Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi

Cơ sở lí luận

Khái niệm: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển các yếu tố có chủ đích các tố chất vận động của con người

Đặc điểm: Đối với trẻ từ 5 tuổi đã có khả năng thực hiện tốt tất cả những vận động cơ bản. Trẻ có ý thức hơn đối với những lời chỉ dẫn của cô, trẻ có khả năng quan sát tốt hơn và nhớ được nhiều hơn các hoạt động. Trong quá trình thực hiện vận động, trẻ tự tin và biết cách phối hợp các hoạt động của mình một cách nhịp nhàng và uyển chuyển hơn. Bên cạnh đó, khi tiến hành các hoạt động cho trẻ ở độ tuổi này, ta có thể nhận thấy khả năng giữ thăng bằng ở trẻ tương đối tốt. Khi giáo viên cho trẻ thực hiện các hoạt động vận động có thể nâng cao độ khó với những yêu cầu cao hơn bởi ở độ tuổi này trẻ đã đáp ứng được những yêu cầu này.

Vai trò: Vai trò to lớn đầu tiên của hoạt động giáo dục thể chất – chủ trọng ở các hoạt động phát triển thể chất – được kể đến ở đây đó là nâng cao thể lực sức khỏe. Bởi các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa.

 

doc 23 trang hoathepmc36 28/02/2022 7812
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
Giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Việc phát triển thể lực cho trẻ (hay còn gọi là “giáo dục thể chất”) trong Chương trình Chăm sóc – Giáo dục trẻ được thực hiện thông qua nhiều nội dung: Chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận độngTrong đó, phát triển vận động, cử động là một nội dung cơ bản.
Trẻ em từ khi sinh ra đến 6 tuổi luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động đối với trẻ là rất lớn, khi trẻ hoạt động các hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh sẽ tham gia vào hoạt động cùng trẻ. Gân, cơ, khớp cùng phối hợp và phát triển. Do đó các hoạt động, vận động của trẻ có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy sự lồng ghép các hoạt động giáo dục thể chất vẫn chưa đạt được kết quả cao do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như môi trường học tập, thời tiết, cơ sở vật chất; nguyên nhân chủ quan chính là do khả năng của giáo viên còn hạn chế trong việc lồng ghép các hoạt động học tập và rèn luyện cho trẻ. Vậy làm sao để cải thiện thực trạng kể trên và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi? Việc thay đổi thực trạng này sẽ tác động như thể nào đến chất lượng phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ hay không? Với những trăn trở ấy, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệp với đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi”.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu cơ bản của đề tài nhằm vào việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó tái khẳng định vai trò của việc phát triển thể lực cho trẻ mầm non, cũng như đưa ra được những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trẻ 5 – 6 tuổi đang học tại trường mầm non Hoa Hồng, xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
I.4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Trường mầm non Hoa Hồng, xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Đối với đề tài này, tôi nghiên cứu chủ yếu về việc phát triển vận động của trẻ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi trong năm học 2014 - 2015
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức và hiểu biết sau hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó có được cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành phỏng vấn đối với từng học sinh và dựa vào phiếu điều tra để chấm điểm, sau đó tổng hợp thông tin để thu thập số liệu về kiến thức cũng như thái độ rèn luyện thể lực ở trẻ. Bản thân đã tiến hành nghiên cứu dựa trên số lượng mẫu là 20 em học sinh lớp Lá 1 của Trường mầm non Hoa Hồng.
Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Thông qua phiếu điều tra, khảo sát thực tế, bản thân có sự tổng hợp và đánh giá về thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lí luận
Khái niệm: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển các yếu tố có chủ đích các tố chất vận động của con người 
Đặc điểm: Đối với trẻ từ 5 tuổi đã có khả năng thực hiện tốt tất cả những vận động cơ bản. Trẻ có ý thức hơn đối với những lời chỉ dẫn của cô, trẻ có khả năng quan sát tốt hơn và nhớ được nhiều hơn các hoạt động. Trong quá trình thực hiện vận động, trẻ tự tin và biết cách phối hợp các hoạt động của mình một cách nhịp nhàng và uyển chuyển hơn. Bên cạnh đó, khi tiến hành các hoạt động cho trẻ ở độ tuổi này, ta có thể nhận thấy khả năng giữ thăng bằng ở trẻ tương đối tốt. Khi giáo viên cho trẻ thực hiện các hoạt động vận động có thể nâng cao độ khó với những yêu cầu cao hơn bởi ở độ tuổi này trẻ đã đáp ứng được những yêu cầu này.
Vai trò: Vai trò to lớn đầu tiên của hoạt động giáo dục thể chất – chủ trọng ở các hoạt động phát triển thể chất – được kể đến ở đây đó là nâng cao thể lực sức khỏe. Bởi các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Viện chiến lược và chương trình giáo dục, TS. Lê Thu Hương (chủ biên) (2006), Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp,Tr 10.
Hoạt động
thể chất
Tăng khả năng của phổi
Tăng lưu lượng máu
Tăng mật độ của xương giúp xương phát triển tốt
Giúp ích cho các quá trình trao đổi chất
Tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng
Tạo tinh thần sảng khoái, rèn luyện tính nhạy bén của các cơ quan thần kinh
Sơ đồ dưới đây cho thấy lợi ích của các bài tập vận động:
Sơ đồ: Vai trò của hoạt động thể chất
Ngoài những vai trò đã thể hiện trên sơ đồ, hoạt động thể chất còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Thông qua hoạt động thể chất trẻ trở nên nhạy bén hơn, giác quan của trẻ tinh nhạy hơn điều này giúp ích rất tốt cho việc nâng cao nhận thức ở trẻ đối với môi trường sống xung quanh, phát triển các biểu hiện về mặt tình cảm xã hội và thẩm mỹ khi tham gia các hoạt động tiếp xúc với môi trường sống và trực tiếp thực hiện các sản phẩm của cá nhân thông qua những hoạt động nghệ thuật đặc biệt là hoạt động tạo hình, có thể tự mình tạo ra các sản phẩm như bức tranh, cắt dán, xé dán, nặn đồ chơi
Vì vậy với những đặc điểm và vai trò của việc hoạt động thể chất đối với trẻ Mầm non kể trên, chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Có như vậy mới giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, cùng với đó là khẳng định được vị trí của giáo dục thể chất đối với giáo dục mầm non. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi có rất nhiều hình thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ này. Tuy nhiên phổ biến vẫn là sự tổng hợp những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của các em. Việc dựa trên tính tích cực vận động này giúp cho giáo viên tạo ra được một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ em. Chế độ vận động nhất định đó được thể hiện qua các tiết học thể dục, tổ chức hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan.
Thể dục buổi sáng thường được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo. Song, để đạt được hiệu quả tốt thì mỗi độ tuổi có những bài tập và phương pháp nhất định. Bên cạnh việc rèn thể lực cho trẻ, giáo viên còn chú ý đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển các hành vi vận động của trẻ. Những việc này giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra và từ đó có ý thức tích cực vượt khó khăn để đạt được kết quả.
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ cũng có những tác động đến việc phát triển thể lực bởi qua việc thực hiện các hoạt động trò chơi, trẻ cần vận động linh hoạt các bộ phận của cơ thể cũng như sử dụng trí tuệ để thực hiện tốt các nhiệm vụ mà giáo viên đề ra trong trò chơi. Việc tham gia trò chơi này còn có những tác động tích cực đến hệ thần kinh, hệ cơ, xương, khớp,
II.1. Thực trạng 
a. Thuận lợi - khó khăn
	- Thuận lợi
 Cơ bản khi tôi công tác tại trường là cơ sở vật chất và đồ dùng học tập dành cho trẻ khá đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu trong giảng dạy của giáo viên và học tập của trẻ. Đội ngũ giáo viên trong trường trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ; luôn kiên trì trong cách hoạt động giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.
- Khó khăn 
Có thể kể đến là trình độ giáo viên trong trường còn chưa đồng đều. Các hoạt động dạy học còn thiếu tính mới mẻ đặc biệt là một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm thực sự đến việc giáo dục trẻ ở bậc mầm non nên việc đưa trẻ đến trường không được đều đặn, việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn luyện của trẻ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh khác lại có xu hướng sợ con em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế cho trẻ vận động, chỉ muốn giáo viên cho trẻ ở trong lớp hoặc để trẻ chơi với các thiết bị điện tử khi ở nhà. Chính những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
b. Thành công - hạn chế
	- Thành công: 
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi” đã đạt được một số kết quả nhất định. Được thể hiện không chỉ qua sự thay đổi về mặt thể chất của trẻ qua sự thay đổi về chỉ số chiều cao, cân nặng mà còn thể hiện qua một số nội dung:
Thứ nhất, đã nâng cao sự hiểu biết của trẻ và sự nhận thức của các phụ huynh về tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục cho trẻ. Đại đa số phụ huynh đã quan tâm thực hiện các bài tập thể lực cho trẻ cũng như khuyến khích trẻ vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.
Thứ hai, trẻ đã có ý thức tự tập các bài tập thể dục buổi sáng khi được cô giáo ra hiệu lệnh, cùng với đó, trẻ hăng say tham gia các hoạt động vui chơi được tổ chức ngoài trời cũng như trong lớp học cùng các bạn và cô giáo. Nhờ đó trẻ có thái độ học tập và vui chơi một cách tích cực. Dần tạo cho trẻ thói quen và nề nếp học tập vận động chung cùng các bạn.
Thứ ba, đối với bản thân tôi, kết quả nghiên cứu đạt được đã khích lệ tinh thần nghiên cứu cũng thúc đẩy bản thân sẽ tiếp tục áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn một cách rộng rãi. 
- Hạn chế: 
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi vấp phải một số hạn chế nhất định về kĩ năng cũng như phương pháp thực hiện nghiên cứu. Một số trường hợp thiếu sự hợp tác từ phía các bậc phụ huynh, cùng với đó là hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một số trang thiết bị đang dần trở nên xuống cấp, đặc biệt là ở trong các phân hiệu của trường. Những khó khăn trong nghiên cứu phần nào thể hiện ra những hạn chế mà trường mầm non Hoa Hồng đang gặp phải khi tiến hành giảng dạy. cùng với cơ sở vật chất là việc rập khuôn các phương pháp giảng dạy cũ, thiếu tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động khiến trẻ qua thời gian học tập, vui chơi dần trở nên nhàm chán. Chính những điều này đã khiến cho chất lượng giáo dục thể chất ở bậc mầm non đạt hiệu quả chưa cao.
Có một số trẻ chưa thực hiện đúng các thao tác, các bài tập, chưa có thói quen tự giác rèn luyện và vui chơi, chỉ thích chơi và làm theo ý thích khiến cô giáo và bố mẹ phải thường xuyên nhắc nhở.
Một số phụ huynh còn thiếu quan tâm đến việc tập thể dục cho trẻ, vẫn còn quan niệm “lớn lên trẻ tự biết làm” hoặc ỷ lại hoàn toàn vào giáo viên.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của chất lượng giáo dục thể chất cùng với kết quả điều tra tại thực tế tại trường, đề tài đã nêu được những nguyên nhân về mặt hạn chế trong việc giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất cho trẻ, từ đó xây dựng được những giải pháp khá thiết thực và hiệu quả, cơ bản giải quyết được vấn đề “nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi”.
Khi vận dụng đề tài, người giáo viên không cần sử dụng nhiều đến tài liệu giảng dạy, chỉ cần cho trẻ thực hiện các động tác thể dục và một số dụng cụ thể dục cơ bản. Cho trẻ tập trên nền nhạc vui nhộn, kích thích tính hiếu động của trẻ nhiều hơn.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoài trời, giáo viên không cần chuẩn bị nhiều đồ dùng mà vẫn có thể tiến hành tiết dạy một cách thuận lợi và dễ dàng.
- Mặt yếu
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi đối tượng nghiên cứu là 20 em của lớp Lá 1 tại trường mầm non Hoa Hồng nên kết quả nghiên cứu của đề tài này, đặc biệt là các số liệu điều tra, khảo sát để đi đến kết luận còn mang tính tương đối. Sự so sánh và kiểm chứng ở phạm vi rộng hơn (giữa các lớp, các trường trong huyện) sẽ đưa được kết quả chính xác và toàn diện. Hy vọng đề tài này sẽ đặt mốc cho việc nghiên cứu về sau của không chỉ cá nhân tôi mà của những ai quan tâm đến đề tài này.
Kết quả áp dụng của đề tài được thực hiện trong năm học 2014 – 2015 đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt những thói quen tập thể dục cho trẻ và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các giáo viên trong trường. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế ở đây là liệu có thể duy trì việc ứng dụng kết quả này trong thời gian dài hay không? Kết quả lâu dài liệu có đạt được?
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Nguyên nhân thành công
Thứ nhất: nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban giáo hiệu Nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non.
Thứ hai: Bản thân luôn tích cực, chủ động học hỏi, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, luôn chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tiếp thu sâu sắc, vận dụng có hiệu quả và linh hoạt các kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và áp dụng, lồng ghép vào các chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ ba: Nhờ kinh tế xã hội nước ta ngày càng phát triển, các bậc cha mẹ của học sinh có điều kiện hơn nên sự quan tâm dành cho con cái mình được nâng cao. Họ đã chú ý đến việc phát triển toàn diện cho con trẻ, thường xuyên cập nhật các thông tin về chăm sóc trẻ nhỏ qua những phương tiện khác nhau: đọc báo, xem tin tức, các chương trình truyền hình về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Chính những nguyên nhân trên đã góp phần thành công cho việc nghiên cứu của đề tài này.
- Nguyên nhân hạn chế:
Thứ nhất: Trường học không có các chương trình tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu chuyên sâu về việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Thứ hai: Việc quan tâm đến vấn đề này của bản thân tôi mới chỉ một thời gian gần đây, mặc dù tôi đã có một quá trình tương đối dài làm việc tại trường.
Thứ ba: Khả năng tiếp thu của từng học sinh khác nhau. Phụ huynh của trẻ cũng có sự khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo cho nên có sự khác biệt trong cách sống, sinh hoạt trong gia đình. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn thể lực cho trẻ. Có những bậc phụ huynh ỷ lại rất nhiều cho giáo viên.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đã đặt ra
Như đã trình bày ở trên, trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài cá nhân tôi đã nhận thấy những vấn đề được coi là thực trạng hiện nay của giáo dục thể chất ở bậc mầm non. Chính những vấn đề ấy đã tác động đến chất lượng của giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi nói riêng.
Khi sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên còn chưa đầy đủ và đúng mức thì chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ sẽ khó có thể cao được. Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động giáo dục thể chất (tập thể dục buổi sáng, hoạt động ngoài giờ lên lớp) còn thiếu sẽ khiến cho các hoạt động trở nên ít hơn, các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhàm chán cho trẻ. Một phần nữa là do trình độ giáo viên trong trường không đồng đều, dẫn đến tình trạng chênh lệch về trình độ công tác. Điều này cũng là một khó khăn mà nhà trường đã và đang tiến hành khắc phục. Bởi vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Các hoạt động dạy và học thiếu tính linh hoạt khiến cho chất lượng dạy học “dẫm chân tại chỗ” cũng là một vấn đề mà nhà trường cần có biện pháp thay đổi trong thời gian tới. Có như vậy trẻ mới có thể “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” khi mỗi ngày cô giáo lại truyền đạt cho trẻ những kiến thức mới, thu hút trẻ, khiến chúng yêu thích việc đi học hằng ngày.
Các bậc phụ huynh vẫn còn suy nghĩ “bậc học mầm non không quan trọng” nên đôi lúc nhiều phụ huynh hay chiều ý trẻ và để chúng ở nhà chơi với các thiết bị điện tử, xem tivi, hơn là tới trường. Đây là một trong những biểu hiện thiếu sự quan tâm cân thiết tới trẻ. Bản thân tôi cùng các giáo viên khác vẫn luôn nỗ lực thay đổi suy nghĩ của các bậc phụ huynh, tuyên truyền cũng như phân tích để họ hiểu việc đưa trẻ đi học đều sẽ tốt cho trẻ, khiến chúng ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn; ăn ngủ sẽ có giờ giấc; được học cách làm quen với cuộc sống xung quanh và các kiến thức cơ bản làm nền tảng khi các em chuẩn bị lên lớp 1.
Một vấn đề khiến tôi trăn trở là tính lâu dài của đề tài. Phần lớn các đề tài nghiên cứu “sáng kiến kinh nghiệm” chỉ có tác dụng “tức thời” (trong một thời gian ngắn). Tôi thực sự không hy vọng điều này xảy ra. Vậy nên tôi hy vọng đề tài này sẽ nhận được sự quan tâm đúng mức của các giáo viên, phụ huynh, các ban, ngành giáo dục.
II.3. Giải pháp, biện pháp
Với thực trạng đặt ra ở trên, tôi có một số biện pháp để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện thể lực ở trẻ
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất bằng hình thức lồng ghép vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của trường
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện thể lực ở trẻ nhằm mục đích duy trì, củng cố, nắm vững và nâng cao kiến thức cho giáo viên về vấn đề tăng chất lượng thể lực cho trẻ. Đồng thời, qua đó giáo viên có thể thuận lợi trao đổi với phụ huynh về vấn đề này của trẻ.
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục thể chất lồng ghép này, trẻ có cơ hội tìm hiểu, thực hành các bài tập thường xuyên hơn, khiến trẻ nhớ và hình thành thói quen tốt cho bản thân.
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nhờ đó khắc phục được những trở ngại tâm lý của trẻ trong việc tập luyện nâng cao thể lực. Hiểu được tâm sinh lý của trẻ giúp ta có được phương pháp phù hợp khiến trẻ yêu thích việc rèn luyện sức khỏe cho mình thông qua các hoạt động giáo dục thể chất hằng ngày.
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ nhằm giúp trẻ có ý thức tự giác trong việc rèn luyện thể lực của bản thân, qua đó tác động đến phụ huynh khiến họ chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho con cái mình.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện thể lực ở trẻ
Nhằm giúp trẻ có được kiến thức cơ bản về rèn luyện thể lực, các phương pháp giáo dục thể chất phải được giáo viên hướng dẫn rõ ràng và thường xuyên cho trẻ. Giúp trẻ tập luyện đúng các động tác, giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện thân thể cho trẻ có như vậy mới không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu những kiến thức liên quan bằng nhiều phương thức khác nhau. Giáo viên có kiến thức mới có thể giúp trẻ biết được:
Chức năng của rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các hoạt động ngoài trời.
Vai trò của rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các hoạt động ngoài trời.
Ý nghĩa của việc rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các hoạt động ngoài trời.
Các bệnh dễ mắc phải khi trẻ không tham gia hoạt động rèn luyện thể lực.
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường 
Hình 1: Tập thể dục buổi sáng
Giải pháp này đã chỉ rõ cách thực hiện, đó là thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Tổ chức quán triệt các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với mục đích, nội dung của các hoạt động giáo dục thể chất nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các bậc phụ huynh như: tham gia các hoạt động dạy chuyên đề, hội thi “Bé khỏe, bé ngoan”... Để làm tốt điều này, giáo viên cần có tính linh hoạt và nắm vững các bài học, bài tập để có thể tiến hành hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục Mầm non và các hoạt động ngoại khóa một cách phù hợp. Như vậy cũng khiến cho các tiết học giáo dục thể chất trở nên sinh động và sôi nổi hơn, khiến trẻ hứng thú hơn trong học tập.
Để làm được những điều trên tôi đã t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc