Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học tại lớp Lá 2 trường Mầm non Ea Na

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học tại lớp Lá 2 trường Mầm non Ea Na

I. Cơ sở lí luận của vấn đề

Sinh thời Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích mười năm thì trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Lời dạy ấy không những đánh giá cao vai trò của giáo dục mà còn chỉ ra cách thức phương pháp của giáo dục: Giáo dục là trồng người, mà đã trồng thì phải ươm mầm, chăm bón, săn sóc từ nhỏ mới có thể gặt hái kết quả tốt đẹp vì “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”, giáo dục phải chú trọng ngay từ công việc ươm mầm ban đầu, phải chú ý động viên, khuyến khích, chăm sóc thế hệ mầm non. Ngày nay, theo nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội” và mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm non là “Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”.

Năm học 2018-2019 là năm học thứ ba thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa theo công văn số 25/KP- PGDĐT của phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana để thực hiện tốt chuyên đề này ban giám hiệu trường mầm non Ea Na đã tăng cường xây dựng môi trường vật chất môi trường xã hội trong và ngoài lớp học một cách đa dạng, phong phú giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động đặc biệt hoạt động Khám phá khoa học dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Đây cũng là hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường Mầm non.

Tham gia vào hoạt động Khám phá khoa học, trẻ không những nắm được những đặc điểm đặc trưng, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh mà còn phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản, không nhấn mạnh vào việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng khám phá. Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc và phù hợp từ phía giáo viên.

Hoạt động Khám phá khoa học tạo điều kiện để trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của thế giới xung quanh giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Chính vì thế hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn ngôn ngữ cũng được phát triển.

Là giáo viên Mầm non tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới,

thực hiện nội dung xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm bản thân tôi thấy cần phát huy khả năng sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức cho trẻ, nhất là ở hoạt động Khám phá khoa học.

 

doc 24 trang hoathepmc36 28/02/2022 9744
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học tại lớp Lá 2 trường Mầm non Ea Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Trang bìa 	
2. Phụ bìa 	
3. Mục lục 	
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 	2
I. Đặt vấn đề 	2
II. Mục đích nghiên cứu	3
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 	4
I. Cơ sở lí luận của vấn đề	4
II. Thực trạng vấn đề	5
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 	6
- Giải pháp 1	6
- Giải pháp 2	10
- Giải pháp 3	13
- Giải pháp 4	15
IV. Tính mới của giải pháp	17
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	18
Phần thứ ba: Kết luận , kiến nghị 	19
I. Kết luận	19
II. Kiến nghị 	20
Tài liệu tham khảo	21
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề 
- Lý do lý luận:
Trẻ em sinh ra vốn đã có tính tò mò và thích khám phá những điều mới mẻ xung quanh, ví dụ khi lần đầu tiên nhìn thấy trời mưa thì trẻ hỏi cha, mẹ hoặc những người xung quanh mình “vì sao lại có nhiều nước từ trên cao rơi xuống như thế?” Trẻ rất muốn chạy ra ngoài trời mưa để nếm thử xem nước mưa có vị gì? Thắc mắc tại sao khi mưa to lại kèm theo những tiếng sấm, sét như vậy... Nhà tâm lý học Jean Piaget đã giải thích tính ham hiểu biết của trẻ đó là do “quá trình tự điều chỉnh hay còn gọi là sự cân bằng”.
Trẻ từ 3-5 tuổi quá trình tư duy có nhiều thay đổi từ giai đoạn cảm giác - vận động đến giai đoạn tư duy tiền thao tác, kèm theo tư duy tượng trưng để trẻ tìm hiểu các sự, hiện tượng xung quanh. Trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, khám phá, tìm hiểu tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán...
Hoạt động Khám phá khoa học chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa giúp trẻ đón nhận những kiến thức cơ bản nhất về thế giới xung quanh, mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên, đến môi trường xã hội nhất là đối với trẻ Mẫu giáo 5 tuổi. Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình, nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Thông qua hoạt động này hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát. Chính nhờ có vốn hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh dưới dạng những biểu tượng, nhờ có tư duy trực quan, ngôn ngữ của trẻ ở tuổi mẫu giáo phát triển và vào lớp một trẻ tiếp thu dễ dàng những tri thức khoa học mang tính khái quát ở trường tiểu học.
- Lý do thực tiễn:
Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta có nhiều chuyển biến, việc giáo dục đang được quan tâm ở hầu hết các cấp, các ngành trong toàn xã hội, đặc biệt là bậc học Mầm non cũng có những chuyển biến lớn về chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Đổi mới giáo dục mầm non nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học để đáp ứng được nhu cầu mà nền giáo dục đặt ra trong đó đặc biệt chú trọng đến việc triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn huyện của phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana, thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ khuyến khích sử dụng đồ dùng dạy học từ các nguyên vật liệu mở, phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ.
Thế nhưng trong thực tế những năm học qua, việc tổ chức các hoạt động
 khám phá khoa học chưa sử dụng các phương pháp hợp lý để tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, chưa thực sự xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của từng cá nhân trẻ để trẻ có cơ hội được bộc lộ hết khả năng của riêng mình. Giáo viên lên kế hoạch còn rập khuôn, giờ học còn mang tính hình thức, gò bó trẻ, chính vì vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, trẻ chưa thật sự hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
Là giáo viên đứng lớp giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi trong năm học 2017 - 2018, tôi nhận thấy năm học vừa qua đa số trẻ còn nhút nhát, thụ động trong hoạt động khám phá khoa học, một số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và yếu kém hơn các bạn cùng lớp, giáo viên chưa có sự quan tâm kịp thời và tạo cơ hội cho trẻ được khám phá thêm thông qua các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi để hình thành cho trẻ một số kĩ năng, thao tác, giúp trẻ tiến bộ, hào hứng hơn khi tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học. Ngoài ra, giáo viên chưa tạo được mối quan hệ hợp tác với cha mẹ trẻ nên gia đình trẻ chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động khám phá khoa học của trẻ ở trên lớp cũng như ở nhà, các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động này còn ít. Từ những lí do trên tôi đã chọn và viết đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học tại lớp Lá 2 trường MN Ea Na” để nghiên cứu và áp dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học tại lớp tôi trong năm học 2018-2019 này.
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển nhận thức cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học.
Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 - 6 tuổi lớp Lá 2 trường Mầm non Ea Na
Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 (năm học 2018 - 2019)
II. Mục đích nghiên cứu: 
Áp dụng một số biện pháp nhằm giúp trẻ học tốt môn Khám phá khoa học.
Lựa chọn những hình thức phù hợp để tổ chức cho trẻ hoạt động Khám phá khoa học có hiệu quả từ đó hình thành các kĩ năng, thao tác như quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát, giúp trẻ tìm hiểu, phám phá thế giới xung quanh một cách tích cực hơn.
Sử dụng những đồ dùng phong phú, xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mạnh dạn, tự tin để khám phá môi trường xung quanh
Trẻ yêu thích hoạt động khám phá khoa học, lĩnh hội được các tri thức cơ bản về đặc điểm nổi bật, cấu tạo, hình dáng của các sự vật, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn biểu tượng phong phú, đa dạng về môi trường xung quanh, giúp trẻ phát âm đúng sự vật, hiện tượng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, cung cấp những kiến thức, kĩ năng sống cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của mọi vật xung quanh trẻ.
Trẻ có thái độ đúng đắn trước các sự hiện hiện tượng, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận của vấn đề
Sinh thời Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích mười năm thì trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Lời dạy ấy không những đánh giá cao vai trò của giáo dục mà còn chỉ ra cách thức phương pháp của giáo dục: Giáo dục là trồng người, mà đã trồng thì phải ươm mầm, chăm bón, săn sóc từ nhỏ mới có thể gặt hái kết quả tốt đẹp vì “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”, giáo dục phải chú trọng ngay từ công việc ươm mầm ban đầu, phải chú ý động viên, khuyến khích, chăm sóc thế hệ mầm non. Ngày nay, theo nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội” và mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm non là “Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”. 
Năm học 2018-2019 là năm học thứ ba thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa theo công văn số 25/KP- PGDĐT của phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana để thực hiện tốt chuyên đề này ban giám hiệu trường mầm non Ea Na đã tăng cường xây dựng môi trường vật chất môi trường xã hội trong và ngoài lớp học một cách đa dạng, phong phú giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động đặc biệt hoạt động Khám phá khoa học dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Đây cũng là hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường Mầm non. 
Tham gia vào hoạt động Khám phá khoa học, trẻ không những nắm được những đặc điểm đặc trưng, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh mà còn phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản, không nhấn mạnh vào việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng khám phá. Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc và phù hợp từ phía giáo viên. 
Hoạt động Khám phá khoa học tạo điều kiện để trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của thế giới xung quanh giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Chính vì thế hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn ngôn ngữ cũng được phát triển.
Là giáo viên Mầm non tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, 
thực hiện nội dung xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm bản thân tôi thấy cần phát huy khả năng sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức cho trẻ, nhất là ở hoạt động Khám phá khoa học.
	II.Thực trạng của vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng tiếp thu khi trẻ hoạt động Khám phá khoa học chưa cao, đa số trẻ còn nhút nhát, nhiều trẻ còn lúng túng, khả năng ghi nhớ còn nhiều hạn chế một số trẻ mới chỉ tìm hiểu các sự vật qua hình dáng bên ngoài chứ chưa biết phân tích các thuộc tính bên trong của chúng. Sự phát triển của trẻ trong lớp không đồng đều, một số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tổ chức hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường lớp Mầm non còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: giáo viên chưa chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động khám phá khoa học của lớp mình vì vậy ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hoạt động tổ chức khám phá. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, sử dụng đồ dùng dạy học không có sự sáng tạo, lối dẫn dắt chưa lôi cuốn, trẻ chưa có hứng thú khi tham gia các hoạt động Khám phá khoa học, lựa chọn đề tài chưa gần gũi với trẻ, chưa phù hợp với điều kiện ở địa phương, việc lạm dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, khiến trẻ thụ động và đối với trẻ ở địa phương đa phần cha mẹ là nông dân, không có máy tính và các phương tiện cho trẻ khám phá, nên không đồng nhất được cách học giữa trên lớp và gia đình  Đòi hỏi giáo viên phải có sự linh hoạt, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi trẻ tham gia hoạt động Khám phá khoa học.
Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 35 trẻ; nữ: 18 trẻ, dân tộc: 2 trẻ.
Bảng khảo sát chất lượng tham gia hoạt động Khám phá khoa học của trẻ lớp Lá 3 cuối năm học 2017-2018 như sau:
Stt
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Trẻ có kĩ năng quan sát, tìm ra đặc điểm nổi bật của các đối tượng khám phá
17/35
48
18/35
52
2
Trẻ có khả năng so sánh, phân loại các đối tượng khám phá
16/35
45
19/35
55
3
Trẻ Phát hiện cái mới lạ và có thái độ hành động phù hợp 
15/35
43
20/35
57
4
Hứng thú tham gia hoạt động Khám phá khoa học
14/35
40
21/35
60
Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp là giáo viên chủ nhiệm tôi thấy bản thân cần thay đổi cách dạy của mình, cách nhìn của cha mẹ trẻ, cách học của trẻ. Để trẻ học tốt môn Khám phá khoa học tôi sử dụng các biện pháp một cách nhẹ nhàng linh hoạt, dạy đón đầu sự phát triển của trẻ và phân loại trẻ dạy theo nhóm để từ đó phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Làm đồ dùng đồ chơi đẹp, phong phú đa dạng, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia hoạt động Khám phá khoa học từ lứa tuổi mầm non.
Tổ chức các hoạt động Khám phá khoa học đạt hiệu quả cao, trước hết phải xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt khám phá khoa học phù hợp với khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của lớp, của địa phương. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp hấp dẫn, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động từ các nguyên vật liệu mở kích thích sự sáng tạo của trẻ hình thành các kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, phân loại, phát triển tư duy cho trẻ giúp trẻ yêu thích và hào hứng khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học.
Phối hợp các phương pháp hợp lý, giáo viên sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt tùy vào từng để tài sao cho trẻ khám phá một cách có hiệu quả nhất.
Xây dựng môi trường cho trẻ khám phá phong phú, đa dạng, gần gũi với trẻ để tăng cường tích chủ động tích cực của trẻ giúp trẻ khám phá mọi lúc mọi nơi mà vẫn đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” từ đó có tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm các hoạt động khám phá khoa học và giúp đỡ những trẻ yếu kém tiến bộ. Tích hợp với các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt rèn luyện cho trẻ những năng lực cảm giác, tri giác, trí tưởng tượng, quan sát... để trẻ đón nhận những điều mới mẻ về thế giới xung quanh. Gây hứng thú cho trẻ bằng cách sử dụng truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát vào hoạt động Khám phá khoa học và giúp cho hoạt động trở lên sinh động hơn, trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. 
Giúp cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục, đặc biệt với hoạt động khám phá khoa học, phát huy tính tích cực của cha mẹ trẻ khi tham gia các hoạt động.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm:
-Trước hết phải xây dựng kế hoạch phám phá khoa học phù hợp với lứa tuổi, với nhu cầu của trẻ và tình hình của lớp. 
+Việc lập kế hoạch giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trẻ và với hiệu quả của hoạt động khám phá mà trẻ tham gia, đó là hệ thống các mục tiêu cần đạt được trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp của hoạt động sao cho có hiệu quả nhất, theo đó kế hoạch giáo dục sẽ căn cứ vào khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm sống của trẻ để xác dịnh mục tiêu, nội dung phương pháp sao cho phù hợp với khả năng của trẻ, để xây dựng kế hoạch cho trẻ hoạt động khám phá khoa học giáo viên cần đánh giá trẻ, từ đó lựa chọn nội dung dạy học đón đầu sự phát triển của trẻ, không dạy những gì trẻ đã biết hoặc quá cao so với sự hiểu biết của trẻ.
Ví dụ trong chủ đề “ nước và các hiện tượng tự nhiên” giáo viên có thể chọn đề tài khám phá gây hứng thú và tạo sự trải nghiệm cho trẻ như: một số thí nghiệm với nước như sự bốc hơi của nước, sự hòa tan của nước, sự ngưng tụ của nước và sự trong suốt của nước, để tổ chức cho trẻ quan sát và làm thí nghiệm, giúp trẻ dự đoán kết quả và đưa ra kết luận về các đặc tính của nước, ngoài ra giáo viên gợi ý cho trẻ trả lời những câu hỏi như với thí nghiệm sự bốc hơi của nước trẻ có dự đoán gì khi đun nước? khi nước ở nhiệt độ cao sẽ như thế nào? thời tiết nắng nóng thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên như thế nào? Trẻ có cách gì để bảo vệ nguồn nước?
+ Việc lập kế hoạch giáo dục sẽ hướng giáo viên vào việc cung cấp cho trẻ những kĩ năng, thao tác để khám phá các đối tượng chứ không phải nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ kiến thức gì.
+ Tùy vào địa phương mà giáo viên lựa chọn những đề tài gần gũi, dễ sưu tầm những vật thật có sẵn ở địa phương và gần gũi với trẻ như: rau, củ, quả, con vật nuôi, đồ dùng trong gia đình... giúp trẻ quan sát, tìm tòi, khám phá và hoạt động với đồ vật thật, tạo hình ảnh trọn vẹn về đối tượng trẻ được khám phá, từ đó gây được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề một số loại rau, giáo viên chọn đề tài khám phá một số loại rau củ quả có sẵn ở địa phương như: dưa leo, cà chua, đậu ve ... những loại quả thật giúp trẻ nhận biết chính xác về màu sắc, có thể sờ, nếm để biết vị, trẻ còn có thể tự thao tác khám phá các đối tượng như cắt vỏ ra, lấy tay tách hột... giúp trẻ quan sát kĩ, nắm đầy đủ các đặc điểm của đối tượng, sẽ giúp trẻ so sánh tốt và phân loại nhanh.
Hình 1: giáo viên lựa chọn đề tài gần gũi với trẻ và có sẵn ở địa phương giúp trẻ được khám phá trên vật thật thay vì phải quan sát trên tranh ảnh.
- Xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoa học:
Tạo môi trường trong và ngoài lớp để trẻ khám phá khoa học.
+ Môi trường trong lớp: Xây dựng góc “Bé yêu khoa học” ở đó giáo viên treo tranh, ảnh, bài thơ câu truyện về các đối tượng được khám phá, những thí nghiệm khoa học, các giá treo tranh truyện, giá đựng các dụng cụ thí nghiệm được đánh dấu để trẻ dễ lấy, dễ cất dọn. Qua các góc chơi ở hoạt động góc, giáo viên chuẩn bị những đồ dùng tự tạo liên quan đến chủ đề trẻ đang khám phá
Ví dụ: Chủ đề quê hương đất nước bác hồ giáo viên tận dụng những nguyên vật liệu mở để tạo ra những đồ dùng đẹp trong hoạt động góc giúp trẻ khám phá về những đồ dùng có ở địa phương như gùi, quần áo thổ cẩm, đồ đan tre...
Hình 2: Giáo viên sưu tầm, trang trí các góc theo chủ đề trẻ đang học thay vì chỉ chơi ở những góc chơi chính.
+ Trang trí lớp, góc học tập, góc thơ truyện bằng các tranh ảnh về các đối tượng khám phá, trang trí qua câu truyện theo các chủ đề ví dụ: chủ đề nước và hiện tượng thiên nhiên giáo viên trang trí góc khám phá theo câu truyện “ vì sao có mưa”. Ở góc gọc tập, góc thư viện giáo viên sưu tầm những câu truyện, bài thơ có trong chủ đề như: truyện “Giọt nước tí xíu”, thơ “Mưa” cho trẻ xem vào giờ đón trẻ, hoạt động góc, hoặc cô treo tranh rời lên tường, tranh các hiện tượng mưa, cầu vồng, mây... trong chủ đề để trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo và quan sát vào những lúc ngoài tiết học. 
Hình 3:Một chủ đề được trang trí tranh tường theo các đề tài Khám phá khoa học sẽ gây hứng thú với trẻ hơn cách trang trí thông thường.
+ Ngoài những đồ dùng sẵn có giáo viên còn tự tạo ra những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học từ những vật liệu mở như vỏ hộp sữa, chai nhựa, lon nước ngọt, bìa cát tông, xốp bitis giúp trẻ rất thích thú, hứng hứng với tiết học.
Ví dụ: Đề tài phương tiện giao thông giáo viên sưu tầm những vật liệu có sẵn như que đè lưỡi, ống hút, tre , xốp bitis, thìa nhựa, vỏ hộp sũa chua tạo thành mô hình về các phương tiện giao thông... sau đó tổ chức cho trẻ khám phá và chơi trò chơi phân loại các phuowg tiện giao thông với đồ dùng được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu như thế này sẽ rất sinh động, bắt mắt và lôi cuốn trẻ.
Hình 4:Giáo viên Tự tạo mô hình từ nguyên vật liệu mở cho trẻ 
khám phá sẽ gây hứng thú hơn so với việc dùng tranh ảnh
+ Môi trường ngoài lớp: Tận dụng những khoảng không gian ngoài sân trường như: vườn rau, vườn hoa, bể cá, góc thiên nhiên để trẻ khám phá.
Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật trẻ được ra sân tìm hiểu các loại hoa, cây trồng trong khuôn viên sân trường, góc thiên nhiên, thông qua các hoạt động ngoài trời để trẻ khám phá về sự phát triển của cây bằng cách cho trẻ tưới nước, nhặt lá vàng, bắt sâu cho lá, trẻ biết được cây xanh cần ánh nắng để quang hợp, cần đủ nước và dinh dưỡng thì sẽ phát triển và cho ra hoa, quả, ngoài ra việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi như thế này sẽ giúp giáo viên quan tâm , động viên đến những trẻ yếu, giúp trẻ hình thành các kĩ năng khám phá, giúp trẻ tìm ra những điều mới lạ, sự thay đổi hàng ngày của sự vật, củng cố kiến thức và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhất là những trẻ nói ngọng, nói lắp. 
Hình 5:Tạo góc thiên nhiên phong phú để trẻ được tự tay trồng và chăm sóc các loại cây cảnh, rau, hoa để thỏa mãn nhu cầu khám phá ở trẻ.
Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm tạo môi trường thuận lợi cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học sẽ thiết kế được các hoạt động khám phá phong phú, đa dạng và lôi cuốn trẻ tham gia.
 Giải pháp 2: Linh hoạt sử dụng các thủ thuật gây hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học
Sử dụng các phương tiện trực quan vào trong các hoạt động khám phá khoa học:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, cài đặt và sử dụng một số phần mềm vui chơi, học tập đa 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc