Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong trường Tiểu học

1. Cơ sở lí luận của vấn đề:

 - Đội TNTP Hồ Chí Minh và nhà trường cùng có mục tiêu giáo dục thiếu nhi thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên - Nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện. Đội hoạt động dưới sự điều hành của Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy chi đội; bên cạnh đó là sự phụ trách của anh (chị) Tổng phụ trách đội, phụ trách các chi đội, GV bộ môn, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp tổ chức các hoạt động Đội.

 - Tổ chức tốt các hoạt động Đội ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai thực chất là nhằm tạo ra sân chơi bổ ích lành mạnh để thu hút tất cả các em thiếu nhi tham gia. Đó là nền tảng để Liên đội đạt những kết quả cao hơn trong các hội thi, các hoạt động phong trào mà các cấp đề ra.

2. Thực trạng của vấn đề:

- Liên đội còn thiếu thốn về nhiều mặt như: Thiếu phòng sinh hoạt đội, sân chơi còn hẹp Toàn Liên đội có 531 đội viên, nhi đồng; trong đó số đội viên, nhi đồng người đồng bào chiếm khá cao các em còn rụt rè, nhút nhác; ít tham gia vào các hoạt động Đội. Đời sống kinh tế của phụ huynh chưa cao cho nên một số phụ huynh ít quan tâm đến con em. Mặc khác trường có phân hiệu và địa bàn dân cư rộng, ở cách xa trường nên ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Liên đội.

 - Trong những năm trước, khi chưa áp dụng đề tài này thì các hoạt động Đội còn mang tính chất chung chung. Liên đội ít tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, các hội thi, cuộc thi để thu hút học sinh tham gia. Có tổ chức giúp đỡ tặng quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh người đồng bào nhưng những phần quà đó chủ yếu là vở (03 đến 04 quyển vở/1 phần quà). Bên cạnh đó Ban chỉ huy liên - chi đội chưa phát huy hết được khả năng của mình, sự kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường chưa được nhịp nhàng, Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào của liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể. Cho nên gây rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động dẫn đến thành tích của Liên đội còn nhiều hạn chế.

 

doc 21 trang hoathepmc36 9521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay Giáo dục – đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Có nhiệm vụ xây dựng và phát triển đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và thể chất của trẻ. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đạo tạo thì các hoạt động Đội trong trường tiểu học góp phần không nhỏ trong mục đích giáo dục trên. Đó là hoạt động bề nổi không thể thiếu trong nhà trường phổ thông nói chung, ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng.
 Với mong muốn hoạt động động Đội trong trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục đội viên nhi đồng. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong trường tiểu học, năm học 2015 – 2016.
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Vì các hoạt động đội là động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học có hiệu quả hơn, tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển về mọi mặt; nuôi dưỡng niềm đam mê học tập, thực hiện các quyền trẻ em đặc biệt là quyền phát triển và quyền tham gia.
 - Qua tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức các hoạt động Đội trong những năm qua. Từ đó đưa ra các phương pháp áp dụng nâng cao chất lượng các hoạt động Đội nhằm thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả, phù hợp với các em thiếu nhi tại Liên đội trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Tất cả đội viên, nhi đồng của trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp tuyên truyền thu hút các em tham gia.
 - Phương pháp cụ thể hóa bằng những việc làm phù hợp với những điều kiện của Liên đội, của trường và của địa phương.
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả.
 - Phương pháp khảo sát thăm dò ý kiến của BGH nhà trường, các đoàn thể, các em thiếu nhi để đúc rút kinh nghiệm.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 - Với đề tài này cần phải nghiên cứu trên diện rộng và đồng bộ nhưng vì thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trên phạm vi của Liên đội trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai trong năm học 2014 – 2015 và thực hiện trong năm học 2015 – 2016.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
 - Đội TNTP Hồ Chí Minh và nhà trường cùng có mục tiêu giáo dục thiếu nhi thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên - Nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện. Đội hoạt động dưới sự điều hành của Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy chi đội; bên cạnh đó là sự phụ trách của anh (chị) Tổng phụ trách đội, phụ trách các chi đội, GV bộ môn, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp tổ chức các hoạt động Đội.
 - Tổ chức tốt các hoạt động Đội ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai thực chất là nhằm tạo ra sân chơi bổ ích lành mạnh để thu hút tất cả các em thiếu nhi tham gia. Đó là nền tảng để Liên đội đạt những kết quả cao hơn trong các hội thi, các hoạt động phong trào mà các cấp đề ra. 
2. Thực trạng của vấn đề: 
- Liên đội còn thiếu thốn về nhiều mặt như: Thiếu phòng sinh hoạt đội, sân chơi còn hẹpToàn Liên đội có 531 đội viên, nhi đồng; trong đó số đội viên, nhi đồng người đồng bào chiếm khá cao các em còn rụt rè, nhút nhác; ít tham gia vào các hoạt động Đội. Đời sống kinh tế của phụ huynh chưa cao cho nên một số phụ huynh ít quan tâm đến con em. Mặc khác trường có phân hiệu và địa bàn dân cư rộng, ở cách xa trường nên ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Liên đội.
 - Trong những năm trước, khi chưa áp dụng đề tài này thì các hoạt động Đội còn mang tính chất chung chung. Liên đội ít tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, các hội thi, cuộc thi để thu hút học sinh tham gia. Có tổ chức giúp đỡ tặng quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh người đồng bào nhưng những phần quà đó chủ yếu là vở (03 đến 04 quyển vở/1 phần quà). Bên cạnh đó Ban chỉ huy liên - chi đội chưa phát huy hết được khả năng của mình, sự kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường chưa được nhịp nhàng, Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào của liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể. Cho nên gây rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động dẫn đến thành tích của Liên đội còn nhiều hạn chế.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1. Lên kế hoạch hoạt động trong năm học:
 - Muốn tổ chức tốt các hoạt động Đội cho thiếu nhi thì điều cần thiết nhất là Tổng phụ trách đội phải thường xuyên tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức khác, tổ chức thu hút các em tham gia vào việc học tập và rèn luyện thông qua cac hoạt động đội trong nhà trường.
 	+ Trước hết tôi đã bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng đội huyện đề ra, đồng thời kết hợp với tình hình thực tế của Liên đội để lên kế hoạch hoạt động Đội chung cho cả năm học, rồi trình lên Ban giám hiệu xem xét phê duyệt, sau đó tôi sẽ lên kế hoạch theo chủ điểm của từng tháng để phổ biến đến toàn Liên đội (nếu Phòng giáo dục, Hội đồng đội có thêm kế hoạch thì sẽ được bổ sung vào từng tháng hoạt động đó). Tôi lên hoạt động trọng tâm trong năm như sau:
Tổ chức Đại hội liên đội (tháng 9/2015).
Tổ chức trung thu “Vui hội trăng rằm” cho học sinh toàn Liên đội.
Sinh hoạt chi đội, sao nhi đồng (trong năm học).
Tổ chức chương trình phát thanh măng non định kỳ (trong năm học).
Sinh hoạt chi đội mẫu (02 lần/1 tháng).
Thành lập các câu lạc bộ và đi vào hoạt động (tháng 10/2015).
Tổ chức chương trình Rèn luyện đội viên và Dự bị đội viên (trong năm học).
Tổ chức Hội thi “Phụ trách sao giỏi” (tháng 01/2016)
Tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp trường (tháng 12/2015).
Tổ chức Kết nạp đội cho nhi đồng lớp 3 (từ tháng 12/2015 – tháng 3/2016).
Tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Em yêu biển đảo quê hương” (tháng 3/2016).
Tổ chức Hội thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” (tháng 4/2016)
 Tổ chức ngày hội công nhận chuyên hiệu “Rèn luyện đội viên” (tháng 5/2016).
+ Bài toán đặt ra là: nếu tổ chức quá nhiều hoạt động, hội thi thì kinh phí của Đội liệu có đủ để hoạt động trong một năm hay không (vì Liên đội có hơn 500 học sinh nhưng học sinh đồng bào chiếm tới hơn 1/3 tổng số học sinh và các em thường ít đóng quỹ đội). Vậy để giải quyết vần đề trên thì: trước hết người Tổng phụ trách đội phải lên kế hoạch cụ thể của từng phong trào, hội thi và không nhất thiết là lúc nào cũng phải đầu tư nhiều kinh phí để tặng quà cho học sinh đạt giải. Ví dụ: đối với các hội thi mà tập trung học sinh toàn trường như: “Phụ trách sao giỏi”, “Em yêu lịch sử Việt Nam”, “Hội khỏe phù đổng”thì chúng ta nên phát phần thưởng phù hợp với từng giải cho học sinh, còn những cuộc thi viết, vẽ tranh mà không tập trung học sinh thì cần nêu rỏ trong kế hoạch là “những học sinh mà đạt giải trong hội thi này sẽ được tặng giấy khen kèm vở trong lễ sơ kết” (nếu tổ chức trong học kỳ 1) và nếu tổ chức trong học kỳ 2 thì sẽ tặng trong lễ tổng kết (Nhưng trước khi lên kế hoạch phải tham mưu và được sự đồng ý của Ban giám hiệu). Đồng thời kết hợp tuyên dương những học sinh đạt giải trong lễ chào cờ gần nhất thì học sinh sẽ rất thích và sẽ phấn đấu hơn.
3.2. Tổ chức Đại hội Liên đội:
 - Khi chưa tổ chức Đại hội liên đội thì tôi tiến hành thành lập Ban chỉ huy liên - chi đội lâm thời và mở lớp tập huấn ngay cho các em những nội dung cần thiết để hoạt động, đặc biệt là vấn đề nề nếp trong nhà trường.
 - Có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn các chi đội đại hội chi đội.
 - Sau khi các lớp đại hội chi đội xong, tôi tiến hành họp mặt Ban chỉ huy Liên đội lâm thời, Ban chỉ huy chi đội để tiến hành xây dựng kế hoạch Đại hội liên đội. Trong việc chọn lựa các đội viên đứng vào hàng ngũ Ban chỉ huy Liên đội, tôi đặc biệt chú trọng đến khả năng hoạt động Đội của từng em, chọn các em vừa có đủ năng lực hoạt động, có đủ uy tín với bạn bè, cần chú trọng đến địa bàn sinh hoạt của các em. Số lượng thành viên trong Ban chỉ huy Liên đội phải được phân công cụ thể ở cả hai điểm trường. Sau khi bầu ra Ban chỉ huy Liên đội tôi đã tiến hành mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho các em.
3.3. Tập huấn cho Ban chỉ huy liên - chi đội, chi đội mẫu:
 - Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động Đội nói riêng muốn được nâng cao thì giáo viên Tổng phụ trách đội phải thật sự gần gủi chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách liên - chi đội có mối đoàn kết thống nhất, hợp tác chặc chẽ hổ trợ lẫn nhau vì công việc chung. Muốn vậy Tổng phụ trách đội phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đội, sau đó đánh giá và bổ sung những gì còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn. Mấy năm gần đây trường tôi đã được học 8 buổi trên một tuần nên cũng rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đội. Không chỉ bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ mà tôi còn thành lập 02 chi đội mẫu (01 ở trung tâm, 01 ở phân hiệu) để giúp đỡ tôi trong mọi hoạt động (Ban chỉ huy Liên chi đội hầu hết là được nằm trong chi đội mẫu). Chi đội mẫu sẽ sinh hoạt định kỳ 02 tuần 01 lần và sẽ được triệu tập nếu cần thiết. Hoạt động gì tôi cũng thông qua chi đội mẫu này trước để các em về phổ biến lại cho chi đội mình, đồng thời hướng dẫn những nội dung cơ bạn về sinh hoạt sao để các em xuống phụ trách sinh hoạt các lớp nhi đồng vào các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ (mỗi lớp nhi đồng được sinh hoạt 2 lần trên 1 tuần). Đặc biệt hơn là giúp tôi trong việc tập bài thể dục theo nhạc, múa hát sân trường; trước đây trường tôi thường đánh trống để tập thể dục, học sinh tập rất là uể oải, nhưng trong năm này tôi đã tìm tòi và thấy bài hát Khăn quàng thắp sáng bình minh (bài này có rất nhiều ca sĩ hát với nhiều phong cách khác nhau nhưng bài hát mà theo CD của Bộ giáo dục thì tôi thấy phù hợp nhất, mỗi đoạn có 2 lần 8 nhịp, cả bài tôi tập được 7 động tác thể dục mỗi động tác được lặp lại từ 2 – 3 lần, tùy thuộc vào đoạn nhạc để ráp động tác cho phù hợp) học sinh rất thích thú và tập đều, đẹp hơn. Bên cạnh đó trước khi tập muốn tập bài gì tôi triệu tập chi đội này lại tập trước, đội này tập nhuần nhuyễn xong sẽ ra hướng dẫn cho toàn trường tôi chỉ việc quan sát, nhắc nhỡ học sinh. Bên cạnh đó tôi còn tập huấn thêm vài học sinh tắt, mở nhạc (vì điện đài đã bắt cố định các em chỉ cần bật công tắc điện là có thể mở được) cho nên khi tôi không có mặt ở trường thì Ban chỉ huy liên chi đội vẫn điều khiển mọi hoạt động của Liên đội, nhất là vấn đề về nề nếp.
3.4. Thành lập và đi vào hoạt động các câu lạc bộ:
- Trước tiên Tổng phụ trách đội cần phải khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của học sinh trên cơ sở kế hoạch chung của trường bằng cách là hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ chủ huy đội, các anh chị phụ trách về các nội dung chủ yếu của câu lạc bộ, sau đó đội ngũ này về lớp mình và thực hiện những việc như sau (nên thực hiện việc này trong giờ sinh hoạt lớp):
+ Nêu tên một số câu lạc bộ mà Liên đội sẽ thành lập.
+ Giải thích sơ lượt từng nội dung của các câu lạc bộ.
+ Hướng dẫn học sinh tự đăng ký vào câu lạc bộ mà mình thích, mình có năng khiếu bằng cách chia cột trên bảng ghi tên các câu lạc bộ dự kiến sẽ thành lập, thêm một cột câu lạc bộ khác để học sinh đăng ký thêm (nếu có). Tiếp theo lần lượt các em sẽ lên ghi tên vào câu lạc bộ mà mình sẽ tham gia sinh hoạt. Sau đó, tổng hợp số lượng học sinh tham gia và gửi về cho Tổng phụ trách đội. Đối với lớp 1, lớp 2 khi các em chưa viết được tên mình, hoặc viết chậm thì các anh (chị) phụ trách sẽ tiến hành bằng hình thức giơ tay, sau đó giáo viên sẽ ghi tên học sinh và tổng hợp số lượng. 
- Vì không có kinh phí để bồi dưỡng cho các anh chi phụ trách câu lạc bộ nên Tổng phụ Trách Đội kết hợp với chuyên môn để sắp xếp lịch cho các anh chị phụ trách ở 2 điểm trường cho phù hợp (đối với giáo viên bình thường là 23 tiết/1GV/1 tuần thì những anh chị phụ trách các câu lạc bộ dạy 20 tiết còn 3 tiết để phụ trách các câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ sẽ hoạt động 2 lần/1 tháng vào chiều thứ tư. (Ở trung tâm hoạt động vào thứ tư tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng, ở phân hiệu hoạt động vào thứ tư tuần thứ hai và tuần thứ tư trong tháng).
 - Sau khi giáo viên tổng hợp danh sách của lớp mình lên cho Tổng phụ trách đội, tôi đã lập nên các câu lạc bộ dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.Tên câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia và người phụ trách, cụ thể như sau: 
STT
Tên CLB
Số lượng (TT)
Số lượng (PH)
Người phụ trách
Chức vụ
1
Âm nhạc
83
22
Lữ Thị Oanh (TT)
Cao Thị Thu Hiền (PH)
TPT Đội
GV ÂN
2
Thể dục thể thao
+Điền kinh
+ Bóng đá nam
+ Cờ vua
113
45
40
28
35
17
10
8
Vũ Đình Nhật
Đinh Trung Giang
Doãn Thị Tuyết
GVTD
GVTD
GVTH
3
Tiếng Anh
35
12
Trần Thị Hoa
GVAV
4
Phóng viên nhỏ, phát thanh măng
22
7
Lữ Thị Oanh
TPT Đội
5
Các trò chơi dân gian
40
10
Hà Thị Ánh
YTHĐ
- Kinh phí dự trù gồm:
 + Mua sắm cơ sở vật chất 
+ Cơ bản từ đóng góp tự nguyện của các thành viên thông qua Nghị quyết Ban đại diện cha mẹ học sinh.
+ Một phần từ kêu gọi các tập thể, cá nhân hảo tâm.
- Dưới đây là hình ảnh của một số câu lạc bộ:
3.5. Vận động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong toàn Liên đội.
- Những năm trước đây Liên đội tôi cũng có tổ chức tặng quà, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội những món quà có giá trị nhỏ và số lượng không nhiều. Trong năm học này, tôi đã luôn phát động phong trào “Giúp bạn đến trường” với nhiều hình thức: Luôn phát động trước các buổi sinh hoạt dưới cờ: quyên góp những bộ quần áo trắng cũ nhưng không rách mà học sinh đó không mặc nữa để trao tặng cho những bạn nghèo, các bạn đồng bào trong Liên đội. Bên cạnh đó tôi đưa ra kế hoạch cụ thể đến từng lớp để quyên góp quỹ để thực hiện phong trào “Tấm áo tặng bạn” với nội dung là tặng những tấm áo trắng giúp đỡ những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập. Mặc khác đây cũng là một trong những tiêu chí xếp loại thi đua cuối năm. Đồng thời lớp nào tham gia vượt chỉ tiêu, sớm nhất, nhì thì sẽ được tặng một phần quà nho nhỏ (như một gói kẹo chẵn hạn) và như thế các lớp đã tham gia tương đối đầy đủ và nhanh nữa đó. Sau khi thực hiện phong trào xong tôi sẽ tổng hợp thu chi cụ thể để dán lên bảng thông báo của Liên đội, phô tô cả hóa đơn kèm theo để học sinh có thể biết rõ số tiền mình nộp và tin tưởng hơn để các đợt sau sẽ tham gia đầy đủ hơn nữa.
 + Và đây là số liệu của năm 2014 – 2015 khi tôi chưa áp dụng đề tài này:
 DANH SÁCH CÁC LỚP THAM GIA PHONG TRÀO “TẤM ÁO TẶNG BẠN”
NĂM HỌC: 2014 - 2015
STT
Lớp
Số tiền thu được
Ghi chú
1
1A1
45.000 
2
1A2
46.000 
3
1A3
50.000
4
1A4
0
100% là HSDT
5
1A5
0
100% là HSDT
6
1A6
35.000
7
2A1
40.000
8
2A2
35.000
9
2A3
46.000
10
2A4
0
100% là HSDT
11
2A5
42.000
12
3A1
45.000
13
3A2
52.000
14
3A3
30.000
15
4A1
65.000
16
4A2
45.000
17
4A3
43.000
18
5A1
40.000
19
5A2
46.000
20
5A3
56.000
TỔNG
20
760.000
+ Số liệu học sinh tham gia phong trào “Tấm áo tặng bạn” năm học 2015 – 2016 khi thực hiện đề tài này:
STT
Lớp
SS
PT “TẤM ÁO TẶNG BẠN”
Thời gian nộp
Ghi
chú
KH thu
(3000đ/1HS)
TH thu
% TH
1
1A1
26
78.000
80.000
102,6
 22/12/2014
2
1A2
26
78.000
75.000
96,2
 02/01/2015
3
1A3
25
75.000
55.000
73,3
 02/01/2015
4
1A4
23
69.000
50.000
72,5
 24/12/2016
5
1A5
23
69.000
33.000
47,8
08/01/2015
100% HSDT
6
1A6
22
66.000
78.000
118,2
 10/12/2014
Vượt chỉ tiêu, nộp sớm nhất.
7
2A1
26
78.000
78.000
100
 15/12/2014
8
2A2
27
81.000
81.000
100
 15/12/2014
9
2A3
25
75.000
45.000
60
09/01/2015
100% HSDT
10
2A4
28
84.000
84.000
100
 18/12/2014
11
2A5
14
42.000
42.000
100
 19/12/2014
12
3A1
32
96.000
100.000
104,2
 10/12/2014
13
3A2
29
87.000
84.000
96,6
 18/12/2014
14
3A3
19
57.000
30.000
52,6
07/01/2015
100% HSDT
15
4A1
28
84.000
80.000
95,2
 26/12/2014
16
4A2
28
84.000
70.000
83,3
 25/12/2014
17
4A3
14
42.000
55.000
131
12/12/2014
Vượt chỉ tiêu, nộp sớm nhì.
18
5A1
37
111.000
105.000
94,6
 06/01/2015
19
5A2
37
111.000
96.000
86,5
 16/12/2014
20
5A3
16
48.000
45.000
93,8
 06/01/2015
Tổng
505
1.515.000
1.420.000
90,4
(* Chú thích: SS: sĩ số, PT: phong trào, KH: kế hoạch, TH: thực hiện, HS: học sinh.)
- Bên cạnh đó Liên đội còn được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong các nhà chùa như: cấp gạo, áo quần, mì tôm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt hơn Liên đội luôn được sự giúp đỡ hỗ trợ của Dự án Actionats như tặng xe đạp, vải, gạo
3.6. Tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích thu hút học sinh tham gia:
3.6.1. Tổ chức ngày khai giảng thật long trọng,vui vẻ và đầy ý nghĩa:
 - Kết hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức ngày hội khai trường thật long trọng, vui vẻ và đầy ý nghĩa đặc biệt là ở phần hội của buổi lễ, đây là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích nhằm thu hút học sinh đến trường, học sinh sẽ rất thích khi tham gia vào ngày hội. Phần hội của buổi lễ gồm các phần sau:
 + Văn nghệ: là một phần không thể thiếu trong các buổi lễ, các ngày hội, hội thiĐiểm nổi bậc của trường tôi là cả tôi và giáo viên dạy nhạc đều được đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc, chúng tôi chia ra tập luyện cho học sinh nên việc tập luyện cũng rất là nhanh (mỗi người 3 tiết mục với các thể loại aerobic, hát múa.)
+ Tổ chức các trò chơi dân gian: gồm các trò chơi: đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, ngậm nước phun chai ở phần này học sinh được tham gia các trò chơi rất đông nên tôi sẽ kết hợp với đoàn thanh niên, các anh chị phụ trách chia khu vực theo khối trong đó mỗi lớp sẽ cử một đội tham gia lần lượt các trò chơi.
- Ở phần này học sinh được biểu diễn, được xem văn nghệ, đồng thời được tham gia, được hòa mình vào với không khí vui tươi, sôi động của các trò chơi dân gian từ đó sẽ thu hút được học sinh đến trường, thích thú tham gia các hoạt động tiếp theo từ đó góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động Đội.
3.6.2. Tổ chức tết trung thu “Vui hội trăng rằm cho thiếu nhi”:
- Những năm trước khi gần đến tết trung thu, tôi chỉ cho các em sinh hoạt với các nội dung: tìm hiểu về tết trung thu, sự tích chị Hằng - chú Cuội, tập hát hoặc cho các em tự hát, đọc thơ về tết trung thu....Vì trường tôi học sinh đồng bào chiếm khá đông, nếu tổ chức các em cũng sẽ ít tham gia vì bố mẹ không quan tâm, không cho tiền để các em đóng góp làm mâm cổ, lồng đèn Nhưng năm này là năm đầu tiên tôi mạnh dạn lên kế hoạch tổ chức tết trung thu cho các em với các nội dung phong phú như: thi đèn lồng, mâm cổ, văn nghệ. Sau đó các em sẽ được phá cổ, rước đèn, vui chơi, ca hát, nhảy múa.Để làm được điều đó tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để xin kinh phí bên Hội cha mẹ học sinh và kế hoạch của tôi đã được Ban giám hiệu, Hội cha mẹ học sinh đồng ý và đã hỗ trợ cho mỗi lớp là 100.000 đồng, lớp nào có điều kiện thì đóng thêm, còn không các em cũng có thể làm mâm cổ, lồng đèn để tham gia ngày hội và phá cổ. Bên cạnh đó liên đội còn trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho những lớp có sự đầu tư, có mâm cổ ngon, có lồng đèn đẹp để động viên và tạo không khí thi đua, vui chơi, sôi nổi trong ngày tết trung thu.
3.6.3. Kết hợp với Đoàn xã tổ chức các hoạt động hè cho thiếu nhi:
- Trong buổi lễ tổng kết năm học tôi đã bàn giao tất cả đội viên, nhi đồng cho về sinh hoạt tại địa phương có phiếu sinh hoạt kèm theo cho Đoàn xã quản lý. Tuy nhiên không vì thế mà tôi quên trách nhiệm của mình. Trong dịp hè nhưng cần tôi hỗ trợ tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi thì tôi đều tham gia như: tham gia ngày hội “Một ngày trải nghiệm cho học sinh”, do dự án Actionats tài trợ, ở đây các em được tìm hiểu kiến thức về lịch sử, đoàn, đội; được tôi tập múa dân vũ; được tham gia các trò chơi dân gian, ghép tranh
 4. Kết quả đạt được:
4.1. Đối với Liên đội:
 Sau gần một năm thực hiện mô hình, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã đạt được những kết quả như sau:
 - So với những năm trước đây thì hoạt động đội đã thu hút tập hợp số lượng đội viên nhi đồng tham gia tích cực, có chấ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc