Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lí luận:

1.1. Giao tiếp và kĩ năng giao tiếp

- Giao tiếp là một quá trình hoạt động và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục đích nào đó.

- Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.

- Kĩ năng giao tiếp bao gồm các kĩ năng cơ bản sau:

+ Kĩ năng làm quen

+ Kĩ năng lắng nghe

+ Kĩ năng nói trước đám đông

+ Kĩ năng giải quyết xung đột

+ Kĩ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp

+ Kĩ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội

1.2. Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh ở Tiểu học

Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nhằm:

- Rèn luyện cho các em thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở rèn luyện những hành vi, thói quen tích cực trong giao tiếp; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống giao tiếp và hoạt động hàng ngày.

- Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động giao tiếp để phát triển nhân cách.

- Giúp học sinh có khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.

- Giúp các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, có hiệu quả.

- Rèn cho các em mối quan hệ tốt với những thành viên trong gia đình.

- Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô.

- Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho các kỹ năng khác như bày tỏ tình cảm, sự cảm thông, sự hợp tác, đoàn kết. Vì vậy, giáo dục kĩ năng giao tiếp giúp cho các em có cách ứng xử phù hợp với mọi người trong môi trường tập thể, môi trường gia đình và xã hội.

1.3. Yêu cầu của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp

- Lựa chọn nội dung và phương pháp tích cực, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học.

- Các hoạt động trong giờ học được tổ chức đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng, hứng thú, bổ ích, thiết thực, giúp các em phát huy ưu thế, chủ động và sáng tạo trong các hoạt động giao tiếp.

 

doc 33 trang cuonglanz2a 11004
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mỗi khi nói đến cách giao tiếp, ứng xử, ông cha ta thường răn dạy:
“ Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Nhờ có giao tiếp mà con người có thể chung sống trong một xã hội không ngừng biến đổi. Thực tế đã chứng minh, con người muốn hoạt động thành công, hiệu quả đòi hỏi phải có kĩ năng giao tiếp tốt.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, giáo dục Việt Nam đang hướng tới mục tiêu: “Học để biết; Học để làm, để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu của người học, giáo dục không chỉ dạy cho các em tri thức mà còn phải dạy cho các em học để làm và để cùng chung sống. Trong đó, giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách con người.
Đối với học sinh Tiểu học, giao tiếp giúp các em trao đổi tri thức thông tin trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống, hoạt động và vui chơi. Nhờ có giao tiếp mà các em biết bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong mối quan hệ: Nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy việc trang bị kĩ năng giao tiếp cho các em ngay từ các lớp đầu cấp là vô cùng quan trọng.
Với học sinh lớp 4, giáo dục kĩ năng giao tiếp càng cần thiết hơn bởi độ tuổi này là độ tuổi kết thúc giai đoạn nhận thức thứ nhất ở Tiểu học để chuyển sang giai đoạn cao hơn. Khi đó, kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin chủ động chiếm lĩnh những tri thức mới. 
Những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng giao tiếp trong nhà trường đã có nhiều thay đổi. Trong mỗi giờ học, ngoài việc trang bị kiến thức, giáo viên đã quan tâm hơn đến việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nói chung, kĩ năng giao tiếp nói riêng. Tuy nhiên kết quả cũng còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, vẫn còn những học sinh thiếu mạnh dạn, tự tin; Không dám nói ra ý kiến của mình, rất “sợ” khi nói trước tập thể. Cá biệt hơn, có những học sinh, gặp thầy cô, bạn bè cũng tránh mặt, không dám chào vì ngại, vì “xấu hổ”. Giờ “Hoạt động tập thể”, với đặc trưng yêu cầu mỗi học sinh cần sử dụng rất nhiều đến kĩ năng giao tiếp của mình để nhận xét, góp ý cho bạn, để bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân ...Vì thế, thông qua tiết học này, giáo viên có thể phát triển kĩ năng giao tiếp cho các em một cách tốt nhất.
Là một giáo viên giảng dạy được 5 năm, tôi thấy con đường ngắn nhất giúp
học sinh có kĩ năng giao tiếp, đưa các em đến với việc thực hành các kĩ năng giao tiếp chính là những hoạt động ngoài giờ chính khóa. 
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa .”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Tìm hiểu nội dung và hình thức tổ chức giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
 - Xác định thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học lớp 4.
 - Tìm ra các biện pháp để giáo dục và phát triển năng lực giao tiếp cho HS lớp 4 thông qua các giờ học đặc biệt là giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa. Từ đó nhân rộng ra phạm vi các khối lớp khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 1. Khách thể nghiên cứu:
	- Công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa.
 2. Đối tượng nghiên cứu:
 	- Các biện pháp giúp giáo viên phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu các tài liệu, văn bản định hướng về nội dung các hoạt động ngoài giờ chính khóa ở lớp 4 của Bộ giáo dục và Đào tạo; Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội.
- Nghiên cứu phân phối chương trình Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các giờ học đặc biệt là giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
- Tìm hiểu một số khó khăn, thuận lợi. Đề xuất một số biện pháp để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về nội dung, phân phối chương trình hoạt ngoài giờ chính khóa của Bộ giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội.
- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo khác có liên quan.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Sử dụng để tìm hiểu thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh và thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các giờ học, đặc biệt là giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
- Phương pháp điều tra, khảo sát học sinh kết hợp quan sát, phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các giờ Hoạt động chính khóa lớp 4.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đánh giá, tổng kết công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
- Phương pháp thống kê Toán học để phân tích số liệu.
- Phương pháp trò chuyện với cán bộ, giáo viên và học sinh.
VI. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Phạm vi đề tài: 
 Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
Thời gian nghiên cứu:
 Từ năm học 2015 – 2016, đặc biệt đi sâu từ tháng 9 năm học 2016 – 2017.
B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Giao tiếp và kĩ năng giao tiếp
- Giao tiếp là một quá trình hoạt động và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục đích nào đó.
- Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.
- Kĩ năng giao tiếp bao gồm các kĩ năng cơ bản sau:
+ Kĩ năng làm quen
+ Kĩ năng lắng nghe
+ Kĩ năng nói trước đám đông
+ Kĩ năng giải quyết xung đột
+ Kĩ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp
+ Kĩ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội
1.2. Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh ở Tiểu học
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nhằm:
- Rèn luyện cho các em thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở rèn luyện những hành vi, thói quen tích cực trong giao tiếp; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống giao tiếp và hoạt động hàng ngày.
- Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động giao tiếp để phát triển nhân cách.
- Giúp học sinh có khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
- Giúp các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, có hiệu quả.
- Rèn cho các em mối quan hệ tốt với những thành viên trong gia đình.
- Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô.
- Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho các kỹ năng khác như bày tỏ tình cảm, sự cảm thông, sự hợp tác, đoàn kết. Vì vậy, giáo dục kĩ năng giao tiếp giúp cho các em có cách ứng xử phù hợp với mọi người trong môi trường tập thể, môi trường gia đình và xã hội. 
1.3. Yêu cầu của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp
- Lựa chọn nội dung và phương pháp tích cực, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học.
- Các hoạt động trong giờ học được tổ chức đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng, hứng thú, bổ ích, thiết thực, giúp các em phát huy ưu thế, chủ động và sáng tạo trong các hoạt động giao tiếp. 
 1.4. Nội dung và nhiệm vụ 
 	 a. Nội dung:
 Mỗi tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa thường có các phần sau: 
 - Sinh hoạt theo chủ điểm
- Kết hợp dạy lồng ghép GDATGT, PTTNTT
 Phần sinh hoạt theo chủ điểm dựa theo Hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 được phân bố như sau:
Tháng
Chủ điểm
9
Mái trường thân yêu của em
10
Vòng tay bạn bè
11
Biết ơn thầy, cô giáo
12
Uống nước nhớ nguồn
1
Ngày Tết quê em
2
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
3
Yêu quý mẹ và cô giáo
4
Hòa bình và hữu nghị
5
Bác Hồ kính yêu
 b. Nhiệm vụ: 
- Giúp học sinh bộc lộ được khả năng nhận thức về hành vi, thái độ, tình cảm của mình khi tham gia tiết học.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, gắn bó, sự sẻ chia, thông cảm với bạn bè, mọi người xung quanh.
Như vậy, ta thấy các nội dung ấy rất phù hợp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong việc thực hành các kĩ năng giao tiếp. Mặt khác, để thực hiện tốt nhiệm vụ của giờ Hoạt động tập thể thì việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh là không thể thiếu. Những hoạt động ngoài giờ chính khóa chính là môi trường lí tưởng để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Qua nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ của giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa và đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học tôi nhận thức sâu sắc rằng:
Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp giúp học sinh phát triển những năng lực
cần thiết của người lao động mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời góp phần vào mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống.
Việc rèn luyện rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4 học thông qua nhiều hoạt động, nhiều giờ học trong đó có giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa có vai trò rất quan trọng là tăng cường nhận thức, bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 4 
- Học sinh yêu quý thầy cô giáo. Tuy nhiên vẫn còn 1 số em ngại tiếp xúc với thầy cô giáo, ngại nhờ bạn giúp đỡ.
- Một số em ngại giao lưu kết bạn nên chơi một mình hoặc chỉ đứng nhìn bạn chơi. Nhìn chung chưa tích cực, chủ động, mạnh dạn trong các hoạt động.
- Kĩ năng lắng nghe chưa tốt, chưa tập trung, chăm chú nghe khi người khác nói. Một số em hay nói leo, nói đế theo bạn, theo cô giáo.
- Rụt rè, e ngại khi nói trước các bạn, khó khăn trong việc bày tỏ ý kiến của bản thân.
- Dễ xảy ra xung đột, mâu thuẫn. Chỉ vì những lời nói, không hài lòng, muốn khẳng định mình nên đánh bạn, chèn ép bạn.
- Chưa biết cách khắc phục khó khăn trong giao tiếp.
2.2. Thực trạng việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
 - Thời gian dành cho tiết học chưa đảm bảo, còn nặng về kiến thức, thông tin trên sách. Học sinh chưa quan tâm đến thực trạng, những gì diễn ra nơi mình sinh sống, chưa biết trình bày nêu ý kiến về những gì mình quan sát được trong thực tế.
- Bản thân giáo viên cũng còn lúng túng khi tổ chức các hoạt động cho học sinh trong giờ học.
- Giáo viên tổ chức các hoạt động theo chủ điểm còn khó khăn vì quá ít tài liệu tham khảo. Giáo viên phải cố gắng tổ chức các hoạt động này dựa vào vốn sống, vốn kinh nghiệm và năng khiếu của bản thân. Mặt khác, việc giáo dục kĩ năng sống đối với giờ Hoạt động tập thể không được hướng dẫn có địa chỉ, nội dung cụ thể như các môn học khác. Vì vậy, giáo viên cũng chưa coi trọng và để tâm nhiều đến việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
 * Về phía học sinh
- Vì học sinh nhỏ tuổi, nhiều em vẫn được sự bao bọc, che chở, chiều chuộng quá mức của bố mẹ nên muốn gì được nấy, không biết tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn.
- Khi trình bày ý kiến, trả lời câu hỏi chưa tự tin vì sợ sai, nói ra bị các bạn chê cười.
- Một số em do thói quen nói năng trong gia đình, chưa được bố mẹ nhắc nhở thường xuyên: Hay nói trống không, hay nói đế, nói leo để cho rằng mình
cũng biết, muốn thể hiện ngay. 
- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên trong giờ học chưa kích thích được nhu cầu giao tiếp cho học sinh, chưa khơi gợi được sự hứng thú cho các em. 
- Nội dung của giờ học chưa gần gũi, chưa phù hợp với các em; Không gian, môi trường giao tiếp chưa thuận lợi để giúp các em giao tiếp tốt.
* Về phía giáo viên :
- Giáo viên quá chú trọng dạy học sinh kiến thức để các em nắm được kiến thức của bài học nên có phần chưa dành sự quan tâm thích đáng cho giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho các em.
- Do tài liệu tham khảo cho các chủ đề còn ít nên khó khăn cho giáo viên trong việc tìm chọn các hình thức tổ chức các hoạt động cho học sinh.
2.4. Đặc điểm tình hình lớp
Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4D với sĩ số 46 em. Qua theo dõi học sinh đầu năm, tôi thấy: 
2.4.1. Thuận lợi:
Học sinh:
- Lớp có đội ngũ học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ tương đối mạnh dạn và nhanh nhẹn, giao tiếp khá tốt; Có đội ngũ cán bộ lớp khá mạnh dạn từ lớp 3 lên làm nòng cốt.
- Nhiều học sinh vui tươi. Học sinh yêu quý cô giáo, một số em em rất cởi mở, rất thích nói chuyện với cô giáo.
- Một số học sinh có năng khiếu kể chuyện, hát múa, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi, văn hóa nghệ thuật trong các giờ Hoạt động tập thể.
 - Nhiều HS được gia đình quan tâm cả về cơ sở vật chất và kĩ năng giao tiếp.
Giáo viên:
- Đã đứng lớp 5 năm nên cũng có một số kinh nghiệm trong việc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
2.4.2. Khó khăn :
 	- Nhiều học sinh tham gia các hoạt động tập thể đầu năm còn rụt rè, thiếu mạnh dạn và tự tin.	
- Đặc biệt, một số em không dám bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể, không dám nói những điều mình biết khi đứng trước các bạn (Minh Huyền,
Trần Trung, Thân Minh...)
 	 - Một số học sinh chưa có kĩ năng lắng nghe, hay nói leo, nói đế theo lời của cô giáo hoặc các bạn. Trong giờ hoạt động tập thể, chưa thực sự lắng nghe cô giáo hoặc bạn cán sự điều hành lớp, nói tự do, cộc lốc khi trả lời các câu hỏi.
 Điều tra tình hình về kĩ năng giao tiếp của HS lớp 4D vào đầu năm, tôi thấy:
 Mức
 độ
Thời
gian
Mạnh dạn, tự tin, diễn đạt rõ ràng
Mạnh dạn, thích giao tiếp, diễn đạt chưa rõ ràng
E ngại, rụt rè, khi nói trước đám đông
Không dám nói trước đám đông
TS
%
TS
 %
TS
%
TS
%
Đầu năm
7
15,2
22
47,8
13
27,6
4
8,5
- Qua việc điều tra, khảo sát thực trạng, tôi càng nhận thấy rõ kĩ năng giao tiếp của các em còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Thực trạng trên đã thôi thúc tôi tìm các biện pháp để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa giúp các em luôn mạnh dạn, tự tin trong các giờ học, có kĩ năng giao tiếp tốt.
II. CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH
1. Biện pháp 1: Làm tốt công tác chuẩn bị
1.1. Mục tiêu:
Mọi công việc muốn đạt hiệu quả cao luôn cần có sự chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt là trong giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa, muốn rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thì sự chuẩn bị của cô và trò là vô cùng cần thiết. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các nội dung, đồ dùng, phương tiện dạy học phục vụ cho giờ học, học sinh chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của giáo viên, chuẩn bị tâm thế ... để tạo điều kiện thuận lợi về nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp cho học sinh.
1.2 Cách tiến hành:
1.2.1 Sự chuẩn bị của giáo viên
1.2.2 Tìm hiểu kiến thức, thông tin, sưu tầm tranh ảnh... theo các chủ đề
 Mọi giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa học sinh đều được sinh hoạt theo
chủ điểm. Mỗi chủ điểm lại cần những kiến thức nhất định Đó là những kiến thức không có sẵn trong một tài liệu cụ thể mà vô cùng phong phú, đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi trao đổi, tìm hiểu về chủ điểm, học sinh có thể sẽ có những ý kiến không thống nhất, cần có sự khẳng định của giáo viên (trong vai trò “chuyên gia”). Khi đó, giáo viên cần phải có sự hiểu biết chính xác để có thể giải quyết những xung đột ấy. Từ đó, với kiến thức của mình, giáo viên sẽ giúp hình thành cho học sinh cách ứng xử trong giao tiếp đó là: Nếu chưa thống nhất được cần tìm đến “chuyên gia” để khẳng định và tìm ra ý kiến thống nhất. Đó cũng chính là một trong những cách giải quyết xung đột trong giao tiếp. Vì vậy, tôi luôn chú ý tìm hiểu sâu hơn nội dung xoay quanh chủ điểm ấy; Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho phần này. 
Ví dụ 1: Tuần 20 ( Chủ điểm: “Ngày Tết quê em” )
- Tôi tìm hiểu và sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về:
+ Phong tục trong ngày Tết ở một số địa phương khác nhau: Chúc Tết, mừng tuổi, trang hoàng nhà cửa, xông đất, kiêng cử, cây nêu...
+ Các món ăn đặc trưng trong ngày Tết ở Việt Nam: 
Ở miền Bắc: Bánh chưng, dưa hành, canh măng, canh bóng, nem, giò nạc, giò mỡ...
Ở miền Trung: Bánh Tét, nem chua, gà luộc lá chanh, tôm chua, củ cái kho thịt heo...
Ở miền Nam: Bánh tét, thịt kho trứng nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt, xôi vò, củ kiệu ngâm chua...
+ Các trò chơi dân gian trong ngày Tết: Chơi đu, đấu vật, cờ tướng, bịt mắt bắt dê, bắt vịt dưới ao, chọi gà...
Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho các giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa tháng 12 với chủ điểm : “Uống nước nhớ nguồn”:
 Tôi đi sâu tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các phong trào đền ơn đáp nghĩa ở địa phương (Bằng cách lấy số liệu ở địa phương), tìm 
các thông tin trên báo đài, Internet; Tìm hiểu về những người anh hùng từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp.
 Tôi cũng luôn lưu tâm đến việc tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet. Nhiều thông tin, hình ảnh, mẩu chuyện khi tìm kiếm trên mạng không mất quá nhiều thời gian mà lại sinh động, hình ảnh rõ nét. 
Ví dụ: Trong tiết Hoạt động tập thể mà tôi tham gia thi GVG cấp quận với chủ điểm “Trách nhiệm của em với cộng đồng”, tôi đã lựa chọn nội dung “Chúng em với vệ sinh môi trường”. Tôi tìm kiếm trên mạng và tìm được rất nhiều thông tin: Số liệu về việc ô nhiễm môi trường; Hiện tượng chặt phá rừng;
 Những hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước... Đoạn video về sự nỗ lực bảo vệ môi trường của con người, một số phong trào của thanh thiếu niên về bảo vệ môi trường...
Ngoài các hình ảnh, tôi còn download được những bài hát phục vụ cho từng chủ đề khác nhau để từ đó dạy cho học sinh để làm phong phú thêm hoạt động văn hóa nghệ thuật của các em trong giờ học.
Tôi xếp gọn các tư liệu, tranh ảnh, các bài thơ, tên bài hát sưu tầm được theo từng chủ đề và gom lại thành Tập tư liệu phục vụ cho các giờ Hoạt động tập thể. Với những thông tin tìm kiếm trên mạng, tôi cũng gom lại và sắp xếp mỗi folder là 1 chủ đề. Các folder này lại được gộp vào trong kho tư liệu cho giờ hoạt động tập thể. Thực ra việc sắp xếp khoa học các tư liệu, hình ảnh tìm kiếm được không chỉ tạo điều kiện tốt cho giờ học mà còn phục vụ cho nhiều giờ học khác đặc biệt là cho các giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa theo chủ đề vì những kiến thức ấy là những kiến thức tổng hợp.
Ví dụ: Đoạn video clip về môi trường có thể là tư liệu cho bài Bảo vệ môi trường, bài Yêu lao động (môn Đạo đức)... và để liên hệ về việc giáo dục môi trường cho nhiều môn và phân môn trong chương trình Tiểu học.
Qua việc tìm hiểu kiến thức, thông tin, sưu tầm các tư liệu phục vụ cho giờ
 học, tôi đã làm tốt vai trò “chuyên gia” để giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp.
1.2.3 Chuẩn bị một số phương tiện, điều kiện vật chất cho giờ học
Trong giao tiếp, muốn rèn kĩ năng lắng nghe cho học sinh thì nội dung “nghe” phải cuốn hút, phải gây được sự tập trung chú ý của các em. Mặt khác, để tổ chức các trò chơi, các cuộc thi cho học sinh thì phần minh họa cho những lời diễn giải của giáo viên là vô cùng cần thiết. Vì thế, tôi luôn chú ý đến việc thiết kế các bài giảng điện tử cho các giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa. Với mỗi bài giảng, tôi sắp xếp các hiệu ứng một cách trình tự sao cho các hiệu ứng không bị chồng chéo, phối hợp hài hòa với hoạt động của học sinh trong giờ học. 
Ví dụ: Tuần 24: Chủ điểm “Em yêu Tổ Quốc Việt Nam”: Tôi thiết kế trang Trò chơi “Mảnh ghép kì diệu”. Slide này là một mảnh ghép lớn gồm 6 miếng ghép nhỏ. Ẩn dưới mảnh ghép đó là hình ảnh Hồ Gươm. Các câu hỏi cho mỗi miến

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_giao.doc