Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng việc rèn luyện chữ viết, người xưa đã coi “Nét chữ nết người”, xã hội càng văn minh thì yêu cầu về chữ viết càng phải đúng và đẹp. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là một việc làm quan trọng trong nhà trường. Đây là yêu cầu, là trách nhiệm với tất cả giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học. Đồng thời ta có thể nhận thấy rằng chữ viết hiện nay của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng là một vấn đề đáng quan tâm.

Ở giai đoạn đầu của cấp Tiểu học trẻ em đến trường thường bắt đầu quá trình học tập của mình bằng việc học chữ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học tiếng Việt và các môn học khác. Viết chữ đúng, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Việc rèn chữ viết đẹp là rèn nết người, học sinh được rèn tính kiên trì, cẩn thận và óc thẩm mĩ. Ngoài ra, việc dạy luyện chữ viết đẹp cũng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nét chữ truyền thống của người Việt Nam.

Lúc sinh thời cố vấn Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chữ viết cũng biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô".

Thực tiễn về dạy chữ viết của trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Thành Lộc nói riêng có nhiều vấn đề cần quan tâm. Ngoài những mặt thuận lợi là được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhà trường và các bậc phụ huynh đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp, trang bị tương đối đầy đủ thiết bị dạy và học, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm dạy lớp một vẫn thấy có nhiều mặt còn khó khăn đó là: Học sinh lớp Một còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi đôi tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Mà kĩ thuật viết chữ đúng là điều cốt lõi để duy trì kĩ năng viết đúng, viết nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự đó. Khi các em đã có kĩ thuật viết chữ đúng các em mới viết đẹp và từ kĩ thuật viết đúng đó sẽ là cơ sở giúp các em viết được những kiểu chữ sáng tạo đẹp hơn. Số học sinh viết chữ đẹp, đúng quy trình, có ý thức "Rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch" mới chỉ là số ít. Nhiều học sinh viết chữ còn xấu, cẩu thả, viết chưa đúng chuẩn theo mẫu chữ mới. Một số ít giáo viên chưa có biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc rèn chữ viết cho học sinh nên chất lượng chữ viết của học sinh còn nhiều hạn chế.

 

doc 24 trang thuychi01 1381210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẬU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP MỘT
 Họ và tên: Mai Thị Gấm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Lộc 
 	 Hậu Lộc – Thanh Hóa
 SKKN thuộc lĩnh vực : Môn Tiếng Việt.
HẬU LỘC NĂM 2019
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận.
 2
2.2. Thực trạng của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp Một.
3
2.2.1. Các điều kiện trong việc nâng cao chất lượng chữ viết.
3
2.2.2. Thực trạng về việc rèn chữ viết của giáo viên ở trường Tiểu học Thành Lộc
4
2.2.3. Thực trạng về chữ viết của học sinh lớp Một.
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn chữ cho học sinh.
6
2.3.1. Rà soát phân loại đối tượng học sinh. 
6
2.3.2. Giáo viên cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng viết chữ.
6
2.3.3. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc rèn chữ 
 viết.
6
2.3.4. Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ, hướng dẫn các
 kỹ thuật viết, cách khắc phục một số lỗi sai cơ bản.
9
2.3.5. Vận dụng các phương pháp giảng dạy đặc trưng trong
 môn Tập viết một cách linh hoạt.
13
2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy tập viết.
16
2.3.7. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong quá trình
 Giúp học sinh rèn kỹ năng viết chữ.
18
2.3.8. Tổ chức các hình thức thi đua nhằm khuyến khích việc
 rèn chữ viết cho học sinh.
18
2.4. Hiệu quả sáng kiến.
19
 3. Kết luận
3.1. Kết luận.
20
3.2. Những kiến nghị, đề xuất.
 20
 Tài liệu tham khảo
 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng việc rèn luyện chữ viết, người xưa đã coi “Nét chữ nết người”, xã hội càng văn minh thì yêu cầu về chữ viết càng phải đúng và đẹp. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là một việc làm quan trọng trong nhà trường. Đây là yêu cầu, là trách nhiệm với tất cả giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học. Đồng thời ta có thể nhận thấy rằng chữ viết hiện nay của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng là một vấn đề đáng quan tâm. 
Ở giai đoạn đầu của cấp Tiểu học trẻ em đến trường thường bắt đầu quá trình học tập của mình bằng việc học chữ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học tiếng Việt và các môn học khác. Viết chữ đúng, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Việc rèn chữ viết đẹp là rèn nết người, học sinh được rèn tính kiên trì, cẩn thận và óc thẩm mĩ. Ngoài ra, việc dạy luyện chữ viết đẹp cũng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nét chữ truyền thống của người Việt Nam.
Lúc sinh thời cố vấn Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chữ viết cũng biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô".
Thực tiễn về dạy chữ viết của trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Thành Lộc nói riêng có nhiều vấn đề cần quan tâm. Ngoài những mặt thuận lợi là được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhà trường và các bậc phụ huynh đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp, trang bị tương đối đầy đủ thiết bị dạy và học, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm dạy lớp một vẫn thấy có nhiều mặt còn khó khăn đó là: Học sinh lớp Một còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi đôi tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Mà kĩ thuật viết chữ đúng là điều cốt lõi để duy trì kĩ năng viết đúng, viết nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự đó. Khi các em đã có kĩ thuật viết chữ đúng các em mới viết đẹp và từ kĩ thuật viết đúng đó sẽ là cơ sở giúp các em viết được những kiểu chữ sáng tạo đẹp hơn. Số học sinh viết chữ đẹp, đúng quy trình, có ý thức "Rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch" mới chỉ là số ít. Nhiều học sinh viết chữ còn xấu, cẩu thả, viết chưa đúng chuẩn theo mẫu chữ mới. Một số ít giáo viên chưa có biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc rèn chữ viết cho học sinh nên chất lượng chữ viết của học sinh còn nhiều hạn chế.
Vậy làm thế nào để chữ viết của học sinh đẹp hơn, làm thế nào để học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở tốt hơn, đồng thời giúp học sinh có những kĩ năng ban đầu để tạo nền móng vững chắc cho các em học tập sau này là những vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở. Đó là lý do để tôi chọn nội dung "Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp Một" làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là xác định các giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm:
- Giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết lớp Một. 
- Giúp học sinh có kỹ năng viết chữ đúng và đẹp. 
- Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp Một ở trường Tiểu học Thành Lộc.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học liên quan đến nhận thức của học sinh lớp Một.
- Điều tra khảo sát thực tế.
- Thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu.
- Áp dụng thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết: So sánh bàn tay của người lớn với bàn tay trẻ em có thể thấy những chỗ khác nhau rõ rệt. Các cơ và xương tay người lớn đã hoàn chỉnh nên có thể cử động rõ ràng theo một hướng. Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng mệt mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển. Do vậy, dường như các em viết bằng toàn thân chứ không chỉ bằng tay (khi viết mím môi, tròn mặt...). Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được. Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều
hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu. 
 Cơ sở tâm lý: Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức. Nếu trẻ được viết trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu trẻ buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng. Để viết được chữ thì học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao năng lượng của thần kinh và bắp thịt).
Phân môn Tập viết ở Tiểu học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ, học sinh nắm bắt được những kiến thức về cấu tạo bộ chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ này trên bảng, vở... đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu. Chúng ta đều biết rằng khi dạy tập viết phải đảm bảo nguyên tắc phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ. Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau. Viết chữ trong phân môn Tập viết thuộc giai đoạn đầu của kỹ năng viết. Hiểu theo nghĩa rộng thì các giai đoạn của quá trình viết chữ trong phân môn này dồn trọng tâm vào việc viết chữ cái để ghi âm và viết chữ để ghi tiếng, từ.
 Theo quyết định số 31/ 2002 - QĐ/BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
* Mẫu chữ cái viết thường: Các chữ cái: b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị tính bằng 2 lần rưỡi chiều cao chữ cái ghi nguyên âm.
+ Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị.
+ Các chữ cái: d, đ, p, q viết với chiều cao 2 đơn vị.
- Chữ cái s, r được viết với chiều cao 1, 25 đơn vị.
+ Các chữ cái còn lại: a, ă, â, c, e, ê, i, n, m, o, ô, ơ, u, ư, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị.
+ Dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0.5 đơn vị.
 * Mẫu chữ cái viết hoa 
- Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị, riêng 2 chữ cái viết hoa 
là Y , G được viết với chiều cao 4 đơn vị.
- Chữ viết Tiếng Việt là chữ ghi âm. Nguyên tắc cơ bản của kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học. Về cơ bản, nguyên tắc đảm bảo sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ. Ngoài ra về mặt chữ viết các âm Tiếng Việt đều rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh vần không phức tạp lắm. Tuy nhiên cấu tạo của hệ thống chữ viết còn tồn tại một số bất hợp lý.
Ví dụ: Một âm ghi bằng nhiều con chữ: 
	 c	 
/K/ 	 k	 	 
	 q	 	 
- Chữ viết phân biệt theo hệ thống ngữ âm chuẩn nhưng cách đọc của học sinh lại thể hiện ngữ âm của phương ngôn nơi địa phương các em sinh sống nên gây ra hiện tượng lỗi.
 - Phân môn Tập viết dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái.
 - Dạy Tập viết là dạy học sinh các thao tác chữ viết từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí, cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh viết đẹp. 
2.2. Thực trạng của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp Một:
 Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1C, tôi nhận thấy thực trạng sau:
2.2.1.Các điều kiện trong việc nâng cao chất lượng chữ viết: 
 	 Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo xã và ngành giáo dục rất quan tâm đến học sinh, đặc biệt là học sinh lớp một. Các em được học ở ngôi trường khang trang sạch đẹp, trang bị về cơ sở vật chất đầy đủ và tương đối tốt, ánh sáng đảm bảo, bàn ghế đúng quy cách phù hợp với chiều cao trung bình của mỗi học sinh. 
Phòng thư viện cung cấp đủ tài liệu, đồ dùng: như bộ chữ dạy tập viết chữ thường và chữ hoa, mỗi lớp đều có bảng chữ cái theo mẫu chữ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mỗi giáo viên được trang bị một bộ chữ dạy tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục sản xuất.
Ở độ tuổi học sinh lớp Một, các em đa số ngoan, biết vâng lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên, khen thưởng,...
Đa số các phụ huynh có con em học lớp một đều quan tâm đến việc học tập của con em mình. Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên.
Môi trường giao tiếp, phương tiện, thông tin đại chúng thuận lợi cho việc dạy và học Tập viết tiếng Việt. Nội dung các bài Tập viết rõ ràng, cụ thể và phù hợp với đối tượng học sinh.
Đa số phụ huynh trong lớp là con gia đình làm nông nên chưa dành thời gian quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp nhắc nhở con em học tập.
2.2.2. Thực trạng việc rèn chữ viết của giáo viên ở trường Tiểu học Thành Lộc
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, dám nghĩ dám làm hết lòng tận tụy với công việc, với sự nghiệp giáo dục, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình dạy học nói chung và dạy chữ viết cho học sinh nói riêng.
Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình viết chữ của học sinh. Qua thực tế tôi xác định các nguyên nhân từ phía giáo viên dẫn đến việc học sinh viết chữ viết chưa đẹp như sau:
 Giáo viên ít chú trọng trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh. Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. Chưa giúp học sinh nắm chắc các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết... trong các tiết luyện viết mà chỉ nhấn mạnh về độ cao con chữ. Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo đối tượng học sinh. 
 	 Ngoài phần hướng dẫn viết trong phần tập viết, với các môn học khác giáo viên mới chỉ thiên về cung cấp kiến thức chứ chưa trú trọng đến việc chỉnh sửa chữ viết cho học sinh.
 Phần luyện viết trong vở Tập Viết, vở ô li, nhiều giáo viên chỉ hướng dẫn qua loa và nhắc nhở học sinh viết đúng, đủ số dòng quy định chứ chưa quan sát để tìm ra lỗi viết sai mà học sinh hay mắc phải. Vì vậy không rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
2.2.3. Thực trạng về viết chữ của học sinh lớp Một:
 Lớp Một là lớp đầu cấp các em còn nhỏ, mới qua lớp mẫu giáo, nhận thức của các em không đều. Bên cạnh đó, việc giáo dục cho các em những phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ chưa được quan tâm đúng mức. Các em chưa hiểu biết về cách viết chữ đúng, điều này là một khó khăn cho việc dạy chữ viết cho học sinh. 
	Các em ngồi viết không đúng tư thế, cách cầm bút của học sinh chưa đúng, rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón tay, có em cầm cả 5 ngón tay, thậm chí cầm 3 ngón tay nhưng chưa chụm cả 3 ngón tay vào quản bút, cán bút vuông góc với mặt vở, có em cầm bút ngả về phía trước, cầm bút theo kiểu cấy mạ, cầm như vậy học sinh có cảm giác cây bút được giữ chặt hơn nhưng tốc độ viết bị hạn chế và khó lượn nét bút.
	Học sinh thường để vở không đúng cách - để vở sát mép dưới của bàn học, nên không có chỗ đặt khuỷu tay trên mặt bàn. Khi viết phải cử động cả cánh tay, chữ viết không thể hiện đúng mẫu chữ.
	Lỗi về kỹ thuật viết:
 - Thiếu nét: Lỗi này do thói quen của học sinh chưa viết hết các nét chữ đã dừng.
 - Thừa nét: Học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học
 sinh viết không đúng, dừng điểm vượt quá quy định.
 - Sai nét: Lỗi này thường do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút, khi viết biên độ dao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không
linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét.
 - Khoảng cách: Viết chữ không liền mạch, nhấc bút nhiều lần trong khi viết 
nên chữ viết bị rời rạc, cắt vụn do không nắm được quy trình liên kết các con chữ.
 - Dấu chữ, dấu thanh: Với các con chữ có dấu phụ: "ô", "ư" trong các chữ 
 học sinh thường viết dấu phụ ngay sau khi viết các con chữ.
 - Lỗi chính tả: Lỗi này do phương ngữ của các em và cách phát âm sai hoặc không nắm được quy tắc chính tả.
 - Lỗi về cách dừng bút, kết thúc nét chữ: Khi kết thúc nét cuối cùng, hay có
thói quen nhấn mạnh đầu ngòi bút, dễ làm chữ biến dạng.
 - Ngoài ra khi viết các em thường hay tẩy xoá tuỳ tiện làm cho vở bẩn, chữ viết lại nên chỗ vừa tẩy cũng không đẹp.
 - Đa số các em chưa có ý thức rèn chữ viết, thậm chí không quan tâm đến chữ viết xấu hay đẹp.
 - Mặt khác các em đang chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập nhiều hơn, có kỷ luật hơn , phải viết nhiều hơn và trong một thời gian nhất định 
phải hoàn thành, vì thế các em nhanh mỏi tay và dễ chán nản khi viết chữ.
 Đầu năm học sau khi nhận lớp, dạy được hai tuần tôi quan sát thấy đa số các em viết chữ chưa đúng mẫu, chưa đẹp, độ cao, độ rộng và khoảng cách các chữ còn chưa đúng, sau đó tôi tiến hành phân loại về chất lượng chữ viết của học sinh ở tuần thứ 7 kết quả như sau:
Lớp
TS
Viết đều, đẹp
Viết đúng mẫu
Viết chưa đúng 
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1C
32
6
18,6
10
31
16
50
 Nhìn vào bảng kết qủa trên ta thấy học sinh viết chưa đúng mẫu còn nhiều, đây chính là điều bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp một rất băn khoăn và trăn trở làm sao để tìm ra giải pháp tốt nhất để giảng dạy và rèn luyện cho các em các kỹ năng học tập và đặc biệt là kỹ năng viết đúng để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn chữ viết cho học sinh:
2.3.1. Rà soát phân loại đối tượng học sinh.
Để rèn được chữ viết cho học sinh thì việc đầu tiên là giáo viên phải phân loại trình độ chữ viết của học sinh. Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì trong thực tế chúng ta muốn tiếp cận đối tượng của mình một cách thuận lợi thì trước hết phải hiểu được đối tượng mà mình tiếp cận. Sau khi nhận lớp tôi luôn quan sát một cách chi tiết, cụ thể việc viết của từng em, tôi phân thành 3 loại: viết đều, đẹp; viết đúng mẫu chữ; viết chưa đúng mẫu chữ. Sau khi phân loại học sinh tôi sắp xếp chỗ ngồi để tôi dễ dàng nhất trong việc giúp các nhóm đối tượng rèn chữ viết đúng và đẹp.
2.3.2. Giáo viên cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng chữ viết
 - Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm vững Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học và các yêu cầu cơ bản của dạy Tập Viết ở lớp Một.
- Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, kiểu chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
- Kỹ năng: Viết đúng quy trình, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở..
 2.3.3. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc rèn chữ viết.
2.3.3.1. Hướng dẫn chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập.
 Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua 2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và viết trong vở Tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1) bằng bút chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau:
 + Bảng con, phấn trắng, khăn lau.
 Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh chóng nắm được những thông tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói trên trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số điểm sau:
 Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:
- Bảng con: Yêu cầu thống nhất một loại bảng Hồng Hà có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở Tập viết, loại bảng này có 2 mặt, mặt trước có dòng kẻ li nhỏ giống hệt vở ô li, thuận tiện cho việc rèn viết cỡ chữ nhỡ, mặt kia có dòng kẻ li to thuận tiện cho việc luyện viết cỡ chữ nhỏ.
 - Phấn viết: Yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm (hãng phấn Mic)có độ dài vừa phải, không quá cứng hay quá mềm.
 - Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải.
 + Vở tập viết, bút chì, bút mực.
 - Vở tập viết lớp một cần được bao bọc, dán nhãn tên, giữ gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn. Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ.
 - Bút chì dùng để tập viết ở 8 tuần đầu lớp một cần được gọt cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quá hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ. 
 - Bút mực trước đây đòi hỏi học sinh hoàn toàn sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm. Từ khi loại bút bi được sử dụng phổ biến thay thế cho bút chấm mực, việc học tập viết của học sinh có phần tiện lợi (viết nhanh, đỡ giây mực) nhưng chất lượng chữ viết có phần giảm sút. Vì vậy, giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn cho học sinh loại bút phù hợp, không dùng bút bi sẽ hỏng chữ.
2.3.3.2. Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết:  
+ Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
 - Ngay từ khi mới vào lớp một ở những giờ học đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh kĩ về tư tế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó, hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Khoảng cách từ mắt đến trang vở tầm 25cm đến 30cm là vừa (khoảng hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vì nếu thiếu ánh sáng dễ dẫn đến cận thị.
 - Cột sống

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc