Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng

Đánh giá thực trạng.

• Ưu điểm.

Công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng được ban giám hiệu nhà trường quan tâm và đưa vào nội dung chương trình giảng dạy thuộc phân môn “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh” và “Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp”. Ngoài ra, công tác cũng được sự tham mưu của các đồng chí giáo viên tổng phụ trách đã có kinh nghiệm nhiều năm.

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, lớp nhi đồng nhà trường thực hiện tương đối đầy đủ nội dung giáo dục này, thường xuyên nhắc nhở, theo dõi đôn đốc đội viên, nhi đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

Ban chỉ huy liên đội, chi đội có năng lực, thông minh, nhiệt tình, sáng tạo.

• Bất cập và nguyên nhân.

Hầu hết các đội viên, nhi đồng còn chưa có hoặc còn hạn chế về kĩ năng bảo vệ môi trường.

Công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường còn chưa thực sự đảm bảo về chuẩn yêu cầu và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

• Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan: Trường có diện tích không lớn, nằm trong vùng kinh tế mới, mật độ dân cư cao nhưng trình độ dân trí chưa cao, số lượng học sinh kháđông dẫn tới khó khăn trong việc bao quát, sát sao từng học sinh trong từng nội dung giáo dục. Ngoài ra, đặc điểm dân cư như vậy cũng làm công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng chưa đạt được sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục.

Nguyên nhân chủ quan là do tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu học chưa hoàn thiện, chưa có tính chủ định trong hoạt động, vì vậy việc tiếp thu và hình thành kĩ năng còn hạn chế, công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng chưa được toàn bộ giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, lớp nhi đồng quan tâm, chú trọng trong giảng dạy.

 

docx 30 trang cuonglanz2a 8614
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1.Tính cấp thiết về mặt lí luận.
Khoản 3 – điều 39 – chương V: “Học sinh” trong Điều lệ trường Tiểu học đã nêu: “Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường” là một nhiệm vụ của đội viên, nhi đồng.
Theo Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2014 -2015 của Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 đối với cấp Tiểu học, trong đó có yêu cầu: “Đẩy mạnh các giải phápnhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp”. Với yêu cầu này của ngành và với tính chất là một tổ chức trong nhà trường, luôn phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục thì “xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp” cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Tổ chức Đội là tổ chức giáo dục bằng hoạt động và thông qua hoạt động, vì vậy, với vai trò là nguồn lực đông đảo của tổ chức Đội, các đội viên, nhi đồng cũng được định hướng để xác định rõ nhiệm vụ của mình đó là hoàn thành các hoạt động mà Đội đề ra, trong đó có nhiệm vụ là bảo vệ môi trường.
1.2.Tính cấp thiết về mặt thực tiễn.
Mục tiêu xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp luôn được Liên đội quan tâm. Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn chủ động trong việc thực thi các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở học sinh nhằm tăng cường trồng và giữ gìn cây xanh, giảm thiểu tình trạng vứt rác bừa bãi. Song những hoạt động trên chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định, chưa có ý thức bảo vệ môi trường vẫn diễn ra hằng ngày và ở hầu khắp các lớp đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới mĩ quan sư phạm cũng như hoạt động giáo dục tại trường.
Với vai trò là một giáo viên tổng phụ trách Đội, trong thời gian qua, tôi đã theo dõi và cảm thấy trăn trở về vấn đề. Xuất phát từ tính cấp thiết về mặt lí luận và thực tiễn mà đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng” đã được tôi lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh và góp phần hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của cấp bậc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu.
Công tác giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Đội viên, nhi đồng của toàn Liên đội. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1 Nhiên cứu lí luận về kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng.
4.2 Đánh giá thực trạng về kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng tại Liên đội.
4.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho độiviên, nhi đồng tại Liên đội.
4.4 Thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng tại Liên đội.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận được tác giả sử dụng để tìm, đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp..tài liệu nhằm xác định lí luận về việc bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng.
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1. Phương pháp quan sát.
Phương pháp quan sát được tác giả sử dụng là việc tri giác trực tiếp các hoạt động của đội viên, nhi đồng thông qua các hoạt động có tác động đến môi trường nhằm nắm bắt được những hình ảnh cụ thể về kĩ năng bảo vệ môi trường của đội viên, nhi đồng trong liên đội.
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp điều tra được tác giả sử dụng để khảo sát trên 130 khách thể là đội viên, nhi đồng và 20 khách thể là giáo viên thông qua những câu hỏi ở nhiều dạng khác nhau nhằm thu được những thông tin cần thiết về mức độ hiểu biết các kĩ năng bảo vệ môi trường của đội viên, nhi đồng và kĩ năng bảo vệ môi trường của giáo viên.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phương pháp phỏng vấn sâu về định tính là phương pháp mà tôi trực tiếp trao đổi với đối tượng là giáo viên và đội viên, nhi đồng thông qua các câu hỏi để tìm hiểu sâu về thái độ, hiểu biết về việc bảo vệ môi trường cũng như những nhận định khách quan về những lí do tại sao công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện được tốt.
5.3. Nhóm phương pháp tổng hợp thống kê
Tôisử dụng nhóm phương pháp tổng hợp thống kê để xử lí những số liệu điều tra về vấn đề giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường của đội viên, nhi đồng.
6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí 
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Môi trường là gì?
Theo “Luật Bảo vệ Môi trường” của Việt Nam có định nghĩa: Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người, bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước...môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Với đề tài nghiên cứu này, khái niệm môi trường được tôi đề cập tới và quan tâm đó là môi trường tự nhiên.
1.1.2. Bảo vệ môi trường là gì?
Bảovệ môi trường là những hoạt động giữ gìn cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường càng ngày càng tốt hơn,bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả sống do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường đồng thời là bảo vệ cho môi trường bền vững, môi trường không bị ô nhiễm, không bị suy thoái, không gây tai biến, đáp ứng được những nhu cầu về tài nguyên và môi trường của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu ấy cho mai sau.
1.1.3. Kĩ năng là gì?
Kĩ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một chuỗi các thao tác, hành động theo một mức độ nhất định dựa vào những hiểu biết, vốn kinh nghiệm nhằm đạt được kết quả mong đợi. 
1.1.4. Kĩ năng bảo vệ môi trường là gì?
Kĩ năng bảo vệ môi trường là khả năng thực hiện thuần thục ở một mức độ nào đó các chuỗi hoạt động, các chuỗi thao tác có tác động tích cực tới môi trường, nhằm giữ cho môi trường được trong lành, sạch đẹp, tránh những yếu tốgây ô nhiễm hoặc làm giảm chức năng của môi trường đối với con người cũng như tránh gây biến đổi môi trường.
1.1.5.Biện pháp là gì?
Biện pháp là cách thức thực hiện cụ thể nào đó nhằm giải quyết vấn đề ban đầu đã đưa ra.
1.1.6. Biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên nhi đồng là gì ?
Theo quan điểm của tôi,biện pháp nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng là cách thức thực hiện cụ thể nhằm nâng cao kĩ năng thực hiện các hành động, thao tác bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng thông qua các hoạt động Đội.
1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về kĩ năng bảo vệ môi trườngcho đội viên, nhi đồng.
Tầm quan trọng của việcnâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng được thể hiện khi giả sử: không có sự nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường thì những đội viên, nhi đồng sẽ làm được những gì, làm như thế nào trong học tập và sinh hoạt? Các đội viên, nhi đồng hoặc là chưa có ý thức hoặc là có ý thức nhưng chưa có kĩ năng bảo vệ môi trường đều dẫn tới việc: các hoạt động học tập và sinh hoạt sẽ gặp khó khăn lớn bởi rác thải và những hệ lụy từ rác thải hay sẽ bị cản trở bởi việc không có hoặc không sử dụng được nguồn tài nguyên, thậm chí, các hoạt động này còn bị ngưng trệ, phá hủy do thiên tai mà bắt nguồn từ việc môi trường bị xuống cấp.
Vậy công tác nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên nhi đồng là công tác đặc biệt quan trọng trong mỗi nhà trường, trước tiên là để đảm bảo khung cảnh sư phạm và chất lượng môi trường xanh, sạch, đẹp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, hướng tới việc giáo dục toàn diện cho đội viên nhi đồng.
1.3. Chuẩn yêu cầu cần đạt về kĩ năng bảo vệ môi trường.
1.3.1. Về kiến thức
Công tác nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường yêu cầu đội viên nhi đồng cần nắm được những hiểu biết cơ bản như: biết cách trồng và chăm sóc cây xanh, biết cách thu gom và vứt rác đúng nơi quy định, biết cách phân loại rác thải, biết cách sử dụng hợp lí nguyên vật liệu, đồ dùng hoặc tái chế các đồ dung đã bỏ đi, phế liệu, biết cách tiết kiệm điện, nước và những nguồn tài nguyên khác, tránh gây ô nhiễm hoặc sử dụng bừa bãi.
1.3.2. Về kĩ năng.
Từ việc có được những hiểu biết cơ bản về kĩ năng bảo vệ môi trường, các đội viên, nhi đồng sẽ cần vận dụng để thực hiện được những việc như: thu gom, nhặt rác hằng ngày rồi vứt rác vào thùng rác hay nơi chứa rác đúng quy định, trồng và chăm sóc được bồn cây, phân loại được rác thải thành các nhóm: rác vô cơ, rác hữu cơ, chất thải nguy hại.
Đồng thời, các đội viên, nhi đồng sẽ làm được các sản phẩm tái chế từ đồ dùng cũ hỏng, phế liệu để trở thành những sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn.
Bên cạnh đó, các đội viên, nhi đồng biết tắt hết quạt điện khi không còn ai
trong lớp, biết hạn chế sử dụng điện trong những trường hợp không cần thiết, không được nghịch nước, không ném đất đá vào nguồn nước, không nghịch đất, cát..
1.3.3. Về thái độ
Công tác nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường giúp các đội viên, nhi đồng có thái độ tốt nhằm bảo vệ môi trường như: biết phân biệt cách hành động đúng/sai về bảo vệ môi trường, có thái độ đồng tình trước hành động đúng và phê bình hành động sai trái. Đồng thời giúp các đội viên, nhi đồng có sự tự nguyện, vui thích khi tham gia các hoạt động này.
2. Thực trạng về kĩ năng bảo vệ môi trường của đội viên, nhiđồng.
2.1. Đặc điểm chung của Liên đội.
Liên đội nằm ở vị trí gần trung tâm – nơi tập trung dân cư đông đúc và nhiều thành phần, chủ yếu là nông thôn lên thành thị. Vì vậy, một bộ phận dân cư ở đây có trình độ dân trí chưa cao, chưa quan tâm đến vấn đề môi trường cũng như việc giáo dục con em mình về bảo vệ môi trường.
Liên đội có tổng số 19 lớp và hơn 800 học sinh. Diện tích của trường không rộng lắm.Trong nhiều năm qua, liên đội luôn nhận được bằng khen của Hội đồng Đội Quận, đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp Quận.
2.2. Thực trạng nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhiđồng tại Liên đội.
2.2.1. Thực trạng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng.
Thực trạng kĩ năng bảo vệ môi trường của đội viên, nhi đồng tại liên đội được nghiên cứu bằng phiếu khảo sát với 130 khách thể là học sinh. Kết quả được thu thập và thống kê tại bảng 1:
Bảng 1: Bảng thống kê thực trạng kĩ năng bảo vệ môi trườngcủa đội viên 
nhi đồng tại Liên đội. 
Mức độ
Kiến thức
Thái độ
Kĩ năng
Tốt
38%
32%
17%
Trung bình
51%
42%
56%
Chưa tốt
11%
26%
27%
Đánh giá bảng số liệu: Căn cứ theo kết quả bảng thống kê, có 38% số đội viên, nhi đồng có vốn hiểu biết tốt về những kĩ năng bảo vệ môi trường, phần lớn số đội viên nhi đồng – chiếm 51% có mức độ hiểu biết trung bình và 11% số đội viên nhi đồng có vốn hiểu biết còn hạn chế về những kĩ năng bảo vệ môi trường. Ngoài ra, sau khảo sát còn thấy được thái độ của đội viên, nhi đồng trong công tác bảo vệ môi trường này đó là có 32% số đội viên, nhi đồng có ý thức tự giác, vui thích khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, số lượng lớn đội viên, nhi đồng chiếm 42% dù có ý thức bảo vệ môi trường nhưng chưa tự giác và chưa thực hiện thường xuyên, còn lại, số lượng đội viên, nhi đồng không nhỏ - chiếm 26% thì chưa quan tâm, chưa tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Điều này kéo theo tỉ số phần trăm số đội viên, nhi đồng có kĩ năng tốt về bảo vệ môi trường còn thấp – chiếm 17%, chủ yếu là những đội viên, nhi đồng có kĩ năng trung bình – chiếm 56%, bên cạnh đó, các đội viên, nhi đồng có kĩ năng về bảo vệ môi trường chưa tốt, còn nhiều hạn chế cũng chiếm tỉ lệ lớn là 27%.
2.2.2. Thực trạng công tác nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng tại Liên đội. 
Thực trạng công tác nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng tại Liên đội được nghiên cứu bằng phiếu khảo sát, được tiến hành trên 19 khách thể là giáo viên chủ nhiệm - phụ trách chi đội, lớp nhi đồng. Kết quả thu thập được thống kê tại bảng 2:
Bảng 2: Bảng thống kê thực trạng công tác nhằm nâng cao kĩ năngbảo vệ 
môi trường cho đội viên, nhi đồng tại Liên đội.
Nội dung khảo sát
Tỉ lệ phần trăm
Giáo viên nhận thấy tầm quan trọng của công tácbồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng.
100%
Giáo viên có xây dựng chương trình bồi dưỡng kĩnăng bảo vệ môi trường cho đội viên nhi đồng.
100%
Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng bảovệ môi trường cho đội viên, nhi đồng.
62%
Đánh giá bảng thống kê: 100% các giáo viên đều đồng tính cho rằng công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế giảng dạy và quản lí lớp, có một bộ phận không nhỏ - chiếm 62% các GV đã bỏ qua hoặc làm sơ sài, không thường xuyên nội dung giáo dục này mặc dù 100% giáo viên có xây dựng chương trình bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng.
2.2.3. Đánh giá thực trạng.
Ưu điểm.
Công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng được ban giám hiệu nhà trường quan tâm và đưa vào nội dung chương trình giảng dạy thuộc phân môn “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh” và “Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp”. Ngoài ra, công tác cũng được sự tham mưu của các đồng chí giáo viên tổng phụ trách đã có kinh nghiệm nhiều năm.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, lớp nhi đồng nhà trường thực hiện tương đối đầy đủ nội dung giáo dục này, thường xuyên nhắc nhở, theo dõi đôn đốc đội viên, nhi đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Ban chỉ huy liên đội, chi đội có năng lực, thông minh, nhiệt tình, sáng tạo.
Bất cập và nguyên nhân.
Hầu hết các đội viên, nhi đồng còn chưa có hoặc còn hạn chế về kĩ năng bảo vệ môi trường.
Công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường còn chưa thực sự đảm bảo về chuẩn yêu cầu và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Nguyên nhân.
Nguyên nhân khách quan: Trường có diện tích không lớn, nằm trong vùng kinh tế mới, mật độ dân cư cao nhưng trình độ dân trí chưa cao, số lượng học sinh kháđông dẫn tới khó khăn trong việc bao quát, sát sao từng học sinh trong từng nội dung giáo dục. Ngoài ra, đặc điểm dân cư như vậy cũng làm công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng chưa đạt được sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục.
Nguyên nhân chủ quan là do tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu học chưa hoàn thiện, chưa có tính chủ định trong hoạt động, vì vậy việc tiếp thu và hình thành kĩ năng còn hạn chế, công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng chưa được toàn bộ giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, lớp nhi đồng quan tâm, chú trọng trong giảng dạy.
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng tại liên đội.
3.1. Nhóm biện pháp nhằm thay đổi thái độ về bảo vệ môi trường.
3.1.1. Biện pháp đầu tư trang thiết bị bảo vệ môi trường.
Mục đích.
Từ việc nhìn những đồ dùng, dụng cụ, thiết bị bảo vệ môi trường sinh động, đáng yêu, các đội viên, nhi đồng sẽ vui thích, hứng thú, hăng hái, tự nguyện hơn khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Nội dung.
Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học đó là dễ bị chú ý bởi những đồvật có màu sắc sặc sỡ, kiểu dáng ngộ nghĩnh, vì vậy việc đầu tư các thiết bị, dụng cụ có hình ảnh sinh động là một trong những biện pháp khả quan nhằm tích cực hóa hoạt động bảo vệ môi trường của đội viên, nhi đồng trong nhà trường.
Các sản phẩm như thùng rác, chổi, hót rác, xô tưới nước được thiết kế có hình dáng các con vật, các nhân vật hoạt hình [3,32,hình 1,2,3] nên được mua bổ sung, thay thế những đồ dùng đã cũ, hỏng hoặc còn thiếu. Kết hợp với công tác tuyên truyền của nhà trường, chắc chắn mỗi đội viên, nhi đồng đều thêm yêu thích, sử dụng những đồ dùng này, qua đó nâng cao ý thức và kĩ năng bảo vệ môi trường.
Cách thực hiện
Giáo viên tổng phụ trách tham mưu với ban giám hiệu nhà trường nhằm đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường mới, sinh động.
Bố trí, phân chia hợp lí các dụng cụ này tại sân trường hoặc các chi đội, lớp nhi đồng.
Kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích đội viên, nhi đồng sử dụngthường xuyên các dụng cụ, đồ dùng này trong công tác bảo vệ môi trường.
(Hình ảnh hót rác, thùng rác, chổi quét rác hình con vật)
3.1.2.Tổ chức các hội thi, triển lãm nhằm nâng cao thái độ vui thích, tự nguyện khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Hội thi 1000 đèn lồng thắp sáng ước mơ.
Mục đích: đội viên, nhi đồng tự làm đồ chơi, đồ dùng học tập từ vỏ chai, quả bóng nhựa bị hỏng hay từ giấy màu và nguyên vật liệu khác. Từ đó các em sẽ cảm thấy vui thích, hứng thú trong việc tận dụng lại những đồ dùng đã cũ, hỏng để tái chế thành các sản phẩm thú vị, thiết thực.
Nội dung: đội viên, nhi đồng làm đèn lồng từ phế liệu như vỏ chai, bóng nhựa hỏng.nhân dịp Tết Trung thu.
Cách tiến hành: Phát động trong toàn trường phong trào tự làm đèn lồng trung thu bằng nguyên vật liệu sẵn có đã qua sử dụng. Nhân ngày Tết Trung Thu nhà trường đã tổ chức trưng bày và chấm, trao giải cho các đèn lồng sáng tạo. Đồng thời, thông qua hội thi, khuyến khích thêm học sinh làm nhiều đồ chơi, đồ dùng học tập khác từ việc tái chế nguyên vật liệu đã cũ, hỏng không chỉ trong dịp Tết Trung thu mà có thể thực hiện thường xuyên. 
(Hình ảnh đèn lồng tái chế của học sinh )
Hội thi “Em yêu màu xanh quê hương”.
Mục đích: Giúp các đội viên, nhi đồng có thái độ đúng đắn từ việc hiểu được tầm quan trọng của cây xanh trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất nước cũng như động vật cũng có vai trò quan trọng trong việc làm cân bằng sinh thái, đối với con người. Từ đó giáo dục đội viên, nhi đồng có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ các loài động vật, nuôi dưỡng ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống cho con người.
( Hình ảnh tranh vẽ em yêu màu xanh quê hương)
Nội dung: vẽ tranh theo chủ đề “Em yêu màu xanh quê hương”
Cách tiến hành: phát động phong trào vẽ tranh theo chủ đề “Em yêu màu xanh quê hương” tới 100% đội viên, nhi đồng trong nhà trường. Yêu cầu phong trào được sự hướng dẫn và theo dõi của giáo viên bộ môn mĩ thuật, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và chủ đề vẽ tranh này nhằm hướng tới môi trường. Sau đó các sản phẩm được nghiệm thu, đánh giá, trao giải trước toàn trường. 
Triển lãm các sản phẩm tái chế từ các vật liệu đã qua sử dụng.
Mục đích: Từ việc cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ những sản phẩm tái chế, triển lãm giúp học sinh có ý thức tận dụng nguyên vật liệu đã qua sử dụng để tạo thành các sản phẩm có ích,vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Nội dung: Triển lãm các sản phẩm tái chế từ các vật liệu đã qua sử dụng của học sinh tự làm hoặc do giáo viên, học sinh sưu tầm vào gần cuối năm học.
Cách tiến hành: Với hoạt động này, giáo viên tổng phụ trách phát độngngay từ đầu năm học và đến gần cu

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_ki_nang.docx