Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5

Trong chương trình Toán ở Tiểu học, giải toán là mạch kiến thức hết sức quan trọng. Việc dạy giải toán nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết trong xã hội mới hiện nay.

Giải toán về tỉ số phần trăm là một nội dung rất quan trọng trong chương trình giải toán của lớp 5. Nó không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh hình thành các kĩ năng, phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận logic, hợp lí, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh (theo giới tính hoặc theo xếp loại học lực,.) trong lớp mình học, trong nhà trường; tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hoá hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, .v.v. Đồng thời rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng một cách khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Trong thực tế dạy học giải toán về tỉ số phần trăm, tình trạng học sinh vận dụng sai quy tắc khi tìm tỉ số phần trăm của hai số trong cách trình bày còn phổ biến; học sinh còn lẫn lộn trong việc lựa chọn phương pháp giải của hai dạng toán: tìm giá trị một số phần trăm của một số và tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó; các kĩ năng phân tích, tổng hợp, vẽ sơ đồ, bảng biểu, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện có trong bài toán về tỉ số phần trăm còn hạn chế. Phương pháp và cách thức giảng dạy của giáo viên còn mang nhiều tính áp đặt, chưa phát huy được khả năng của học sinh, Để tìm ra phương pháp dạy học giải toán về tỉ số phần trăm sao cho phù hợp, đòi hỏi người giáo viên phải xác định rõ yêu cầu về nội dung, mức độ cũng như phương pháp dạy học nội dung này. Từ đó nhằm tạo ra một hệ thống phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu về dạy và học dạng toán về tỉ số phần trăm.

 

doc 23 trang thuychi01 6831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
===================
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN VỀ
TỈ SỐ PHẦN TRĂM CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện : Đỗ Thị Loan 
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Xuân Thiên – Thọ Xuân 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
A
MỞ ĐẦU
1
I
Lí do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cúu 
1
III
Đối tượng nghiên cứu
2
IV
Phương pháp nghiên cứu
2
B
NỘI DUNG
2
I
Cơ sở lí luận 
2
1
1. Khái niệm về tỉ số, tỉ số phần trăm
2
2
Nội dung dạy học toán tỉ số phần trăm trong chương trình môn Toán tiểu học
2
3
Yêu cầu chuẩn kiến thức và kĩ năng khi dạy học toán về tỉ số phần trăm 
2
II
Thực trạng dạy học giải bài toán về tỉ số phần trăm trong Toán lớp 5
3
1
Những hạn chế, vướng mắc khi dạy học giải toán về tỉ số phần trăm
3
2
Nhận định các nguyên nhân
5
III
Các giải pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5
6
1
Giúp học sinh phân biệt tỉ số, tỉ số phần trăm, so sánh sự khác nhau giữa tỉ số và tỉ số phần trăm.
6
2
Giúp học sinh phân biệt ba dạng bài toán về tỉ số phần trăm
7
3
Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán (giải thích các thuật ngữ mới), tóm tắt và trình bày bài giải các bài toán về tỉ số phần trăm
11
4
Giúp học sinh vận dụng và vận dụng nâng cao các dạng bài toán về tỉ số phần trăm
17
IV
Kết quả đạt được
19
C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
20
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình Toán ở Tiểu học, giải toán là mạch kiến thức hết sức quan trọng. Việc dạy giải toán nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết trong xã hội mới hiện nay.
Giải toán về tỉ số phần trăm là một nội dung rất quan trọng trong chương trình giải toán của lớp 5. Nó không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh hình thành các kĩ năng, phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận logic, hợp lí, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh (theo giới tính hoặc theo xếp loại học lực,...) trong lớp mình học, trong nhà trường; tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hoá hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, ...v.v. Đồng thời rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng một cách khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Trong thực tế dạy học giải toán về tỉ số phần trăm, tình trạng học sinh vận dụng sai quy tắc khi tìm tỉ số phần trăm của hai số trong cách trình bày còn phổ biến; học sinh còn lẫn lộn trong việc lựa chọn phương pháp giải của hai dạng toán: tìm giá trị một số phần trăm của một số và tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó; các kĩ năng phân tích, tổng hợp, vẽ sơ đồ, bảng biểu, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện có trong bài toán về tỉ số phần trăm còn hạn chế. Phương pháp và cách thức giảng dạy của giáo viên còn mang nhiều tính áp đặt, chưa phát huy được khả năng của học sinh, Để tìm ra phương pháp dạy học giải toán về tỉ số phần trăm sao cho phù hợp, đòi hỏi người giáo viên phải xác định rõ yêu cầu về nội dung, mức độ cũng như phương pháp dạy học nội dung này. Từ đó nhằm tạo ra một hệ thống phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu về dạy và học dạng toán về tỉ số phần trăm.
Là một giáo viên đã nhiều năm dạy lớp 5, tôi nghĩ cần phải có giải pháp cụ thể để giúp học sinh nắm – hiểu và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm một cách chắc chắn. Chính từ suy nghĩ đó, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5” để tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng dạy học về tỉ số phần trăm cho học sinh và bước đầu đã thu được kết quả mong muốn. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu những vướng mắc và sai sót của học sinh thường mắc khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
2. Phân tích nguyên nhân để từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh khắc phục và sửa lỗi; giúp các em hiểu và vận dụng vào luyện tập đạt kết quả tốt, để khi đứng trước các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh biết tự mình tìm ra cách giải một cách tối ưu nhất. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm nói riêng và dạy học Toán lớp 5 nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dạy học về tỉ số phần trăm trong chương trình Toán 5.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Phương pháp tra cứu tài liệu.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm về tỉ số, tỉ số phần trăm
*Tỉ số của hai số: 
Thương của phép chia số a cho số b (b ≠ 0) được gọi là tỉ số của hai số a và b.
Tỉ số của hai số a và b được viết là   hoặc a : b.
*Tỉ số phần trăm:
Tỉ số của hai số được viết dưới dạng phần trăm được gọi là tỉ số phần trăm của hai số đó.
Quy tắc tìm tỉ số phần trăm: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b, ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu phần trăm vào kết quả :  %.
2. Nội dung dạy - học toán về tỉ số phần trăm trong chương trình môn Toán tiểu học
Phần tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm được giới thiệu trong Chương II “Số thập phân – Các phép tính về số thập phân” của nội dung chương trình môn Toán lớp 5. Sau khi học sinh học xong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, học sinh bắt đầu được làm quen với các dạng toán về tỉ số phần trăm. 
Nội dung kiến thức về tỉ số phần trăm được đưa vào chương trình dạy chính thức là 9 tiết học, trong đó có 1 tiết cung cấp về khái niệm tỉ số phần trăm, 3 tiết giải toán về tỉ số phần trăm, 3 tiết luyện tập và 2 tiết luyện tập chung. Còn lại là những bài toán về tỉ số phần trăm đơn lẻ, nằm rải rác xen kẽ với các yếu tố khác trong chương trình. Nội dung chương trình toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5 gồm các nội dung chính là:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. 
- Đọc, viết tỉ số phần trăm. 
- Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số. 
- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
- Giải ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
+ Tìm một số phần trăm của một số . 
+ Tìm một số khi biết một số phần trăm của nó. 
Ngoài ra cùng với việc giải các bài toán, học sinh được thực hiện các phép cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần trăm với một số tự nhiên, chia tỉ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0.
3. Yêu cầu chuẩn kiến thức và kĩ năng khi dạy học toán về tỉ số phần trăm
Sau khi học xong nội dung giải toán về tỉ số phần trăm, các em cần đạt
được những kiến thức và kĩ năng cơ bản như sau: 
- Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại. 
- Biết đọc, biết viết các tỉ số phần trăm. 
- Biết viết một số phân số thành tỉ số phần trăm và viết một tỉ số phần trăm thành phân số. 
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần trăm với một số tự nhiên, chia tỉ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0.
- Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một số, tìm một số biết giá trị một tỉ số phần trăm của số đó. 
- Vận dụng để giải được các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về cấu trúc, nội dung chương trình và yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng khi dạy học giải toán về tỉ số phần trăm, tôi nhận thấy: Các bài toán về tỉ số phần trăm trong chương trình rất đa dạng, phong phú, có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống và vừa sức với trình độ của học sinh. Song ở dạng toán này lại có nhiều thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh, gây ra những tình huống có vấn đề yêu cầu người giáo viên phải tìm cách giải quyết. Trong quá trình đó sẽ hình thành cho các em các kĩ năng thực hành tính toán, đo lường, cách giải bài toán; góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận logic, hợp lí; kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành phương pháp tự học và vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
II. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM TRONG TOÁN LỚP 5 Ở TRƯỜNG TÔI
1. Những hạn chế, vướng mắc khi dạy học giải toán về tỉ số phần trăm
Trong dạy học toán về tỉ số phần trăm ở trường tôi, vẫn còn có những tồn hạn chế, vướng mắc sau đây:
1.1. Đối với giáo viên: 
- Giáo viên chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu giáo viên còn cung cấp kiến thức một cách áp đặt, không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Khi dạy mỗi dạng bài nâng cao, giáo viên còn chưa tuân thủ nguyên tắc từ bài dễ đến bài khó, từ bài đơn giản đến bài phức tạp nên học sinh tiếp thu bài không được hệ thống.
- Trong quá trình đánh giá bài làm của học sinh, nhiều khi giáo viên còn đòi hỏi quá cao, dẫn đến tình trạng chỉ có một số ít học sinh thực hiện được.
- Việc sử dụng các sơ đồ, các hình vẽ minh hoạ cho mỗi bài toán về tỉ số phần trăm có tác dụng rất tốt trong việc hướng dẫn học sinh tìm cách giải cho bài toán đó nhưng giáo viên chưa khai thác hết thế mạnh của nó. Trong giảng dạy còn thuyết trình, giảng giải nhiều.
- Sau mỗi dạng bài hay một hệ thống các bài tập cùng loại giáo viên còn chưa coi trọng việc khái quát chung cách giải cho mỗi dạng để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Khi hướng dẫn học sinh giải các bài toán phức tạp giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giúp học sinh biến đổi các bài toán đó về các bài toán dạng cơ bản đã được học.
1.2. Đối với học sinh:
 	- Việc nắm bắt các kiến thức cơ bản về tỉ số phần trăm của các em chưa sâu, đôi khi còn nhầm lẫn một cách đáng tiếc; chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa tỉ số và tỉ số phần trăm; trong quá trình thực hiện phép tính còn hay ngộ nhận.
- Việc vận dụng các kiến thức cơ bản vào thực hành còn hạn chế; chưa hiểu rõ các thuật ngữ có trong bài toán; hay bắt chước các bài giáo viên hướng dẫn mẫu để thực hiện yêu cầu của bài sau nên dẫn đến nhiều sai lầm cơ bản. 
- Khi thực hiện phép tính tìm tỉ số phần trăm của hai số, học sinh còn lẫn lộn giữa đại lượng đem ra so sánh và đại lượng chọn làm đơn vị so sánh, dẫn đến kết quả tìm ra là sai.
 	Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 0,2 và 0,5. Ta thực hiện phép tính 0,2 : 0,5 (trong đó 0,5 là đơn vị so sánh; 0,2 là đối tượng so sánh). Học sinh lại thực hiện phép tính 0,5 : 0,2 (0,2 là đơn vị so sánh, 0,5 là đối tượng so sánh).
- Khi trình bày phép tính tìm tỉ số phần trăm của hai số, học sinh thực hiện bước thứ hai của quy tắc còn nhầm lẫn nhiều (kể cả một số giáo viên) dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toán học. 
Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 0,2 và 0,5. 
Ta thực hiện theo hai bước là: 0,2 : 0,5 = 0,4
 0,4 = 40%
Học sinh lại trình bày như sau: 0,2 : 0,5 = 0,4
 0,4 x 100 = 40%
 Hoặc 0,2 : 0,5 x 100 = 40%
Học sinh trình bày như vậy là sai, vì 0,4 x 100 = 40 chứ không bằng được 40%.
- Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng 2 và dạng 3, học sinh chưa xác định được tỉ số phần trăm của số đã biết với số chưa biết, chưa lựa chọn đúng được số làm đơn vị so sánh để đưa các số khác về so với đơn vị so sánh đã lựa chọn. 
Ví dụ: Một người đem bán một cái đồng hồ với giá 500.000 đồng và được lãi 15% so với tiền vốn. Tính số tiền lãi khi bán cái đồng hồ đó.
Ta giải bài toán như sau:
Nếu coi giá mua (tiền vốn) cái đồng hồ là 100% thì tiền lãi là 15%.
Như vậy 500 000 đồng ứng với tổng số phần trăm giá bán là: 
100% + 15% = 115% (so với giá mua)
1% giá mua là: 500 000 : 115 = 4347 (đồng)
Số tiền lãi là: 4347 x 15 = 65 205 (đồng)
Học sinh giải bài toán theo cách sau (cách giải này là sai):
1% giá bán là: 500 000 : 100 = 5 000 (đồng)
Số tiền lãi là: 5000 x 15 = 75 000 (đồng)
Học sinh nhầm lẫn giữa tiền lãi so với giá mua với tiền lãi so với giá bán, dẫn đến xác định tỉ số phần trăm của số đã biết (500 000 đồng) là 100%, như vậy là sai.
- Cá biệt có học sinh chưa hiểu được bản chất của tỉ số phần trăm nên việc lựa chọn phép tính, ghi tỉ số phần trăm tùy tiện, sai ý nghĩa toán học. 
Ví dụ: Một cửa hàng có 8000kg gạo. Số gạo đã bán chiếm 12,5% tổng số gạo của cửa hàng trước khi bán. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu tấn gạo ?
Ta giải bài toán như sau:
1% tổng số gạo là: 8000 : 100 = 80 (kg)
 Số đã bán là: 80 x 12,5 = 8000 (kg) = 8 (tấn)
Các em lại giải như sau (cách giải này sai): 
1% tổng số gạo là: 8000 : 100% = 80 (kg)
 Số đã bán là: 80 x 12,5% = 8000 (kg) = 8 (tấn)
- Việc tính tỉ số phần trăm của hai số mà khi thực hiện phép chia còn dư mới, nhiều em còn lúng túng trong việc lấy số chữ số trong phần thập phân của thương. Các em còn lẫn lộn giữa việc lấy hai chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm với lấy hai chữ số ở thương khi thực hiện phép chia để tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
- Khi giải một số bài toán phần trăm về tính tiền lãi, tiền vốn, học sinh ngộ nhận và cho rằng tiền lãi và tiền vốn có quan hệ tỉ lệ với nhau, dẫn đến giải sai bài toán.
Để nắm bắt được tình hình thực tế của việ học giải toán về tỉ số phần trăm cũng như những sai lầm, vướng mắc mà học sinh thường mắc phải, sau khi dạy xong nội dung các bài toán về tỉ số phần trăm, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh lớp 5A (năm học 2015-2016) theo đề bài sau:
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 5A
Môn Toán
Thời gian : 40 phút.
Bài 1 (2 điểm): Tìm tỉ số phần trăm của hai số:
a) 0,2 và 0,5 b) Tìm 120% của 5,5
Bài 2 (2 điểm): Một cửa hàng có 8000kg gạo. Số gạo đã bán chiếm 12,5% tổng số gạo của cửa hàng trước khi bán. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu tấn gạo ?
Bài 3 (3 điểm): Một người đem bán một cái đồng hồ với giá 500.000 đồng và được lãi 15% tiền vốn. Tính số tiền lãi khi bán cái đồng hồ đó.
Bài 4 (3 điểm): Một cửa hàng mua một chiếc cặp có giá là 120 000 đồng. Hỏi cửa hàng đó phải bán giá chiếc cặp đó là bao nhiêu tiền để được lãi 25% giá bán?
Kết quả khảo sát thu được cụ thể như sau:
Tổng số bài
Đúng 4 bài
Sai 1 bài
Sai 2 - 3 bài
Sai 4 bài
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
25
6
24%
6
24%
8
32%
5
20%
2. Nhận định các nguyên nhân:
Tôi đã đi sâu phân tích những hạn chế, vướng mắc của cả giáo viên và học sinh khi dạy – học nội dung kiến thức về tỉ số phần trăm; phân tích khái niệm về tỉ số phần trăm và ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm có trong chương trình. Những tồn tại, hạn chế nêu trên là do những nguyên nhân sau đây: 
2.1. Đối với giáo viên: Còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc là do giáo viên còn chủ quan, chưa chú trọng các khâu trong hướng dẫn giải cho học sinh như: tìm hiểu đề, giải thích các thuật ngữ mới, định hướng và trình bày cách giải; chưa chốt vững chắc, chưa khắc sâu và so sánh cho học sinh cách giải của ba dạng toán này.
2.2. Đối với học sinh: Những hạn chế, vướng mắc của các em là do những nguyên nhân sau:
- Các bài toán về tỉ số phần trăm là loại toán khó, có nhiều vấn đề trừu tượng. Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh còn hạn chế. 
- Các em chưa nắm chắc các dạng toán, chưa có cái nhìn tổng quan về loại
toán này, do đó hay bị nhầm lẫn giữa các dạng bài trong khi giải. 
- Một số học sinh ý thức học tập không cao, còn ngại khó, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, chưa có thói quen tự học. 
- Điều kiện học tập của học sinh còn nhiều khó khăn, gia đình chưa đủ điều kiện hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của các em. 
- Kĩ năng về đọc của một số học sinh còn hạn chế nên các em khó nắm bắt nội dung và hiểu sâu sắc bài toán; kĩ năng diễn đạt kém nên gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày bài giải.
Vậy, làm thế nào để giúp học sinh của mình khắc phục một cách tốt nhất những hạn chế, vướng mắc mà các em thường mắc phải ? Sau đây, tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học 2016-2017:
III. CÁC GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM CHO HỌC SINH LỚP 5
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5. Trong phạm vi của vấn đề nghiên cứu, đầu tiên tôi giúp học sinh nắm chắc lý thuyết giải toán về tỉ số phần trăm một cách đơn giản nhất, phù hợp với trình độ của học sinh Tiểu học; từ đó, học sinh vận dụng vào các bài tập thực hành được trình bày từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, hình thức bài tập đa dạng nhằm kích thích tư duy của học sinh để các em làm chắc, làm đúng bài tập theo yêu cầu. 
1. GIÚP HỌC SINH PHÂN BIỆT TỈ SỐ, TỈ SỐ PHẦN TRĂM, SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TỈ SỐ VÀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
	Khái niệm tỉ số phần trăm có liên quan đến tỉ số của hai số. Ở lớp 4, các em đã được học về tỉ số (Tỉ số của hai số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai) thường viết dưới dạng phép chia hoặc dạng phân số. Trong Toán 5, tỉ số của hai số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai, thương đó thường là số thập phân. Vì vậy, phần “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” được đặt ngay sau phần phép chia với số thập phân là hợp lí, nhằm vừa củng cố các kiến thức, kĩ năng các phép tính với số thập phân, vừa hình thành được khái niệm tỉ số phần trăm và kĩ năng giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
Khi dạy bài khái niệm “Tỉ số phần trăm”, tôi tiến hành như các bước như sau:
	Hoạt động 1: Giúp học sinh củng cố lại khái niệm về tỉ số
- Em hãy viết 5 tỉ số dưới dạng phân số, 5 tỉ số dưới dạng phép chia 2 số tự nhiên ? (Học sinh lấy ví dụ, giáo viên ghi bảng các tỉ số).
- Giáo viên củng cố, mở rộng khái niệm về tỉ số: Tỉ số được biểu thị bằng một cặp hai số a và b (b khác 0) được viết dưới dạng hoặc a : b (trong đó a và b có thể là số tự nhiên hoặc số thập phân). 
Ví dụ: ; 0,3 : 0,4 ; ; ; 13 : 200 ;;  đều là tỉ số.
	Hoạt động 2: Giới thiệu về tỉ số phần trăm
	Ví dụ 1 (trang 73 – SGK):
	 - Nêu bài toán: Diện tích một vườn hoa là 100m2, trong đó có 25m2 trồng hoa hồng. Tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.
	- Yêu cầu học sinh tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa: Tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25 : 100 hay . Tỉ số này có dạng đặc biệtlà phân số thập phân có mẫu số là 100.
- Giáo viên giới thiệu cách viết mới của là 25% và giới thiệu cách đọc: Người ta quy ước cách viết = 25% (viết “25” thêm kí hiệu phần trăm “%” vào bên phải thành “25%”), đọc là “hai mươi lăm phần trăm” và ta cũng có thể viết ngược lại 25% = . Ta nói: Tỉ số phần trăm của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25%; hoặc: Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa.
	- Từ nội dung bài toán và sơ đồ hình vẽ minh hoạ, GV hướng dẫn HS nhận ra ý nghĩa của tỉ số phần trăm 25% như sau: 
	Tỉ số phần trăm 25% cho em biết điều gì? (Diện tích vườn hoa được chia thành 100 phần bằng nhau thì diện tích trồng hoa hồng là 25 phần. Nếu coi diện tích vườn hoa là 100% thì diện tích trồng hoa hồng là 25%, hay: Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa).
	- Giáo viên nhấn mạnh, khắc sâu cho học sinh: Diện tích vườn hoa là đối tượng so sánh và diện tích trồng hoa hồng chính là đại lượng đem ra so sánh để các em không bị nhầm lẫn.
	Ví dụ 2 (trang 74 – SGK):Tương tự như ví dụ 1
 	Sau khi học sinh nắm vững khái niệm về tỉ số phần trăm, tôi đã giúp học sinh phân biệt “Tỉ số” và “Tỉ số phần trăm”:
- Trong các tỉ số ; ; ;; tỉ số có mẫu số là 100 nên ta gọi là “tỉ số phần trăm”.
- Tỉ số phần trăm được biểu thị bằng một cặp hai số a và b (trong đó a có thể là số tự nhiên hoặc số thập phân; còn b là 100) được viết dưới dạng ; hoặc a : 100; hoặc a%. Ví dụ: hay 12% ; hay 0,5% ; ...
- Mọi tỉ số đều viết được thành tỉ số phần trăm. 
Tôi lưu ý thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan.doc