Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái Tiếng Việt

Theo hướng đổi mới đối với trẻ 5-6 tuổi thực hiện theo bộ chuẩn, việc lựa chọn các chỉ số trong bộ chuẩn lồng ghép vào từng lĩnh vực, từng chủ điểm, từng hoạt động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ để đem lại kết quả cao trong đó có hoạt động làm quen chữ cái

 Theo thông tư số 23/2010/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT. Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi gồm 4 lĩnhvực, 28 chuẩn, 120 chỉ số, tại điều 7, điểm 6, chuẩn 19 quy định:

Tại trang 7 lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp gồm 6 chuẩn và 31 chỉ số, chuẩn 15 có ghi rõ “ Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ với các chỉ số

Chỉ số 65 nói rõ ràng

Chỉ số 66 sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày

Chỉ số 67 Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp

Chỉ số 68 Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân

Chỉ số 69 Sử dụng lời nói để trao đổi và trao đổi chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động

Tại chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc

Chỉ số 79 Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh

Tại chuẩn 18 Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc

Chỉ số 82 Biết một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống

Chi số 83 có một số hành vi như người đọc sách

Chỉ số 84 Đọc theo truyện tranh đã biết

Tại chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết

Chỉ số 86 Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói

Chỉ số 87. Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân

Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ , chữ cái

Chỉ sô 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình

Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới

Chỉ số 91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt

Đối với trẻ mầm non hoạt động này ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm và đọc chuẩn chữ, phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách trẻ.

Quá trình trưởng thành của đứa trẻ không thể thiếu ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có mặt trong tất cả các hoạt động hàng ngày trong các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi

Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Qua đó chỉ rõ làm quen chữ cái là một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, làm quen chữ cái đóng vai trò then chốt, là điều kiện cần để trao đổi, giao tiếp với nhau. Thông qua đó làm quen chữ cái rèn khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt của trẻ

Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấp thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh.

Trẻ làm quen chữ cái hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết.

 

docx 23 trang hoathepmc36 15363
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
******************
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 -6 TUỔI
NHẬN BIẾT 29 CHỮ CÁI TIẾNG VIỆT
Lĩnh vực	: Phát triển ngôn ngữ
Họ và tên tác giả	: H’Brik Hđơk
Chức vụ	: Giáo viên
Đơn vị 	: Trường Mầm non Sơn Ca
Năm học: 2018-2019
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
	I. Đặt vấn đề
Trong xu thế phát triển chung của thời đại, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, đòi hỏi các ngành nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải có bước chuyển mình rõ rệt nghĩa là đổi mới phương thức giáo dục bắt kịp xu hướng, đẩy mạnh công tác chăm sóc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
Chăm sóc trẻ tốt đồng nghĩa chăm sóc tốt tương lai của đất nước. Giáo dục mầm non chính là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách con người, mặt khác đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hòa các mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và xã hội, chuẩn bị nền móng vững chắc cho trẻ bước vào những cấp học tiếp theo. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi khả năng nhận thức của trẻ ngày được nâng lên. Lúc này trẻ dùng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. 
Trong đó hoạt động làm quen chữ cái là phương tiện góp phần phát triển ngôn ngữ giao tiếp trao đổi của trẻ, đó cũng là tiền đề khi vào lớp 1 
Làm quen chữ cái là môn học mở đầu của quá trình giao tiếp, trẻ không bỡ ngỡ, khơi gợi tính tò mò, ham học hỏi, chủ động tích cực và khả năng tư duy trong khi hoạt động
Làm quen chữ cái để tìm hiểu về môi trường xung quanh, nâng cao tính mạnh dạn, tự tin, làm chủ lời nói của bản thân. Hình thành các kỹ năng nói, đọc, viết, đàm thoại qua đó trẻ dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt, cảm nhận cái mới về mọi việc 
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi, từ đặc trưng của ngành học “Học mà chơi, chơi mà học, trẻ là trung tâm” để không mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, vấn đề đặt ra là cần tổ chức các hoạt động ở lớp vào các tiết học thật sáng tạo, không ôm đồm tránh áp lực để trẻ thoả sức cùng chơi, cùng học mà vẫn tiếp thu được nội dung cần truyền đạt
Để hoàn thành nhiệm vụ trên bản thân tôi là giáo viên đứng lớp 5-6 tuổi tại trường Mầm non Sơn Ca phân hiệu Thôn Ana luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp mới phù hợp với trẻ của lớp mình mà không mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động của lứa tuổi.
 Đa số trẻ lớp tôi quê gốc ở Thái Bình, hàng ngày trẻ giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng vùng miền kéo theo hậu quả trẻ phát âm nhiều chữ không rõ, phát âm sai, như chữ: o thành o..eđiều này đã gây không ít khó khăn cho bản thân tôi khi nhiều lần uốn nắn nhưng đạt kết quả chưa cao. 
Mặt khác một số giáo viên chưa nắm được trọng tâm của tiết dạy theo chương trình mầm non mới, khả năng tổ chức các hoạt động còn hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa được như ý muốn
Trẻ mầm non học chữ cái theo quán tính, dễ nhớ mau quên, chính vì lẽ đó dạy trẻ phát âm đúng chữ, rõ ràng không phải dễ dàng, không phải đem chương trình lớp 1 vào giảng dạy mà thông qua trò chơi, đồ dùng sáng tạo trẻ bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình về chữ cái để trẻ ghi nhớ tốt các mặt chữ, hình thành ở trẻ kỹ năng đọc, nhớ và hình thành chữ viết thông qua các môn tập tô trẻ viết, đọc và nhớ. 
Chính vì vậy, giáo viên phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu, đảm bảo tính vừa sức, gây được hứng thú, đồng thời cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động thoả sức cùng học cùng chơi, phát huy tính sáng tạo, mạnh dạn và lấy trẻ làm trung tâm. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng việt” 
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng việt nhằm đưa ra một số phương pháp và giải pháp giúp nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với 29 chữ cái ở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả. 
Đồng thời kế thừa và phát triển chất lượng tự học lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ chủ động học, nhận biết nhanh các chữ cái thông qua tất cả các hoạt động và hình ảnh sinh động trong và ngoài lớp học
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái Tiếng việt là thông qua các hoạt động học hàng ngày ở trường hay ở những môi trường khác nhau trẻ có thể nhận biết tốt các mặt chữ, phát âm đúng, nghe phát âm và tìm được chữ cái tương ứng. 
Tìm ra các biện pháp mới này không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ mà còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn Tiếng việt ở trưởng Tiểu học. Vì vậy tìm ra các biện pháp mới, chủ động, chính là đánh thức tiềm năng vốn từ cho trẻ và là cơ hộ tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ vào lớp 1
Thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học sáng tạo” cùng với tiêu chí đó, hàng năm các phong trào chuyên môn của trường tôi ngày càng được nâng cao 
Ở trường mầm non trẻ được làm quen với 29 chữ cái Tiếng Việt là hình thức trẻ được làm quen với cách đọc, cách phát âm và đường nét cấu thành chữ cái, từ đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái và nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng thoả mãn tính tò mò, khám phá, nhân rộng ham hiểu biết của trẻ ở các lĩnh vực
Ở giai đoạn 5-6 tuổi sự phát triển 5 mặt đã dần hoàn thiện, trẻ tiếp thu nhanh, trí nhớ tốt. Phần lớn trẻ vẫn đang “Chơi mà học, học mà chơi”. Trong quá trình làm quen chữ cái trẻ được thoả sức chơi và cùng sáng tạo với các chữ cái như là: qua trò chơi sáng tạo trẻ tạo ra chữ cái từ lá cây, từ màu nước, từ chính cơ thể của mình, từ đó thoã sức cùng chơi với các chữ, giúp khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ tốt, duy trì khả năng ghi nhớ có chủ định lâu bền
Trong Modul MN 3 có viết: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm mục đích trẻ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ như nghe,nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội loài người. 
Vì vậy trẻ nói mạch lạc được chuẩn bị sẵn sàng để vào lớp 1, là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ. Vì thế, hoạt động làm quen chữ cái được coi là phương tiện giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ. Thông qua đọc thơ, kể chuyện, hình ảnh có gắn chữ cái, các trò chơi động tĩnh với làm quen chữ cáitừ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Có thể nói hoạt động làm quen chữ cái chính là nền tảng ngôn ngữ đưa trẻ đến hoạt động giao tiếp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
Đây là vấn đề thường xuyên mà giáo viên phải đối mặt mỗi khi lên lớp, tránh tình trạng phụ huynh muốn trẻ biết đọc và viết rành chữ cái, vô tình tạo áp lực khiến trẻ mất sự hứng thú, thờ ơ, chán học khi vào tiểu học. Vì thế người giáo viên đóng vai trò quan trọng là cầu nối ngôn ngữ giữa kiến thức mới và trẻ, qua đó giúp trẻ học tốt, nắm vững kiến thức, biết cách thực hiện yêu cầu của bài học tạo sự hứng thú, tích cực khi trẻ tham gia 
Theo hướng đổi mới đối với trẻ 5-6 tuổi thực hiện theo bộ chuẩn, việc lựa chọn các chỉ số trong bộ chuẩn lồng ghép vào từng lĩnh vực, từng chủ điểm, từng hoạt động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ để đem lại kết quả cao trong đó có hoạt động làm quen chữ cái
 Theo thông tư số 23/2010/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT. Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi gồm 4 lĩnhvực, 28 chuẩn, 120 chỉ số, tại điều 7, điểm 6, chuẩn 19 quy định: 
Tại trang 7 lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp gồm 6 chuẩn và 31 chỉ số, chuẩn 15 có ghi rõ “ Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ với các chỉ số
Chỉ số 65 nói rõ ràng
Chỉ số 66 sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày 
Chỉ số 67 Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp
Chỉ số 68 Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân
Chỉ số 69 Sử dụng lời nói để trao đổi và trao đổi chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động
Tại chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc
Chỉ số 79 Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh
Tại chuẩn 18 Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc
Chỉ số 82 Biết một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống
Chi số 83 có một số hành vi như người đọc sách
Chỉ số 84 Đọc theo truyện tranh đã biết
Tại chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết
Chỉ số 86 Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói
Chỉ số 87. Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân
Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ , chữ cái
Chỉ sô 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình
Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
Chỉ số 91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt
Đối với trẻ mầm non hoạt động này ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm và đọc chuẩn chữ, phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách trẻ. 
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ không thể thiếu ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có mặt trong tất cả các hoạt động hàng ngày trong các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi
Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Qua đó chỉ rõ làm quen chữ cái là một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, làm quen chữ cái đóng vai trò then chốt, là điều kiện cần để trao đổi, giao tiếp với nhau. Thông qua đó làm quen chữ cái rèn khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt của trẻ
Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấp thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. 
Trẻ làm quen chữ cái hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết.
Qua quá trình tiếp xúc tìm hiểu về các chữ cái phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết chuẩn bị tích cực vào học lớp 1
Bắt nguồn từ thực tế trên, bản thân tôi luôn tìm tòi để tìm ra những biện pháp và giải pháp mới kích thích sự tham gia của trẻ, nhờ đó lớp học thêm sôi nổi, cuốn hút. 
Cùng với đó trẻ phát âm và đọc chuẩn tiếng mẹ đẻ để phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách trẻ
Làm quen chữ cái đối với trẻ Mầm Non đã được các chuyên gia trong ngành nghiên cứu một cách khoa học, vừa sức, phù hợp với tâm sinh lý, sự tiếp thu của trẻ, đây là tiền đề quan trọng để trẻ học tập ở tiểu học, mầm non là nền tảng, chỉ khi học lớp 1 trẻ mới học theo chuẩn chương trình 
	II. Thực trạng vấn đề
- Trường Mầm Non Sơn Ca đóng trên địa bàn xã Dray Sáp. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo Dục Huyện Krông Ana, Uỷ Ban Nhân Dân Xã Dray Sáp, giám sát chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, các phân hiệu đã có phòng học, sân chơi rộng rãi thoáng mát
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, đi đầu trong các phong trào, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng tiến bộ
- Được sự quan tâm ủng hộ của đại diện cha mẹ và phụ huynh học sinh
- Tập thể giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, năng động, chịu khó, yêu nghề mến trẻ, có sự đầu tư vào các tiết dạy. 
- Đã áp dụng lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động làm quen chữ cái, cô và trẻ cùng làm cùng hoạt động, trẻ tự tay sáng tạo làm đồ dùng để bổ sung vào các tiết học thêm sinh động
- Ý thức của phụ huynh được cải thiện, không bắt ép trẻ học viết học đọc thuộc lòng chữ cái
- Toàn trường có 5 phân hiệu đặt ở các điểm thôn Dray Sáp, thôn Đồng Tâm, thôn Ana, Buôn Kla và Buôn Kuốp nên còn khó khăn cho liên lạc trao đổi học tập lẫn nhau, có 49% trẻ là dân tộc thiểu số (M’nông, Êđê). Trẻ hạn chế nói, nghe được tiếng Kinh nên tiếp thu kiến thức còn nhiều bất cập. 
- Đời sống kinh tế của cha mẹ trẻ còn nhiều khó khăn, đa số phụ huynh đều làm nông vốn hiểu biết của phụ huynh chưa cao, nên chưa quan tâm đến việc học tập của trẻ
- Một số giáo viên chưa chú trọng đến trẻ, làm quen chữ cái ở các tiết dạy còn mang tính ôm đồm hình thức, cô làm và chuẩn bị, trẻ nghe mà không được hoạt động với chữ cái, chưa phát triển được khả năng sáng tạo, tự chủ của trẻ về cách nhận biết chữ cái
- Đồ dùng đồ chơi chưa sinh động, chưa sử dụng nguyên vật liệu có sẵn
- Giáo viên dạy trẻ còn sai kiểu chữ, phát âm chưa chuẩn
- Một số phụ huynh còn mang nặng ý thức cho trẻ học viết, học đọc để vào lớp 1
 - Kinh tế - Xã hội của xã còn chậm, nhiều gia đình còn là hộ nghèo, cận nghèo, đa số cha mẹ đều đi làm xa gửi trẻ cho ông bà chăm sóc nên việc hưởng ứng các phong trào của nhà trường còn hạn chế.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng việt tại lớp lá 4 phân hiệu Thôn Ana
Tổng số lớp: 29
Đối tượng khảo sát
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
Tốt
Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
TB
Tỉ lệ
Trẻ 5-6 tuổi,
tổng số 29 cháu
Nhận ra mặt chữ
5
17%
12
41%
12
41%
Phát âm rõ ràng
3
10%
6
21%
20
69%
Phát triển ngôn ngữ
11
38%
2
7%
16
55%
Phát triển nhận thức
8
28%
5
17%
16
55%
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy kết quả đạt trên trẻ rất thấp. Vì thế hầu hết giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm ra các biện pháp mới để làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi là cần thiết và quan trọng, 100% giáo viên đều nhận thức rằng theo phương pháp cũ không lôi cuốn, không thu hút được trẻ, không nắm được nguyện vọng ý muốn của trẻ, việc tìm ra các biện pháp mới thúc đẩy lòng ham hiểu biết, ý thức học chú ý, thông qua đó trẻ được chơi mà học, học mà chơi, trẻ được làm chủ là trung tâm của các hoạt động, phát triển tốt sự sáng tạo, thích thú khi học và rèn khả năng ghi nhớ có chủ định lâu bền
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
- Giải pháp 1: Sử dụng nguyên vật liệu có sẵn
+ Đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng và phong phú về chủng loại và ít gắn chữ cái. Bởi chúng ta biết trẻ mầm non tư duy của trẻ mang tính trực quan sinh động, thấy nhiều lần, nhiều ngày lặp lại trẻ sẽ nhớ và nhớ được lâu. 
+ Giáo viên chưa tìm tòi các nguyên vật liệu có sẵn để phục vụ hoạt động học, chưa thực sự quan tâm đến các góc chơi, khả năng sáng tạo của một số giáo viên chưa phong phú
+ Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non là chơi, vì vậy đồ dùng dạy học rất cần thiết đối với cô và trẻ. Nhằm tận dụng thời gian, tiền bạc hàng ngày tôi sưu tầm các loại nguyên liệu có sẵn, góp phần tạo ra môi trường giáo dục tốt, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của cả cô và trẻ để làm ra đồ dùng mới sáng tạo phục vụ làm quen chữ cái
Ví dụ: + Từ những nắp sữa trẻ uống hàng ngày, hạt đậu, hạt me, hạt nhãncho trẻ xếp thành các chữ cái.Từ những đĩa CD làm thành bông hoa gắn thêm chữ cái
+ Từ những sợi dây thừng cho trẻ chơi với những chữ cái ngộ nghĩnh. 
+ Từ hộp sữa tôi sơn và dùng màu viết chữ cái lên đó, thông qua cac tiết học khác nhau trẻ nhìn vào nhận ra các chữ cái
+ Từ những gạch men thợ cắt bỏ tôi xếp thành chữ cái để làm chữ cái lên sân trường
+ Từ lá cây trẻ có thể xé dán chữ cái đã học
+ Từ các lốp xe bỏ tôi sơn màu và dùng nắp sữa gắn thành chữ cái
- Giải pháp 2: Tạo môi trường chữ cái trong và ngoài lớp học
+ Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch làm đồ dùng dạy học có chất lượng để phục vụ tiết học chữ cái, vì lớp tôi là lớp 5-6 tuổi, độ tuổi sắp bước vào lớp 1 vấn đề nhận biết chữ cái đối với trẻ là hết sức cần thiết
+ Môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố giúp trẻ thường xuyên tiếp xúc, tương tác vơ chữ cái là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái
+ Tạo môi trường chữ cái trong lớp học
Thế giới xung quanh luôn là môi trường sống động, kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ luôn bị thu hút bởi những vật lạ, có kích thước lớn hoặc màu sắc sặc sỡ. Vì thế, với các mảng tường xung quanh lớp, tôi thường bố trí các mảng chính như: mảng chủ đề, các góc hoạt động được trang trí với màu sắc hài hoà, tên gọi ngộ nghĩnh, cỡ chữ phù hợp và được dán ở độ cao vừa tầm mắt trẻ. 
Hình 1: Trang trí và gắn chữ cái vào mỗi góc
Tôi không chỉ chú ý đến kiểu chữ ở mỗi góc phải chuẩn xác, màu sắc phù hợp với hình ảnh minh hoạ mà còn chú ý đến sự hài hoà, thống nhất giữa các góc trong không gian lớp học
Hình 2: Trang trí và gắn chữ cái phù hợp vào mỗi góc
Dán nhãn vào mọi thứ đồ dùng trong lớp để trẻ dần hình thành được mối liên hệ giữa nói và viết. 
 Hình 3: Trang trí và gắn chữ cái phù hợp vào mỗi góc
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ cái a, ă, â trong chủ đề gia đình, tôi ôn luyện bằng cách yêu cầu trẻ tìm chữ a, ă, â trong các từ chỉ tên đồ vật trong lớp như: chữ â trong từ “Cái ấm”, chữ ă trong từ “khăn mặt”...Hay khi chơi ở các góc phân vai, tôi ghi tên các nhóm thực phẩm lên giá bán hàng. Khi trẻ chơi, tôi yêu cầu trẻ tìm những chữ cái đã học trong các từ chỉ tên thực phẩm để phát âm, nếu phát âm đúng thì mới được mua hàng.
+Ngoài ra, tôi còn thu hút trẻ bằng cách tạo thêm môi trường có nhiều chữ cái ở các góc hoạt động: Tạo hình, thư viện, ...để phát huy tính tích cực, trẻ chủ động trong các hoạt động
- Tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học
+ Môi trường ngoài lớp học rất phong phú như: góc thiên nhiên, góc tuyên truyền, đồ dùng cá nhân trẻ, sân chơi tự do...Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng củng cố, ôn tập chữ cái cho trẻ
 Hình 4: Trang trí và gắn chữ cái vào bảng tin
 Hình 5: Trang trí ngoài hiên lớp học có vẽ chữ cái
Ví dụ: Bằng cách cắt đủ các loại biểu mẫu tên các loại cây cối, hoa, rau, nhà vệ sinh,các góc chơi trong và ngoài lớp, các kệ tủ xếp đồ dùng của trẻ có trong trường để nhìn vào đó trẻ nhận ra các chữ cái, bên cạnh đó tạo ra những hình ảnh sinh động như gắn các hình hoạt hình để tạo sự chú ý đến trẻ
Ví dụ: Cắt chữ cây bàng gắn lên cây đó, chữ gắn phải phù hợp với tầm với trẻ, to, rõ ràng, gắn thêm các hình hoạt hình để tạo sự chú ý của trẻ. Trong giờ hoạt động ngoài trời cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về những loại cây và đọc tên cây đó. 
Mặt khác khi bố mẹ đưa đi học trẻ đã có thời gian quan sát, cùng hỏi bố mẹ và giải đáp thắc mắc. Đây là biện pháp rất hữu ích vì trẻ vừa được học, vừa được chơi mà không bị gò bó, ép buộc
 Hình 6: Trang trí tường lớp học có viết chữ cái mọi nơi
- Giải pháp 3: Trẻ làm quen chữ cái qua các kí hiệu
+ Làm quen chữ cái ở trẻ mầm non phải đúng mẫu quy định và chính xác như: chữ i in thường thì phải đúng chữ i in thường, chữ i viết hoa phải đúng chữ i viết hoa, chữ c phải đúng chữ c
+ Các mẫu chữ cái phải sinh động, rõ ràng như: Các chữ cái sử dụng các màu cơ bản, đỏ, vàng, xanh để thu hút trẻ. Các mẫu chữ không quá to, không quá nhỏ, vị trí đặt chữ cái vừa tầm với trẻ
+ Nhiều giáo viên phát âm chưa đúng như: m, n nhiều cô hay phát âm là em m hay en n, chữ q còn tình trạng phát âm là quờ.
+ Tất cả các đồ dùng cá nhân của trẻ như: cặp sách, vở, khăn, vở bé ngoan đều mang kí hiệu chữ cái đầu tên của trẻ đó, biện pháp này giúp trẻ mau nhớ, nhớ đồ dùng của mình và nhớ đồ dùng của bạn đồng thời nhớ chữ cái đó phát âm như thế nào. 
+ Chú ý những trẻ nào có tên giống nhau cô nên viết cô nên kí hiệu cả họ để trẻ không nhầm, hai chữ này phải cách nhau với khoảng cách nhất định
Ví dụ 1: Sổ bé ngoan, tương ứng mỗi trẻ một quyển số cô gắn bông hoa có chữ cái âm đầu của trẻ đó, mỗi trẻ một kí hiệu riêng và tất cả các quyển sách khác cũng vậy. Trong giờ cắm cờ cuối ngày cờ phát cờ cho trẻ và lần lượt cho trẻ lên cắm vào ô cờ của mình và mỗi ô cờ của trẻ đều mang một kí hiệu chữ cái.
Việc lồng ghép chữ cái vào các môn học cũng rất quan trọng
Ví dụ: Tuần này trẻ vừa học xong chữ a,ă,â. Khi học các môn học khác nên khuyến khích giáo viên đặt tên đội chơi có tên chữ cái đã học để từ đó củng cố lại kiến thức cũ cho trẻ. Trong các môn học khác như: Hoạt động tạo hình khi trẻ trả lời về nội dung bức tranh cô đưa chữ ra cho trẻ đọc và hỏi trẻ trong những từ đó có chữ cái nào vừa họcTừ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thức về các 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_nha.docx