Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Trung An năm học 2017-2018

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Trung An năm học 2017-2018

Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông đang rất được nhà nước và xã hội quan tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005). Đặc biệt, theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “.phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, theo quy định của Luật giáo dục, giáo viên phải chuyển dần từ phương pháp dạy học truyền thống (giáo viên giữ vai trò trung tâm) sang phương pháp dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Ngoài ra, giáo viên còn phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn.

doc 24 trang haihuy29 15/08/2023 5325
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Trung An năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tên đề tài:
Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Trung An năm học 2017-2018
2.Đặt vấn đề.
	Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
	Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức  dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin.
 Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Công nghệ thông tin (CNTT) bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
 Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ hông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới công tác quản lí và phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong công công tác quản lí và dạy học, để công tác quản lí đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao là vấn đề mà bất cứ một cán bộ quản lí hay một giáo viên nào đều quan tâm khi có ý định đưa CNTT vào trong công tác quản lí và dạy học. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong công tác quản lí và dạy học; được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát  của Phòng GD&ĐT, trường PTDTBT THCS Trà Don, từ năm học 2008-2009 đến nay, cá nhân tôi đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường và bước đầu thu được một số kết quả nhất định.
 Trong bản sáng kiến này, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí và dạy học tại trường PTDTBT THCS Trà Don từ năm học 2011-2012.
 3. Cơ sở lí luận.
 3.1. Khái niệm Công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm của nó để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin. Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ ngày 4 tháng 8 năm 1993 thì “công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Như vậy, công nghệ thông tin là tập hợp các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại như ti vi, máy tính, máy chiếu Projector, mạng Internet, các phần mềm để cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng cho mọi lĩnh vực trong đời sống con người và xã hội. Đặc biệt, ngày nay Internet với các kết nối băng tầng rộng đã đi tới tất cả các trường học đã giúp cho việc ứng dụng các kiến thức, kĩ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin vào dạy học đã dần trở thành hiện thực.
 3. 2. Vai trò của công nghệ thông tin.
	Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông đang rất được nhà nước và xã hội quan tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005). Đặc biệt, theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “...phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, theo quy định của Luật giáo dục, giáo viên phải chuyển dần từ phương pháp dạy học truyền thống (giáo viên giữ vai trò trung tâm) sang phương pháp dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Ngoài ra, giáo viên còn phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học vì những lí do sau: 
	- Thứ nhất, nó phù hợp với yêu cầu của thời đại vì “thời đại tin học thật sự đến rồi và thời đại công nghiệp coi như kết thúc. Nền giáo dục của thời đại công nghiệp nay không còn thích hợp với xã hội nữa”. Trong hệ thống giáo dục của phương Tây, công nghệ thông tin chính thức được đưa vào chương trình học phổ thông từ rất sớm. Người ta nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về công nghệ thông tin đã có ích cho tất cả các môn học khác nhau. Do đó, việc ứng dụng nó vào dạy học ở trường phổ thông Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.
	- Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước phát triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tincông nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học.  Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định con đường phát triển cho giáo dục Việt Nam là “dựa trên công nghệ thông tin” và nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc “cách mạng về phương pháp dạy và học” – nghĩa là thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường. Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định “cấm sử dụng phương pháp đọc chép” trong trường phổ thông càng làm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, giáo viên không nên quá lạm dụng máy chiếu để thay cho tấm bảng đen, không nên biến “đọc – chép” thành “chiếu - chép”. Thời gian qua, nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” với giáo án trình chiếu, giáo án điện tử. Do đó, khi soạn một bài giảng bằng Powerpoint, giáo viên đưa tất cả những công việc của mình (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, câu hỏi kiểm tra bài cũ, dặn dò) và toàn bộ nội dung bài giảng lên các Slides để “chiếu cho học sinh chép”. Theo chúng tôi, đây là một quan niệm chưa thật sự chuẩn xác vì công nghệ thông tin không phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và giúp giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một sự vật, hiện tượng như: kênh chữ, kênh hình, phim tư liệuđể cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình. Từ đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
	- Thứ ba, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các phần mềm dạy học như Activestudio, Powerpoint, Violet, sẽ giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh và ngược lại. Điều này phù hợp với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì “học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạy là quá trình phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả” . Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức. 
	-Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí giúp cho cán bộ quản lí giải quyết công việc kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả cao hơn, số liệu chính xác, thuyết phục hơn; giúp cho người giáo viên rút ngắn thời gian thuyết giảng, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình tư liệu, bản đồ, những đoạn phim tư liệu ) Như vậy, ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam vì nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để dẫn dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ đó, hình thành cho người học kĩ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong học tập.
	4. Cơ sở thực tiễn.
	Trường THCS BTCX Trà Don nay là trường PTDTBT THCS Trà Don là một xã vùng cao của huyện Nam Trà My- một trong những huyện có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam.
	Trường PTDTBT THCS Trà Don là một trường chuyên biệt, bắt đầu từ năm học 2010-2011, được UBND huyện phê duyệt đề án trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010-2015.Trường đã được các cơ quan chức năng đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều hạng mục quan trọng như phòng học, nhà công vụ, nhà bán trú học sinh, máy móc trang thiết bị phục vụ dạy học.
	Đội ngũ giáo viên: đa số là giáo viên trẻ mới ra trường; diện hợp đồng chiếm tỉ lệ cao, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn; nhiều giáo viên chưa có đủ điều kiện để trang bị máy tính cho riêng mình; nhiều giáo viên có trình độ về Tin học nhưng không có điều kiện để áp dụng, nhiều giáo viên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế nên ngại sử dụng.
	Học sinh: gần 100% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Nam Trà My. Trình độ nhận thức, khả năng suy luận, suy lí của các em rất hạn chế. Các em không có nhiều điều kiện để tiếp xúc với CNTT. 
	Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy Tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: thiếu các phòng học chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít ( chỉ có 01 phòng với 20 máy tính).
	Tại xã Trà Don hiện nay đường truyền có dây đã hư hỏng nặng, không sử dụng được; kết nối D Com 3G thì chất lượng sóng rất yếu và không ổn định.
	Tại Nam Trà My hiện nay cũng đã có nhiều trường mạnh dạn ứng dụng CNTT vào trong quản lí và dạy học, nhưng điều kiện cơ sở vật chất, con người, cách làm và hiệu quả ở mỗi trường mỗi khác.Tại ngành giáo dục Nam Trà My hiện nay chưa có một thống kê hay nghiên cứu nào để đánh giá, tổng kết công tác ứng dụng công nghệ thông tin ở các đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục.Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm về Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và dạy học tại trường PTDTBT THCS Trà Don của cá nhân tôi có thể áp dụng và nhân rộng ở những đơn vị trường có điều kiện tương đồng như trường PTDTBT THCS Trà Don.
	5. Nội dung nghiên cứu.
	5.1. Các giải pháp để ứng dụng Công tin trong quản lí và dạy học.
	5.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên.
	Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
	Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
	5.1.2 Nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ.
	Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học ( 01 giáo viên Tin học của trường được tạo điều kiện về thời gian để tham gia học nâng cao trình độ từ Cao đẳng lên Đại học Tin học).Vận động các bộ, giáo viên tích cực học Tin học, trao đổi kinh nghiệm và kĩ năng sử dụng Tin học.
	Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
	Hướng dẫn giáo viên kĩ năng sử dụng Văn Phòng trực tuyến (office) hoặc sử dụng Email để gởi, nhận thông tin, làm việc tương tác trực tiếp trên hệ thống Website của đơn vị. (Phụ lục 1)
	5.1.3 Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT.
	Muốn ứng dụng CNTT vào công tác quản lí và dạy học hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi cán bộ quản lí, giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào quản lí và giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
	- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên Tin học và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin từ các trang Web phổ biến và thông dụng, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra...
	- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
	- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên ( bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án Power Point, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E-Learning, E Mind Maps, Violet, Lecture Maker, Photo Story...)
	- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm  tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
	- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do trường, ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia  cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
	Để làm được điều đó, cán bộ quản lí đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì. Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
	5.1.4. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
	- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông tin của nhà trường đã được cải thiện đáng kể.
	Số máy tính phục vụ cho văn phòng BGH, phòng chuyên môn, giáo viên, kế toán, thư viện, TPT Đội là 06 máy (trong đó có 4 mát tính xách tay); phục vụ cho dạy học là 18 máy. Nhà trường có 01 tivi 43 ind, 1 máy chiếu Projector, 05 máy in, 01 máy ảnh và một số phương tiện khác. Đặc biệt từ năm học 2012-2013, nhà trường đã bắt được hệ thống cáp quang của VNPT với khả năng phát sóng WIFI trong bán kính 50 m, vì vậy trong khuôn viên của nhà trường hiện nay ở các phòng làm việc, phòng học đều có thể truy cập Internet.
	- Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có.
	+ Bố trí thời khóa biểu lệch ca, lệch tiết để các lớp đều được học tin học, học sinh được thực hành nhiều hơn trên máy tính.
	+ Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường trang bị máy tính cho các mình, hiện tại có 100% giáo viên trong nhà trường đã có máy tính, trong đó 80% giáo viên có máy tính xáh tay; kết nối Internet, mua Dcom 3G theo chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục.
	- Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như: giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm “ giữ tốt - dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
	5.2. Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.
	5.2.1. Quản lý hồ sơ lí lịch của GV – Thông tin liên lạc với giáo viên.
	- Để quản lý tốt hồ sơ của GV tôi đã dùng phần mềm Quản lý cán bộ là một phần mềm lưu trữ tất cả những thông tin liên quan đến giáo viên như sơ yếu lý lịch, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, những thành tích, của giáo viên. Đồng thời cũng đang ứng dụng phần mềm office (Văn phòng trực tuyến) trên Website của đơn vị để quản lí về lí lịch cán bộ giáo viên. Các thông tin này được giáo viên, nhân viên cập nhật thường xuyên khi có những thay đổi về nhân thân như: trình độ chuyên môn, chính trị, chỗ ở...
	- Để đảm bảo có sự thông tin liên lạc kịp thời đến giáo viên, tôi sử dụng địa chỉ mail, hệ thống trang Web của trường, đặc biệt là phần mềm office (Văn phòng trực tuyến – phần mềm hiện nay được Sở GD&ĐT Quảng Nam và một số đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đang triển khai khá hiệu quả). Tại đây, mọi công tác quản lí của 1 cán bộ quản lí được tích hợp khá đầy đủ và tiện lợi như: lập lịch công tác, trao đổi thông tin: đi - đến, chia sẽ hồ sơ tại liệu, lưu trữ và xử lí công văn, quản lí nhân sự
	5.2.2. Quản lí hồ sơ sổ sách chuyên môn, hồ sơ phổ cập giáo dục THCS.
	- Các hồ sơ sổ sách chuyên môn, các loại biểu bảng liên quan công tác chuyên môn hiện nay được hệ thống hóa theo từng loại tài liệu và lưu trữ đảm bảo theo từng năm học.
	- Trong công tác phổ cập giáo dục, bản thân đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê số liệu phổ cập hằng năm. Đồng thời bản thân cũng đã cùng với giáo viên Tin học tại trường tự thiết lập một biểu mẫu riêng trên Microsoft Excel để kiểm tra số liệu phổ cập giáo dục THCS (Phụ lục 2), chính vì làm được điều này nên công tác phổ cập giáo dục của đơn vị trong nhiều năm qua luôn đảm bảo tính chính xác giữa các 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_viec_ung_dung.doc