Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Sao Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Sao Mai

Cơ sở lí luận của vấn đề:

Trong bối cảnh kinh tế trên toàn thế giới nói chung và bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay nói riêng, thì giáo dục được xã hội nhìn nhận với con mắt rất tích cực, mọi vấn đề về giáo dục nhất là việc kết hợp với phụ huynh một cách chặt chẻ để chăm sóc giáo dục trẻ thường được chú trọng, quan tâm nhiều hơn. Kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc cũng như giáo dục trẻ góp phần quan trọng và rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Phương pháp phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được coi là hệ thống các nguyên tắc chủ yếu nêu lên những phương hướng xác định, mục đích yêu cầu, nội dung và cách thức để chăm sóc giáo dục trong những điều kiện cụ thể để đạt mục đích đề ra. Với ý nghĩa này phương pháp đồng nghĩa với chiến lược hành động chung nhất, phương hướng để đạt được mục tiêu phối hợp ở cấp độ hai, phương pháp là cách thức tổ chức là phương thức tổ chức phối hợp hoạt động chung giữa hoạt động của cô và hoạt động của phụ huynh tại gia đình nhằm thực hiện được mục đích và yêu cầu nội dung của việc chăm sóc giáo dục. Ở cấp độ cuối cùng phương pháp là thủ pháp đó chính là các hoạt động, các thao tác cụ thể nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục nào đó. Như vậy, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy học ở cả 3 cấp độ.

Trên cơ sở đó, phương pháp chăm sóc cũng như giáo dục ở lứa tuổi mẫu giáo được xem như là cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh hội những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển các năng lực khác. Với định nghĩa, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non không chỉ được xem dưới góc độ nhà giáo dục đưa ra ý kiến thức đến trẻ theo cách thức nào, mà còn xem xét cả hoạt động nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào. Bởi những kiến thức mà trẻ nắm được là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ chứ không phải của nhà giáo dục. Thông qua hoạt động có tính khác nhau mà trẻ nắm được những kiến thức. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động mang tính chất phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên đóng vai trò quyết định.

Được ban hành Theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản này quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm: nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi; trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục mầm non; được áp dụng đối với các trường mầm non Bộ chuẩn này gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số, được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1; là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi; là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi, đồng thời là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc phụ huynh việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

 

doc 21 trang hoathepmc36 28/02/2022 22691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Phần thứ nhất – Mở đầu
	I. Đặt vấn đề
	Trường Mầm Non Sao Mai đóng trên địa bàn xã thuộc diện xã còn khó khăn, hầu hết phụ huynh làm nghề nông nên thời gian chủ yếu họ tập trung vào làm kinh tế dẫn đến tình trạng ít quan tâm đến con em của mình về tất cả các mặt như chăm sóc – giáo dục trẻ, cũng chính vì thế mà chất lượng trẻ chăm sóc cũng như giáo dục trẻ còn hạn chế. Từ đó tôi nhận thấy công tác phối với cha mẹ trẻ là một công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng và nó cũng là một nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp và trường mầm non,góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc-giáo dục trẻ.
	Phối kết hợp gia đình, nhà trường, cô giáo nhằm chia sẽ kinh nghiệm, hổ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển giữa các mặt: Thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, tình cảm giao tiếp, ứng xử, tình cảm cá biệt tạo điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ qua đó còn tạo sự thống nhất giữa trường, lớp, không làm đảo lộn việc chăm sóc ở gia đình và nhà trường, về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, chăm sóc tránh được mâu thuẫn với nhau trong phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, qua đó cũng giúp bố mẹ hiểu được công việc của cô giáo ở nhóm lớp, ngược lại cô giáo cùng hiểu được từng hoàn cảnh của gia đình các cháu và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất, nhân cách, giúp trẻ học tốt ở trường, đáp ứng mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng .
	 Bác Hồ đã khẳng định mẹ và cô là 2 cô giáo, cô là mẹ và mẹ cũng là cô giáo cùng chăm sóc và giáo dục trẻ nên người. Do đó hai đối tượng nó liên quan mật thiết với nhau. Ở trường cô giáo phải hiểu được tâm sinh lý và cá tính từng trẻ, nuôi dạy trẻ những nội dung gì thì ở gia đình bố mẹ cần phải để ý quan tâm và nắm được kết quả học tập, sức khoẻ của con mình và khả năng phát triển các lĩnh vực. Tuy nhiên đối để phối hợp với phụ huynh thì nhà trường cũng như bản thân còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số phụ huynh làm nghề nông bám vào nương rẩy, thời gian chủ yếu sống tại rẩy, trẻ chủ yếu sống cùng ông, bà phụ huynh còn quan niệm mầm non chủ yếu chỉ để chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ cho trẻ là đủ nên việc truyền tải đến phụ huynh còn rất nhiều hạn chế
 Đặc biệt là trẻ em từ 0-6 tuổi, tâm sinh lý trẻ đang trên đà phát triển mạnh. Trẻ chóng nhớ lại mau quên, trẻ hay bắt chước. Do đó ở trường mầm non trẻ được học các nội dung như:Nề nếp, thói quen vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường. Các hoạt động trong ăn ngủ, học tập, vui chơi thì về nhà bố mẹ phải biết để thường xuyên nhắc nhở trẻ nhằm củng cố lại các kiên thức mà cô giáo đã dạy tại trường.
 Lµ mét gi¸o viªn phô tr¸ch líp 5 tuæi, t«i nhËn thÊy r»ng viÕc phèi kÕt hîp v¬i c¸c bËn phô huynh lµ 1 nhiÖm vô thiÕt thực quan träng v× ®©y lµ giai ®o¹n trÎ cÇn ®­îc trang bÞ ®Çy ®ñ vÒ tÊt c¶ c¸c mÆt: §øc ,trÝ, thÓ ,mü, lao ®éng ®Ó chuÈn bÞ tèt cho trÎ vµo líp 1.
	II. Mục đích nghiên cứu:
 Hướng tới mục đích trang bÞ ®Çy ®ñ vÒ tÊt c¶ c¸c mÆt: §øc,trÝ, thÓ ,mü, lao ®éng. Tôi nghiên cứu “Một số biện pháp kÕt hợp phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Sao Mai ” nhằm trang bÞ ®Çy ®ñ vÒ tÊt c¶ c¸c mÆt: §øc ,trÝ, thÓ ,mü, lao ®éng cho trẻ đặc biệt là  lứa tuổi mầm non. Vì vậy việc phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, việc chăm sóc giáo dục trẻ tạo được sự thống nhất giữa gia đình và giáo viên về nội dung phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở nhà, tránh đựơc những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ. Đối với giáo viên thì sẽ chăm sóc trẻ một cách khoa học hơn cũng thông qua đó sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về công việc mà giáo viên làm hằng ngày, giúp cho phụ huynh có mối quan hệ mật thiết, thân thiện hơn với giáo viên.
	Sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh sẽ trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 Phần thứ 2 – Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong bối cảnh kinh tế trên toàn thế giới nói chung và bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay nói riêng, thì giáo dục được xã hội nhìn nhận với con mắt rất tích cực, mọi vấn đề về giáo dục nhất là việc kết hợp với phụ huynh một cách chặt chẻ để chăm sóc giáo dục trẻ thường được chú trọng, quan tâm nhiều hơn. Kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc cũng như giáo dục trẻ góp phần quan trọng và rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Phương pháp phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được coi là hệ thống các nguyên tắc chủ yếu nêu lên những phương hướng xác định, mục đích yêu cầu, nội dung và cách thức để chăm sóc giáo dục trong những điều kiện cụ thể để đạt mục đích đề ra. Với ý nghĩa này phương pháp đồng nghĩa với chiến lược hành động chung nhất, phương hướng để đạt được mục tiêu phối hợp ở cấp độ hai, phương pháp là cách thức tổ chức là phương thức tổ chức phối hợp hoạt động chung giữa hoạt động của cô và hoạt động của phụ huynh tại gia đình nhằm thực hiện được mục đích và yêu cầu nội dung của việc chăm sóc giáo dục. Ở cấp độ cuối cùng phương pháp là thủ pháp đó chính là các hoạt động, các thao tác cụ thể nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục nào đó. Như vậy, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy học ở cả 3 cấp độ.
Trên cơ sở đó, phương pháp chăm sóc cũng như giáo dục ở lứa tuổi mẫu giáo được xem như là cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh hội những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển các năng lực khác. Với định nghĩa, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non không chỉ được xem dưới góc độ nhà giáo dục đưa ra ý kiến thức đến trẻ theo cách thức nào, mà còn xem xét cả hoạt động nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào. Bởi những kiến thức mà trẻ nắm được là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ chứ không phải của nhà giáo dục. Thông qua hoạt động có tính khác nhau mà trẻ nắm được những kiến thức. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động mang tính chất phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên đóng vai trò quyết định.
Được ban hành Theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản này quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm: nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi; trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục mầm non; được áp dụng đối với các trường mầm non Bộ chuẩn này gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số, được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1; là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi; là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi, đồng thời là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc phụ huynh việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Căn cứ quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ký ngày 28/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh có hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, làm cầu nối giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong việc vận động phụ huynh tham gia thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Căn cứ quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc ban hành Điều lệ Trường mầm non. Tại Điều 46, chương VII của Điều lệ nêu rõ nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trong công tác phối kết hợp với gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó có nhiệm vụ "tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng".
Ngày 23/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, trong đó nêu rõ: "Đối với các trường mầm non cần tập trung: trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lí kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học".
Căn cứ nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên cụ thể là module 40 về việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ. Căn cứ vào kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân trong các năm học trước, nay tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của năm học nhằm sát thực tại một số nội dung trong modul 40 để phù hợp với đề tài kết hopự với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi để nghiên cứu .
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Vào những năm học trước, tôi đặc biệt chủ động kiểm tra khảo trẻ tại lớp lá. Thống kê tỷ lệ đầu năm kết quả như sau:
Nội dung thực hiện
Lớp lá 1 năm học 2016-2017 (40 học sinh)
Lớp lá 2 năm học 2017-2018 (37 học sinh)
Số học sinh đạt
Tỷ lệ
Số học sinh đạt
Tỷ lệ
Tỷ lệ chuyên cần của trẻ
32
80 %
30
80 %
Tỷ lệ trẻ bán trú tại trường
34
85 %
32
86 %
 Tỷ lệ suy dinh duỡng 
6
15%
5
14%
Chất lượng trẻ
35
87,5% khá tốt
33
89% khá tốt
 Xây dựng đóng góp cho lớp 
Không có
Không có
*. Thuận lợi:
Bản thân là giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 tuổi đã nhiều năm nên việc nắm bắt được tâm lý của học sinh là khá tốt, hơn thế nữa bản thân không chỉ đơn thuần là một giáo viên mà cũng là một phụ huynh nên việc phối hợp giữa phụ huynh học sinh và giáo viên trong việc chăm sóc trẻ là một việc vô cùng quan trọng. Bản thân được nắm nhiều kiến thức, được học hỏi và tiếp thu đầy đủ các chuyên đề của phòng giáo dục cũng như nhà trường đưa ra. Tôi được phân công vào lớp là 1, là lớp điểm nên được ban giám hiệu quan tâm đầu tư đồ dùng , đồ chơi,trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn so với các lớp trong trường, lại huy động được các cháu đến lớp đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ cháu trai và cháu gái ngang nhau,các cháu ít nên thuận lợi trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
*. Khó khăn.
Bên cạnh đó thì số lượng các cháu trong lớp thuộc hai khu vực khác nhau trong xã nên không thuận tiện cho việc phối hợp giữa phụ huynh và cô giáo. Các cháu chủ yếu là con nông dân, bố mẹ đi làm ăn xa chủ yếu ở với ông bà nên việc quan tâm đến trẻ cũng còn nhiều hạn chế đồng thời việc phối hợp với phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn.
Về phụ huynh: Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về các nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, ít để ý đến con mình đang học cái gì , hoạt động ra làm sao, ăn như thế nào, nên công tác tuyên truyền về nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ chưa có hiệu quả.
Giáo viên thiếu mạnh dạn trong việc phối hợp với phụ huynh, chưa tìm ra biện pháp để tuyên truyền đầy đủ các nội dung giáo dục trẻ. 
- Thành công, hạn chế:
 Tôi đã luôn nhận được sự quan tâm tận tình cũng như luôn có những chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Phụ huynh trong lớp đa số làm nghề nông nhưng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Học sinh được đi học đúng độ tuổi và thực hiện đúng chương trình mầm non theo quy định. Trẻ yêu thích đến trường ,vui vẻ, gần gũi và quý mến cô giáo, trẻ phát triển tốt. 
	*Mặt yếu:
	Một số trẻ tiếp thu chậm, đặc thù hầu như 100% trẻ nói theo ngon ngữ địa phương nên phát âm con hạn chế. Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi. Đa phần cha mẹ học sinh là nông dân nên chưa có thời gian và sự hiểu biết sâu rộng về các phương pháp phối hợp với giáo viên để chăm sóc và giáo dục trẻ đuợc tốt	
	Tài liệu phục vụ cho hoạt động này còn khiêm tốn.
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Như đã nêu ở trên, việc tổ phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong thời gian vừa qua chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế như kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, sự tích lũy chuyên môn còn gặp nhiều hạn chế. Khả năng giao tiếp với phụ huynh còn nhiều hạn chế, khi muốn biểu đạt mong muốn của cô giáo về trẻ còn lúng túng thiếu nhanh nhẹn.
	Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình trong quá trình học tập. Trong lớp một số trẻ nhận thức còn hạn chế, một số trẻ đi học chưa đều.
	Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp. Đồ dùng trực quan phục vụ tiết học sinh động, phong phú, đa dạng.
III. Các giải pháp đã tiến hành và giải quyết vấn đề.
- Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Đặt ra mục tiêu cho mình trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ tôi hiểu được một điều việc kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo mầm non có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.
Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, của trường cũng như chuyên môn phát động và luôn lấy mục tiêu gần gủi với phụ huynh, thường xuyên liên lạc với phụ huynh để cùng nhau chăm sóc, giáo dục cho trẻ và tôi cũng cho đây là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục cho trẻ những kiến thức cũng như hành trang để trẻ bước qua môi trường khác một cách tự tin thì việc hình thành từ khi trẻ còn học mẫu giáo là rất quan trọng chính vì vậy tôi đặt ra mục tiêu trẻ phải đạt tỷ lệ cao trong vấn đề này, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành cho trẻ một nhân cách theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, giải pháp
Biện pháp 1: Thành lập hội cha mẹ của nhóm lớp
Dựa trên cơ sở thành lập hội cha mẹ phụ huynh của nhà trường tôi đã mạnh dạn họp phụ huynh xin thành lập hội phụ huynh của nhóm lớp mình với các thành viên như sau : Lớp có các cháu chủ yếu thuộc ba khu vực khác nhau trong xã nên tôi đã bầu ba phụ huynh làm ba tổ trưỏng của ba khu vưc , mổi người chịu trách nhiệm một khu vực với các nội dung như: Xây dựng kế hoạch năm học ,tháng, được hội phụ huynh thông qua,phối hợp thống nhất giữa nội quy , quy định của trường, chỉ đạo theo giỏi sơ kết , tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên, theo định kỳ, thông báo giờ đón trả trẻ của trường vv
Tôi đã đề ra biện pháp thành lập hội cha mẹ của nhóm lớp với các nội dung hoạt động như :
Cô giáo bàn và thống nhất với cha mẹ về nội quy của lớp
Thống nhất các hình thức và phối hợp cụ thể của hội phụ huynh trong từng giai đoạn và của cả năm học .
Lập hồ sơ liên kết như sổ liên lạc giữa cô giáo với phụ huynh 
Ví dụ : Vào đầu năm học cô giáo thông báo về nội quy của lớp như sau :
Động viên con đi học đều 
Đưa đón con đúng giờ quy định của nhà trường (Giờ mùa đông. Đón trẻ lúc 6h4 phút -7h45 phút – Trả trẻ lúc 16h15phút, giờ mùa hè. Đón trẻ lúc 6h30 -7h30 phút - Trả trẻ lúc 16h30 phút )
Đưa con tận tay cho cô giáo không để con ngoài cổng đi vào.
Thường xuyên xem bảng thông báo của trường,của lớp để kịp thời nắm bắt được thông tin
Ghi rõ tên con vào đồ dùng riêng ,khăn mặt ,ba lô,giầy ,dép.
Quan tâm và dạy con những hành vi, thói quen như biết chào hỏi , xin cảm ơn. Biết vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học
(Hình ảnh họp Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh)
Việc thành lập hội cha mẹ học sinh của nhóm lớp giúp phụ huynh nắm bắt được các hoạt động trong ngày của trẻ tại truờng. Từ đó giúp phụ huynh hiểu và có kế hoạch phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mang để lại hiệu quả cao hơn. 
Biện pháp 2: Thiết kế góc tuyên truyền 
Để phụ huynh nhận thức và hiểu được những nội dung hoạt động trong ngày của, lớp. Tôi đã đưa các nội dung trong tuần ,trong tháng vào góc tuyên truyền bố trí treo ở chổ ra vào của cữa chính ,để hàng ngày phụ huynh đưa con đến trường họ nhìn thấy các nội dung hoạt động trong tháng.
Ví dụ: Tháng 9 nhà trường tổ chức cho trẻ vui: “ Tết trung thu” Phát động thi đua các lớp vận động phụ huynh mua đèn ông sao để tổ chức cho trẻ vui chơi. Ngoài ra góc thông tin nhà trường còn thông báo các nội dung và lịch họp phụ huynh trong quý
Góc tuyên truyền là nơi để giáo viên treo những thông tin cần thiết mà giáo viên muốn truyền tải tới phụ huynh những thông tin cần thiết về các hoạt động của trẻ ở trường mà cha mẹ cần biết như:
Nội dung về chăm sóc giáo dục trẻ, lễ giáo của trường lớp
Nội dung về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường
Nội dung về chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ tại truờng mầm non
Nội dung về chương trình giảng dạy từng ngày, tháng, theo chủ đề nhỏ thực hiện theo chủ đề lớn.
Ví dụ: Chủ đề lớn là: “Thế giới động vật” Thì thực hiện theo chủ đề nhỏ là: Một số con vật nuôi trong gia đình, một số côn trùng..,mục tiêu của trẻ phải nắm được trong chủ đề này là gì để phụ huynh theo giỏi kiến thức con mình nắm được trong chủ đề này hoặc họ có thể ghi lại để có kế ho¹ch bày cho con mình 
- Những thông tin trên được đổi theo từng quý ( cân đo và khám sức khoẻ trẻ theo định kỳ, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề chủ điểm)
(Hình ảnh cô trao đổi với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ thông qua góc tuyên truyền)
- Góc tuyên truyền còn là nơi trưng bày những sản phẩm hàng ngày của trẻ như: Sản phẩm tạo hình qua các hoạt động trong tuần mà trẻ đã được học. Qua đó giúp phụ huynh hiểu được năng lực thực sự của con mình để cùng phối hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
- Góc tuyên truyền cũng có thể là nơi trưng bày sản phẩm của phụ huynh, là một hình thức vận động các bậc phụ huynh để sưu tầm thêm những bài thơ bài hát, câu chuyện hoặc tự sáng tác...Thông qua các bậc phụ huynh với nhau họ sẽ nhìn nhau so sánh mức độ quan tâm tới cô giáo, lớp của con em mình. Những bài thơ câu chuyện đó không ngoài mục đích phục vụ cho hoạt động của trẻ hàng ngày theo chủ điểm, chủ đề, phong phú và đa dạng hơn.
Ví dụ: Vào đầu năm học ngoài việc đóng góp chung của nhà trường thì ở nhóm lớp 5 tuổi cần có một đồng hồ cho trẻ xem thời gian , cần có một ống gương soi cho trẻ soi tự phục vụ 
 Ngoài việc xây dựng góc tuyên truyền của lớp lá 1 tôi còn trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào những giờ như đón trẻ, trả trẻ hay những buổi họp phụ huynh định kì do lớp đề ra vào buổi họp phụ huynh đầu năm đã thống nhất. Việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh giúp cho cả co giáo lẫn phụ huynh nắm bắt kịp thời về tình hình của học sinh lúc trẻ ở trường cũng như mọi hoạt động của trẻ tại gia đình. 
Biện pháp 3: Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hằng ngày qua giờ đón trả trẻ, mọi lục mọi nơi
 Cô giáo thông báo nhanh với cha mẹ của trẻ về tình hình của trẻ trong ngày như: Sức khoẻ, dinh dưỡng, kết quả học tập, vui chơi của trẻ. Nhưng giáo viên cần lựa chọn xem xét cần trao đổi với phụ huynh nào? Nội dung gì? Với từng đối tượng, tuỳ vào đặc điểm tính cách của trẻ,tuỳ vào từng hoàn cảnh,điều kiện của từng gia đình tuỳ vào tính cách của mổi phụ hunh mà cô giáo có các cách tiếp cận ,trao đổi khác nhau ,để làm được như vậy trước hết cô giáo phải là người biết rỏ hoàn cảnh của các cháu ,cô lắng nghe ý kiến phụ huynh ,tâm tư nguyện vọng của họ.
Ví dụ: Cháu Nguyễn Thị Kiều Vy nhận thức về lĩnh vực phát triển nhận thức rất nhanh có thể xếp vào thứ nhất của lớp nhưng lại thiếu tự tin khi hoạt động lĩnh vực thể chất ,tôi trao đổi với phụ huynh về khả năng của cháu ,nhờ phụ huynh về nhà cho trẻ tập các bài vận động như tập bắt bóng nhiều hơn ,chạy nhảy, ném giúp cháu phát triển hoàn thiện hơn hoặc Nguyễn Thị Lam Nhi nhận thức rất nhanh nhưng mổi khi tôi cho cháu đưng dậy phát biểu thì cháu lại nói quá nhỏ, mặt đỏ tía tai tôi cần trao đổi với phô huynh tích cực cho trẻ giáo tiếp nói chuyện nhiều h

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ket_hop_voi_phu_huynh.doc