Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1

Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Mục tiêu giáo dục tiểu học là “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 23 luật Giáo dục).

 Trong tổng số các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm thời gian và thời lượng nhiều nhất trong tất cả các môn học. Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ấy được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng của chương trình Tiếng Việt. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh - một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở những lớp đầu bậc Tiểu học.

 Đọc là một chìa khoá giúp học sinh mở cửa, khám phá và tiếp thu kho tàng kiến thức của loài người, tìm hiểu những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng tình cảm của con người. Đây cũng chính là hành trang giúp học sinh hoà nhập giao tiếp với cộng đồng, hình thành một nhân cách toàn diện. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng và xử lí các nguồn thông tin tốt hơn, có hiệu quả hơn.

Năng lực đọc được hình thành qua thực hành, nó được hình thành trong 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm, trong đó đọc thành tiếng là hình thức quan trọng hàng đầu, không thể thiếu trong quá trình luyện đọc.

 

doc 20 trang thuychi01 15473
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 1
Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Thành - Thọ Xuân 
SKKN : Môn Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu
3
III. Đối tượng nghiên cứu
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
4
PHẦN 2. NỘI DUNG 
2.1 Cơ sở lí luận
5
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
5
2.3 Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1
6
1. Biện pháp 1: Đề cao sự gương mẫu của giáo viên trong quá trình dạy học
7
2. Biện pháp 2: Hướng dẫn luyện đọc đúng
7
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ câu phù hợp, đúng chỗ
8
4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh đọc có ngữ điệu phù hợp
10
5. Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh về tốc độ và âm lượng đọc khi đọc thành tiếng
12
6. Biện pháp 6: Sử dụng phương pháp dạy học theo kiểu phân hóa các đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh
13
7. Biện pháp 7: Khích lệ niềm say mê đọc sách của học sinh
14
8. Biện pháp 8: Tổ chức trò chơi để luyện đọc và mở rộng vốn từ cho học sinh
14
9. Biện pháp 9: Công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và tạo môi trường học tập tốt cho học sinh
15
4. Kết quả thu được
16
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận 17
 2. Kiến nghị 18 
 Tài liệu tham khảo 19
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Mục tiêu giáo dục tiểu học là “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 23 luật Giáo dục).
	Trong tổng số các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm thời gian và thời lượng nhiều nhất trong tất cả các môn học. Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ấy được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng của chương trình Tiếng Việt. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh - một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở những lớp đầu bậc Tiểu học.
	Đọc là một chìa khoá giúp học sinh mở cửa, khám phá và tiếp thu kho tàng kiến thức của loài người, tìm hiểu những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng tình cảm của con người. Đây cũng chính là hành trang giúp học sinh hoà nhập giao tiếp với cộng đồng, hình thành một nhân cách toàn diện. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng và xử lí các nguồn thông tin tốt hơn, có hiệu quả hơn. 
Năng lực đọc được hình thành qua thực hành, nó được hình thành trong 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm, trong đó đọc thành tiếng là hình thức quan trọng hàng đầu, không thể thiếu trong quá trình luyện đọc.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy nhiều năm, được nhà trường phân công dạy lớp 1, tôi thấy một số điều còn tồn tại và vướng mắc trong môn Tiếng Việt nhất là phần tập đọc. Các em thường coi nhẹ phần tập đọc vì các em cho rằng phần này dễ không phải suy nghĩ như môn Toán mà chỉ cần biết đọc, đọc đúng là được. Các em cũng chưa để ý đến việc đọc của mình như thế nào. Một số ít học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện. 
	Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy, tôi suy nghĩ và tìm ra phương pháp tối ưu nhất để giúp cho học sinh đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Với học sinh lớp 1 các em bắt đầu chuyển từ giai đoạn học vần sang tập đọc vì vậy đọc đúng của lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã học (nhất là các vần khó), đọc đúng và đọc trơn tiếng, đọc liền từ, đọc cụm từ và câu: tập ngắt nghỉ (hơi) đúng chỗ trong câu. Hiểu các từ thông thường, hiểu được ý diễn đạt đã đọc (độ dài câu khoảng mười tiếng). Bên cạnh đó ôn vần cũ hoặc vần mới của học sinh còn được phát triển vốn từ, tập nói câu đơn giản. 
 Vì vậy đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là quá trình mật thiết với nhau. Qua việc đọc học sinh chiếm lĩnh được những chi thức văn hóa của dân tộc và cũng từ đó giáo dục tình cảm đạo đức cao đẹp cho học sinh đồng thời phát huy tính sáng tạo khả năng tư duy cho các em giúp các em rất nhiều trong học phân môn tập làm văn, phân môn luyện từ và câu ở các lớp tiếp theo. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp làm mẫu;
- Phương pháp luyện đọc theo mẫu;
- Phương pháp luyện tập củng cố;
- Phương pháp hỏi đáp (đặt câu hỏi để học sinh tự tìm và phát hiện từ khó, cách ngắt nhịp câu dài);
- Phương pháp đóng vai (đối với văn kể chuyện) ;
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 Tập đọc là một phân môn thực hành quan trọng, nó hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác.
 Dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi cho các em trong cả cuộc đời, đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
 Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục tồn tại trên.
 Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông qua năng lực đọc đúng của các em. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy: Rèn cho học sinh phát âm, đọc đúng ngay từ đầu, dần dần các em ham thích trong mỗi giờ học tập đọc cũng như các môn học khác.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
	a. Về giáo viên.
 Qua việc dự giờ, tìm hiểu quá trình dạy Tập đọc của anh chị em đồng nghiệp, và các trường bạn tôi nhận thấy nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy Tập đọc chưa tốt và cũng chính là những hạn chế của giáo viên, đó là một số giáo viên của chúng ta vẫn còn thiếu hụt các kỹ năng đọc, vì vậy không làm chủ được các kỹ năng dạy Tập đọc, nhiều giáo viên đọc không đúng chính âm hoặc đọc chưa hay, chưa diễn cảm, chưa thể hiện được giọng đọc của nhân vật, hiểu không đúng những điều đã được đọc từ cấp độ câu, đoạn và cả nội dung, mục đích thông báo của toàn văn bản. Một số ít giáo viên kỹ năng dạy học tập đọc còn hạn chế, chưa linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, thủ pháp dạy tập đọc ở tiểu học, chưa biết chữa các lỗi phát âm cho học sinh, chưa có biện pháp tốt nhất để luyện cho học sinh đọc to, đọc đúng tốc độ và đọc diễn cảm. Tất cả những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến các giờ dạy Tập đọc.
 b. Về học sinh.
	Năm học 2017-2018, tôi được phân công dạy lớp 1A. Sau khi học nhiệm vụ năm học, tôi càng hiểu rõ hơn về nâng cao chất lượng đọc cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1. Bản thân tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng đọc cho học sinh khối 1 giữ vai trò vô cùng quan trọng. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ của Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường, tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và trực tiếp giúp học sinh thực hành luyện đọc thành tiếng, đọc lưu loát, trôi chảy và đọc hay.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát để phân loại đối tượng học sinh. Tôi đã cho kiểm tra tất cả học sinh lớp tôi phụ trách đọc lại bảng chữ cái mà các em đã được học ở trường Mầm non.
Sau khi kiểm tra tôi thấy nhiều em đọc sai âm, nhầm lẫn giữa các âm, đọc ấp úng, ê a; còn có những học sinh chỉ thuộc 5 đến 7 âm trong bảng chữ cái, khi cô hỏi một số câu hỏi đơn giản thì các em trả lời còn mắc nhiều lỗi dùng từ địa phương. Đây là thực tại mà giáo viên chúng tôi phải thông cảm, bởi địa phương tôi dạy là một xã thuần nông, kinh tế nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người phải đi làm xa để con cái ở nhà với ông bà chăm sóc nên con trẻ rất thiệt thòi, rồi cũng có phụ huynh còn khoán trắng cho nhà trường. Bên cạnh còn do đặc điểm ngôn ngữ vùng miền dẫn tới nhiều em phát âm hay bị sai. Sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em họ còn hạn chế, về nhà các em không được nhắc nhở thường xuyên, việc rèn kĩ năng đọc ở nhà hầu như không có, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ thì mau nhớ chóng quên. Do đó chất lượng đọc của học sinh không đạt yêu cầu như giáo viên mong muốn. Sau khi khảo sát, kết quả như sau: 
Tổng số
 HS
Số học sinh đọc đúng, lưu loát và hay 
 Số học sinh đọc 
đúng (Mức độ bình thường) 
 Số học sinh đọc 
 không đúng
 24
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3 em
 12 %
10 em
42 %
11 em
46 %
 Với thực trạng đã làm tôi băn khoăn, trăn trở, thôi thúc tôi cố gắng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy và hình thức dạy để rèn kĩ năng đọc bằng nhiều cách, giúp cho học sinh đọc tốt hơn, hay hơn và tự tin hơn khi đọc bài trước mọi người và đấy cũng chính là giúp cho các em có khả năng nói và giao tiếp tốt hơn.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
Mục đích đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác các ký hiệu văn tự thành ký hiệu âm thanh. Vì vậy chất lượng đọc thành tiếng được đo bằng 4 kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc diễn cảm. Kĩ năng đọc rất phức tạp đòi hỏi phải có quá trình luyện tập lâu dài. Vì vậy tôi đã lựa chọn các biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Đề cao sự gương mẫu của giáo viên trong quá trình dạy học và giúp học sinh có tâm thế khi đọc.
	- Là giáo viên Tiểu học cần phải mẫu mực ở mọi lúc mọi nơi và ở trong bất kỳ lĩnh vực nào. Chính vì vậy tôi luôn gương mẫu về mọi mặt: Cách nói năng, cách sống, cách ăn mặc, cách viết và trình bày bảng và đặc biệt là khi đọc bài trước học sinh vì tôi nghĩ giáo viên có đọc hay thì mới thu hút được sự chú ý của học sinh. Do đó để giúp cho mình có giọng đọc hay, chuẩn, chính xác, diễn cảm thể hiện đúng nội dung, ý nghĩa của bài học cho học sinh nghe tôi thường xuyên xem và nghe các chương trình truyền hình trên ti vi. Đặc biệt tôi thường xem chương trình thời sự để học cách đọc cách nói của phát thanh viên vì họ là những người có giọng đọc rất hay và chuẩn.
 Bên cạnh đó, tôi thường xuyên đọc sách báo, truyện, thơ để luyện cách đọc của mình bởi tôi luôn coi trọng việc đọc mẫu của giáo viên trong dạy Tập đọc, đó chính là hình ảnh trực quan cho học sinh.
	Trước khi lên lớp, tôi đọc lại tất cả các bài học ở sách giáo khoa, vở bài tập mà mình sẽ dạy, đặc biệt là các bài dạy môn Học vần để hình thành cách đọc, giọng đọc tốt nhất cho mình.
	Tóm lại: Nhờ những cách luyện tập như vậy mà tôi cảm thấy rất tự tin về giọng đọc của mình và tôi cũng đã khắc phục được nhiều nhược điểm, những mặt còn hạn chế.
	- Ngoài việc giáo viên đọc hay trong dạy học thì giáo viên phải giúp cho học sinh có tâm thế và tư thế ngồi đọc. Khi ngồi học sinh phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách 25-30 cm, cổ và đầu thẳng, thở chậm, thở sâu để lấy hơi. Khi đứng lên đọc, phải bình tĩnh, tự tin, đứng dậy không được hấp tấp đọc ngay mà phải để có thời gian tạo tâm thế. Thỉnh thoảng, tôi gọi học sinh lên bảng đọc để đối diện với tất cả các bạn, tạo cho học sinh sự tự tin đồng thời tôi sửa luôn tư thế đọc cho học sinh, vừa đàng hoàng, thoải mái, sách mở rộng và cầm bằng hai tay có như thế mới giúp cho quá trình đọc thành tiếng được tốt hơn. 
2. Biện pháp 2: Hướng dẫn luyện đọc đúng.
2.1- Đọc đúng phụ âm.
	Do tình hình đặc điểm của ngôn ngữ địa phương, tôi thấy học sinh lớp tôi hay đọc sai phụ âm r, s, tr. Khi luyện đọc cho học sinh, trước khi lên lớp tôi thường đọc kĩ bài đọc để dự tính lỗi học sinh hay mắc và đề ra phương án sửa lỗi. Đối với các âm khó, tiếng khó, từ khó đọc, tôi giúp học sinh phân tích cấu tạo tiếng, tìm ra lỗi phát âm sai ở âm hay vần hay thanh tôi sẽ đọc mẫu các tiếng này, từ này cho học sinh đọc theo, nếu học sinh vẫn đọc sai, tôi sẽ mô phỏng cách phát âm.
	Ví dụ:
+ Để đọc đúng các phụ âm r, tr cần chú ý: không bật hơi, đầu lưỡi cong trong các tiếng: rễ, rổ rá, rô (cá rô) - (Bài 19 trang 40 Tiếng Việt 1, tập 1); tre (tre ngà), trê (cá trê), trí (trí nhớ), trẻ (nhà trẻ) - (Bài 26 trang 54 Tiếng Việt 1, tập 1) .
+ Để đọc đúng âm s cần chú ý: không bật hơi, lưỡi cong trong các tiếng: sẻ, su su, số (chữ số) - (Bài 19 trang 40 Tiếng Việt 1, tập 1)
2.2- Đọc đúng nguyên âm.
	Học sinh ở miền Trung đặc biệt là vùng Thanh Hoá khi đọc các nguyên âm đôi thì các em thường bỏ đi 1 âm và ngược lại khi đọc nguyên âm đơn lại thêm vào 1 âm. 
	Ví dụ: “bó cỏ” thì đọc là “búa của” (Bài 9 trang 20 Tiếng Việt 1, tập 1) tôi đã cho học sinh phát âm lại âm o, sau đó ghép thành tiếng và tôi nhắc học sinh tròn miệng khi đọc, đọc đi đọc lại nhiều lần.
Ví dụ: “múi bưởi” thì đọc là”muối bửi” (Bài 35 trang 72 TV 1, tập 1).
 “đèn điện” thì đọc là”đèn địn”(Bài 49 trang 100 Tiếng Việt 1 tập 1)
Vì vậy để giúp học sinh đọc đúng các âm chính tôi yêu cầu học sinh phải có ý thức đọc phân biệt rõ các nguyên âm đôi. Song khi luyện đọc cho học sinh các nguyên âm đôi này vẫn có những học sinh vẫn không sao đọc đúng được. Tôi yêu cầu học sinh so sánh vần( in/ iên; ui/ uôi; ưi/ươi), đánh vần từng âm một, đánh vần vần sau đó ghép thành tiếng và cho luyện đọc thường xuyên. Có khi sửa cho học sinh cách đọc trong cả giờ Toán - khi đọc đề bài - mà có những tiếng liên quan đến lỗi của các em.
	2.3 - Đọc đúng dấu thanh hỏi, thanh ngã.
	Học sinh lớp tôi nói riêng và học sinh các lớp trong toàn trường nói chung, qua quá trình dạy, dạy thay tôi nhận thấy các em đều đọc sai dấu thanh hỏi thành dấu thanh ngã, dấu thanh ngã thành dấu thanh hỏi.
 Ví dụ: “ ủn à ủn ỉn” đọc thành “ũn à ũn ĩn” Bài 48 trang 99 Tiếng Việt 1 tập 1)
Tôi hướng dẫn học sinh khi đọc các tiếng có thanh hỏi thì đọc thấp giọng, còn những tiếng có thanh ngã thì phải hơi lên giọng. Nhưng có những từ có thanh hỏi và thanh ngã liền kề nhau thì ngoài kĩ thuật trên tôi kèm thêm đọc mẫu cho học sinh học tập như các từ: “ngõ nhỏ” (Bài 25, trang 52 TV1, tập); “trỉa đỗ”(Bài 31, trang 64 TV 1, tập 1)
	Tóm lại: Những nhược điểm khi đọc học sinh hay mắc phải sau khi phân tích và mô phỏng cách phát âm cho học sinh thì tôi thấy các em đã phát âm chính xác hơn.
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ câu phù hợp, đúng chỗ.
Để đọc đúng và hay một văn bản thì cần phải biết ngắt nghỉ đúng chỗ, phù hợp với nội dung, cấu trúc của từng câu. Học sinh phải nhận biết được dấu hiệu của câu để ngắt nghỉ, có khi dấu hiệu của câu là dấu câu nhưng cũng có khi nó được thay bằng từ chỉ quan hệ. Vì thế, khi luyện đọc tôi giúp học sinh dựa vào các dấu hiệu (dấu câu) để ngắt nghỉ hoặc sau một số cụm từ có nghĩa
( giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ). 	
Ví dụ 1: “ Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn” (Bài 50 – trang 103 Tiếng Việt 1 tập 1 )
	Ở ví dụ trên ngắt hơi ở dấu phẩy, ngắt hơi ở chủ ngữ và nghỉ hơi ở dấu chấm.
Đó là: “Mùa thu,/ bầu trời/ như cao hơn.// Trên giàn thiên lí,/ lũ chuồn chuồn/ ngẩn ngơ bay lượn”// 
Vì vậy trước khi dạy một bài ứng dụng trong tiết Học vần cụ thể, tôi dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định cách ngắt giọng đúng cho các em. 
Với những câu dài không có dấu phẩy hay những câu văn tuy không dài nhưng học sinh khó xác lập được các quan hệ ngữ pháp, cái đích thông báo .
	Ví dụ 2: “Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rờ rào, rì rào.” (Bài 53 Tiếng Việt 1, tập 1, trang 109)	
Ở bài ứng dụng này, khi dạy tôi sẽ hướng dẫn học sinh ngắt giọng dựa vào ý nghĩa của câu, chủ thể của câu để làm nổi bật nội dung thông báo của câu .
	Đó là: Vầng trăng/ hiện lên/ sau rặng dừa cuối bãi.// Sóng vỗ bờ/ rì rào,/ rì rào.// 
	Ví dụ 3: “Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn ” (Bài “Sau cơn mưa”- Theo Vũ Tú Nam , Tiếng Việt 1, tập 2, trang 124)
 	Để làm nổi bật nội dung thông báo của câu văn, tôi hướng dẫn học sinh ngắt giọng như sau:	
 “Mẹ gà mừng rỡ “tục,/ tục” / dắt bầy con/ quây quanh vũng nước đọng trong vườn //.”
Khi đọc thơ, việc ngắt giọng trong khi đọc không chỉ phụ thuộc bởi dấu câu (ngắt giọng lôgíc) mà còn căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu của thơ ca. Học sinh đọc hay mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Dường như học sinh sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh đọc từng câu thơ. Với thơ chuyển tiếp, tôi sẽ hướng dẫn các em ngắt theo nhịp 2/ 2, với thơ 5 tiếng ngắt nhịp 2/ 3 hoặc 3/ 2, với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 3/ 4, 4/ 3 hoặc 2/ 2/ 3. Thơ lục bát ngắt theo nhịp chẵn 2/ 2/ 2; 4/4. Gặp những trường hợp này tôi phải hướng dẫn học sinh thật cụ thể cách ngắt nhịp. Tôi hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ các ví dụ sau:
Ví dụ 1:	 “ Mẹ, mẹ ơi/ cô dạy
 Phải/ giữ sạch đôi tay
 Bàn tay/ mà dây bẩn
 Sách, áo/ cũng bẩn ngay.//”
 (Bài 81 – trang 165 Tiếng Việt 1 tập 1)
Ví dụ 2: “Tôi/ là chim chích
 Nhà/ ở cành chanh
 Tìm sâu/ tôi bắt
 Cho chanh/ quả nhiều
 Ri rích,/ ri rích
 Có ích,/ có ích.”
	(Bài 82 – trang 167 Tiếng Việt 1 tập 1)
	Còn nếu để học sinh tự đọc, một số học sinh sẽ đọc sai theo cảm giác của nhạc thơ và cứ đọc theo nhip 2/3; 2/2. Ví dụ: “Tôi là/ chim chích
 Nhà ở/ cành chanh”
Trong các giờ Học vần, Tập đọc, tôi đều để học sinh tự tìm cách ngắt giọng của các câu thơ, câu văn dài. Nếu gặp những câu khó, tôi sẽ đọc mẫu cho học sinh nghe và học sinh tiếp thu nhanh sẽ tự phát hiện chỗ ngắt nghỉ đúng trong các câu này. Sau đó học sinh sẽ luyện đọc cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, đọc đồng thanh từng câu. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả bài.
4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh đọc có ngữ điệu phù hợp.
	Ngữ điệu đọc bao gồm những dấu hiệu biến đổi về ngữ âm trong khi đọc như: tiết tấu của giọng đọc (kĩ thuật ngắt giọng đã nói ở trên), nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi), cường độ đọc (to hay nhỏ, nhấn giọng hay lướt qua), cao độ đọc (giọng đọc trầm hay bổng, lên cao hay xuống thấp), sắc thái giọng đọc (thông qua giọng đọc thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau của con người như: buồn, vui) 
 4.1 - Đọc đúng kiểu câu.
	Song song với việc luyện ngắt nghỉ để đọc đúng câu, tôi còn giúp học sinh luyện đọc đúng ngữ điệu câu. Lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. 
Ví dụ 1: “Mẹ có yêu không nào? ” (Bài 64, trang 131 TV1 tập 1)
Ở câu này, tôi hướng dẫn học sinh lên giọng ở tiếng “nào” để biểu lộ sự nũng nịu của bé và sự âu yếm của mẹ.
Ví dụ 2: “- Cắt đuôi? Ấy chết...!
 Tôi đi học thôi! ”
	 ( “Mèo con đi học”- Theo P.Vô- rôn- cô, trang 103 TV1 tập 2)
Đây là những câu thơ cuối của bài liên tiếp ba kiểu câu - câu cảm, câu khiến, câu hỏi. Để diễn tả đầy đủ ý nghĩa giáo dục của bài thơ, tôi hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng ở tiếng “đuôi”, thấp giọng và hơi kéo dài tiếng “chết” đúng với tâm trạng của chú mèo: chưa chăm học, ngây ngô tìm cớ cái đuôi của mình bị ốm để nghỉ học nhưng đã bị Cừu điều trị bằng cách “cắt đuôi” khiến chú đã đi học trở lại.
 Tuy nhiên tôi cũng lưu ý học sinh không nên cường điệu khi thể hiện ngữ điệu đọc (đọc quá mạnh, quá yếu, quá cao hay quá thấp) gây ra những chỗ gấp khúc, gãy về đường nét âm thanh sẽ lệch không tự nhiên, không hợp với cảm xúc. Như vậy, luyện đọc đúng câu là một điều kiện để học sinh tiến tới đọc diễn cảm .
	4.2- Đọc đúng giọng nhân vật.
Những tiết học vần có hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.doc