn xộn trong khâu tổ chức dẫn đến chất lượng giờ dạy không cao.
Đối với những tiết học thể dục trong chương trình lớp 5 có nội dung đội hình đội ngũ thì tôi nhận thấy các em thường không mấy hứng thú khi tập những nội dung này, các em thường tập sai nhiều như:
- Khi tập hợp đội hình hàng ngang hay dọc thì các em tuy có tập hợp nhanh song dóng hàng còn chưa thẳng, một số em còn lúng túng không biết nên đứng vị trí nào. Nhiều em đứng không đúng cự li qui định dẫn đến nhìn đội hình rất xấu và lộn xộn.
- Khi thực hiện các động tác quay đa phần các em đã quay đúng hướng song kĩ thuật quay chưa chuẩn, có nhiều em khi thực hiện các kĩ thuật quay thường không xác định được chân trụ dẫn đến việc quay sai kĩ thuật mất thăng bằng khi quay.
- Đối với các động tác đi đều và giậm chân tại chỗ thì các em thực hiện chưa không đều, nhiều em thực hiện không đúng nhịp hô, có một số em thường xuyên mắc phải lỗi cùng chân cùng tay, một số em dáng di không thực sự tự 
nhiên như cúi mặt hay bị so vai rụt cổ.
- Để đánh giá đúng hơn thực trạng của vấn đề tôi tiến hành kiểm tra các em học lớp 5 trung tâm với nội dung:
 + Thực hiện quay phải, quay trái, quay sau
 + Thực hiện giậm chân tại chỗ và đi đều
 + Tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
Vào tháng 10 năm 2013 tôi đã tiến hành đánh giá theo đúng những kĩ năng mà học sinh lớp 5 cần đạt được quy định trong sổ đánh giá học sinh tiểu học do bộ giáo dục quy định kết quả cụ thể như sau:
Tổng số HS
Nội dung kiểm tra
Yêu cầu cần đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
46
Quay phải
Thực hiện quay đúng hướng, đúng kĩ thuật
38
82,61
8
17,39
46
Quay trái
Thực hiện quay đúng hướng, đúng kĩ thuật
36
78,26
10
21,74
46
Quay đằng sau
Thực hiện quay đúng hướng, đúng kĩ thuật
28
60,87
18
39,13
46
Giậm chân tại chỗ, đi đều
Thực hiện giậm chân đúng kĩ thuật, đúng nhịp hô, động tác nhịp nhàng
35
76,09
11
23,91
46
Đi đều, đứng lại
Đi đều đúng nhịp, đúng kĩ thuật động tác nhịp nhàng, động tác đứng lại đúng.
42
91,30
4
8,70
46
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng
Thực hiện tập hợp đúng khẩu lệnh, dóng hàng thẳng.
40
86,96
6
13,04
* Nguyên nhân của thực trạng:
	 Từ những thực trạng nêu trên tôi nhận thấy những vấn đề tồn tại xuất phát từ những nguyên nhân sau: 
	- Các nội dung của đội hình đội ngũ thường đơn điệu chưa thu hút được học sinh, hình thức tập luyện trước đây ít có sự biến đổi dẫn tới học sinh ít hứng thú trong tập luyện.
	- Khả năng xác định phương hướng phải trái của một số học sinh còn chưa tốt, hoặc xác định được nhưng còn chậm, còn phải tập trung suy nghĩ mới xác định được phương hướng mà chưa thành kĩ năng.
	- Nhiều học sinh còn chưa có phản xạ với nhịp hô dẫn đến giậm chân không đúng nhịp hô khi đi đều, vung tay chân tự do theo các bạn mà không cần biết sai hay đúng.
	- Xuất phát từ tình hình thực tế của những năm học trước, năm học 2013 -2014 tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy đội hình đội ngũ nhằm rèn luyện và hình thành kĩ năng tập đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 5 tại khu trung tâm trường Tiểu học Mường Bú B. Giúp các em tập một cách chủ động hơn.
2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Biện pháp1: Biện pháp trò chơi:
	- Trong phần đội hình đội ngũ lớp 5 nói riêng và phần đội hình đội ngũ tiểu học nói chung thì nội dung quay phải, quay trái và quay sau là nội dung đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng xác định phương hướng phải, trái. Khi học sinh xác định tốt phương hướng phải trái thì sẽ là tiền đề rất tốt cho việc triển khai đội hình và đó cũng chính là nền tảng của đội hình đội ngũ nói chung. Để cho học sinh hình thành tốt kĩ năng xác định phương hướng phải trái tôi thường cho học sinh chơi trò chơi có tên “Giơ nhanh, giơ đúng”, trò chơi này thường chơi vào phần khởi động, thời lượng khoảng 1 phút với luật chơi rất đơn giản. Nếu GV hô “phải” thì học sinh giơ tay phải và ngược lại nếu GV hô “trái” thì học sinh giơ tay trái. Các tiết đầu năm học thì GV cho cả lớp cùng chơi trò chơi này và cả lớp cùng giơ tay đồng loạt, những học sinh thực hiện sai thì GV hướng dẫn nhắc nhở HS, sau một vài lượt như vậy thì GV cho HS đổi hướng và tiếp tục trò chơi để học sinh xác định phương hướng một cách linh hoạt hơn. Khi cả lớp đã xác định phương hướng tương đối tốt thì các tiết tiếp theo GV cho chơi theo cá nhân. GV chỉ vào em học sinh bất kì (thường là học sinh yếu về nội dung này) và hô “phải” hoặc “trái” các em này sẽ phải giơ tay nhanh và đúng nếu sai thì GV nhắc nhở và khắc sâu để các em nhớ, cuối trò chơi chọn những học sinh sai nhiều lên phạt nhẹ nhàng và GV khắc sâu lần nữa. Trò chơi này phải thực hiện thường xuyên trong các tiết học thể dục cho đến khi thấy học sinh đã thực hiện tốt nhằm hình thành kĩ năng xác định hướng phải, trái một cách bền vững cho học sinh.
2.3.2 Biện pháp 2: Biện pháp tự hô kết hợp tập luyện.
	Trong nội dung giậm chân tại chỗ và đi đều học sinh khi mới bước vào tập thường rất lộn xộn, tập không đúng nhịp hô dẫn tới đội hình rất xấu, để khắc phục tình trạng này tôi đã nghĩ ra phương pháp tự hô bởi nếu mình tự hô và tự thực hiện thì dễ kết hợp được giữa nhịp hô và nhịp giậm chân thì sẽ dễ đều hơn, khi HS đã biết kết hợp giữa hô và giậm chân và khi cả lớp hô đều đồng thanh thì tất yếu động tác sẽ đúng nhịp và đều.
	Trong quá trình tập giậm chân tại chỗ và đi đều thường thì tôi cho cán sự hoặc GV hô cho lớp tập nhưng phương pháp đó thường đem lại kết quả không cao, tôi đã hướng dẫn cho học sinh tự hô như sau:
	Buổi tập đầu tiên của nội dung giậm chân tại chỗ và đi đều tôi cho học sinh tập hô, cách hô như sau: Cả lớp cùng đồng thanh “1-2; 1-2; 1-2”. Ở đây giáo viên chú ý cho học sinh hô thật đều và thực hiện lặp đi lặp lại như vậy. Chú ý là chỉ hô đủ “1-2; 1-2; 1-2” (3 nhịp) là dừng lại và GV điều chỉnh tần số hô giống như khi giậm chân tại chỗ và đi đều.
	Khi học sinh trong lớp hô đã đều thì giáo viên bắt đầu khớp nhịp hô với động tác bằng cách cho học sinh đứng ở tư thế chân trái nhấc lên 2 tay đánh sang trái, giáo viên lúc này cho học sinh hô đồng thanh khi bắt đầu hô nhịp 1 thì đồng thời chân trái giậm xuống chân phải nhấc lên đến nhịp 2 thì hạ chân phải và nâng chân trái. Khi mới tập thì chỉ cần cho học sinh tập 3 nhịp một rồi dừng lại “1-2; 1-2; 1-2”.
	Khi thấy học sinh tập đã khớp nhịp hô thì giáo viên tăng thêm một lần 3 nhịp 1-2 nữa nhưng lưu ý để nối 3 nhịp 1-2 tiếp theo thì giáo viên hướng dẫn cho các em dừng hô bằng 1 nhịp 1-2, lúc này để các em dễ phân biệt được quãng nghỉ giữa các lần hô giáo viên có thể dùng nhịp vỗ tay thay cho nhịp hô ở quãng nghỉ
	VD: cho học sinh bắt đầu hô “1-2; 1-2; 1-2” (vỗ tay 2 lần thay cho 1 nhịp 1-2) học sinh bắt vào 3 nhịp hô tiếp theo “1-2; 1-2; 1-2”
	Khi học sinh đã thành thục giữa hô và giậm chân đúng nhịp thì giáo viên kéo dài dần các lần hô và thôi không cần phải vỗ tay nữa mà học sinh khi đã quen thì tự động nghỉ giữa các quãng hô.
	Ở giai đoạn cuối khi học sinh đã thực hiện tốt thì cho cán sự hô để cả lớp tập và yêu cầu các em đếm nhịp nhẩm trong miệng mà không thành tiếng. (cán sự hô cũng phải hô giống như khi cả lớp tập hô).
2.3.3 Biện pháp 3: Phương pháp gợi mở:
	Phương pháp này áp dụng cho việc tập các động tác quay phải quay trái và quay đằng sau, khi tập cho dù GV đã phân tích kĩ các động tác kĩ thuật khi quay thì khi tập phần này các em đã xác định khá tốt hướng cần quay song lại rất ít em quay đúng kĩ thuật
	VD: Khi GV hô “Bên phải....... quay!” nếu đúng kĩ thuật thì khi GV hô dự lệnh “bên phải....” lúc này học sinh phải xác định hướng cần quay (hướng cần quay ở đây là bên phải) và các bộ phận của hai chân cần làm trụ (ở đây khi cần quay phải thì phải lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, quay trên gót chân phải) dứt động lệnh “quay” các em phải thực hiện động tác xoay người sang phải 900 và trở về tư thế đứng nghiêm. Song trên thực tế thì học sinh thường chỉ quay được đúng hướng, có em dùng cả hai gót chân để quay, có em thì dùng hai mũi bàn chân, có em thì dùng các động tác bước chân để quay. Để khắc phục tình trạng này tôi đã sử dụng phương pháp gợi mở, để thực hiện phương pháp này tôi 
thực hiện như sau:
	Trước khi thực hiện động tác quay tôi cho học sinh biết trước hướng cần quay để chuẩn bị về mặt kĩ thuật.
	VD 1: Khi dự định cho học sinh quay phải thì GV nhắc trước là các em chuẩn bị thực hiện quay phải, các em lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ khi nào dứt động lệnh “quay” thì thực hiện quay sang phải.
	VD 2: Khi học động tác quay sau GV nhắc trước hướng quay nhắc các em là phải quay qua phải, khi thực hiện quay qua phải về sau thì kĩ thuật cũng giống như thực hiện động tác quay bên phải.
	Lưu ý khi thực hiện biện pháp này GV nên kết hợp với phương pháp đàm 
thoại với học sinh để học sinh khắc sâu kiên thức.
	VD: Bây giờ các em sẽ thực hiện động tác quay đằng sau và GV đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời.
	- Quay đằng sau thì các em phải quay qua bên nào về đằng sau? – bên phải.
	- Vậy khi quay qua phải thì ta phải lấy gót chân nào làm trụ? – gót bàn chân phải.
	GV nhấn mạnh khi đã dùng gót chân này làm trụ thì đồng thời phải kết hợp với mũi bàn chân kia.
	Ở biện pháp này GV chỉ áp dụng với 2 – 3 tiết học đầu tiên, các tiết sau đó thì giáo viên hô cho tập bình thường. 
2.3.4 Biện pháp 4: Biện pháp làm mẫu và phân đoạn.
	Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy bộ môn thể dục nói chung và nội dung đội hình đội ngũ nói riêng, với học sinh đang ở lứa tuổi học sinh tiểu học thì phương pháp trực quan chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành hình ảnh ban đầu của động tác, với học sinh lớp 5 tuy đã được tập các bài tập đội hình đội ngũ ở các lớp dưới nhưng ở trong nội dung đội hình đội ngũ ở lớp 5 thì đòi hỏi các em thực hiện ở mức độ kĩ thuật cao hơn và chính xác hơn. Bởi thế phần làm mẫu trực quan đòi hỏi người giáo viên phải làm mẫu chính xác hơn tỉ mỉ hơn đồng thời phải hướng dẫn học sinh biết quan sát các chi tiết của động tác.
	Với các động tác quay phải quay trái và quay đằng sau thì ở lớp 5 các em đa phần đã biết xác định phương hướng nên ở phần làm mẫu cho các động tác quay trái, quay phải hay quay sau thì GV nên chú trọng vào làm mẫu phần kĩ thuật, khi làm mẫu sau khi làm mẫu tổng thể động tác quay phải, (quay trái, quay sau) thì giáo viên cần làm mẫu chi tiết động tác cho học sinh quan sát.
VD: Như động tác quay đằng sau thì sau khi thực hiện làm mẫu tổng thể động tác quay đằng sau thì GV chuyển sang làm mẫu riêng phần chân cho học sinh quan sát đồng thời phân tích kĩ thuật. “Các em chú ý thực hiện động tác quay đằng sau ta phải xoay trên gót bàn chân phải – (GV kết hợp xoay gót chân phải), gót bàn chân trái từ từ đánh sang trái (GV thực hiện với chân trái)”. Khi đã thực hiện làm mẫu để học sinh quan sát về kĩ thuật của chân thì GV cho học sinh tập chậm cùng GV ở kĩ thuật chân của động tác quay sau, GV hô “Đằng sau .. Quay!” dứt động lệnh “quay” GV thực hiện động tác từ từ, học sinh quan sát và thực hiện cùng GV.
Với các động tác đội hình đội ngũ vận động thì việc làm mẫu giúp học sinh hình thành rõ nét động tác, đồng thời giúp học sinh thực hiện đều hơn, đúng nhịp hơn.
VD: Khi cho học sinh đi đều đòi hỏi kĩ thuật tay đánh ra trước phải vuông góc ở khuỷu tay, lúc này GV cần làm mẫu và cho HS tập chậm từng nhịp, khi đã chuẩn ở nhịp 1 thì mới chuyển sang kĩ thuật đành tay ở nhịp 2. Khi cho HS đi đều với đội hình hàng dọc GV đi mẫu ở đầu đội hình việc này giúp HS nhìn vào hình ảnh mẫu và tập có nhịp hơn, hạn chế được các lỗi sai. Khi học sinh đã thành thục hơn thì GV cho cán sự hô cho lớp thực hiện mà không cần phải đi mẫu nữa. GV lúc này chỉ cần quan sát bên ngoài và nhắc nhở học sinh sửa sai hay chú ý chỉnh sửa động tác. 
2.3.5. Biện pháp 5: Biện pháp sắp đặt.
Với lứa tuổi học sinh tiểu học thì việc xếp hàng thường mất khá nhiều thời gian và nếu tổ chức không tốt thì việc xếp hàng của học sinh thường rất lộn xộn, như hàng lối không đúng ý định cần tập hợp, xếp hàng không thẳng, khoảng cách giữa các học sinh trong hàng và giữa các hàng là không đều nhau, để khắc phục tình trạng trên tôi đã sử dụng biện pháp có tên là sắp đặt, ngay từ đầu mỗi năm học tôi tập trung và tiến hành cho học sinh xếp hàng với sự sắp xếp của giáo viên, tôi xắp xếp giáo viên thành các nhóm mỗi nhóm một hàng, các em được xếp thứ tự từ thấp đến cao, sau đó tôi yêu cầu các học sinh phải nhớ vị trí đứng của mình (đứng trước bạn nào và đứng sau bạn nào, hàng thứ mấy) các buổi tập tiếp theo học sinh cứ theo thứ tự đã sắp đặt trước mà xếp hàng. Trường hợp có những học sinh vắng mặt thì học sinh xếp nối tiếp vào bạn đứng trước vị trí đó.
Để tăng tính nhanh nhẹn cho học sinh và tạo thêm hứng thú cho học sinh 
tôi cho các em xếp hàng theo một bài thơ vần điệu. Khi ra hiệu lệnh thì cả lớp đồng thanh đọc bài thơ này khi đọc xong thì các em theo các vị trí đã xắp xếp nhanh chóng thực hiện tập hợp đội hình, lúc này cán sự hay giáo viên chỉ cần chỉnh đốn hàng ngũ.
“Xếp hàng thứ tự
Xin nhớ đừng quên
Mời bạn nhanh lên
Xếp vào đúng chỗ”
Để học sinh thuộc bài thơ này GV cho cả lớp đọc trước một vài lần, sau đó cho lớp giải tán và khi giáo viên cho lớp đọc bài thơ này và khi đọc dứt câu cuối cùng của bài thơ thì HS nhanh chóng thực hiện xếp hàng theo đội hình cũ, sau khi xếp hàng xong giáo viên kiểm tra và tuyên dương những nhóm xếp hàng nhanh, động viên những hàng xếp còn chậm và đội hình chưa đẹp.
2.3.6. Biện pháp 6: Biện pháp thi đấu:
 Với học sinh Tiểu học thì việc được thi đấu được khen ngợi và được chiến thắng là nguồn động lực to lớn thúc đẩy học sinh hăng say hơn trong tập luyện tạo nguồn hứng thú cho học sinh, tạo sự hấp dẫn cho buổi tập thu hút học sinh cả lớp vào với tiết học điều ấy thúc đẩy tiết học diễn ra sôi nổi và đem lại hiệu quả cao nhất.
Với một tiết học Thể dục nói chung thì một trò chơi hay một nội dung thi đấu nó đem lại một luồng cảm hứng cho cả giáo viên và học sinh, nó mang lại không khí sôi nổi và xoá đi những mệt mỏi trong tập luyện, thúc đẩy sự nỗ lực cố gắng ở mỗi cá nhân học sinh.
Ở nội dung đội hình đội ngũ việc tập luyện thường hay khô khan, cứng nhắc và gò bó, điều ấy khiến người tập thường tỏ ra mệt mỏi, thiếu tập trung trong tập luyện nên khi GV đưa nội dung thi đấu vào nội dung tập nó sẽ làm giảm sự cứng nhắc và khô khan, giảm đi cái mệt mỏi trong quá trình tập luyện 
đem lại sự hứng khởi, sự nỗ lực tập luyện của HS.
Trong các tiết học có nội dung đội hình đội ngũ tôi thường đưa một số nội dung của bài học để đưa vào thi đấu giữa các cá nhân hay giữa các nhóm trong lớp. 
VD: Trong tiết học th

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_tap_luyen.doc