Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết Tập đọc

Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện: Thứ nhất, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu. 

Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian: nhận diện ngôn ngữ, làm rõ nghĩa, hồi đáp. Dạy đọc hiểu chính là hình thành kĩ năng cho học sinh để tiến hành những hoạt động này.

Các nhà tâm lí học chia kĩ năng học tập thành hai loại: kĩ năng học tập chung và kĩ năng học tập chuyên biệt. Các kĩ năng học tập chung là các kĩ năng có ở nhiều môn học. Các kĩ năng học tập chuyên biệt chỉ có ở một môn học. Song, một kĩ năng học tập chung thường được hình thành trong một môn học, sau đó được vận dụng để học các môn học khác, để tự học và để phục vụ cho hoạt động thực tiễn của người học. 

Theo sự lí giải trên thì đọc hiểu là một kĩ năng học tập chung được hình thành ở môn Tiếng Việt, sau đó nó được vận dụng như một công cụ để học tập các môn học khác và được dùng như một công cụ để nhận thức trong đời sống hàng ngày của học sinh. Kĩ năng này càng được vận dụng nhiều thì tính bền vững và tính tự động hóa càng cao và trở thành một kĩ xảo học tập. 

doc 25 trang Mai Loan 01/11/2023 7391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU	1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI	2
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU	2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	2
B. NỘI DUNG	3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI	3
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG	5
CHƯƠNG III. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ	6
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy	6
2. Biện pháp 2: Định hướng cách đọc bài tập đọc, đọc văn bản.	7
3. Biện pháp 3: Cung cấp một số từ ngữ để học sinh hiểu nội dung bài.	8
4. Biện pháp 4: Hệ thống lại câu hỏi trong sách giáo khoa bằng dạng 
 bài tập đọc hiểu.	8
5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng đọc hiểu	12
6. Biện pháp 6: Hình thức tổ chức dạy học	13
7. Biện pháp 7: Sử dụng đồ dùng dạy học đưa công nghệ thông tin 
 vào giảng dạy	14
8. Biện pháp 8: Tổ chức các trò chơi	15
CHƯƠNG IV: DẠY THỰC NGHIỆM	16
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ	21
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	22
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết phân môn tập đọc là một phân môn có tính chất thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Cụ thể là giúp học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu tiến tới đọc diễn cảm ở các lớp 4,5.
Thông qua môn học, học sinh được mở rộng vốn Tiếng Việt, tư duy được phát triển.Học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp, tiếp thu được tình cảm đạo đức trong môn Tập đọc. 
Mặt khác, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc . Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. 
Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. 
Đích cuối cùng của dạy đọc hiểu là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. Biết đọc hiểu cũng là biết tiếp nhận, xử lí thông tin. Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy phân môn Tập đọc nói riêng và trong dạy đọc hiểu ở tiểu học nói chung. 
Trong khi đó, việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh ở tiểu học còn chưa được chú trọng đúng mức. Trong các giờ tập đọc, giáo viên chỉ coi trọng việc luyện đọc thành tiếng với các mức độ đọc đúng, đọc rõ ràng, rành mạch, đọc thông thạo, lưu loát mà chưa coi trọng yêu cầu đọc hiểu. Các tiết tập đọc đều có bước “Tìm hiểu bài” nhưng các kiểu bài luyện đọc hiểu còn nghèo nàn, sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố, sự kiện, chi tiết có trong bài nhằm nắm cho sâu, cho kĩ nội dung văn bản, đánh giá được nội dung đó, tuy có làm nhưng làm không chu đáo. Vì vậy, năng lực tư duy, năng lực thông hiểu nội dung văn bản của học sinh còn hạn chế.
Để học sinh có năng lực và kĩ năng đọc hiểu tốt, phải dạy đọc hiểu một cách có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp, việc dạy đọc hiểu cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc hiểu tốt ở lớp 1 thì khi học lên các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của việc học môn Tập đọc. 
Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp mình. Việc dạy cho các em biết đọc chữ đã là khó, dạy cho các em biết đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, đọc ngắt nghỉ hơi trong văn bản thơ, văn là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của cả thầy và trò. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Đó là những trăn trở của tôi nói riêng và của giáo viên nói chung trong mỗi giờ dạy Tập đọc. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân, của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết Tập đọc”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết Tập đọc.
Để đạt được mục đích trên, tôi đã nghiên cứu những nhiệm vụ sau:
- Cơ sở khoa học .
- Cơ sở thực tế .
- Những biện pháp cụ thể .
- Tổ chức dạy học thực nghiệm.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:
Học sinh khối lớp Một trường Tiểu học.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Kĩ năng đọc hiểu của học sinh lớp 1 trong tiết Tập đọc.
3. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian giảng dạy trong các tiết Tập đọc.
- Bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 đến nay
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm dạy học
B. NỘI DUNG 
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện: Thứ nhất, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu. 
Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian: nhận diện ngôn ngữ, làm rõ nghĩa, hồi đáp. Dạy đọc hiểu chính là hình thành kĩ năng cho học sinh để tiến hành những hoạt động này.
Các nhà tâm lí học chia kĩ năng học tập thành hai loại: kĩ năng học tập chung và kĩ năng học tập chuyên biệt. Các kĩ năng học tập chung là các kĩ năng có ở nhiều môn học. Các kĩ năng học tập chuyên biệt chỉ có ở một môn học. Song, một kĩ năng học tập chung thường được hình thành trong một môn học, sau đó được vận dụng để học các môn học khác, để tự học và để phục vụ cho hoạt động thực tiễn của người học. 
Theo sự lí giải trên thì đọc hiểu là một kĩ năng học tập chung được hình thành ở môn Tiếng Việt, sau đó nó được vận dụng như một công cụ để học tập các môn học khác và được dùng như một công cụ để nhận thức trong đời sống hàng ngày của học sinh. Kĩ năng này càng được vận dụng nhiều thì tính bền vững và tính tự động hóa càng cao và trở thành một kĩ xảo học tập. 
Theo ý kiến của các nhà chuyên môn về tâm lí ngôn ngữ học thì hiểu văn bản là một quá trình giải quyết mối quan hệ giữa “văn bản – người đọc – hiện thực”. Để có thể biết được người đọc hiểu văn bản như thế nào thì phải tái tạo diễn biến của việc nhận văn bản trong ngôn ngữ bên trong của người đọc. Các chuyên gia cũng cho biết: trí nhớ và khả năng tồn trữ thông tin của người đọc là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của việc đọc hiểu văn bản. Các ý kiến trên là những cơ sở lí thuyết rất tốt để có thể định ra cách thức dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học như sau:
- Tác động vào quá trình phân tích văn bản của học sinh sao cho các em có thể biến đổi văn bản của tác giả thành văn bản của các em với dung lượng nghĩa, với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ phù hợp với trình độ tư duy và ngôn ngữ của các em. 
- Kiểm tra, đánh giá việc hiểu văn bản của học sinh bằng cách đưa ra một số chuỗi các hành động giả thuyết phù hợp với diễn biến của các hành động tiếp nhận văn bản diễn ra ở các em; rồi từ đó xác nhận mức độ hiểu văn bản của từng học sinh. 
- Khi chọn văn bản để dạy đọc hiểu cần biên soạn lại sao cho dung lượng nghĩa của văn bản và độ dài của câu trong văn bản phù hợp với trình độ tư duy của học sinh, khả năng lưu trữ thông tin của học sinh khi đọc. 
- Theo các nhà khoa học, ở độ tuổi 6 – 7 tuổi, bộ não của trẻ đã có khối lượng bằng 90% khối lượng bộ não người lớn. Điều này cho phép các em tham gia vào một hoạt động mới có ý thức, đó là hoạt động học tập. 
- Ở giai đoạn đầu lớp của lớp Một, những hoạt động có ý thức này còn mới mẻ, nhận thức của trẻ chủ yếu là trực quan, khả năng tổng hợp và khái quát hóa chưa cao, do vậy, cần chú ý tới nguyên tắc trực quan và vừa sức khi học. Trong giờ học, cần thay đổi linh hoạt hình thức hoạt động trí tuệ hoặc xen kẽ giải lao khoảng vài ba phút giữa tiết học để đảm bảo yêu cầu “học mà chơi, chơi mà học”. Bài dạy phải quán triệt tinh thần “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh. 
Những hiểu biết về Tiếng Việt và năng lực sử dụng lời nói của học sinh lớp Một không đồng đều. Vì vậy, giáo viên nên tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm ngôn ngữ của học sinh để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng. 
Học lớp Một, các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Sự thay đổi này tác động không nhỏ tới tâm lí của các em. Có em rụt rè, e ngại, lo âu; có em lại hào hứng, hồi hộp, phấn khởi Giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp Một để kịp thời khích lệ, động viên khi học sinh thành công và khi các em gặp khó khăn. 
Mặt khác, sự tiếp nhận văn học của trẻ em còn nhiều hạn chế. Vì vốn từ ngữ, vốn sống còn ít nên nhiều khi các em sai lầm trong việc hiểu nghĩa của văn bản. Nhìn chung, các em chỉ dễ dàng hiểu những gì thật tường minh, rạch ròi, các em khó liên kết các sự vật, tình tiết trong bài để xác lập những mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, bộ phận - tổng thể, trước - sau. 
Từ những hiểu biết về trí tuệ, cảm xúc, đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ em, tôi đã rút ra bài học sư phạm: Dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh tiểu học không thể theo cách dạy cho người lớn mà phải có tính mức độ và đặc biệt là phải có một phương pháp riêng, đặc thù trong quá trình tổ chức dạy đọc hiểu. 
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG
Trong những năm qua, giáo viên lớp 1 chúng tôi đã dạy đủ, đúng theo phân phối chương trình và có sự đổi mới trong giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung và luôn chú trọng rèn đọc hiểu cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu sách giáo khoa cũng như dự giờ, thăm lớp các đồng nghiệp, tôi nhận thấy: 
- Đối với giáo viên:
+ Cùng với việc thay sách giáo khoa trên toàn quốc được áp dụng từ năm 2002 - 2003 đến nay, Bộ giáo dục đã đưa vào những bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 (Tập 2) phong phú hơn, hay hơn, dễ hiểu hơn...
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học, đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học, mỗi lớp được trang bị một máy chiếu, một ti vi...
+ Ban giám hiệu nhà trường cùng các cấp lãnh đạo luôn chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề. Khối chuyên môn và các đồng nghiệp trong khối tích cực trao đổi nội dung, phương pháp giảng dạy nói chung và dạy đọc hiểu trong phân môn Tập đọc nói riêng. 
Bên cạnh đó giáo viên cũng gặp một số khó khăn sau: 
+ Câu hỏi nội dung bài đọc đôi lúc còn sơ sài, chung chung. 
+ Học sinh chưa biết chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Đối với học sinh:
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành được áp dụng với mọi vùng miền của Tổ quốc nên có một số nội dung khó hiểu, chưa phù hợp với học sinh ở các địa phương khác nhau.
+ Phần lớn phụ huynh trong lớp lần đầu tiên có con đi học nên rất quan tâm đến việc học tập của các con. Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 
+ Cơ sở vật chất được các cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm: phòng học khang trang, sạch, đẹp, bàn ghế phù hợp với độ tuổi học sinh, ánh sáng đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn ánh sáng học đường.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình giảng dạy các con cũng gặp rất nhiều khó khăn đó là:
- Học sinh chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chính nên còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có nền nếp.
- Vì còn nhỏ nên việc đọc bài tập đọc của các em rất vất vả, đọc chậm nên không kịp nhớ nội dung của bài, khó khăn khi phải đọc để hiểu nội dung bài.
Để khắc phục những khó khăn và thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết Tập đọc”.
CHƯƠNG III. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy
1.1. Nghiên cứu chương trình tổng thể và các bài tập đọc của sách giáo khoa:
	Việc nghiên cứu này đòi hỏi người giáo viên phải nắm được mục tiêu dạy môn học và phân môn; nắm được cấu trúc tổng thể và đặc điểm cấu trúc chương trình, sách giáo khoa tập đọc mà mình đang thực hiện; xác định được vị trí của bài tập đọc sẽ dạy trong hệ thống chương trình. 
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập hai, phần Luyện tập tổng hợp gồm 13 tuần, xoay quanh ba chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước
Mỗi chủ điểm học trong 1 tuần. Sau 3 tuần sẽ kết thúc một vòng 3 chủ điểm. Tiếp đó, các chủ điểm lần lượt được nhắc lại nhưng có sự phát triển, mở rộng hoặc đổi mới. Mỗi chủ điểm được lặp lại 4 lần. Tuần cuối cùng dành cho Ôn tập – kiểm tra. Mỗi tuần có 3 bài đọc. Mỗi bài được học trong 2 tiết. Nhiệm vụ chính là dạy học sinh luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu. 
Các văn bản đọc là những văn bản ngắn, là những bài văn hay bài thơ phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp Một : thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với thế giới hồn nhiên, tươi tắn của trẻ; có tác dụng giúp trẻ nhờ tiếp xúc với một thế giới mới qua sách mà có thêm hiểu biết, nâng cao hơn về tình cảm, đáng yêu, cởi mở, thông minh và tự tin hơn. 
Trên cơ sở dạy học sinh đọc đúng và hiểu các văn bản phù hợp với lứa tuổi, giáo viên giúp các em bước đầu mở tầm nhìn rộng ra thế giới xung quanh, rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người. Đồng thời hình thành ở mức đơn giản trong các em những nhận thức, tình cảm và thái độ đúng đắn của con người: biết phân biệt đẹp – xấu, thiện – ác, đúng – sai; biết yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, quê hương, đất nước; có lòng nhân ái, vị tha; có ý thức về bổn phận với ông bà, cha mẹ, người thân; biết tôn trọng nội quy, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường sống; sống hồn nhiên, tự tin, trung thực 
Các văn bản khá đa dạng về phong cách: phong cách nghệ thuật, khoa học và nhật dụng. Trong đó, văn bản nghệ thuật (và có tính nghệ thuật) chiếm tỉ lệ khoảng 70% nhằm đảm bảo mục đích dạy tiếng đồng thời với dạy văn, phát triển khả năng giao tiếp kết hợp với bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giáo dục đạo đức, cung cấp cho trẻ những hiểu biết cần thiết về thế giới các em đang sống. Các văn bản khoa học (Đầm sen, Chú công, Anh hùng biển cả, ); văn bản nhật dụng (Cái nhãn vở, Bác đưa thư, Người bạn tốt ) giúp trẻ biết đọc đa dạng các kiểu loại văn bản; mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên, học cách giao tiếp với người xung quanh. 
Các văn bản được tuyển chọn thường là những trích đoạn trọn vẹn. Ngôn ngữ của các văn bản hồn nhiên, trong sáng, hiện đại và thích hợp với trẻ em 6, 7 tuổi. Văn xuôi được dạy xen kẽ với văn vần và chiếm tỉ lệ cao hơn (Tổng số có 42 bài tập đọc thì có 23 bài thuộc thể loại văn xuôi, 19 bài văn vần). Các văn bản được xếp theo trật từ từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp. Độ dài từ tuần đầu đến tuần cuối sách dao động khoảng từ 50 đến 100 tiếng. 
1.2. Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu dạy học có liên quan đến bài tập đọc sẽ dạy: 
1.3. Xác định được đặc điểm và trình độ đọc của học sinh. 
1.4. Nắm được mục tiêu, nội dung dạy học của giờ tập đọc.
1.5. Nắm vững phương pháp dạy học tập đọc
1.6. Soạn bài (giáo án):
Giáo viên cần thiết kế bài dạy khoa học¸ chính xác, chi tiết, quan tâm đúng mức tới rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
2. Biện pháp 2: Định hướng cách đọc bài tập đọc, đọc văn bản.
Hướng dẫn HS đọc các từ khó, câu dài trong bài tập đọc. Rồi luyện cho học sinh đọc đoạn, tiến tới đọc toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Cao hơn nữa là yêu cầu học sinh đọc hiểu nội dung văn bản.
Đọc thầm là hình thức đọc không phát ra thành âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang nghĩa để hiểu văn bản. Để dạy đọc thầm, cần làm các việc sau:
1. Chuẩn bị cho việc đọc thầm: tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách từ 30 – 35 cm. 
2. Tổ chức quá trình đọc thầm: Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to ® đọc nhỏ ® đọc mấp máy môi (không thành tiếng) ® đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm). Giai đoạn cuối lại gồm hai bước: di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển. 
Cần quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài.
Mục đích của đọc thầm là để hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên cần nêu câu hỏi định hướng trước khi học sinh đọc thầm.
Ví dụ : Bài “ Cái nhãn vở”
Học sinh luyện đọc các từ khó: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
Học sinh luyện đọc các câu dài: 
Bố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái / đã tự viết được nhãn vở.
Giáo viên cho học sinh luyện đọc từng đoạn, luyện đọc toàn bài.
3. Biện pháp 3: Cung cấp một số từ ngữ để học sinh hiểu nội dung bài.
Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải thích còn phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh. Giáo viên phải có hiểu biết về vốn từ để chọn từ giải thích cho phù hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.
Ví dụ : Bài “ Bàn tay mẹ”
Giáo viên giải nghĩa từ “ rám nắng”: da bị nắng làm cho đen lại.
Giáo viên giải nghĩa từ “ xương xương”: bàn tay gầy, nhìn rõ xương.
Ngoài ra giáo viên còn kết hợpcho học sinh quan sát hình ảnh để học sinh hiểu nghĩa của từ hơn.
4. Biện pháp 4: Hệ thống lại câu hỏi trong sách giáo khoa bằng dạng bài tập đọc hiểu.
4.1. Phân loại các dạng bài tập dạy đọc hiểu
	Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh. 
- Phân loại theo các bước lên lớp, ta có: bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập, bài tập củng cố, bài tập kiểm tra đánh giá. 
- Phân loại theo hình thức thực hiện, ta có: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm. 
- Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh ta có: bài tập tái hiện, bài tập suy luận, bài tập sáng tạo. 
- Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập, ta có: bài tập cho cả lớp làm chung, bài tập dành cho nhóm học sinh, bài tập dành cho cá nhân, bài tập cho học sinh đại trà, bài tập cho học sinh yếu, bài tập cho học sinh khá – giỏi. 
4.2. Hình thức của bài tập dạy đọc hiểu	
- Dạng bài tập dùng lời: nhược điểm của bài tập này là tại một thời điểm chỉ có thể có một hoặc một vài học sinh được nói, những học sinh không được gọi đọc và trả lời câu hỏi, làm bài tập thì chỉ ngồi nghe. Hành động “nghe” vốn thụ động, kết quả nghe không được thể hiện ra bên ngoài nên giáo viên không kiểm soát được, học sinh không hoạt động tích cực, giảm hứng thú học tập. 
- Dạng bài tập trắc nghiệm: yêu cầu học sinh dùng các kí hiệu chữ viết để vẽ, tô, nối, đánh dấu, viết với sự hỗ trợ của kênh hình. Các bài tập trắc nghiệm gồm các kiểu: điền từ, lựa chọn khoanh đáp án đúng, đối chiếu cặp đôi, nêu câu hỏi và yêu cầu trả lời ngắn (bằng hình thức viết). 
Chuyển từ hình thức bài tập bằng lời thành bài tập trắc nghiệm hoặc ngược lại là một việc làm dễ dàng. Vì vậy căn cứ vào điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên sẽ chọn hình thức bài tập nào để giờ học đạt kết quả tốt nhất. 
Ví dụ: 2 câu hỏi bài tập của bài Hoa ngọc lan (TV1- T2)
1. Nụ hoa lan màu gì?
2. Hương hoa lan thơm như thế nào?
Tôi đã chuyển thành những bài tập có hình thức trắc nghiệm như sau:
1. Nụ hoa lan màu gì? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:
	c bạc trắng 
	c xanh thẫm
	c trắng ngần
2. Hương hoa lan thơm như thế nào? Đánh dấu x vào ô trống

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu.doc