Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong liên đội THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong liên đội THCS

      Như chúng ta đã biết, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giao cho Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và cả trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em .

          Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL) hay các  hoạt động ngoại khóa là hoạt động trọng tâm sau hoạt động giảng dạy, không thể thiếu được ở tất cả các trường phổ thông. Đây là hoạt động thiết thực, có tính giáo dục toàn diện về “Đức, Trí, Thể, Mỹ” cho học sinh các bậc học nói chung và bậc học THCS nói riêng.

Hoạt động Đội thu hút học sinh tham gia đông đảo, không chỉ mang tính bắt buộc mà nó còn lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực. Tạo sự tự tin, chủ động, sáng tạo cho học sinh ở bậc học tiểu học và trung học cơ sở.  Một số trường đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, tuy nhiên chất lượng chưa cao, vẫn thấy sự buồn tẻ, đơn điệu trong phương pháp tổ chức và cách thức hoạt động. Mà tổ chức Đội yêu cầu là phải phát huy hết vai trò của người lãnh đạo, người điều khiển tổ chức. Phát huy hết tính tự giác, tích cực sáng tạo và tự quản của mỗi tổ chức Đội, đồng thời phát huy sự năng động, tinh thần tập thể của mỗi đội viên. Vậy nên nâng cao được chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội, tổ chức tốt và phát huy được tác dụng của các phong trào thi đua sẽ tạo ra được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng cho các em, từ đó các em sẽ hăng say học tập tốt, rèn luyện tốt. Đáp ứng được cho các em cảm giác: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui !”, đồng thời đẩy mạnh được phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . 

Chính vì điều đó, khi được phân công phụ trách công tác Đội của trường, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng, muốn làm sao bản thân mình nâng cao được hiệu quả của các hoạt động Đội để thu hút được đông đảo đội viên tham gia sinh hoạt, học tập, hạn chế được nạn nghỉ, bỏ học giữa chừng, để các em thấy trường học không chỉ là nơi dạy con chữ mà còn là nơi dạy người, là môi trường giúp các em học sinh hoàn thiện toàn diện nhân cách để trở thành một công dân tốt. Điều mà tôi lo lắng là không phải sợ mình không làm được mà sợ mình làm không tốt. Tôi tin rằng đó không chỉ là băn khoăn của cá nhân tôi mà là của tất cả các anh chị Tổng phụ trách Đội – những người luôn nhiệt huyết với các hoạt động của tổ chức Đội và  phong trào thiếu nhi. 

doc 64 trang Mai Loan 04/11/2023 8893
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong liên đội THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG
-----------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TRONG LIÊN ĐỘI THCS
Lĩnh vực/Môn : Công tác Đội
Tên tác giả : Phùng Thị Thanh
Giáo viên môn : Ngữ văn – TPT Đội
 Tài liệu kèm theo : Đĩa CD minh họa SKKN
NĂM HỌC 2013 - 2014
HÀ NỘI, THÁNG 10/2011
MỤC LỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TRONG LIÊN ĐỘI THCS
 Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .4
I. Lí do chọn đề tài.............4
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp........................ 5
1. Mục đích....................... 5
2. Nhiệm vụ...7
3. Đối tượng.......................7
4. Phương pháp nghiên cứu...........8
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...........8
6. Cấu trúc đề tài8
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............9
I. Cơ sở lí luận...........9
1. Vai trò của hoạt động Đội..............................9
2. Nội dung của hoạt động Đội..........9
2.1. Hoạt động giáo dục chính trị..9
2.2. Hoạt động giúp phục vụ học tập...10
2.3. Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa....10
2.4. Hoạt động lao động, sáng tạo...10
2.5. Hoạt động vui chơi, giải trí...11
2.6. Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết.11
3. Nhiệm vụ của Đội11
II. Cơ sở thực tiễn....................12
1. Thuận lợi 12
2. Khó khăn.............13
2.1. Khó khăn chung về tổ chức các hoạt động Đội....................................13
2.2. Khó khăn về việc tổ chức các hoạt động Đội.......................................................14
2.2.1. Đối với phụ huynh học sinh và học sinh...14
2.2.2. Đối với giáo viên...15
III. Các giải pháp thực hiện.17
1. Vận dụng các nguyên tắc hoạt động Đội.................17
1.1. Sự thống nhất giữa các nguyên tắc...17
1.2. Vận dụng các nguyên tắc hoạt động Đội..17
1.2.1. Phải đảm bảo nguyên tắc định hướng17
1.2.2. Đảm bảo tính tự nguyện gia nhập..18
1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn...19
1.2.4. Hoạt động Đội phải phù hợp.20
1.2.5. Hoạt động Đội phải đảm bảo tính hệ thống...20
2. Vận dụng các phương pháp công tác Đội20
2.1. Một số quan niệm chung về phương pháp công tác Đội..20
2.2. Vận dụng các phương pháp công tác Đội.21
2.2.1. Hoạt động tập thể, mang tính xã hội..21
2.2.2. Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên..23
2.2.3. Phương pháp thuyết phục..24
2.2.4. Phương pháp thi đua thường xuyên...26
2.2.5. Phương pháp khen thưởng và khiển trách.26
3. Nội dung, hình thức hoạt động của Đội...28
3.1. Phân theo các mặt giáo dục......28
3.1.1. Các hoạt động có tác dụng trực tiếp..................28
3.1.2. Xây dựng Đội29
3.1.3. Công ích xã hội......................30
3.1.4. Hoạt động nhân đạo, từ thiện.31
3.1.5. Vui chơi, giải trí, tham quan..32
3.2. Phân theo các chủ điểm, hoạt động kỉ niệm.32
3.2.1. Dựa vào các ngày kỉ niệm lớn trong năm..32
3.2.2. Tổ chức hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn...33
IV. Các hoạt động minh họa ...............42
1. Tổ chức trò chơi...42
1.1. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi cho thiếu nhi...42
1.1.1. Mục đích, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi...42
1.1.2. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi cho thiếu nhi42
1.2. Trò chơi minh họa43
1.2.1. Trò chơi “ Truyền tin”...43
1.2.2. Trò chơi “ Bịt mắt bắt bồ”.43
2. Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể43
3. Mô hình chương trình phát thanh măng non.......47
3.1. Mục đích..47
3.2. Đối tượng áp dụng47
3.3. Cách thức tiến hành..47
3.4. Hiệu quả hoạt động, bài học.48
3.4.1. Hiệu quả48
3.4.2. Bài học kinh nghiệm..48
V. Kết quả thực hiện49
VI. Một số hình ảnh về các hoạt động Đội..56
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ59
I. Kết luận chung. ...........59
II. Bài học kinh nghiệm rút ra.59
III. Khuyến nghị, đề xuất61
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO...........64
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TRONG LIÊN ĐỘI THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giao cho Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và cả trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em .
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL) hay các hoạt động ngoại khóa là hoạt động trọng tâm sau hoạt động giảng dạy, không thể thiếu được ở tất cả các trường phổ thông. Đây là hoạt động thiết thực, có tính giáo dục toàn diện về “Đức, Trí, Thể, Mỹ” cho học sinh các bậc học nói chung và bậc học THCS nói riêng.
Hoạt động Đội thu hút học sinh tham gia đông đảo, không chỉ mang tính bắt buộc mà nó còn lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực. Tạo sự tự tin, chủ động, sáng tạo cho học sinh ở bậc học tiểu học và trung học cơ sở. Một số trường đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, tuy nhiên chất lượng chưa cao, vẫn thấy sự buồn tẻ, đơn điệu trong phương pháp tổ chức và cách thức hoạt động. Mà tổ chức Đội yêu cầu là phải phát huy hết vai trò của người lãnh đạo, người điều khiển tổ chức. Phát huy hết tính tự giác, tích cực sáng tạo và tự quản của mỗi tổ chức Đội, đồng thời phát huy sự năng động, tinh thần tập thể của mỗi đội viên. Vậy nên nâng cao được chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội, tổ chức tốt và phát huy được tác dụng của các phong trào thi đua sẽ tạo ra được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng cho các em, từ đó các em sẽ hăng say học tập tốt, rèn luyện tốt. Đáp ứng được cho các em cảm giác: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui !”, đồng thời đẩy mạnh được phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . 
Chính vì điều đó, khi được phân công phụ trách công tác Đội của trường, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng, muốn làm sao bản thân mình nâng cao được hiệu quả của các hoạt động Đội để thu hút được đông đảo đội viên tham gia sinh hoạt, học tập, hạn chế được nạn nghỉ, bỏ học giữa chừng, để các em thấy trường học không chỉ là nơi dạy con chữ mà còn là nơi dạy người, là môi trường giúp các em học sinh hoàn thiện toàn diện nhân cách để trở thành một công dân tốt. Điều mà tôi lo lắng là không phải sợ mình không làm được mà sợ mình làm không tốt. Tôi tin rằng đó không chỉ là băn khoăn của cá nhân tôi mà là của tất cả các anh chị Tổng phụ trách Đội – những người luôn nhiệt huyết với các hoạt động của tổ chức Đội và phong trào thiếu nhi. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến xâu chuỗi về “ Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động Đội trong liên đội THCS”. 
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp, phạm vi, cấu trúc của đề tài:
1. Mục đích:
- Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ chức Đội. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, người phụ trách Đội phải biết một cách sâu sắc về Đội TNTP Hồ Chí Minh, về các hoạt động mang tính giáo dục của Đội. Biết tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội trong phạm vi nhà trường. Tổ chức quản lý bộ máy công tác Đội, quản lý đội ngũ cán bộ phụ trách các Chi đội và lực lượng chỉ huy Đội.
- Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thiếu niên nhi đồng; tạo môi trường vui tươi, lành mạnh để các em đạt kết quả cao hơn trong học tập và rèn luyện. Bởi vậy, các tổ chức Đội trên cơ sở tình hình thực tế ở địa phương cần có những phương pháp tổ chức phù hợp trong các hoạt động, phải làm sao để hoạt động Đội trong nhà trường và địa bàn dân cư có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, qua đó giúp các em thiếu nhi có được nhiều sân chơi thực bổ ích và lí thú; tạo động lực để các em phấn đấu trở thành “ con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”. Vì vậy, cần quan tâm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động Đội các cấp nói chung và cấp THCS nối riêng, thường xuyên tổ chức các hội thi, các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình trong công tác phụ trách cũng như hoạt động Đội. Chú trọng đến việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ cán bộ Đội, đây chính là giải pháp tiên quyết quyết định đến chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường.
- Trong nhà trường, GV- TPT Đội là người chỉ huy trực tiếp, cao nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công tác Đội trước chi bộ Đảng, chi Đoàn và lãnh đạo nhà trường. Vì vậy, GV – TPT Đội phải ý thức được trách nhiệm to lớn của mình, hoàn toàn chủ động, tích cực, năng động và sáng tạo trong công tác và tập hợp các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường cùng tham gia tích cực vào công tác Đội. Trong nhà trường, các hoạt động của Đội gắn bõ chặt chẽ với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, do vậy, khi tiến hành tổ chức hoạt động, GV – TPT Đội cần phải tính toán cẩn thận, kĩ lưỡng sao cho nội dung, chương trình hoạt động phù hợp với quỹ thời gian cho phép và tận dụng các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất của nhà trường, đảm bảo hoạt động công tác Đội chính là sân chơi bổ ích và lí thú cho các em học sinh khi tham gia.
 - Trong Điều lệ trường học cũng có ghi: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp( GD NGLL ) do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ở trong và ngoài nhà trường quản lý và tổ chức cho tất cả học sinh, bao gồm nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh như vui chơi, tham quan, du lịch, sinh hoạt tập thể, các hình thức lao động tự phục vụ ( công tác trực nhật ), chính trị xã hội, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động Hội Chữ thập đỏ. Các hoạt động công tác Đội được thực hiện nhằm phát triển năng lực của học sinh. Thông qua các hoạt động Đội, mỗi đội viên thực sự tham gia vào công tác chung của tập thể, qua đó, giáo dục đội viên vươn lên học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, yêu khoa học, yêu lao động, giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm... trở thành con ngoan, trò giỏi, người chủ nhân tương lai của đất nước. 
- Xây dựng được một chương trình hoạt động của Đội tốt là đảm bảo một mức độ nhất định cho thành công. Toàn bộ nội dung, chương trình hoạt động phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, thời gian của hoạt động, phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động Đội thì chỉ riêng cá nhân GV – TPT Đội thực hiện sẽ không thành công mà phải là sự phối kết hợp của các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường, có thể hình dung sự phối kết hợp của các lực lượng giáo dục để hoạt động công tác Đội đạt hiệu quả như sau:
BCH Liên đội
BCH chi đội
GV – TPT Đội
Hoạt động công tác Đội
GV phụ trách chi đội
LLGD ngoài nhà trường
BGH nhà trường
- Đề tài nghiên cứu ra đời với mong muốn là sẽ đẩy mạnh hơn nữa phong trào công tác Đội và thanh thiếu nhi trong trường THCS, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội. Các hình thức tổ chức hoạt động, phong trào thiếu nhi ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn và hiệu quả cao hơn. Các GV - TPT Đội, các thầy cô giáo phụ trách chi ( GVCN ) nắm chắc hơn về phương pháp, cách thức tổ chức, sự chuẩn bị lập kế hoạch cho các hội thi, trò chơi, các buổi giao lưu, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống; giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, các hoạt động thăm hỏi gia đình chính sách, neo đơn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng,
2. Nhiệm vụ:
- Trong công tác Đội, GV – TPT Đội phải tiến hành tổ chức nhiều hoạt động và thực hiện nhiều công việc khác nhau. Tất cả các hoạt động và công việc đó đều nhằm mục đích giáo dục các em sống và làm việc theo “ Năm điều Bác Hồ dạy”. Để đạt được mục đích lớn lao đó, GV – TPT Đội cần phải tổ chức các hoạt động Đội hết sức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em, đáp ứng yêu cầu sự phát triển của đất nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì thế việc xác định mục tiêu của từng công việc, từng hoạt động trong từng giai đoạn là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng công tác của GV – TPT Đội.
- GV – TPT Đội cần phải lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động và các biện pháp tiến hành phù hợp. Quan niệm “ hình thức phù hợp” ở đây là phù hợp với nội dung, mục tiêu công việc, là đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người phụ trách trong việc tìm kiếm, lựa chọn các hình thức mới, đa dạng, có sức hấp dẫn cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của đội viên, có vậy mới thu hút đông đảo đội viên tích cực tham gia vào các hoạt động của Đội.
- Đội là của các em, vì vậy, bên cạnh những lĩnh vực tổ chức hoạt động mang tính truyền thống đã được đúc kết từ các phong trào của Đội, người phụ trách Đội phải biết dựa vào các em, động viên khuyến khích các em tìm ra được các hình thức tổ chức mới, biện pháp mới; một mặt phát huy quyền tham gia của các em, nâng cao chất lượng tự quản, một mặt thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về chất của quá trình biến đổi từ được giáo dục thành tự giáo dục của các em.
- Trong những năm qua mặc dù chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường đã được chú trọng nhưng chất lượng về các hội thi, các hoạt động, phong trào,... đều có kết quả chưa cao. Phần thể hiện múa hát tập thể, tổ chức trò chơi đều rất rập khuôn, cứng nhắc, ít sáng tạo, thiếu mạnh dạn trong các hoạt động, các hội thi; cuộc thi ít có điều kiện để tổ chức, kiến thức học không vận dụng, trau dồi thường xuyên nên trí nhớ không bền vững. Các kế hoạch hoạt động được thiết lập thiếu chi tiết, cụ thể và lúc triển khai thực hiện thì không tránh khỏi sai sót đáng kể. 
 Từ những hạn chế đó, đề tài tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng và tìm biện pháp khắc phục tồn tại đó, góp phần giúp các GV - TPT, các giáo viên phụ trách chi khắc phục những hạn chế, tồn tại như đã nêu trên.
3. Đối tượng :
* Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động Đội trong liên đội THCS.
* Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Đề tài này áp dụng với việc tổ chức các hoạt động Đội cho học sinh THCS, liên kết các bộ môn văn hóa khác trong quá trình thực hiện hoạt động, phong trào phù hợp với bậc học THCS ở tất cả các học sinh nói chung và học sinh Trường THCS Trung Phụng – Quận Đống Đa nói riêng trong năm học 2013 – 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu bằng cách đọc và nghiên cứu tài liệu về phương pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động Đội, các bài viết có tính chất khoa học và đã thành giáo trình giảng dạy.
- Tham khảo ý kiến và học hỏi phương pháp tổ chức hoạt động Đội của các chuyên gia, các giảng viên có chuyên ngành công tác Đội và từ các đồng nghiệp qua các buổi tập huấn, dự chuyên đề hoặc dự giờ tổ chức hoạt động Đội ở trường Đội Lê Duẩn nói riêng và các liên đội THCS nói chung .
- Thực nghiệm trực tiếp thông qua các buổi tổ chức hoạt động Đội tại liên đội mình, quan sát và thu thập kết quả tiếp thu kiến thức và sự nhiệt tình tham gia hoạt động của học sinh khi thực hiện đề tài.
- Nói tóm lại, để thực hiện thành công đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như:
	+ Tham khảo tài liệu.
	+ Trực quan cụ thể.
	+ Quan sát.
	+ Đàm thoại.
	+ Phỏng vấn (hay trò chuyện).
	+ Thực nghiệm giáo dục.
	+ Điều tra viết.
	+ Trắc nghiệm khách quan.
	+ Phân tích nội dung.
	+ Phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Trung Phụng – Đống Đa – Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Áp dụng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động Đội từ ngày 15 tháng 9 năm 2013 đến hết ngày 25 tháng 2 năm 2014.
6. Cấu trúc đề tài:
- Ngoài mục lục và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 phần chính:
+ Phần đặt vấn đề.
+ Phần giải quyết vấn đề.
+ Phần kết luận và bài học rút ra.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Vai trò của hoạt động Đội trong nhà trường:
- Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Thực tế hàng chục năm qua các phong trào của Đội đã lôi cuốn biết bao các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: phong trào "Nghìn việc tốt", công tác "Trần Quốc Toản", phong trào "Kế hoạch nhỏ", phong trào "Quỹ vì bạn nghèo", phong trào "Tấm áo tặng bạn"; "Áo lụa tặng bà",... Điển hình một số phong trào của Đội từ khi thành lập cho đến nay đã chứng minh sự vững mạnh của hoạt động Đội như: xây dựng được khu di tích lịch sử Kim Đồng, Đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,...
- Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận tự giáo dục, tính tự giác, tự quản,... thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, c¸c héi thi hoÆc th«ng qua c¸c hoạt động tập thể mà Đội tổ chức.
- Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội; song công tác Đội trong nhà trường, luôn chiếm vị trí quan trọng, trong công tác giáo dục và đào tạo con người trong thời đại mới. Trước những thành công đã đạt được và yêu cầu của tuổi trẻ, những giải pháp để xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, đặc biệt trong trường học càng trở lên quan trọng và cần thiết. Với mỗi một tập thể, cá nhân phụ trách công tác Đội trong trường học đều có giải pháp, cách làm của riêng mình, để nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong trường học.
- Việc nâng cao hoạt động Đội trong nhà trường và trên địa bàn dân cư là một biện pháp tích cực nhằm góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục khép kín “Nhà trường - Gia đình - Xã hội”. Trong thực tế ở trường THCS, Đội TNTP có vai trò rất lớn, là chủ thể của đối tượng hoạt động trong nhà trường. Nhà trường muốn mạnh về mọi mặt, muốn giáo dục được học sinh toàn diện thì không thể nào tách rời khỏi công tác Đoàn - Đội. Học sinh đến trường không chỉ để học tập, tiếp thu kiến thức khoa học mà các em còn được tham gia các phong trào rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, rèn luyện nhân cách để thành những chủ nhân tương lai của đất nước, giỏi về kiến thức văn hóa, lành mạnh về đạo đức lối sống.
- Hoạt động Đội đã thực sự có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng văn hóa, góp phần quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện.
2. Nội dung của hoạt động Đội:
2.1. Hoạt động giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức của người đội viên:
- Hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức nếp sống cho đội viên nhằm giúp đội viên nâng cao nhận thức về lí tưởng độc lập dân tộc, sự hiểu biết về truyền thống cách mạng của Đảng, của Đoàn, của Đội, của địa phương, của trường học.
- Xây dựng tình cảm tốt đẹp cho đội viên, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự lập, tự cường, truyền thống bất khuất, kiên cường, giàu lòng nhân ái của dân tộc.
- Biết ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc; biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô – những người ngày đêm đang nuôi nấng dạy dỗ mình.
- Góp phần bồi đắp lòng nhân ái, vị tha trong đội viên, thiếu nhi, động viên các tích cực tham gia các hoạt động xây dựng cộng đồng.
- Xây dựng trong thiếu nhi những phẩm chất đạo đức, tư thế tác phong văn minh, thanh lịch: biết “ Nói lời hay – làm việc tốt”, có “ Cử chỉ đẹp – lời nói hay”.
2.2. Hoạt động giúp phục vụ học tập, văn hóa:
- Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với đội viên trong nhà trường là học tập thật tốt để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh phải gắn với việc học tập hằng ngày của đội viên.
- Đội viên hiểu được mục đích, động cơ và có thái độ học tập đúng đắn học có phương pháp, từ đó khích lệ tinh thần hứng thú say mê trong học tập.
- Đội viên được rèn luyện về ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để có được những phương pháp học tập tốt nhất.
- Từ những kiến thức đã được tiếp thu trên lớp, các đội viên biết vận dụng và đưa vào cuộ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_tinh_hi.doc