Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học môn Toán, Tiếng Việt lớp 5
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở nước ta và các nước trên thế giới đang nỗ lực nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục với nhiều hình thức, mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, dạy như thế nào để giúp người học hướng tới chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó thiết bị, đồ dùng dạy học là một bộ phận quan trọng. Hơn nữa, nhận thức của học sinh tiểu học là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”. Với đặc điểm tâm lí đó, thì thiết bị, đồ dùng học tập không những giúp giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức mà nếu biết khai thác triệt để, sử dụng khéo léo sẽ giúp học sinh nhớ kĩ, khắc sâu kiến thức, vận dụng tốt trong đời sống hàng ngày, là khởi nguồn cho những đam mê, sáng tạo của các em.
Tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn nhiều giờ học diễn ra tẻ nhạt, học sinh ít xây dựng bài, chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ghi chép đầy vở như một cách đối phó, hiện tượng học sinh “học trước quên sau”, ghi nhớ không bền vững là một thách thức không hề nhỏ đối với giáo viên. Một trong những nguyên nhân đó là do việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chưa hợp lí, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vậy, sử dụng thiết bị, đồ dùng như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, mang lại hiệu quả cao cho giờ học? Đó là bài toán mà mỗi người thầy tâm huyết luôn muốn tìm câu trả lời.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Lời giới thiệu: Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở nước ta và các nước trên thế giới đang nỗ lực nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục với nhiều hình thức, mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, dạy như thế nào để giúp người học hướng tới chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó thiết bị, đồ dùng dạy học là một bộ phận quan trọng. Hơn nữa, nhận thức của học sinh tiểu học là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”. Với đặc điểm tâm lí đó, thì thiết bị, đồ dùng học tập không những giúp giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức mà nếu biết khai thác triệt để, sử dụng khéo léo sẽ giúp học sinh nhớ kĩ, khắc sâu kiến thức, vận dụng tốt trong đời sống hàng ngày, là khởi nguồn cho những đam mê, sáng tạo của các em. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn nhiều giờ học diễn ra tẻ nhạt, học sinh ít xây dựng bài, chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ghi chép đầy vở như một cách đối phó, hiện tượng học sinh “học trước quên sau”, ghi nhớ không bền vững là một thách thức không hề nhỏ đối với giáo viên. Một trong những nguyên nhân đó là do việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chưa hợp lí, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vậy, sử dụng thiết bị, đồ dùng như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, mang lại hiệu quả cao cho giờ học? Đó là bài toán mà mỗi người thầy tâm huyết luôn muốn tìm câu trả lời. Năm học 2022-2023, chúng tôi được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy khối 5. Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của lớp khối 5 trong cấp bậc Tiểu học. Chúng tôi luôn ý thức rằng: Nhiệm vụ của chúng tôi là trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng tốt nhất để các em có hành trang vững trãi bước vào môi trường học mới. Trong đó, việc cung cấp kiến thức thuộc môn Toán và Tiếng Việt được chúng tôi hết sức coi trọng. Vì, Toán và Tiếng Việt là hai trong các môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Việc học Toán giúp học sinh phát triển tư duy logic còn việc học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Để làm được điều đó, chúng tôi đã sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Trong đó, việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học trong các tiết học được chúng tôi chú trọng. Vĩnh Phúc nói chung và huyện Sông Lô nói riêng rất coi trọng công tác trang bị thiết bị và đồ dùng dạy học về các nhà trường trên toàn huyện. Hàng năm, nhiều thiết bị, đồ dùng cũ được sửa chữa, nhiều thiết bị, đồ dùng hiện đại được cấp mới. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng chưa cao. Tình trạng “Dạy chay, học chay” vẫn còn tồn tại ở nhiều tiết học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng trên. Có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như: Thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, thiếu đồng bộ, việc giữ gìn, bảo quản phương tiện dạy học chưa được quan tâm đúng mức; việc khai thác và sử dụng chưa thống nhất, chưa đồng bộ. Những nguyên nhân chủ quan như: việc đổi mới, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên có chuyển biến tích cực nhưng chưa mạnh mẽ, nhiều giáo viên ngại sử dụng do một buổi có nhiều môn học liên tục... Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho việc đổi mới giáo dục chưa thật sự đạt hiệu quả, chất lượng dạy và học còn thấp. Chúng tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy, hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ việc cần phải thay đổi. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Chúng tôi mạnh dạn chia sẻ tới anh chị em, bạn bè đồng nghiệp “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học môn Toán, Tiếng Việt lớp 5” để vận dụng trong điều kiện thực tế phù hợp. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUẾ - Địa chỉ: Trường TH và THCS Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0974 754 970 - Email: nguyenthihue.tuyen.songlo@gmail.com - Họ và tên: VŨ THỊ DIỆU LINH - Địa chỉ: Trường TH và THCS Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc - Điện thoại: 0963003634 - Email: Dieulinhthty1994@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: NGUYỄN THỊ HUẾ; VŨ THỊ DIỆU LINH 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Biện pháp được áp dụng linh hoạt trong các giờ học môn Toán, Tiếng Việt 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9/2022 đến nay. 7. Bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1. Danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy học, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 5 nói riêng, khả năng tư duy trừu tượng chưa cao. Đa số các em tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh vì vậy trong dạy học việc sử dụng thiết bị, đồ dùng là không thể thiếu được. a. Danh mục tối thiểu: + Đối với môn Tiếng Việt 5: Bao gồm tranh ảnh phục vụ cho các bài tập đọc, kể chuyện và tập làm văn. Điều này là hết sức cần thiết, lý do là vì tuy học sinh lớp 5 đã lớn, xong các bài tập đọc với nội dung khá phong phú, các câu chuyện dài hơn và có chiều sâu, tập làm văn tả cảnh đa dạng. Việc sử dụng tranh ảnh trong giờ học giúp học sinh nhớ nội dung nhanh và lâu hơn. + Đối với môn Toán 5: Danh mục tối thiểu phục vụ cho môn Toán 5 là các mô hình về hình phẳng và hình khối, bao gồm: hình tam giác, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình tròn. b. Danh mục khác: Ngoài các danh mục tối thiểu, các thiết bị, đồ dùng khác phục vụ trong giờ học Toán và Tiếng Việt phải kể đến như: Bảng phụ, các video, clip, máy tính, máy chiếu, tivi, loa 7.1.2. Thực trạng công tác sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học hiện nay a. Thuận lợi: - Về phía giáo viên: Là giáo viên trẻ, chúng tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề. Dù không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tứ Yên nhưng chúng tôi đã coi nơi đây như quê hương của mình, sẽ cống hiến sức mình cho sự nghiệp giáo dục của Tứ Yên. Là giáo viên địa phương, điều đó tạo thuận lợi cho chúng tôi trong việc tìm hiểu và hỗ trợ học sinh. - Về phía học sinh: Đa số học sinh trong lớp ngoan, hiếu động, hồn nhiên và ham hiểu biết. - Về phía phụ huynh: Phụ huynh trẻ, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học hành của con em mình. - Về phía nhà trường, tổ chuyên môn: Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm sát sao, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Nhà trường có phòng thiết bị, có nhân viên quản lí thiết bị và đồ dùng, thường xuyên kiểm tra, ghi chép quá trình mượn trả thiết bị, đồ dùng của giáo viên, có trang bị tủ đựng thiết bị, đồ dùng ngay tại lớp. - Về phía lãnh đạo cấp trên: Luôn quan tâm tới chất lượng giáo dục của nhà trường, cung cấp trang thiết bị hiện đại như: Máy tính, tivi, loa (Thiết bị dạy học hiện đại và tủ đựng thiết bị tại lớp 5C, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tứ Yên . Ảnh: Nguyễn Huế) b. Khó khăn: - Trước đây, đôi lúc chúng tôi có tâm lí ngại sử dụng do trong một buổi, chúng tôi cần dạy nhiều môn liên tục. Vì vậy, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng còn chưa thường xuyên, chủ yếu dùng trong các tiết dự giờ, thao giảng - Từ thực tế cho thấy, thiết bị, đồ dùng dạy học vẫn chưa đáp ứng đủ (do hỏng hóc trong quá trình sử dụng). Hơn nữa, các thiết bị điện tử dễ hỏng mà lại khó sửa chữa, thay thế. 7.1.3. Nội dung sáng kiến Biện pháp 1: Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với người học Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nhận thức của học sinh tiểu học là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”. Học sinh Tiểu học nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh. Với quan điểm: tôi nghe tôi quên; tôi nhìn tôi nhớ; tôi làm tôi hiểu. Chính vì thế, mà khi chuẩn bị các bài dạy, chúng tôi luôn chú trọng đến vai trò của các đồ dùng trực quan. Học sinh Tiểu học mang những đặc điểm như các em rất ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng, các em thích những đồ dùng màu sắc, họa tiết vui tươi. Vì vậy, khi lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học, chúng tôi luôn chú trọng đến kích thước, màu sắc phù hợp. Học sinh tiểu học cũng rất hiếu động, thích khám phá, thích được cầm, nắm nên một yêu cầu nữa khi lựa chọn thiết bị, đồ dùng là phải dễ sử dụng, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, sử dụng. Ví dụ: Trong tiết Tập làm văn – Bài: Luyện tập tả cảnh (Đề bài: Lập dàn ý tả ngôi trường em). Chúng đã chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng dạy học sau: - Hoạt động 1: Khởi động: Chúng tôi đã chuẩn bị 1 video bài hát “Em yêu trường em”. Ca từ của bài hát cùng với những hình ảnh xuất hiện trong video rất phù hợp với thị hiếu của học sinh Tiểu học. Thiết bị không những tạo hứng thú cho học sinh mà còn giúp các em có liên tưởng, định hướng cho dàn ý của mình cho hoạt động tiếp theo. - Hoạt động 2: Làm việc nhóm kết hợp sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy để lập dàn ý: Chúng tôi chuẩn bị giấy A0 có hình ảnh trường Tứ Yên cho các nhóm. Học sinh chuẩn bị bút chì, màu Các nhóm sẽ ngồi cùng nhau vẽ lên dàn ý tả ngôi trường của mình. Dưới sự hỗ trợ của thiết bị, đồ dùng dạy học, các nhóm đã có cho mình một sản phẩm Sơ đồ tư duy về ngôi trường mến yêu của mình vừa đủ ý, vừa sáng tạo. (Sản phẩm Sơ đồ tư duy của nhóm 1 trong tiết Tập làm văn: Dàn ý tả ngôi trường em. Ảnh: Nguyễn Huế) Biện pháp 2: Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung học tập Khi lựa chọn các thiết bị, đồ dùng dạy và học, phải nghiên cứu kĩ năng đặc điểm nội dung học tập, ưu (nhược) điểm của từng loại thiết bị, đồ dùng để thực hiện cho đồng bộ. Muốn vậy, khi thiết kế bài dạy, cần phải: - Đề ra kết quả mong đợi (mục tiêu bài học) cho người học để dễ kiểm soát. - Thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp với kiến thức đã có, với động lực và mức độ quan tâm của học sinh bằng cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học để liên hệ giữa trình độ của học sinh với mức độ nội dung mà các em kì vọng phải đạt được. - Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch này trên cơ sở thông tin phản hồi từ phía người học. - Cần chú trọng tới những nội dung mang tính khái niệm, nguyên lí chung hơn là những nội dung mang tính cụ thể, vụn vặt. Biện pháp 3: Dùng thiết bị, đồ dùng dạy học để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh Dùng thiết bị, đồ dùng dạy học chủ yếu là để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh chứ không đơn thuần chỉ để trình chiếu thông tin hoặc minh hoạ bài dạy. Khi sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, giáo viên cần tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các thiết bị, đồ dùng dạy học. Giáo viên cần huy động những kinh nghiệm và kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập mà học sinh đã có, quan sát các thao tác và chỉnh sửa những sai sót cho học sinh. Giáo viên chỉ làm mẫu trên đồ dùng khi học sinh không thực hiện được, xác nhận những kết quả các em đã làm hoặc chính xác hóa các thao tác, đưa ra kết quả, hình ảnh trực quan nhất. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động dạy học bài: Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng. Tôi đã chuẩn bị đồ dùng dạy học là các bông hoa có ghi tên các đơn vị đo khối lượng. Không dừng ở việc đơn thuần chỉ là dán lên bảng, tôi đã dùng để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Cách thực hiện cụ thể như sau: Học sinh đeo bông hoa có ghi tên các đơn vị đo khối lượng lên đầu và đứng thành nhóm, sau khi nghe hiệu lệnh của giáo viên như là: Xếp thành hàng theo thứ tự đơn vị từ bé đến lớn hoặc từ bé đến lớn, giới thiệu tên mìnhChỉ với hoạt động nhỏ như vậy, tôi đã giúp học sinh ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng cũng như ôn cách đọc tên các đơn vị đo mà học sinh lại rất tích cực, hứng thú và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. (Đồ dùng dạy học phục vụ tiết học Toán 5 – Bài: Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng. Ảnh: Nguyễn Huế) (Học sinh hoạt động với đồ dùng dạy học trong tiết Toán. Ảnh: Nguyễn Huế) Khi lựa chọn học sinh tham gia hoạt động chúng tôi cũng rất chú trọng. Không phải chúng tôi lựa chọn những học sinh học tốt hay những học sinh nhanh nhẹn, mà tôi lựa chọn những học sinh phù hợp với hoạt động. Vì đây là bài về khối lượng nên khi giao đồ dùng, chúng tôi cũng chú ý đến trọng lượng cơ thể của các em. Những em học có trọng lượng cơ thể bé thì đeo những bông hoa có ghi tên đơn vị bé, tương tự, những em học sinh có trọng lượng lớn hơn thì đeo bông hoa có ghi tên đơn vị lớn hơn. Học sinh Tiểu học rất ngây thơ, chúng tôi đã nghĩ đến trường hợp nếu tôi giao thiết bị mà không để ý, học sinh sẽ thắc mắc: “Cô ơi, sao bạn tấn lại bé hơn bạn ki-lô-gam kìa?” Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Khi tổ chức hoạt động cho học sinh với thiết bị và đồ dùng, giáo viên hãy chú ý từ những điều nhỏ nhất. Biện pháp 4: Tự làm và cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học Thiết bị, đồ dùng là phương tiện cần thiết trong công tác dạy và học, nhưng hiện nay, việc đầu tư trang thiết bị dạy học ở các trường trong tỉnh vẫn còn chưa thật sự đồng bộ. Kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị phục vụ cho yêu cầu dạy học hằng năm của các trường còn hạn chế. Do đó, giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học là việc cần thiết. Phong trào giáo viên, học sinh sáng tạo đồ dùng, thiết bị dạy học là hoạt động thiết thực, đáp ứng việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học và là cơ hội để cán bộ, giáo viên, các em học sinh được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sáng chế, xây dựng mô hình và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trên thực tế, ở Việt Nam, có rất nhiều trường tổ chức Hội thi tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học, rất nhiều sản phẩm hay, thiết thực, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu bài học, phù hợp với học sinh được thêm vào kho thiết bị của các nhà trường. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi giờ học đã không còn xa lạ với giáo viên và học sinh. Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TT ngày 03 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19; Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030”, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số. Mục tiêu của cuộc thi là: Xây dựng và phát triển Kho học liệu số về thiết bị dạy học số có chất lượng; Bổ sung nguồn tư liệu dạy học, thiết bị dạy học có chất lượng, đã được kiểm duyệt để sử dụng trong công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động dạy, học cho nhà giáo và học sinh; Tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của các nhà giáo trong đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học. Hưởng ứng cuộc thi, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tứ Yên cũng đã đóng góp 4 sản phẩm của 5 thầy cô giáo và đều đạt giải. Chúng tôi cũng tham gia sản phẩm mang tên “Video về các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ”, thiết bị được sử dụng trong bài Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Địa lí 4. Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy vai trò của thiết bị dạy học số, chúng tôi đã làm thêm nhiều thiết bị phục vụ cho môn Toán và Tiếng Việt. Cụ thể: Thiết bị dạy học số mang tên “Kể chuyện Người đi săn và con nai”. Thiết bị phục vụ cho bài kể chuyện tuần 9 – Người đi săn và con nai. Mục đích là dùng thiết bị thay thế tranh ảnh thuần túy, tạo hứng thú cho học sinh. Hiệu quả chưa dừng lại ở đó khi mà hôm đó lớp tôi có học sinh nghỉ học do sức khỏe không tốt. Chúng tôi đã gửi thiết bị cho em tự học ở nhà và kết quả là em học sinh vẫn đạt được mục tiêu bài học. (Học sinh học cùng thiết bị dạy học số tại nhà. Ảnh: Nguyễn Huế, Diệu Linh) Biện pháp 5: Sử dụng phối hợp các thiết bị, đồ dùng dạy học Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng và cũng không có thiết bị, đồ dùng nào là hoàn hảo cho tất cả các hoạt động. Bảng vẽ, tranh, sơ đồ, hình vẽ có tác dụng định hướng để nhấn mạnh những vấn đề, những điểm chủ yếu cần chú ý trong quá trình tiếp thu kiến thức. Phim ảnh giúp khám phá ra những điều không trực tiếp thấy được hoặc khó thấy trong thực tế của các sự vật và hiện tượng, xây dựng mối liên hệ giữa vật chất và hiện tượng, phản ánh được thuộc tính của đối tượng nghiên cứu. Kinh nghiệm sư phạm cho thấy rằng muốn học sinh nắm được đầy đủ các kiến thức khoa học về các đối tượng nghiên cứu thì trong quá trình dạy học phải sử dụng phối hợp một cách hợp lý các thiết bị, đồ dùng trực quan dạy học và kết hợp chặt chẽ với lời nói của giáo viên. Trên thực tế, khi thiết kế một kế hoạch bài dạy, chúng tôi thường chia ra nhiều hoạt động khác nhau và với mỗi hoạt động khác nhau lại cần chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng khác nhau. Ví dụ: Khi dạy học tiết Chính tả tuần 9 - Hoạt động 2: Bài tập 2: Tìm các từ láy có: Âm đầu là l: Âm cuối là ng: Chúng tôi chọn hoạt động nhóm thì cần chuẩn bị thiết bị là bảng nhóm hoặc giấy to khổ A0 để học sinh thể hiện sản phẩm trên thiết bị. - Hoạt động 3: Bài tập 3: Đặt câu với một số từ láy vừa tìm được bài tập 2. Chúng tôi chọn làm việc cá nhân và nếu chỉ dùng cách gọi học sinh đứng dậy đọc câu mình đã đặt thì khó kiểm soát được cách trình bày một câu của học sinh (đầu câu có viết hoa không, cuối câu có dấu chấm không). Vì vậy, muốn kiểm tra cách dùng từ đặt câu của học sinh thì chúng tôi đã chuẩn bị thêm phiếu học tập sau đó kết hợp dùng thiết bị hiện đại là đèn chiếu để chiếu bài làm của học sinh lên bảng cho các bạn cùng nhận xét. Kết quả đã đạt được mục tiêu của hoạt động. (Sử dụng thiết bị đèn chiếu để chữa bài tập cho học sinh trong tiết học Chính tả. Ảnh: Nguyễn Huế) 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Với biện pháp đưa ra, qua thực tế áp dụng tại lớp 5 tại trường, chúng tôi đã thu được những kết quả rất đáng mừng. Bước đầu đã cải thiện được thói quen sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cho cả giáo viên và học sinh. Đồng thời đã hình thành khắc sâu cho những kĩ năng, thói quen học tập tích cực. Thật vui, vì sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên, chất lượng mỗi giờ học của cô trò được nâng lên đáng kể. Ngoài lớp khối lớp 5 thì những biện pháp này còn được giáo viên trong tổ áp dụng và đều đạt được những kết quả đáng mừng. Ngoài ra, có thể vận dụng biện pháp này cho các khối lớp khác trong tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. (Một số hình ảnh hoạt động với thiết bị, đồ dùng học tập của học sinh lớp 5C. Ảnh: Nguyễn Huế) Những thông tin cần được bảo mật: Biện pháp có thể được áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học trong toàn huyện, không có thông tin bảo mật. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên cần hiểu rõ vai trò, giá trị giáo dục của thiết bị, đồ dùng dạy học trong mỗi tiết học. - Khi sử dụng cần đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ. - Sự tận tâm, tâm huyết với nghề của giáo viên, sự tích cực, ham học hỏi của cả cô và trò. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi vận dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy nhiều lợi ích. Cụ thể: - Hỗ trợ hiệu quả cho chúng tôi trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh đ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx