Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí tại trung tâm giáo dục thường xuyên văn bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí tại trung tâm giáo dục thường xuyên văn bàn

 Một số vấn đề về lô gíc học và tâm lí lứa tuổi

 I.1.1. Lí thuyết về lô gíc học

Lôgíc học là một môn khoa học nghiên cứu về tư duy con người, các quy tắc hoạt động, các qui luật và hình thức của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Phép suy luận lôgíc là hình thức cơ bản nhất của tư duy nhằm phản ánh chân thật hiện thực khách quan.

 Vì vậy việc coi lô gíc học là một trong những tiền đề của việc làm văn là hoàn toàn có cơ sở. “Lí luận và tư duy lôgíc là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận” , “Nghị luận là vận dụng tư duy và ngôn ngữ. Khoa học về tư duy là lôgíc học, khoa học về ngôn ngữ là ngôn ngữ học. Song không nhất thiết phải giỏi lôgíc mới suy nghĩ đúng và phải thạo ngôn ngữ mới nói viết tốt Tuy vậy, cũng cần biết qua một vài thao tác chính của văn nghị luận” Bởi vậy gắn với tư duy lôgíc là nguyên tắc nổi bật của bộ môn làm văn. Tư duy sắc sảo sẽ giúp người viết phân tích thấu đáo, cặn kẽ và khái quát đầy đủ, chính xác đồng thời thể hiện khả năng làm chủ, kiến giải và xử lí vấn đề của mình.

I.1.2. Về tâm lí học lứa tuổi

Mục đích của việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức khoa học mà còn phát triển năng lực tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh bởi “phương pháp dạy học hiện đại không phải là đưa cho học sinh đáp số mà phải chỉ cho học sinh con đường ngắn nhất đến đáp số”. Nếu chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn học thì chưa đủ mà cần thiết phải kết hợp rèn rũa kĩ năng vận dụng thực hành cho học viên. Vấn đề là dạy học phải đáp ứng nhu cầu học sinh và chú trọng đến tính vừa sức đối với lứa tuổi học viên GDTX.

Với đặc điểm học viên Trung tâm GDTX Văn Bàn lứa tuổi rất đa dạng khoảng từ 18 đến 48 tuổi, lứa tuổi này không đồng đều như học sinh Trường THPT( tuổi từ 16 đến 18 tuổi). Hơn nữa đa phần học viên GDTX không chỉ có nhiều tuổi, họ vừa học vừa làm, tư duy trí tuệ không còn là giai đoạn tốt nhất để dành cho việc học và nhiều học viên yếu, kém. Cũng từ đó mà việc tiếp cận, đọc hiểu cảm nhận và tiếp thu một tác phẩm văn học đã khó việc vận dụng kĩ năng thực hành lại càng khó hơn vì đặc điểm của kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí đòi hỏi cần phải có không chỉ kiến thức xã hội phong phú mà còn cần phải biết vận dụng khéo léo kĩ năng làm bài khi đánh giá nhận định một tư tưởng, đạo lí nào đó.

 

doc 29 trang cuonglanz2a 5310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí tại trung tâm giáo dục thường xuyên văn bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRUNG TÂM GDTX VĂN BÀN
ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
TẠI TRUNG TÂM GDTX VĂN BÀN
 Họ tên: Hoàng Thị Kim Cúc
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
 Đơn vị: Trung tâm GDTX Văn Bàn – Lào Cai
	Văn Bàn, ngày 20 tháng 4 năm 2014Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Dạy học môn Ngữ văn trong trong nhà trường THPT không chỉ là việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức của tác phẩm văn học mà quan trọng hơn là giúp học sinh biết vận dụng kiến thức tổng hợp của liên môn vào cảm thụ, nhận xét, đánh giá, phân tích và bình luận những áng văn hay; rèn cho học sinh khả năng tự mình đi vào thẩm thấu thế giới của văn chương.Từ đó, tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập luận hành văn trong sáng, mạch lạc, kĩ năng đặt câu dùng từ đúng, trúng, có thần, có sức gợi để viết được những bài nghị luận văn học có giá trị. 
Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn chương trình chỉnh lí sách giáo khoa hiện hành phân môn làm văn có nhiều đổi mới về nội dung kiến thức, khung chương trình. Đặc biệt là đáp ứng việc đổi mới cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Nghị luận xã hội là một trong những nội dung quan trọng trong cấu trúc đề thi đổi mới đó. Và như vậy trong dạng đề nghị luận xã hội không thể không nói tới kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Tuy nhiên từ trước tới nay, tại Trung tâm GDTX Văn Bàn rất ít giáo viên giảng dạy kiểu bài tư tưởng đạo lí thành công vì vốn dạy làm văn đã khó, giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học, nhiều học viên thì khó khăn trong nhận diện đề và kĩ năng làm bài. Điều đó làm cho hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội nói chung, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng còn thấp.
Trăn trở trước những đều đó, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. Chọn đề tài này người viết nhằm đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài nhằm giúp học viên rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh và khả năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. Từ đó giúp học viên nhận diện kiểu đề và nắm được cách làm bài kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí một các dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Đề tài nhằm đề xuất một số cách thức nâng cao hiệu quả giờ học nghị luận tư tưởng, đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn.
III. Đối tượng nghiên cứu 
- Học viên lớp 12A1 và 12A3 tại Trung tâm GDTX Văn Bàn
- Từ quá trình nghiên cứu, kiểm chứng thực tế tại trung tâm GDTX Văn Bàn, đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu: Một số cách thức tổ chức nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn .
IV. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
- Một số vấn đề lí luận về phương pháp, cách thức dạy học Ngữ văn, đặc biệt là phương pháp dạy học Làm văn.
- Một số vấn đề phương pháp, cách thức về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Thực trạng giảng dạy Làm văn nói chung và kiểu bài nghị luận tư tưởng, đạo lí nói riêng tại Trung tâm GDTX Văn Bàn.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. 
V.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp một số vấn đề về lí luận liên quan đến nội dung của đề tài: phương pháp dạy học, đặc điểm loại hình kiểu bài làm văn, một số thuật ngữ văn học liên quan, tâm lí lứa tuổi, lôgic học...
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy Làm văn nói chung và kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng đối với cả giáo viên và học viên tại Trung tâm GDTX Văn Bàn.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy học kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí tại đơn vị.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Dựa trên thông tin từ những tài liệu đã có, sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để rút ra những kết luận khoa học. Phương pháp này sử dụng để thu thập thông tin, tư liệu nhằm nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết của đề tài, tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Phương pháp nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tiễn
	Tiến hành điều tra, khảo sát bằng quan sát, phỏng vấn nhằm tìm hiểu đặc điểm tâm lí, tư duy, những năng lực đặc biệt liên quan đến những vấn đề dạy và học của giáo viên và học viên trong quá trình dạy học kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho việc xác định mục đích, lí do chọn đề tài, xây dựng cơ sở lí thuyết nền tảng vững chắc cho việc đề xuất hệ thống các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của giảng dạy kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân loại.
	Từ các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, điều tra, tiến hành so sánh để rút ra các kết luận khoa học làm tiền đề lí luận cho đề tài cũng như so sánh kết quả đã đạt được với những hạn chế thực tế đã xảy ra trước đó nhằm chứng minh cho tính khả thi của đề tài.
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được người viết tiến hành nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014 tức là từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014. 
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương I. 	Cơ sở lý luận của đề tài. 
I. 1. Một số vấn đề về lô gíc học và tâm lí lứa tuổi
	I.1.1. Lí thuyết về lô gíc học
Lôgíc học là một môn khoa học nghiên cứu về tư duy con người, các quy tắc hoạt động, các qui luật và hình thức của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Phép suy luận lôgíc là hình thức cơ bản nhất của tư duy nhằm phản ánh chân thật hiện thực khách quan.
 Vì vậy việc coi lô gíc học là một trong những tiền đề của việc làm văn là hoàn toàn có cơ sở. “Lí luận và tư duy lôgíc là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận” , “Nghị luận là vận dụng tư duy và ngôn ngữ. Khoa học về tư duy là lôgíc học, khoa học về ngôn ngữ là ngôn ngữ học. Song không nhất thiết phải giỏi lôgíc mới suy nghĩ đúng và phải thạo ngôn ngữ mới nói viết tốt Tuy vậy, cũng cần biết qua một vài thao tác chính của văn nghị luận” Bởi vậy gắn với tư duy lôgíc là nguyên tắc nổi bật của bộ môn làm văn. Tư duy sắc sảo sẽ giúp người viết phân tích thấu đáo, cặn kẽ và khái quát đầy đủ, chính xác đồng thời thể hiện khả năng làm chủ, kiến giải và xử lí vấn đề của mình.
I.1.2. Về tâm lí học lứa tuổi
Mục đích của việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức khoa học mà còn phát triển năng lực tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh bởi “phương pháp dạy học hiện đại không phải là đưa cho học sinh đáp số mà phải chỉ cho học sinh con đường ngắn nhất đến đáp số”. Nếu chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn học thì chưa đủ mà cần thiết phải kết hợp rèn rũa kĩ năng vận dụng thực hành cho học viên. Vấn đề là dạy học phải đáp ứng nhu cầu học sinh và chú trọng đến tính vừa sức đối với lứa tuổi học viên GDTX.
Với đặc điểm học viên Trung tâm GDTX Văn Bàn lứa tuổi rất đa dạng khoảng từ 18 đến 48 tuổi, lứa tuổi này không đồng đều như học sinh Trường THPT( tuổi từ 16 đến 18 tuổi). Hơn nữa đa phần học viên GDTX không chỉ có nhiều tuổi, họ vừa học vừa làm, tư duy trí tuệ không còn là giai đoạn tốt nhất để dành cho việc học và nhiều học viên yếu, kém. Cũng từ đó mà việc tiếp cận, đọc hiểu cảm nhận và tiếp thu một tác phẩm văn học đã khó việc vận dụng kĩ năng thực hành lại càng khó hơn vì đặc điểm của kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí đòi hỏi cần phải có không chỉ kiến thức xã hội phong phú mà còn cần phải biết vận dụng khéo léo kĩ năng làm bài khi đánh giá nhận định một tư tưởng, đạo lí nào đó.
I.2. Một số khái niệm liên quan
- Phân môn Làm văn: Là một trong ba phân môn của môn Ngữ văn (gồm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn). Là môn học kết tinh đầy đủ nguyên lí “Học kết hợp với hành”. Môn học hày vừa có tác dụng bồi dưỡng các năng lực: Cảm thụ, diễn đạt, suy luận... vừa rèn luyện nhân cách ứng xử, cách đánh giá và nhìn nhân vấn đề từ đó giải quyết vấn đề của học viên thông qua tư duy lô gic.
- Biện pháp: Là cách thức tổ chức tìm hiểu, khám phá một vấn đề nào đó nhằm đưa tới một hiệu quả nào đó hoặc rút ra được một bài học nào đó.
- Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí: là cách thức tổ chức dạy học, cách thức tác động hai chiều người giáo viên đến học sinh và ngược lại nhằm tìm ra các cách thức làm chất lượng của giờ học nghị luận về một tư tưởng đạo lí.. Từ đó giúp đó học sinh chủ động, sáng tạo trong quá trình vận dụng, tích hợp các kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 - Tư tưởng đạo lí:Là những ý kiến, nhận định, quan điểm, câu châm ngôn, danh ngôn, ... mang tính khái quát nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho con người.
- Đề văn nghị luận xã hội: Là những yêu cầu của người ra đề đối với người viết về những vấn đề chính trị, xã hội, tư tưởng đạo lí,... Viết bài văn này thực chất là trình bày những tư tưởng, quan điểm của người viết về vấn đề cần nghị luận trước sự việc, hiện tượng....diễn ra trong đời sống.
I.3 Một số vấn đề chung về đề văn nghị luận xã hội và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	III.3.1. Đề văn nghị luận xã hội.
	Đề văn nghị luận xã hội là đề yều cầu trình bày những hiểu biết những lĩnh vực trong đời sống xã hội, tư tưởng đạo lí. Viết bài này tức là người ra đề muốn “kiểm tra” sự hiểu biết của người viết về vấn đề mà đề bài yêu cầu, từ đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
	Ví dụ: 
- Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay?
- Suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: “Mất tiền bạc mất it, mất danh dự mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả”.
	Yêu cầu về hình thức, phạm vi tư liệu không phải lúc nào cũng được nêu trong đề. Đối với dạng đề mở, người viết phải tự xác định phương thức biểu đạt chính, phạm vi sử dụng tư liệu phục vụ cho yêu cầu của đề.
	III.3.2. Các loại đề văn nghị luận xã hội
	Căn cứ vào đề tài bàn luận Kiểu bài nghị luận xã hội có có thể chia đề văn nghị luận xã hội thành 3 loại như sau:
- Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống: Đối tượng của kiểu bài này là những hiện tượng xảy ra trong đời sống, đặc biệt là các hiện tượng liên quan đến giới trẻ. Trong những hiện tượng đời sống đó có hiện tượng tích cực, có hiện tượng tiêu cực đến con người. Đối với loại bài này giúp cho học sinh có ý thức quan tâm và có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đang xảy ra xung quanh.
	Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng nghiện Game oline trong giới trẻ.
- Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học: Đối tượng kiểu bài này là ý nghĩa xã hội nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học. Giải quyết đề văn này, học sinh có cơ hội được bộc lộ năng lực đọc – hiểu tác phẩm, những hiểu biết, những kiến thức về xã hội.
	Ví dụ: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, cụ Mết nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo mác!”. Phải chăng đó là chân lí của đời sống.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Đối tượng của kiểu bài này là một ý kiến, một quan điểm về tư tưởng, đạo lí. Viết bài văn nghị luận về đề tài này học sinh có điều kiện bộc lộ quan điểm và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức,... của mình.
	Ví dụ: 
	+ Quan niệm của anh/chị về cho và nhận
	+ Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Thất bại là mẹ thành công
	Riêng đối với đề tư tưởng đạo lí được chia thành hai dạng: Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp và dạng đề tư tưởng được nói tới một cách gian tiếp.
	Với cách phân loại như trên và phạm vi đề tài, người viết đang hướng tới kiểu bài thứ ba là Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Để có thể giảng dạy hiệu quả kiểu bài này giáo viên cần thiết phải có cách thức tổ chức phù hợp theo yêu cầu của bài nghị luận xã hội nói chung và đặc điểm của bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí nói riêng mà cần chú trọng tới tính phù hợp với đối tượng đặc điểm học viên của Trung tâm GDTX.
Từ những vấn đề lí luận đó cho thấy, để giảng dạy hiệu quả Nghị luận về một tư tưởng đạo lí giáo viên kiến thức cần thiết không chỉ là kiến thức đa dạng về đời sống xã hội phục vụ cho bài giảng mà còn nhiều kiến thức khác liên quan đến phương pháp, cách thức tổ chức tổ chức dạy học.
Chương II: Thực trạng của đề tài
II.1. Về chương trình, cấu trúc đề thi
- Về cấu trúc đề thi: 
	Năm 2014 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định đổi mới cấu trúc đề thi tốt nghiệp với nhiều phương án được đưa ra. Tuy nhiên phương án khả thi hơn cả là đề thi gồm 2 phần (Phần I: Đọc hiểu; phần II: Nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội). 
	Phương án này được thay thế cho cấu trúc đề trước đây là cấu trúc đề thi tốt nghiệp Bổ túc THPT ghi đề thi gồm 03 câu (Theo cuốn cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ năm 2009 – NXB Giáo dục do Nguyễn An Ninh chủ biên, môn Ngữ văn quy định):
+ Câu 1 (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
+ Câu 2 (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội.
+ Câu 3 (5,0 điểm): Vận dụng kĩ năng đọc hiểu và kiến thức văn học biết bài văn nghị luận văn học.
	Từ cấu trúc đề thi mới cho thấy nghị luận xã hội là một phần rất quan trọng mà trong đó cần vận dụng kĩ năng làm bài nhuần nhuyễn với kiến thức đa dạng, phong phú mà chính học sinh qua trải nghiệm mà có được để tích hợp vào bài viết của mình. Bên cạnh kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thì không thể không kể đến kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Về chương trình: Theo phân phối chương trình GDTX cấp THPT (do Sở Giáo dục và đào tạo Lào Cai biên soạn ) môn Ngữ văn thực hiện từ năm học 2011 – 2012 thì tới lớp 12 nghị luận xã hội mới chính thức được đưa thành bài học và hướng dẫn cách thức làm bài, cụ thể như sau:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: 02 tiết (Trong đó 01 tiết lí thuyết, 01 tiết thực hành)
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: 02 tiết (Trong đó 01 tiết lí thuyết, 01 tiết thực hành)
- Nghị luận về một vấn đề bàn về văn học: 0 tiết
	 Từ số tiết ít ỏi đó cho thấy, bài học nghị luận xã hội rất quan trọng nhưng số tiết được giảng dạy rất ít mà trong các đề thi, bài kiểm tra luôn có những câu hỏi, đề bài về nghị luận xã hội và trong đó không thể không nói tới nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	Có được mỗi điểm số là sự cố gắng nỗ lực học tập rèn luyện và tích lũy vốn sống không ngừng của học viên. Tuy nhiên yêu cầu của cấu trúc đề thi tốt nghiệp và thi Đại học, Cao đẳng luôn có mà số tiết được học và luyện tập lại rất ít.Như vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương pháp, cách thức dạy và học nâng cao hiệu quả giờ học nghi luận xã hội mà phạm vi đề tài đang hướng tới kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí nhằm làm cho học viên có thể nắm được cách thức tiếp cận và giải quyết một vấn đề tư tưởng, đạo lí một cách theo trình tự khoa học và hiệu quả. Hơn thế nữa khi học viên đã hiểu và làm tốt bài tức là sẽ giúp người học có khả năng tư duy tổng hợp,tư duy sáng tạo, lô gic... Từ đó học viên tự được giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho bản thân mình.
II.2. Thực trạng của việc dạy học Nghị luận tư tưởng đạo lí ở Trung tâm GDTX Văn Bàn.
II.2.1.Thực trạng dạy học Nghị luận xã hội tại Trung tâm GDTX Văn Bàn.
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi, một giáo viên giảng dạy lâu năm, có uy tín ở thủ đô cũng nhận xét: “Ai đã quan tâm đến tình hình học văn trong các trường THPT đều thừa nhận rằng Tập làm văn đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất. Rõ ràng là phân môn này đang đứng trước một sự nghịch thường. Cái phân môn chắc chắn phải coi là có lịch sử lâu đời trong các môn học, cái phân môn đáng lẽ phải tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nhất nhưng thành quả hoá ra lại ít ỏi và mong manh cũng vào bậc nhất. Và trong bộ môn Văn, những nguyên tắc dạy học văn đúng đắn như gắn văn học với đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh tưởng đâu phải tìm mảnh đất gieo trồng thích hợp nhất nơi Tập làm văn thì mới chỉ được bàn luận và thực hiện nhiều trong các khu vực giảng văn. Lại nữa tập làm văn, cái phân môn kết tinh đầy đủ hơn cả nguyên lí học đi đôi với hành và phân môn bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách học sinh thì cũng lại là phân môn đang chịu bạc bẽo” [67,213].
Về phía giáo viên, xem thường giờ Làm văn. Hiện tượng học vẹt, giờ lên lớp đơn điệu, giáo viên vẫn nặng về giảng giải còn học sinh thụ động ngồi nghe và ghi chép vẫn là phổ biến. Giáo viên thường coi nhẹ, ngại dạy Làm văn vì “khó, khô, khổ”. trong đó có nghị luận xã hội, thậm chí còn có hiện tượng giáo viên quá sa đà vào giảng dạy tác phẩm văn học, đôi khi còn lấn sang giờ học của làm văn. Chính điều này người dạy đã khiến cho học sinh không có điều kiện được tèn luyện kĩ năng làm bài Làn văn nói chung và nghị luận xã hội nói riêng và quan trọng hơn là học viên không có điều kiện được thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp vào viết bài văn, khi đó giáo viên cũng không biết học viên nắm được bài đến đâu và như thế nào.
Về phía học viên, nhìn chung có xu hướng không coi trọng môn văn, học cốt chỉ để thi tốt nghiệp hoặc có học viên lại cho rằng không cần rèn luyện, không cần có kiến thức vẫn có thể làm bài tốt....Đa số các em chỉ tập trung học các môn khoa học tự nhiên: Toán , Lý, Hoá, Đặc biệt các em không hứng thú và tập trung trong giờ học Làm văn, nên chỉ học một cách khiên cưỡng, thậm chí dùng giờ học này để học các môn khác hoặc làm việc riêng vì thế kết quả học tập môn này không cao. Mặt khác, phần lớn các em học viên Trung tâm GDTX Văn Bàn chưa đảm bảo được mặt bằng kiến thức ở các cấp học trước, không đồng đều về lứa tuổi. Cho nên giáo viên rất khó áp dụng phương pháp giảng dạy mới để phát huy tính tích cực, chủ động học viên trong các giờ học nghị luận văn học, đặc biệt là nghị luận xã hội.
II. 2.2. Thực trạng dạy học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. 
* Thực trạng dạy học kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là kiểu bài cũng cùng chung số phận với cách nghĩ và cách làm đối với giờ học Làm văn. Nhiều giáo viên giảng dạy qua loa, về lí thuyết, giao cho học viên một đề thật dài, thật khó yêu cầu học viên làm sau đó là chữa. Đôi khi giáo viên còn máy móc trong đánh giá, nhận xét bài làm của học viên mà quên đi rằng: Với nghị luận xã hội nói chung nghị luận về một tư tưởng đạo lí nói riêng học viên được bày tỏ ý kiến, bộc lộ quan điểm của mình miễn sao là phù hợp, tích cực...
Tại trung tâm GDTX Văn Bàn không phải mới đây mà từ nhiều năm qua việc thiết kế và dạy học giờ nghị luận về một tư tưởng đạo lí còn gặp nhiều khó khăn về phía cả giáo viên và học viên dẫn đến việc giảng dạy giờ học này không đạt được hiệu quả cao.
Về phía giáo viên.
Trong nhiều năm qua mặc dù cũng đã cố gắng đổi mới thiết kế, giảng dạy nhưng giờ dạy Làm văn vẫn không mấy hiệu quả. Cứ giáo viên nào khi thi chọn giáo viên dạy giỏi bốc thăm vào bài làm văn trong đó có nghị luận về một tư tưởng thì “gay go”, cảm thấy mất tự tin vì kiểu bài này rất khó thành công.
Trong các hoạt động thảo luận nhóm sinh hoạt chuyên môn cách thức dạy cũng đã được đề cập song do nhiều yếu tố đặc điểm bài học, đối tượng học viên cụ thể cho từng của từng lớp... giờ học này cũng không mấy khi đạt hiệu quả như mong muốn.
Với bản thân giáo viên phần vì kiến thức xã hội nghèo nàn, phần vì thấy bài dạy khó đôi khi chỉ dạy qua loa, đại khái, giờ học trở nên nhạt nhẽo, cũng từ đó gây mất hứng thú học tập cho học viên.Nguyên nhân của hiện tượng này là do giáo viên chưa có được “con đường” đi đúng đắn, chưa tìm thấy một cách thức, phương pháp tốt để có một giờ giảng dạy nghị luận về một tư tưởng đạo lí đạt hiệu quả cao.
 - Về phía học viên.
Tại trung tâm GDTX Văn Bàn có khoảng 95 % học viên là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở những bản làng vùng sâu vùng xa, có những nơi đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp. Có nhưng học viên “đọc chưa thông, viết chưa thạo” vẫn đi học là một nỗ lực lớn của học viên. Nhưng cũng chính các em 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gia.doc
  • docCẤU TRUC BÁO CÁO ĐỀ TÀI HOÀNG CÚC- TT VĂN BÀN - 2014 -CUC.doc