Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn, trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mội người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn, trẻ sẽ được làm quen và nhận biết được màu sắc, hình ảnh. của các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh.

 Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định, phát triển vốn từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi mặt sau này của trẻ. Hơn nữa, đối với lứa tuổi 3 tuổi, đặc điểm thể chất, thể lực và đặc điểm tâm sinh lý phát triển rất nhanh, ngôn ngữ lại càng đóng vai trò thiết yếu. Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh. Sự phát trển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đã giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “Tại sao? Như thế nào? Là gì” với chúng ta.

 Điều kiện sống, môi trường xã hội, các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cũng như sự tiến bộ về ngôn ngữ của trẻ. Khi được giao tiếp chính là khoảng thời gian mà trẻ em học các từ của bạn bè, cha mẹ, người thân, thì vốn từ của trẻ phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này gia đình và nhà trường cần dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ lời rõ câu, cách phát âm rõ ràng mạnh dạn thể hiện diễn đạt ý mà trẻ muốn nói.

 

doc 39 trang thanh tú 22 08/10/2022 14218
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
LÝ DO TRỌN ĐỀ TÀI
1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
2
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
CƠ SỞ THỰC TIỄN
4
Đặc điểm trung
4
Thuận lợi
4
Khó khăn
5
BIỆN PHÁP THỰC TIỄN
5
Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của bản than và phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ
5
1.1 Mục đích
5
1.2 Cách thực hiện
5
1.3 Kết quả
7
Phân loại nguyên âm, phụ âm theo vị trí của lưới khẩu hình khi phát âm
7
2.1 Mục đích
7
2.2 Cách thực hiện
7
2.3 Kết quả 
7
Khảo sát mức độ trậm phát triển ngôn ngữ và nói ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi đầu năm học
8
3.1 Khảo sát mức độ trậm phát triển ngôn ngữ của trẻ đầu năm học
8
3.1.1 Mục đích
8
3.1.2 Cách thực hiện
9
3.2 Khảo sát mức độ nói ngọng của trẻ 3-4 tuổi đầu năm học
9
3.2.1 Mục đích
9
3.2.2 Cách thực hiện
9
Tìm hiểu về khả năng phát âm của trẻ
10
4.1 Cách thực hiện
10
4.2 Kết quả đạt được
13
Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ
13
5.1 Mục đích
13
5.2 Cách thực hiện
14
5.3 Kết quả
15
Xây dựng môi trường nói cho trẻ 3 – 4 tuổi trong lớp
15
6.1 Mục đích
15
6.2 Cách thực hiện
15
6.3 Kết quả đạt được
17
Sưu tầm một số trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi
18
 7.1 Trò chơi vận động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
18
 7.1.1 Những chiếc thuyền
18
 7.1.2 Một dàn nhạc đặc biệt
19
 7.1.3 Chiếc hộ kỳ diệu
19
 7.1.4 Bài hát kỳ diệu
20
 7.2 Bài thơ phát triển ngôn ngữ thông qua thơ ca
20
 7.2.1 Trò chơi đối đáp
21
 7.2.2 Trò chơi thể hiện ý thơ bằng động tác cơ thể
21
 7.3 Kết quả
22
Thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ
22
8.1 Mục đích
22
8.2 Cách thực hiện
22
 8.2.1 Trò chơi 1 tùng dinh
23
8.2.2 Trò chơi 2 cái ca
23
 8.2.3 Trò chơi 3 bé đi chợ
24
 8.2.4 Trò chơi 4 soi gương sửa ngọng
24
 8.2.5 Trò chơi 5 chữ số soi gương
24
 8.2.6 Trò chơi 6 Chú bò nhỏ
24
 8.2.7 Trò chơi 7 Hai chú chim
24
 8.2.8 Trò chơi 8 chiếc nón kỳ diệu
25
 8.2.9 Trò chơi 9 con gì biến mất
25
 8.2.10 Trò chơi 10 ô cửa bí mật
26
Để phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ giáo viên thường xuyên sửa ngọng cho trẻ
26
9.1 Cách thực hiện
27
9.2 Kết quả
28
Tuyên truyền phối kết hợp phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ
28
10.1 Mục đích
29
10.2 cách thực hiện
29
10.3 Kết quả
31
Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt xã hội
31
11.1 Cách thực hiện
32
11.2 Kết quả
32
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
32
Đối với giáo viên
32
Đối với trẻ
32
Đối với phụ huynh
33
Đối với xã hội
33
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
34
KẾT LUẬN
34
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
34
KIẾN NGHỊ 
35
MỤC LỤC 
36
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó”.
 Thật vậy, tiếng nói hay ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặc biệt là trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành, sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là nhiệm vụ rất quan trọng, đặc biệt ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi. Đây là thời kỳ “Phát cảm về ngôn ngữ”, giai đoạn này sự phát triển về vốn từ đạt tốc độ nhanh nhất. Cho nên những người là cha mẹ hay giáo viên trường mầm non đặc biệt là những người xung quanh cần quan tâm để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Tuy nhiên, có một bất câp ở Việt Nam hiện nay là xã hội càng phát triển, tình trạng bé chậm nói càng phổ biến. Nhiều gia đình, bố mẹ và người thân của trẻ vẫn đặt nặng tâm lý quan tâm thiên về mặt thể chất của trẻ như vấn đề chiều cao, cân nặng mà vô tình bỏ qua một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đó là vấn đề phát triển ngôn ngữ. Ông bà ta đã dạy rằng “Thỏ thẻ như trẻ lên ba”, “Trẻ lên ba cả nhà học nói” đây là những câu thành ngữ nói đến nhu cầu muốn nói và việc học nói của trẻ, song bên cạnh đó còn chứa đựng niềm vui của người thân trẻ. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng có được niềm vui ấy, khi mà có những trẻ mỗi ngày một lớn, niềm mong mỏi nghe con nói càng tăng lên thì bé lại không nói, chỉ phát âm “a,a,i,i..” hay chỉ nói một từ, hoặc “Ngập ngừng không rõ lời”. Những trẻ như vậy được gọi chung là chậm phát triển ngôn ngữ. Chậm phát triển ngôn ngữ trong thời kỳ thơ ấu có thể ảnh hưởng tới trí lực khi trẻ đến tuổi trưởng thành, bởi “Vấn đề hạn chế kỹ năng ngôn ngữ thường kéo theo nguy cơ không hòa nhập được trong ngữ cảnh xã hội cũng như các hoàn cảnh phổ biến thường gặp khác” Hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ có thể gây ra các hệ quả về hành vi và tương tác xã hội cho trẻ trong những năm sau này của cuộc đời. Việc chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể dẫn tới bệnh câm có lựa chọn ở trẻ, một hội chứng mà ở đó trẻ không có khả năng nói trong một số hoàn cảnh có lựa chọn. Trẻ mắc hội chứng này có thể nói lúc ở một mình, cùng với bạn bè; nhưng không thể nói được trong môi trường học đường, nơi công cộng hoặc đối với người lạ.
 Nguyên nhân chính của thực trạng kể trên chủ yếu là do bố mẹ của trẻ đều quá bận rộn chuyện công việc có quá ít thời gian trò chuyện, tâm tình cùng con trẻ để phát triển ngôn ngữ. Kênh ngôn ngữ kết nối với thế giới bên ngoài mà trẻ được tiếp xúc lại hầu hết là qua tivi, phim ảnh... chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn.
 Song song với sự phát triển về vốn từ thì trẻ ở lứa tuổi này cũng thể hiện rõ nét sự xuất hiện một số tận về ngôn ngữ: nói ngọng, nói lắp, nói khuyết từ.. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ.
 Từ phương diện giáo dục, chủ trương của cấp học mầm non nói chung đều khuyến khích các bậc phụ huynh khi ở nhà “Hãy thường xuyên nói với trẻ càng nhiều càng tốt”. Khi các bé ở trường, giáo viên mầm non đều có nhiệm vụ quan tâm đến việc trẻ nói như thế nào, có biết giao tiếp không, có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình không?
 Là một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy lớp mẫu giáo bé 3 -4 tuổi, với lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi luôn chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ ở nhóm trẻ này. Tôi mong muốn khả năng phát triển ngôn ngữ được cải thiện là tiền đề giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với các bạn, nghe hiểu và làm theo yêu cầu của cô cũng như có thể nói lên được những nhu cầu, thắc mắc của mình. Qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy hiện nay trẻ chậm nói và trẻ nói ngọng rất nhiều, gây khó khăn rất lớn trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ, giữa trẻ với bố mẹ và những người xung quanh. Khi trẻ muốn trao đổi thông tin nhưng không thành công, người đối diện thường lặp lại câu hỏi và có những phản ứng bằng những lời nhận xét như “không hiểu con nói gì”. Tình trạng này kéo dài vô tình khiến cho đứa trẻ có cảm giác mặc cảm, tự ti. Chính điều này làm hạn chế đến quá trình phát triển tư duy, trí tuệ cho trẻ. Đó chính là lý do tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ.
- Đánh giá thực trạng nói ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non, tìm ra các biện pháp sửa ngọng có hiệu quả cho trẻ.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
- Trẻ 3 – 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữvà nói ngọng tại trường mầm non tôi công tác.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi.
- Tìm hiểu về khả năng phát âm của trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, điều tra tìm hiểu bằng phiếu bài tập của giáo viên ở lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi.
- Trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh, trò chuyện với trẻ tại lớp.
- Quan sát các hoạt động của trẻ nhằm phát triển vốn từ cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. 
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn, trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mội người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn, trẻ sẽ được làm quen và nhận biết được màu sắc, hình ảnh... của các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh...
 Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định, phát triển vốn từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi mặt sau này của trẻ. Hơn nữa, đối với lứa tuổi 3 tuổi, đặc điểm thể chất, thể lực và đặc điểm tâm sinh lý phát triển rất nhanh, ngôn ngữ lại càng đóng vai trò thiết yếu. Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh. Sự phát trển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đã giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “Tại sao? Như thế nào? Là gì” với chúng ta.
 Điều kiện sống, môi trường xã hội, các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cũng như sự tiến bộ về ngôn ngữ của trẻ. Khi được giao tiếp chính là khoảng thời gian mà trẻ em học các từ của bạn bè, cha mẹ, người thân, thì vốn từ của trẻ phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này gia đình và nhà trường cần dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ lời rõ câu, cách phát âm rõ ràng mạnh dạn thể hiện diễn đạt ý mà trẻ muốn nói.
 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 – 4 tuổi: “Trẻ lên ba cả nhà học nói”. Năm thứ 3 là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ hiểu được lời nói của người lớn qua đó phát triển giao tiếp ngôn ngữ với người lớn và các trẻ khác.
 Nói ngọng là phát âm sai một hoặc nhiều nhóm từ do thói quen hoặc dị tật hoặc do tổn thương các cơ quan phát âm như lưỡi, môi, rang, vòm miệng, thanh quản. Có 2 dạng nói ngọng
+ Nói ngọng sinh lý: Cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi.
+ Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn.
 Nguyên nhân nói ngọng ở trẻ 3 – 4 tuổi: Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ. Cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại. Cha mẹ và người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.
 Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
 Muốn làm được điều này, giáo viên mầm non phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái và lịch sự.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm chung
 Trường Mầm Non mà tôi đang công tác có một khu trung tâm gần khu dân sinh. Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáp bé C4, Số lượng học sinh: 45 trẻ trong đó có 1 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và 5 trẻ nói ngọng. Số giáo viên trong lớp là 3 giáo viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng và cả 3 đồng chí đều đạt trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn. 
è Trong quá trình thực hiện phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi
- Lớp luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường. Cụ thể, lớp được đầu tư nối mạng Internet cho máy tính giúp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy và học thường xuyên hơn. Hệ thống ánh sáng và quạt mát, điều hòa được trang bị đầy đủ, đúng theo quy định học đường.
- Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của các hoạt động, có ý thức trau dồi chuyên môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề của Sở giáo dục, của phòng giáo dục cũng như các buổi kiến tập của nhà trường.
- Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp linh hoạt trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ chủ trương giáo dục của nhà trường. Nhiều phụ huynh còn thường xuyên ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho trẻ.
- Trẻ của lớp có nề nếp thói quen tốt trong học tập. Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỷ lệ chuyên cần cao.
3. Khó khăn
 - Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lý do khách quan nào đó nên ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Nhiều bố mẹ giao hẳn nhiệm vụ đưa đón trẻ cho ông bà hoặc người giúp việc nên kênh kết nối, phối hợp với cô giáo trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhiều lúc chưa được kịp thời.
- Một số trường hợp trẻ mới đi học, nói rất ít âm thanh phát ra chưa thành tiếng chỉ biết dùng các động tác để trò chuyện với cô hoặc có trẻ nói chưa rõ câu và hay bị ngắt quãng. 
- Nguyên nhân ngọng của trẻ không giống nhau và mức độ ngọng của trẻ không đồng đều do đó không thể sử dụng chung 1 loại bài tập, phương pháp sửa ngọng cho tất cả các đối tượng trẻ.
 - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp.
 - Khả năng chú ý của trẻ còn kém, không đều, không ổn định. Trẻ chưa ý thức đến các thành phần trong câu, trong từ.
- Đặc điểm sinh lý của trẻ giai đoạn này là nhanh nhớ nhưng cũng mau quên nên trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế, xu hướng trẻ thường bỏ bớt từ và âm khi nói.
- Mặt khác do yếu tố bẩm sinh như, “Khiếm thính”, “hở hàm ếch” khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và nói ngọng. 
- Còn một số phụ huynh chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc chậm nói và nói ngọng đối với sự phát triển về mặt tư duy, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Do đó chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng kịp thời cho trẻ.
 F Với những khó khăn trên tôi đã tìm tòi và áp dụng các biện pháp hướng dẫn trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và trẻ nói ngọng một cách đúng đắn.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của bản thân về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ
1.1 Mục đích
 Nâng cao kiến thức của bản thân về đặc điểm phát âm của trẻ 3 – 4 tuổi. từ đó tìm hiểu nguyên nhân – phân loại chậm phát triển ngôn ngữ và nói ngọng ở trẻ. Qua đó tìm ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ đạt hiệu quả.
 Cách thực hiện
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học về đặc điểm phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi.
- Nghiên cứu tìm tòi các tài liệu khoa học xác định nguyên nhân chậm nói và nói ngọng ở trẻ 3 – 4 tuổi.
- Nghiên cứu, tìm tòi cách thức để phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng phù hợp với từng đối tượng chậm phát triển ngôn ngữ.
- Bản thân thực nghiệm phát âm, quan sát khoang miệng – lưỡi của trẻ khi phát âm.
- Nâng cao kiến thức về phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các buổi tập huấn của trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ và dự các tiết kiến tập của trường bạn.
Giáo viên tham dự tập huấn về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ.
Các giáo viên trao đổi về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ.
 Kết quả
- Bản thân tôi nắm vững kiến thức về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 – 4 tuổi.
- Bản thân tôi nắm vững các lỗi phát âm dẫn đến nói ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi: lưỡi cứng, lưỡi cử động nhiều quá dẫn đến vị trí lưỡi khi phát âm không chính xác, trẻ mở khẩu hình sai khi phát âm
- Căn cứ vào các nghiên cứu khoa học đã phân loại chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ thành 3 loại: Trẻ ít giao tiếp, trẻ bị hở hàm ếch, Trẻ bị khiếm khuyết về thính giác.
- Căn cứ vào vai trò và sự tác động đối với quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi, tôi đã phân loại nguyên nhân chậm nói của trẻ thành các loại: 
 + Trẻ mới đi học còn nhút nhát, nói rất ít âm thanh phát ra chưa thành tiếng chỉ biết dùng các động tác để trò chuyện với cô hoặc có trẻ nói chưa rõ câu và hay bị ngắt quãng.
 + Do yếu tố bẩm sinh (Trẻ bị khiếm thính, hở hàm ếch).
- Căn cứ vào các nghiên cứu khoa học đã phân loại ngọng của trẻ thành 4 loại: ngọng thế, ngọng thanh điệu, ngọng nguyên âm đôi, ngọng khuyết.
Phân loại nguyên âm – phụ âm theo vị trí của lưỡi – khẩu hình khi phát âm
 Mục đích
 Nguyên nhân lớn nhất khiến cho trẻ 3 – 4 tuổi nói ngọng là do trẻ không biết vị trí đặt lưỡi và mở khẩu hình đúng khi phát âm. Mặt khác, trong hệ thống tiếng việt khi phát âm lưỡi và khẩu hình có mối liên hệ chặt chẽm nếu một trong 2 yếu tố này sai sẽ dẫn đến kết quả phát âm sai. Chính vì vậy, biện pháp được thực hiện nhằm giúp giáo viên xác định vị trí của lưỡi – khẩu hình trong quá trình phát âm của trẻ. Từ đó xây dựng hệ thống bài tập và kế hoạch sửa ngọng cho trẻ sao cho các bài tập được phân bổ hợp lý tránh sự chồng chéo khiến trẻ khó định hình được vị trí của lưỡi – khẩu hình khi phát âm.
 Cách thực hiện
- Tôi đi sâu nghiên cứu các tài liệu khoa học về cơ chế phát âm: Định cách tạo thanh, khoang tạo thanh, mức độ tham gia của dây thanh của từng nguyên âm, phụ âm trong tiếng Việt.
- Tôi đi sâu nghiên cứu sự tác động của đầu lưỡi, cuống lưỡi, bề mặt lưỡi, cách mở khẩu hình đến quá trình phát âm của trẻ.
- Bản thân trực tiếp thực nghiệm cách phát âm các nguyên âm, phụ âm tiếng việt.
 Kết quả
- Bản thân tôi đã nắm vững được cơ chế phát âm của các nguyên âm, phụ âm.
Ví dụ: Chữ: N
 + Định vị: Phần trước lưỡi bẹt ra, nâng lên dính xát với phía trước hàm trên, mép lưỡi bịt kín ở hàm trên, không cho hơi ra ngoài miệng. Khoang miệng hẹp, mép hơi nhành ra hai bên.
 + Cách tạo thanh: Thổi hơi từ trong cổ ra ngoài mũi (hơi tuyệt đối không được qua miệng, vì mép lưỡi bịt kín với hàm răng trên). Khi đã đạt được luồng hơi qua mũi, làm rung không khí trong khoang mũi và tạo ra âm thanh thì đột ngột bật lưỡi xuống. Khi đó luồng hơi mới thoát ra ngoài khoang miệng.
 + Khoang tạo thanh: Quá trình cấu âm, chủ yếu luồng hơi qua mũi làm rung hơi trong khoang mũi và tạo nên âm thanh. Vì vậy âm /N/ là âm mũi.
 + Mức độ tham gia của dây thanh: Dây thanh rung rất mạnh nên gọi là âm vang.
- Căn cứ vào sự tác động của cuống lưỡi, bề mặt lưỡi, đầu lưỡi và vị trí đặt lưỡi đối với việc phát âm chuẩn tôi đã phân loại theo các nhóm có đặc điểm giống và gần giống nhau nhằm giúp trẻ dễ ghi nhớ, không bị nhầm lẫn trong quá trình luyện phát âm. Cụ thể:
+ Các âm có cùng vị trí lưỡi như âm /N/: /NH/, /TH/, /T/.
+ Các âm phát âm bề mặt lưỡi: /D/, /S/, /X/, /CH/, /TR/, /NH/.
+ Các âm có phụ âm cuối là âm đầu lưỡi: /N/, /T/.
+ Âm cuống lưỡi: /C/, /K/, /Q/, /G/, /GH/, /KH/, /NG/, /NGH/.
+ Âm đầu lưỡi: /Đ/, /R/, /T/, /TH/, /L/, /N/.
- Căn cứ vào sự tác động của khẩu hình đến việc phát âm chuẩn, tôi đã phân chia âm theo khẩu hình 2 loại: Khẩu hình đóng, khẩu hình mở.
+ Khẩu hình đóng: Sau khi quá trình phát âm kết thúc 02 môi chạm vào nhau khép kín.
+ Khẩu hình mở: Sau khi quá trình phát âm kết thúc thì khẩu hình mở, 2 môi khép kín với nhau.
Ví dụ:
Khẩu hình mở
Khẩu hình đóng
Âm
O, A, Ă, Â, B, C, N
Âm ghép
OT, AN, ÂN, ÔN, ĂN, ANH, OANH, ACH
ONG, UNG, ÓC, ỐC, ICH, UM
3. Khảo sát mức độ chậm phát triển ngôn ngữ và nói ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi đầu năm học
3.1 Khảo sát mức độ chậm phát triển ng

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_va_sua_ngong_cho_tre_3.doc