Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Cơ sở lí luận

+ Ý nghĩa của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ.

Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu âm thanh từ ngữ được sắp xếp theo một quy tắc nhất định của một dân tộc hay của một cộng đồng người được nảy sinh và phát triển cùng với sự phát triển của cộng đồng dân tộc đó.

V.I. Lênin nói "ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người".

Ngôn ngữ xuất phát từ vốn từ nhất định, trẻ có một khối lượng vốn từ phong phú sẽ giúp cho ngôn ngữ của trẻ dần dần hoàn thiện hơn, giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ mạnh dạn hơn.Ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhu cầu, bởi vì trẻ có nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh qua hành động và lời nói của người lớn với trẻ. Nhờ có nhu cầu ham hiểu biết mà ngôn ngữ của trẻ được bộc lộ. Trong tâm lý học, vốn từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và nó là nguồn động lực mạnh mẽ kích thich con người hoạt động ham hiểu biết tìm tòi, khám phá chân lý.Vốn từ được nảy sinh và biểu hiện trong các hoạt động, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy

con người hành động. Là con người ai cũng muốn có một kho tàng vốn từ thật phong phú để đưọc giao tiếp, tiếp xúc với những người xung quanh, để từ đó tạo ra những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống hàng ngày và đó cũng là để con người lĩnh hội, tiếp thu tri thức kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại. Nếu không có vốn từ thì trẻ em không có được mối quan hệ giữa con người với con người. Ngôn ngữ làm tăng hiệu quả giao tiếp và nhận thức vào đối tượng khiến cho quá trình đó nhạy bén và sâu sắc hơn. Vốn từ làm nảy sinh khát vọng của sáng tạo và hành động của con người.

+ Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức của trẻ:

 Ngôn ngữ là phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh mà trẻ em đến được với thế giới xung quanh là nhờ người lớn, thông qua lời nói của người lớn trẻ em được làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu được đặc điểm, tính chất và cấu tạo, công dụng của chúng. Trẻ được học từ tương ứng khi trẻ trực tiếp tiếp xúc với sự vật, hiện tượng kết hợp với lời nói của người lớn, qua đó trẻ nắm được khái niệm và bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc. Trẻ em tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua phân tích, so sánh và tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về sự vật và hiện tượng. Trong quá trình tìm hiểu sự vật đó trẻ được gọi tên, các chi tiết, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. Đối với trẻ lớn trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ mà còn tìm hiểu các sự vật, hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mặt trẻ, những việc xảy ra trong quá khứ và tương lai. Để đáp ứng nhu cầu tâm lý đó thì cần có sự kết hợp với tranh ảnh. Như vậy, ngôn ngữ không những có kiến thức cho trẻ mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh rộng lớn hơn.

 

doc 19 trang hoathepmc36 28/02/2022 9102
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
 Nội dung Trang
I. Phần mở đầu ..............2
I.1. Lý do chọn đề tài ....2
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ....3
I.3. Đối tượng nghiên cứu .....3
I.4. Phạm vi nghiên cứu 4
I.5. Phương pháp nghiên cứu 4
II. Phần nội dung ..4
II.1. Cơ sở lí luận .4
II.2. Thực trạng .6
a. Thuận lợi, khó khăn ..6
b. Thành công, hạn chế .7
c. Mặt mạnh, mặt yếu ...7
d. Nguyên nhân .8
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng 9
II.3. Giải pháp, biện pháp ...9
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ..9
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ...10
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp .......14
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 15
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ..15
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
cứu.......16
III. Kết luận, kiến nghị ...17
III.1. Kết luận .17
III.2. Kiến nghị ...18
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh đã nói:
 Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên
Đúng vậy, một con người khi mới sinh ra không thể đã có sẵn nhân cách của một con người toàn diện. Muốn trở thành một người toàn diện trưởng thành phát triển về mọi mặt thì cần phải trải qua một quá trình trải nghiệm học tập được giáo dục nuôi dưỡng mới thành người. Và trong quá trình đó thì có sự đóng góp không hề nhỏ của giáo dục, đứa trẻ khi mới chào đời cho đến khi trưởng thành, để trở thành một con người thực thụ, có ích cho xã hội, nó phải trải qua một tiến trình phát triển lâu dài. Nó góp phần tạo nên nhân cách con người và đặc biệt là giáo dục mầm non là nơi đặt nền móng đầu tiên cho quá trình đó. Khi sinh ra đứa trẻ mới chỉ là một thực thể bé nhỏ nhưng muốn đứa trẻ đó phát triển thành người thì không thể thiếu sự giao tiếp,sự tác động trực tiếp của người lớn. Mà như chúng ta đã biết phương tiện của giao tiếp chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng,nó là phương tiện để con người nhận thức thế giới xung quanh,ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm xã hội, đạo đức,thẩm mĩ cho trẻ. Quan trọng hơn cả ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, để trẻ giao lưu với những người xung quanh, để tư duy,tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, đặc biệt với trẻ mầm non, đây là giai đoạn ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ.
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, làm quen với toán, hoạt động góc, khám phá khoa học sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người. Trong đó “khám phá khoa học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ. Tất cả thế giới với trẻ bây giờ đều mới lạ với bao điều kỳ diệu với “Tại sao lại thế?” và “vì sao lại thế?” Luôn là nhưng câu hỏi thắc mắc là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết muốn tìm hiểu và muốn khám phá.
Hoạt động cho trẻ tìm tòi tiếp xúc khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ được tiếp xúc với môi trường tiự nhiên và môi trường xã hội , trẻ lĩnh hội những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm người. Trên cơ sở đó trẻ mới hiểu biết đúng đắn về đối tượng. Cho trẻ tự nói lên những hiểu biết về đối tượng. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển.
Tuy nhiên khi đưa trẻ vào hoạt động khám phá khoa học đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn lượng kiến thức phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp, phương pháp thích hợp giúp trẻ tiếp thu tốt nhằm mục đích phiển kiến thức về thế giới xung quanh có nhiều vốn từ để diển tả sự hiểu biết của bản thân.
Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học khám phá khoa học bản
thân tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh” Và đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu khả năng tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá môi trường xung quanh một cách tốt nhất.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biện pháp cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
I.4. Phạm vi nghiên cứu
- Thực hiện đối với trẻ 5 - 6 tuổi, Trường Mẫu giáo Họa Mi.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra thực trạng đối với học sinh trong trường.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế.
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lí luận
+ Ý nghĩa của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ.
Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu âm thanh từ ngữ được sắp xếp theo một quy tắc nhất định của một dân tộc hay của một cộng đồng người được nảy sinh và phát triển cùng với sự phát triển của cộng đồng dân tộc đó.
V.I. Lênin nói "ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người".
Ngôn ngữ xuất phát từ vốn từ nhất định, trẻ có một khối lượng vốn từ phong phú sẽ giúp cho ngôn ngữ của trẻ dần dần hoàn thiện hơn, giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ mạnh dạn hơn.Ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhu cầu, bởi vì trẻ có nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh qua hành động và lời nói của người lớn với trẻ. Nhờ có nhu cầu ham hiểu biết mà ngôn ngữ của trẻ được bộc lộ... Trong tâm lý học, vốn từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và nó là nguồn động lực mạnh mẽ kích thich con người hoạt động ham hiểu biết tìm tòi, khám phá chân lý.Vốn từ được nảy sinh và biểu hiện trong các hoạt động, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy 
con người hành động. Là con người ai cũng muốn có một kho tàng vốn từ thật phong phú để đưọc giao tiếp, tiếp xúc với những người xung quanh, để từ đó tạo ra những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống hàng ngày và đó cũng là để con người lĩnh hội, tiếp thu tri thức kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại. Nếu không có vốn từ thì trẻ em không có được mối quan hệ giữa con người với con người. Ngôn ngữ làm tăng hiệu quả giao tiếp và nhận thức vào đối tượng khiến cho quá trình đó nhạy bén và sâu sắc hơn. Vốn từ làm nảy sinh khát vọng của sáng tạo và hành động của con người.
+ Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức của trẻ:
 Ngôn ngữ là phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh mà trẻ em đến được với thế giới xung quanh là nhờ người lớn, thông qua lời nói của người lớn trẻ em được làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu được đặc điểm, tính chất và cấu tạo, công dụng của chúng. Trẻ được học từ tương ứng khi trẻ trực tiếp tiếp xúc với sự vật, hiện tượng kết hợp với lời nói của người lớn, qua đó trẻ nắm được khái niệm và bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc. Trẻ em tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua phân tích, so sánh và tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về sự vật và hiện tượng. Trong quá trình tìm hiểu sự vật đó trẻ được gọi tên, các chi tiết, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. Đối với trẻ lớn trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ mà còn tìm hiểu các sự vật, hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mặt trẻ, những việc xảy ra trong quá khứ và tương lai. Để đáp ứng nhu cầu tâm lý đó thì cần có sự kết hợp với tranh ảnh. Như vậy, ngôn ngữ không những có kiến thức cho trẻ mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh rộng lớn hơn. 
+ Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ:
 Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ được phát triển mạnh mẽ, ngữ âm được hoàn thiện dần, vốn từ được mở rộng. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được diễn ra trong mối quan hệ phức tạp hoá hoạt động của trẻ và sự biến đổi các quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là trong giao tiếp. Trẻ mẫu giáo có nhiều khả năng thu nhập tri thức phong phú, đa dạng, trẻ có tính tự chủ cao hơn tuổi ấu thơ. Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt ở tốc độ nhanh nhất, đến tuổi mẫu giáo hầu hét trẻ em đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo trong các hoạt động giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
 - Trường đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia nên có cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học giữa giáo viên và học sinh. Phòng học thoáng mát, sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập tốt hơn.
- Là một giáo viên, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, năng động trong công tác, thành thạo vi tính, nhiệt tình trong công việc, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. 
* Khó khăn:
- Số trẻ trong một lớp khá đông khiến cho việc thực hiện các hoạt động còn lúng túng.
- Đa số trẻ có ba mẹ làm nghề nông công việc vất vã nên thời gian quan tâm đến chuyện học của con còn chưa cao. Nên còn gặp khó khăn trong việc phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
- Đa số học sinh ở địa bàn xã Xã Quảng Điền, nên đa số dân cư là người Quảng Nam bị ảnh hưởng của giọng địa phương rất nặng nên gặp khó khăn trong việc luyện cho trẻ nghe nói giọng và từ ngữ phổ thông.
- Khi khai thác lượng kiến thức nhằm phuc vụ cho tiết dạy còn nhiều hạn chế như lượng kiến thức về thế giới xung quanh là vô tận và quá rộng mà khả năng của bản thân còn nhiều điều cần học hỏi. Đặc biệt là khi cô giáo đưa kiến thức khoa học vào tiết học còn khá khô khan cứng nhắc nên trẻ chưa được tích cực hứng thú và còn ảnh hưởng đến việc mở rộng vốn từ cho trẻ.
b. Thành công, hạn chế:
* Thành công:
Qua các năm thực hiện chuyên đề cho trẻ khám phá khoa học, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ KPKH đã chú trọng nhiều đến việc cho trẻ tìm hiểu tiếp thu kiến thức khoa học sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. 
* Hạn chế:
Hiện nay, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã và đang được quan tâm trong các trường mầm non, tuy nhiên giáo viên còn ôm đồm nhiều nội dung khám phá trong một hình thức, nặng về cung cấp kiến thức hơn là tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động tìm tòi khám phá và chưa thực sự chú trọng tới việc hình thành các kĩ năng nhận thức cho trẻ.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- Khi vận dụng đề tài này, tôi nhận thấy rằng lớp tôi có sự tiến bộ hơn, chất lượng các tiết học đạt hơn so với đầu năm. Sự tập trung chú ý của trẻ đã được nâng lên một bậc so với trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Đã phát huy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động cho trẻ Khám phá khoa học.
- Bản thân tôi cũng đã nắm vững hơn về phương pháp và đã tích lũy được một khối lượng kiến thức nhất định trong quá trình nghiên cứu đề tài này để áp dụng vào việc thực hiện dạy môn Khám phá khoa học khi lên lớp.
*Mặt yếu:
- Tuy nhiên do sĩ số lớp khá đông nên gây khó khăn cho cô trong khâu quản lý lớp, hơn nữa đa số trẻ là con em địa phương nên ảnh hưởng tiếng địa phương rất nặng. Vì vậy, khi vận dụng đề tài này còn có nhiều hạn chế.
d. Nguyên nhân
- Trước khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy đã có nhiều giáo viên nghiên cứu về các hoạt động của trẻ 5-6 tuổi trong đó có cả đề tài cho trẻ Khám phá khoa học ở lứa tuổi này. Nhưng dựa trên tình hình thực tế của Trường Mẫu giáo Họa Mi là trường nằm ngay trên trung tâm Xã Quảng Điền, đa số dân cư là người Quảng Nam nên ảnh hưởng của giọng địa phương rất nặng. Vì vậy mà vốn từ phổ thông của trẻ còn rất ít, đa số trẻ nói giọng địa phương, phát âm không chuẩn, giọng không truyền cảm
- Muốn nâng cao khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của trẻ vào thực tế đời sống, giúp trẻ có ngôn ngữ diễn đạt tròn câu, rõ nghĩa. Giúp trẻ tự tin mạnh dạn thể hiện khả năng của bản thân, loại bỏ dần tính cách nhút nhát.
Với tình hình đó tôi nhận thấy rằng cần phải phát triển ngôn ngữ của trẻ, cách tốt nhất là cho trẻ khám phá khoa học tìm hiểu về thế giới xung quanh.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng:
- Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. Có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ được tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói. Chính vì vậy hoạt động Khám phá khoa học giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ tìm hiểu về thế giới xung quanh, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
- Trên thực tế, tôi nhận thấy rằng chính giáo viên dạy trên địa bàn xã trong quá trình giảng dạy cũng còn dùng từ địa phương và khi về gia đình thì các cháu giao tiếp sinh hoạt hoàn toàn bằng giọng địa phương.
 - Năm nay tôi được nhận dạy lớp Lá 1. Đa số cháu còn rất hạn chế về ngôn ngữ. Thời gian đầu tôi nhận thấy trẻ hay nói trống không, trả lời câu cụt, đa số trẻ dùng từ không đúng từ. Sử dụng câu chưa đúng với ý nghĩa trong câu, từ địa phương chiếm dường như là đa số. Tôi bỗng nghĩ để trẻ dễ giao tiếp và lĩnh hội kiến thức tốt cần phải giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ ngay từ tuổi mẫu giáo, để trẻ hiểu vấn đề qua lời nói của người khác và biết diễn đạt vấn đề qua lời nói của mình. Xuất phát từ thực trạng đó tôi nghĩ rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, điều đầu tiên không thể thiếu đó là cho trẻ Khám phá khoa học.
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Tìm ra biện pháp mới giúp trẻ ham mê khám phá khoa học phát triển tính sáng tạo và mở rộng vốn kiến thức cho trẻ.
- Dùng biện pháp mới giúp phát triển tư duy, ngôn ngữ củng cố các kỹ năng nhận thức của trẻ.
- Rèn khả năng tri giác, phân tích, so sánh tổng hợp ở trẻ.
- Các biện pháp này sẽ hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực và kinh nghiệm cũng như kỹ năng sống cho trẻ và trẻ mong muốn bảo vệ gìn giũ môi trường. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
+ Biện pháp 1: Cháu khám phá khoa học thông qua thí nghiệm thực hành 
Trẻ làm thí nghiệm và thực hành để phát hiện “khám phá khoa học mới”. Mổi trẻ khám phá khoa học một cách khác nhau cháu hứng thú với những gì chưa biết, chưa làm và đặc biệt hứng thú với thí nghiệm khám phá cái mới lạ. Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử, sai, đúng và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. Trẻ sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi: “Cô ơi, mẹ ơi vì sao lại thế?” lại có trẻ phán đoán và tìm ra câu trả lời của riêng mình. 
* Thí nghiệm: Nước đá biến đi đâu?
+ Mục đích: giúp trẻ hiểu được sự tan ra của ước khi nhiệt độ ấm lên quá trình đá tan thành nước.
+ Chuẩn bị 1 cục nước đá (bằng quả trứng vịt) 2 cốc nước ấm (đổ vơi khoảng nửa cốc từ 40-50 độ C)
+ Cách tiến hành: 
- Cho trẻ quan sát cục đá để trong khay đá 
- Cho trẻ sờ tay vào thành 2 cốc nước ấm và để trẻ nhận xét xem thành cốc như thế nào?
- Bỏ cục đá vào một trong 2 cốc nước. Cho trẻ quan sát hiện tượng : cục đá nhỏ dần rồi biến mất. sau đó trẻ sờ tay vào 2 thành cốc, so sánh, nhận xét xem cốc nào lạnh hơn. Nước ở cốc nào nhiều hơn? Vì sao?
Cuối cùng đi đến kết luận:
+ Nước đá biến đâu? Nước đá tan thành nước
+ Tại sao 1 cốc lại đầy hơn? Một cốc vơi hơn? (cốc đầy là do nước đá tan ra)
+ Tại sao sờ tay vào 2 cốc thì có một cốc lạnh hơn, cốc ấm hơn? (cốc lạnh hơn là do nước đá tan ra làm giảm nhiệt độ trong cốc)
Một tiết học rất nhẹ nhàng không cần nhiều đồ dùng, đồ chơi mà tôi cảm thấy các cháu rất say mê với việc được khám phá và tiết học đạt hiệu quả rất cao.
* Thí nghiệm: Tạo cầu vồng
+ Mục đích: giúp trẻ hiểu được hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa.
+ Chuẩn bị: bình phun nước có chứa đầy nước hoặc một cốc thủy tinh đựng nước và 1 tờ giấy trắng.
+ Cách tiến hành: cô đặt câu hỏi để trẻ chia sẽ knh nghiệm. Sau cơn mưa lại có nắng, chúng ta thường thấy hiện tượng gì? Cô cùng trẻ làm thí nghiệm
Cách 1: đứng quay lưng về phía mặt trời, phun nước từ vòi phun hoặc bình phun ở độ nghiêng 45 độ, dùng tay quạt nhẹ để những tai nước vỡ ra, ta sẽ quan sát thấy hiện tượng cầu vồng (Lưu ý: xem cầu vồng phải đúng ngược hướng ánh sáng)
Cách 2: vào ngày nắng, có thể làm lấy cầu vồng bằng cốc thủy tinh đựng nước, đặt cốc nước lên tờ giấy trắng sao cho cốc bị chiếu ánh nắng còn giấy ở trong bóng râm, ánh nắng xuyên qua cốc và phân làm 7 màu tạo nên cầu vồng.
Cho trẻ quan sát nhận xét cô giải thích cho trẻ hiểu: cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa mùa hè. Do sau cơn mưa trong không khí chứa nhiều hạt nước nhỏ li ti, ánh sáng chiếu vào những hạt nước nhỏ li ti đó và tạo nên hiện tượng cầu vồng. 
Tiếp tục cho trẻ khám phá Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì? Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. Với tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của các cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ khám phá sau này như: Nhanh chậm- Thấm màu- Đổi màu đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã trao đổi cho tôi về những thành quả do cháu đã thí nghiệm ở nhà như: Hoa đổi màu, nhuộm quả Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho cháu thí nghiệm đạt hiệu quả cao giúp trẻ say mê khám phá khoa học
+ Biện pháp 2: Học bằng trực quan sinh động
Đối với trẻ mẫu giáo, phạm vi hiểu biết và học hỏi, tìm tòi rộng hơn do đó cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các vật có thật để cho trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá và phát hiện. Cho trẻ tận mắt nhìn thấy các đối tượng xung quanh, điều đó có tác dụng làm chính xác những biểu tượng đã được hình thành trong đầu óc trẻ. Nhờ có trực quan, trẻ nhận biết đối tượng hứng thú, dễ dàng hơn, chính xác hơn, trực quan cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đẹp rõ ràng, không gây nguy hiểm đối với trẻ Bằng những dụng cụ trực quan thật hấp dẫn của giáo viên, quá trình tri giác của các đối tượng sẽ làm nảy sinh tính ham hiểu biết, khám phá và phát hiện đối tượng của trẻ.
Ngoài ra việc lựa chọn đồ dùng trực quan phải phù hợp và phải tuân theo qui luật của của chính bản thân đối tượng. Ví dụ trong đề tài “Một số động vật sống trong rừng”, cô sẽ phát cho mỗi trẻ một biểu tượng 1 con vật (tranh loto hoặc tượng). Sau khi cô hát hoặc đặt câu đố lien quan đến động vật, trẻ có con vật nào cầm trên tay, trẻ sẽ đưa con vật đó ra và tự giới thiệu tên thức ăn, vận động, cách sinh sống của chúng (trẻ dễ dàng hành động và hoạt động với đối tượng). 
Để giờ quan sát với giáo cụ trực quan thêm sinh động và gây hứng thú nhiều hơn(nếu có điều kiện), cô cho sử dụng thêm các phim tài liệu hoặc phóng sự ngắn về thế giới động vật (có thể lấy từ mạng internet hoặc các loại băng đĩa). Khi sữ dụng các loại tài liệu này thì nội dung phim phải phù hợp với chủ đề với lứa tuổi được khai thác tại tiết dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc