Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn lịch sử và địa lí ở lớp 4, lớp 5
Lâu nay trong các môn học ở Tiểu học, đa số giáo viên còn chú trọng nhiều ở môn công cụ như Tiếng việt và Toán. Do đó, giáo viên có thể dạy rất giỏi, rất tốt ở hai môn này những môn còn lại do ít được chú trọng nên giáo viên lúng túng có khi dạy chưa tốt, chưa tạo cho học sinh hứng thú trong học tập hoặc dạy qua loa nên chưa đạt được hiệu quả của tiết dạy. Với chương trình mới hiện nay mục tiêu là đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Với lẽ đó, giáo viên cần thay đổi cách nghĩ cũng như cách dạy thế nào cho tốt tất cả các môn trong đó có môn Địa lí và Lịch sử. Tuy là hai môn ít tiết, nhưng: Môn Địa lí cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức thực tế, vốn sống sau này mà quan trọng là khơi gợi cho các em lòng yêu thích, ham muốn khám phá các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền khác nhau dựa vào việc phân tích bản đồ, lược đồ của học sinh. Việc khai thác triệt để các kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa giúp cho các em tiếp nhận kiến thức sao cho nhẹ nhàng để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Còn với môn Lịch sử thì như chúng ta được biết: Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của Vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đó ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đó đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.... Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, yêu con người trong mỗi các em một cách cụ thể, hiệu quả nhất. Đã vậy số tiết dạy 2 môn này rất ít (2 tiết/ Tuần) nhưng lượng kiến thức dồi dào. Các em phải chủ động tiếp nhận kiến thức về các chủ đề trên với nhiều hình thức khác nhau. Những chủ đề này rất thiết thực, gần gũi với các em. Vì thế các em cần phải tiếp nhận một cách có hiệu quả.
Hơn thế nữa, ngay từ bậc Tiểu học, ở lớp 4, lớp 5, các em đó được học phân môn Địa lí và Lịch sử, qua 2 phân môn rõ rệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào. Có chăng, đó là sự bổ sung thêm kiến thức Sử, Địa cho các em từ các phân môn khác (ví dụ: phân môn Kể chuyện, Đạo đức, Tập làm văn, Tập đọc….). Điều này càng cho chúng ta thấy, việc dạy Sử và Địa trong nhà trường là điều cần thiết và quan trọng không thể lơ là. Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn Lịch sử và Địa lí? Làm thế nào để khơi gợi cho các em lòng ham muốn khám phá thiên nhiên, đất nước, con người? Làm thế nào để các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc? Đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác “trồng người”.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Trương Thị Thu Hà - Ngày, tháng, năm sinh: 04 - 05 - 1974 - Năm vào ngành GD - ĐT: 09 - 1993 - Ngày kết nạp Đảng: 25 - 05 - 2002 - Nơi công tác: Trường Tiểu học Thái Hòa - Chức vụ hiện nay: Tổ phó chuyên môn - Trình độ: Đại học - Hệ đào tạo: Tại chức - Chuyên ngành: Sư phạm Tiểu học - Bộ môn giảng dạy: Văn hóa - Trình độ chính trị: Sơ cấp - Số năm trực tiếp giảng dạy: 21 năm - Khen thưởng: Giáo viên dạy giỏi cấp Trường năm học 2013 - 2014 LỜI NÓI ĐẦU Để thực hiện mục tiêu chương trình của môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 và lớp 5, trong dạy học giáo viên cần đổi mới, lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức sao cho tiết học diễn ra nhẹ nhàng mà hiệu quả. “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Địa lí và Lịch sử ở lớp 4, 5” là một sáng kiến nhỏ được đúc rút trong thời gian dạy học mong được góp phần nào vào việc tích lũy kinh nghiệm trong công tác dạy học. Trong khuôn khổ của đề tài với kinh nghiệm còn ít ỏi của bản thân chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong muốn được sự góp ý, giúp đỡ xây dựng của các cấp lãnh đạo, của các bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và có hiệu quả hơn trong thực tế giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn ! Ba Vì, ngày 04 tháng 5 năm 2014 Người viết Trương Thị Thu Hà PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Lâu nay trong các môn học ở Tiểu học, đa số giáo viên còn chú trọng nhiều ở môn công cụ như Tiếng việt và Toán. Do đó, giáo viên có thể dạy rất giỏi, rất tốt ở hai môn này những môn còn lại do ít được chú trọng nên giáo viên lúng túng có khi dạy chưa tốt, chưa tạo cho học sinh hứng thú trong học tập hoặc dạy qua loa nên chưa đạt được hiệu quả của tiết dạy. Với chương trình mới hiện nay mục tiêu là đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Với lẽ đó, giáo viên cần thay đổi cách nghĩ cũng như cách dạy thế nào cho tốt tất cả các môn trong đó có môn Địa lí và Lịch sử. Tuy là hai môn ít tiết, nhưng: Môn Địa lí cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức thực tế, vốn sống sau này mà quan trọng là khơi gợi cho các em lòng yêu thích, ham muốn khám phá các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền khác nhau dựa vào việc phân tích bản đồ, lược đồ của học sinh. Việc khai thác triệt để các kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa giúp cho các em tiếp nhận kiến thức sao cho nhẹ nhàng để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Còn với môn Lịch sử thì như chúng ta được biết: Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của Vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đó ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đó đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.... Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, yêu con người trong mỗi các em một cách cụ thể, hiệu quả nhất. Đã vậy số tiết dạy 2 môn này rất ít (2 tiết/ Tuần) nhưng lượng kiến thức dồi dào. Các em phải chủ động tiếp nhận kiến thức về các chủ đề trên với nhiều hình thức khác nhau. Những chủ đề này rất thiết thực, gần gũi với các em. Vì thế các em cần phải tiếp nhận một cách có hiệu quả. Hơn thế nữa, ngay từ bậc Tiểu học, ở lớp 4, lớp 5, các em đó được học phân môn Địa lí và Lịch sử, qua 2 phân môn rõ rệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào. Có chăng, đó là sự bổ sung thêm kiến thức Sử, Địa cho các em từ các phân môn khác (ví dụ: phân môn Kể chuyện, Đạo đức, Tập làm văn, Tập đọc.). Điều này càng cho chúng ta thấy, việc dạy Sử và Địa trong nhà trường là điều cần thiết và quan trọng không thể lơ là. Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn Lịch sử và Địa lí? Làm thế nào để khơi gợi cho các em lòng ham muốn khám phá thiên nhiên, đất nước, con người? Làm thế nào để các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc? Đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác “trồng người”. 2. Khách thể, đốí tượng và thời gian nghiên cứu: a. Khách thể, đối tượng nghiên cứu: - Khách thể: Học sinh lớp 4 (Năm học: 2012-2013) và học sinh lớp 5 (Năm học: 2013-2014) trường Tiểu học Thái Hòa - Ba Vi - Hà Nội. - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, 5. b. Giới hạn nghiên cứu: Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 trong trường Tiểu học Thái Hòa - Ba Vì- Hà Nội, được tổ chức thực hiện trong 2 năm học (2012-2013 và 2013-2014) 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát: Giữa giáo viên và học sinh, tình hình thực tế của lớp và trường. - Phương pháp trò chuyện: giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh. - Một số phương pháp hỗ trợ khác: Đọc sách, tham khảo tài liệu,... 4. Khảo sát thực trạng đầu năm: Lớp Sĩ số Giỏi Khá T.bình Yếu 4 30 4 (13,3%) 6 (20%) 14 (46,7%) 6 (20%) 5 30 6 (20%) 8 (26,7%) 15 (50%) 1 (3,3%) PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi: a. Về Sách giáo khoa: - Được trang bị đầy đủ cho học sinh. Màu sắc, hình ảnh, lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, kênh chữ đẹp, rõ ràng, chính xác. - Các câu hỏi hoặc các yêu cầu hoạt động được in nghiêng ở giữa bài gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh khai thác thông tin dễ dàng. - Câu hỏi cuối bài giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bài và củng cố kiến thức. Phần tóm tắt trọng tâm bài được đóng khung, tô màu rõ ràng. - Sách giáo viên có phần bổ sung thông tin, giúp giáo viên mở rộng kiến thức. b. Về chương trình: * Môn Địa lí: Cấu trúc nội dung theo từng chủ đề, từng bài cụ thể. Ở lớp 4 có 3 chủ đề với 34 bài học ứng với 34 tiết học. Ở lớp 5 có 2 kiểu bài là hình thành kiến thức mới (25 bài ) và bài ôn tập (4 bài). * Môn Lịch sử: Chương trình lịch sử lớp 4, 5 tập trung cung cấp cho các em về một số sự kiện, hiện tượng lịch sử và một số nhân vật lịch sử theo từng mốc giai đoạn thời gian: Từ thời kì đầu dựng nước và giữ nước cho đến các cuộc đấu tranh chống lại bọn phong kiến phương Bắc; 1858-1945: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp; ; 1975- Nay: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. - Mục tiêu, nội dung chương trình nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi học sinh. c. Học sinh: - Các em đã được làm quen với một số kiến thức của môn học Lịch sử và Địa lí này từ lớp 1, 2, 3 thông qua môn Tự nhiên và Xã hội. - Các em được sinh ra và lớn lên ở một xã có diện tích rộng, nhiều thôn, với những sự kiện lịch sử ở thôn, xã gắn liền với bề dày lịch sử của đất nước. d. Về Ban giám hiệu và đồng nghiệp: - Ban giám hiệu luôn tạo điều kiên giúp đỡ cho việc giảng dạy của giáo viên đứng lớp; sắp xếp Khối lớp 4, 5 cùng học một buổi để thử nghiệm và cùng học tập. - Ngoài ra khi thực hiện đề tài, bằng sự nỗi lực của bản thân cộng với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong tổ, trường đã giúp cho sáng kiến này hoàn thành. 2. Khó khăn: a. Về giáo viên: - Chưa yêu thích môn Lịch sử và Địa lí nên chưa cập nhật, tìm hiểu những thông tin, hiểu biết về tự nhiên về con người về cuộc sống xung quanh, các sự kiện và nhân vật lịch sử để hỗ trợ cho 2 phân môn học. - Giáo viên chưa nắm được một số kĩ năng trong dạy Lịch sử và Địa lí. Chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho Học sinh học tập. - Lượng kiến thức ở lớp 4, 5 tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian để chuyển tải kiến thức. Nên việc tổ chức trò chơi nhằm phát huy năng lực tư duy và khả năng trình bày những suy nghĩ của học sinh chưa được coi trọng. - Chưa thực sự dành nhiều thời gian xây dựng, đầu tư kế hoạch bài dạy. - Ít có sự trao đổi với tất cả các đối tượng cùng tham gia giáo dục. b. Về phía học sinh: - Chưa chú trọng trong 2 môn học này, chủ yếu còn học thuộc nhiều hơn học hiểu để mở rộng vốn sống. - Chưa hứng thú hoặc không có điều kiện tìm hiểu về thiên nhiên, đất nước, con người cũng như lịch sử của dân tộc ta, của địa phương chúng ta. c. Về đồ dùng dạy học: - Điều kiện dạy học cũng như khả năng sử dụng máy tính chưa nhiều, giáo viên sẽ khó có thời gian để sưu tầm tranh ảnh cũng như tìm kiếm những hình ảnh động, đoạn phim ngắn phục vụ bài học (nhất là có những mục tiêu bài dựa vào hình ảnh để khắc sâu hoặc tìm kiến thức mới). - Một số bản đồ riêng về vùng, miền, nước, châu, quả địa cầu... chưa nhiều. - Lược đồ chi tiết các trận đánh lịch sử còn ít, gây khó khăn cho giáo viên khi muốn dạy tốt. - Chưa có sổ tay về các thuật ngữ địa lí, lịch sử. Máy tính và đèn chiếu còn thiếu rất nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm các thông tin phục vụ cho bài học. II. NỘI DUNG - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN MÔN ĐỊA LÍ 1. Xác định môn Địa lí có những nội dung kế thừa của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3: - Giáo viên cần tìm hiểu nội dung chương trình TNXH lớp 1, 2, 3. Qua đó, nắm được nội dung nào các em đã học để giảng dạy không trùng lặp. - Từ những nội dung đã học giáo viên truyền thụ sâu hơn tránh nhàm chán cho học sinh. - Từ những nội dung năm học trước giáo viên vào bài tạo hứng thú cho học sinh cũng như tổ chức các trò chơi ngay phần bài mới. Ví dụ: Khi tiến hành dạy bài thực hành các Đại dương trên Thế giới (bài 28/tr.129 SGK lớp 5). + Giáo viên tổ chức trò chơi hoặc hỏi có bao nhiêu Đại dương trên Thế giới vì Học sinh đã học ở lớp 3 bài Bề mặt Trái Đất (tr.126/ Sách TNXH lớp 3). + Khi giải thích cũng như khi hỏi vì sao Bắc cực có khí hậu lạnh. Giáo viên dựa vào bài Các đới khí hậu (tr.124/ Sách TNXH lớp 3). 2. Xác định đầy đủ mục tiêu từng bài: Vì sao tôi đề cập tới vấn đề đơn giản này. Tuy trong SGV đó có những mục tiêu cụ thể nhưng giáo viên rất dễ dạy thiếu mục tiêu hoặc chưa biết phải dạy như thế nào. Ở đây, tôi đề cập hai vấn đề trong mục tiêu khi dạy Địa lí: 5 YẾU TỐ CỦA ĐỊA LÍ ĐỊA HÌNH KHÍ HẬU SÔNG/BIỂN ĐẤT ĐỘNG VẬT/ THỰC VẬT a. Mục tiêu về mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí, giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất, giữa tự nhiên với sinh hoạt của con người: Khi nói tới Địa lí, chúng ta phải nghĩ đến điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Điều kiện tự nhiên: Là vị trí giới hạn, sông ngòi, khí hậu, địa hình.. Điều kiện kinh tế - xã hội: Là nói tới con người. => Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, ở điều kiện tự nhiên còn có mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, mối quan hệ này được thể hiện rất nhiều trong chương trình Địa lí lớp 4 và lớp 5. Vậy làm thế nào để nói được mối quan hệ này? Thực ra, để dạy về mối quan hệ này không khó vì chương trình lớp 4 và 5 chỉ yêu cầu xác định mối quan hệ Địa lí đơn giản, không giải thích nhiều, học sinh chỉ cần hiểu, phân tích được vài yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lẫn nhau còn mức độ cao hơn các em sẽ được học ở chương trình Địa lí cấp II. Ví dụ: * Mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu: - Vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng tới khí hậu như vị trí nước Việt Nam kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm trong vành đai nhiệt đới, phía Đông giáp biển Đông vì vậy sẽ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. * Mối quan hệ giữa vị trí, khí hậu, thực vật, động vật: - Châu Phi có đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục nên là một trong những nguyên nhân dẫn đến khí hậu châu Phi nóng bậc nhất thế giới, hoang mạc và xa mạc chiếm diện tích nhiều nhất ở Châu Phi. Hoang mạc khô nóng nên động vật chủ yếu là lạc đà vì loài này có bướu chứa nhiều nước thì mới có thể tồn tại được. - Hoặc vì sao Châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu vì vị trí của nó kéo dài từ cực Bắc tới cực Nam đi qua xích đạo. - Vị trí của thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nên có khí hậu lạnh, mát mẻ hơn thành phố Huế và nơi trồng những loại cây phù hợp với khí hậu lạnh đó mà những vùng khác, thành phố khác không trồng được. * Mối quan hệ giữa sông ngòi với địa hình: Ví dụ: Địa hình miền Trung nhỏ, hẹp nên đa số sông miền Trung ngắn, dốc. * Mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế: - Nước ta có khí hậu nhiệt đới phù hợp phát triển các loại cây ăn quả. Như vậy qua những ví dụ cụ thể trên giáo viên có thể hình dung được các mối quan hệ địa lí đơn giản. Tùy theo mục tiêu từng bài, giáo viên sẽ chốt kĩ những mối quan hệ này. Nếu những bài dạy đầu tiên giáo viên giúp các em xác định những mối quan hệ địa lí đơn giản thì những bài sau sẽ rất nhẹ nhàng vì học sinh đã quen, đã hiểu và các em tự phân tích được ngay. b. Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi hoạt động dạy: Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong SGK thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo viên. SGK có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì? Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn TNXH nói chung và Địa lí nói riêng là cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “tò mò”, thích khám phám. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tòi, yêu thích môn học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên cần tham khảo sách, báo, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến nhiều môn chứ không riêng môn Địa lí. Cập nhật kiến thức thường xuyên như một thói quen thì lúc đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn. Tuy nhiên khi khắc sâu hay mở rộng kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài đang dạy tránh sa đà đi quá mục tiêu bài. Ví dụ: - Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (tr.76 / Sách LS-ĐL lớp 4), trong bài cho biết người dân xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang. Như vậy Giáo viên chỉ cho học sinh thấy người dân làm ruộng bậc thang như thế nào (Như hình minh họa dưới đây). Giáo viên cần chốt kĩ hơn: vì sao phải làm ruộng bậc thang mà không làm như ruộng ở đồng bằng? Vì: địa hình ở đây dốc, nếu làm như ở đồng bằng thì khi tưới nước, nước sẽ chảy xuống thấp hết, lúa sẽ chết. Còn ruộng bậc thang, từng bậc phẳng sẽ giữ lại nước cho cây. - Bài thành phố Đà Nẵng (tr.147/SGK lớp 4). Trong sách cho biết Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp có một số hàng đưa đi nơi khác như vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khô). Nếu chỉ như thế thì học sinh rất khó hình dung trung tâm công nghiệp. Sau này khi học về một vùng một miền nào đó cũng có những sản phẩm như thế các em sẽ cho đó là trung tâm công nghiệp. Muốn vậy, giáo viên cần nói thêm tại Đà Nẵng có rất nhiều nhà máy chế biến, đưa thêm số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục là trung tâm công nghiệp. - Bài Thực hành các Đại dương trên Thế giới (tr.74/SGK lớp 5). Đây là bài ôn tập, các kiến thức cũ học sinh đã nắm khá đầy đủ. Giáo viên có thể mở rộng thêm cho học sinh: Thái Bình Dương không thái bình như tên gọi của nó, mà từ nơi đây xuất hiện rất nhiều cơn bão, sóng thần, động đất .. có sức tàn phá khủng khiếp, giáo viên liên hệ với những đợt sóng thần xảy ra tại Châu Á trong thời gian vừa qua. Nếu có điều kiện giáo viên sưu tầm tranh ảnh hoặc dạy trình chiếu trên máy thì hiệu quả tiết học sẽ cao hơn rất nhiều. Chắc chắn học sinh sẽ yêu thích môn Địa lý. Ví dụ: Một vài hình ảnh về động đất - sóng thần ở Nhật Bản. Hay sự tàn phá rất nặng nề của cơn bão gần đây nhất là cơn bão đổ vào đất nước Phi-líp-pin năm 2013. Qua đó giáo viên có thể nêu: Nguyên nhân, tác hại của Sóng thần và những cơn bão khủng khiếp đó là do con người gây nên như thế nào?Từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất của chúng ta. 3. Nắm vững kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu: Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy môn Địa lý là bản đồ, lược đồ. Vẽ bản đồ địa lý là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng ký hiệu để thể hiện các thông tin về địa lí. Do đó, giáo viên sử dụng bản đồ, lược đồ cần chính xác, hiệu quả để khai thác, tìm kiếm kiến thức mới. Chuẩn bị nội dung dạy học với trình tự, các bước sử dụng bản đồ như sau: * Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ. Tức là đọc tên bản đồ để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ bản đồ thì phải có tên bản đồ (có thể viết trên hoặc viết ở dưới). Ví dụ: Quan sát bản đồ dưới đây giáo viên hướng dẫn các em; đọc tên bản đồ (Bản đồ địa chất khoáng sản), các em sẽ sử dụng bản đồ này vào việc tìm các mỏ khoáng sản hay những vùng có nhiều khoáng sản hoặc địa chất ở Việt Nam ta... (Như bản đồ Địa chất khoáng sản của Việt Nam dưới đây) * Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. Đọc bảng chú giải, ký hiệu nào cho biết thông tin gì. Ví dụ: đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các nước (Như bản đồ trên), cây dừa chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố, hình chữ nhật màu đen là mỏ đồng,.. * Bước 3: Tím vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ. Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau: Chỉ điểm (thành phố, khoáng sản,); Chỉ đường (sông, dãy núi,); Chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, quốc gia. châu lục). * Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí: - Chỉ về một châu lục (Như bản đồ thế giới trên), một nước, một thành phố, một tỉnh. Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có ranh giới giữa các châu lục, các nước... Giáo viên chỉ theo đường ranh giới, bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh. Lưu ý khi chỉ Châu Âu (Như bản đồ Thế giới trên) vì có hai mảng rời và một số đảo ở giữa và bên cạnh thì giáo viên chỉ từng mảng một rồi giới thiệu thêm các đảo. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được ký hiệu bằng dấu chấm tròn, chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố. - Chỉ về đại dương, biển, sông. Đại dương khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp (như Bản đồ tự nhiên Việt Nam dưới đây). \ * Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới). Ví dụ: Khi chỉ vị trí của nước ta - vị trí nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm phía cực Nam. (Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt. Bài địa hình nước ta, dựa vào màu sắc Học sinh nhận xét được ngay đồi núi nhiều hơn đồng bằng). Lược đồ địa hình Việt Nam * Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên Ví dụ: Khi quan sát bản đồ dưới đây, học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông, đường bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh bắt thủy hải sản). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lý và hoạt động sản xuất. Ngoài ra học sinh còn chỉ được vị trí của biển Đông trên bản đồ, biết rõ Biển đông được chia ra làm 3 phần: Bắc biển Đông, giữa biển Đông và nam biển Đông... (Như bản đồ minh họa dưới đây) * Một số lưu ý: - Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc giáo viên thuận tay nào. - Sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ, không dùng tay thao tác. - Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai. - Bản đồ, lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được (trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát). - Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên bản đồ để giúp học sinh nhuần nhuyễn khi lên học cấp II. MÔN LỊCH SỬ Đối với lứa tuổi các em, việ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc
- BIA SKKN.DOC.doc