Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Trung học Cơ sở sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Trung học Cơ sở sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh

Bảo mật thông tin cá nhân

- Thông tin cá nhân là bao gồm tất cả các thông tin như họ tên, số điện thoại, ngày tháng năm sinh,. Nó là thứ cho biết bạn là ai - bao gồm tính cách, tín ngưỡng và giá trị của bạn, kỹ năng, mối quan tâm và sở thích của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng - chúng ta còn có một Danh tính trực tuyến nữa, được gọi là Danh tính số đó là tất cả thông tin bạn nhập, đăng lên và chia sẻ khi bạn truy cập internet giúp hình thành danh tính số của bạn. Như vậy, các em phải xác định mình cần chia sẽ những gì trên mạng? Việc quyết định thông tin cá nhân nào nên chia sẻ công khai trên Internet và thông tin nào nên giữ riêng tư có thể là một quyết định khó khăn và việc đầu tiên chúng ta cần chú tâm tới đó là chúng ta thường tương tác với những ai? Và Ai có thể truy cập được thông tin của chúng ta? Em sẽ cho bạn bè biết tên của mình chứ? Em sẽ cho họ biết ngày sinh của em chứ?

- Hãy suy nghĩ về cách em sử dụng Internet. Dành thời gian để suy ngẫm về những thông tin em chia sẻ, và cân nhắc xem các bài đăng của em có làm tổn thương người khác không, có dễ gây hiểu lầm hoặc làm tổn hại tới danh tiếng của bạn hoặc người khác hay không? Tuy nhiên nó hoạt động như thế nào? Lý do chúng ta cần nói về cái tôi trực tuyến và tại sao bạn cần suy nghĩ về những gì cá nhân chia sẻ trên Internet là vì mỗi khi bạn truy cập mạng và đăng bất cứ nội dung hoặc nhập thông tin nào đó, em sẽ để lại dấu chân số của em. Điều đó cũng giống như khi em bước đi trên thông tin hay dữ liệu nào đó lên Internet, em sẽ để lại dấu vết dữ liệu của mình trên đó. Và từ đó, thông tin của em sẽ được lưu trữ lại giống như em đang đi trên đất hoặc bùn, em có thể nhìn thấy dấu chân của mình để lại phía sau. Điều đó có nghĩa là: Bất kỳ hành vi trực tuyến nào bạn thực hiện cũng sẽ để lại dấu vết và người khác có thể truy cập được - tùy thuộc vào cách bạn quản lý không gian trực tuyến đó. Bởi có rất nhiều cách người khác có thể truy cập được thông tin về chúng ta nên việc cân nhắc cẩn thận những gì chúng ta chia sẻ trực tuyến là điều cần thiết. Cũng như trong đời thực, em cần cảnh giác với những người lạ trên Internet. Trong cuộc sống thực, em có nhiều yếu tố hơn để đánh giá xem có nên tin tưởng người đó hay không. Tuy nhiên, điều này lại rất khó khi bạn trực tuyến. Có nghĩa là, bạn không thể chắc chắn được động cơ thực sự của họ. Ví dụ: cũng có cả những kẻ quấy rối trên mạng và những kẻ đăng các bài gây tranh cãi trên mạng xã hội và các diễn đàn.

doc 8 trang hoathepmc36 26/02/2022 9334
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Trung học Cơ sở sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến trường THCS An Thạnh Đông;
 Hội đồng Sáng kiến huyện Cù Lao Dung.
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
Họ và tên
Ngày
Nơi công tác
Chức
Trình độ
Tỷ lệ (%) đóng góp
TT
tháng
(hoặc nơi
danh
chuyên
vào việc tạo ra sáng
năm
thường trú)
môn
kiến (ghi rõ đối với
sinh
từng đồng tác giả, nếu
có)
1
Trần Thị Thu Truyền
26/4/1987
Trường THCS An Thạnh Đông
Giáo viên
Đại học
100%
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh.
Lĩnh vực áp dụng: Công nghệ thông tin
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 25/11/2019
Mô tả nội dung sáng kiến:
1. Tính mới của giải pháp
Đầu năm học 2019-2020 trường THCS An Thạnh Đông có tổng số học sinh là 323 em. Theo thống kê về tình hình sử dụng internet của học sinh thì có khoản 250 em học sinh là sử dụng mạng Internet, MXH (mạng xã hội), điều này cho thấy phần đông các em đã tiếp cận với máy tính, điện thoại di động thông minh để phục vụ cho học tập, giải trí.
Theo số liệu thống kê internet của các em học sinh thì các em dành trung bình tới 4 giờ 30 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Trong đó, dùng trung bình 2 giờ 30 phút để dùng MXH, 1 giờ để học tập, 1 giờ để giải trí. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, học sinh không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet. Thời gian sử dụng MXH khá nhiều chủ yếu là các MXH: Facebook, Zalo, YouTube, Tik Tok,... 
Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh” đưa ra nhằm mục đích giúp các em học sinh trở thành Người dùng trực tuyến có trách nhiệm và được ở trong môi trường trực tuyến an toàn tránh được một số rủi ro khi tương tác trực tuyến ví dụ như: Gặp người lạ, bị bắt nạt... rèn luyện cho các em kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội đồng thời đưa ra một số cách nhận biết thông tin giả trên mạng. Bên cạnh đó, giúp cho học sinh yêu thích hơn bộ môn Tin học để từ đó học sinh biết khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. 
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Bảo mật thông tin cá nhân
- Thông tin cá nhân là bao gồm tất cả các thông tin như họ tên, số điện thoại, ngày tháng năm sinh,... Nó là thứ cho biết bạn là ai - bao gồm tính cách, tín ngưỡng và giá trị của bạn, kỹ năng, mối quan tâm và sở thích của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng - chúng ta còn có một Danh tính trực tuyến nữa, được gọi là Danh tính số đó là tất cả thông tin bạn nhập, đăng lên và chia sẻ khi bạn truy cập internet giúp hình thành danh tính số của bạn. Như vậy, các em phải xác định mình cần chia sẽ những gì trên mạng? Việc quyết định thông tin cá nhân nào nên chia sẻ công khai trên Internet và thông tin nào nên giữ riêng tư có thể là một quyết định khó khăn và việc đầu tiên chúng ta cần chú tâm tới đó là chúng ta thường tương tác với những ai? Và Ai có thể truy cập được thông tin của chúng ta? Em sẽ cho bạn bè biết tên của mình chứ? Em sẽ cho họ biết ngày sinh của em chứ? 
- Hãy suy nghĩ về cách em sử dụng Internet. Dành thời gian để suy ngẫm về những thông tin em chia sẻ, và cân nhắc xem các bài đăng của em có làm tổn thương người khác không, có dễ gây hiểu lầm hoặc làm tổn hại tới danh tiếng của bạn hoặc người khác hay không? Tuy nhiên nó hoạt động như thế nào? Lý do chúng ta cần nói về cái tôi trực tuyến và tại sao bạn cần suy nghĩ về những gì cá nhân chia sẻ trên Internet là vì mỗi khi bạn truy cập mạng và đăng bất cứ nội dung hoặc nhập thông tin nào đó, em sẽ để lại dấu chân số của em. Điều đó cũng giống như khi em bước đi trên thông tin hay dữ liệu nào đó lên Internet, em sẽ để lại dấu vết dữ liệu của mình trên đó. Và từ đó, thông tin của em sẽ được lưu trữ lại giống như em đang đi trên đất hoặc bùn, em có thể nhìn thấy dấu chân của mình để lại phía sau. Điều đó có nghĩa là: Bất kỳ hành vi trực tuyến nào bạn thực hiện cũng sẽ để lại dấu vết và người khác có thể truy cập được - tùy thuộc vào cách bạn quản lý không gian trực tuyến đó. Bởi có rất nhiều cách người khác có thể truy cập được thông tin về chúng ta nên việc cân nhắc cẩn thận những gì chúng ta chia sẻ trực tuyến là điều cần thiết. Cũng như trong đời thực, em cần cảnh giác với những người lạ trên Internet. Trong cuộc sống thực, em có nhiều yếu tố hơn để đánh giá xem có nên tin tưởng người đó hay không. Tuy nhiên, điều này lại rất khó khi bạn trực tuyến. Có nghĩa là, bạn không thể chắc chắn được động cơ thực sự của họ. Ví dụ: cũng có cả những kẻ quấy rối trên mạng và những kẻ đăng các bài gây tranh cãi trên mạng xã hội và các diễn đàn. 
Do vậy, để đảm bảo an toàn thông tin trên mạng Internet ta có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Đặt mật khẩu mạnh cho các tài khoản của mình: Mật khẩu mạnh là mật khẩu vừa có chữ số, chữ cái và phải có kí tự đặt biệt, ví dụ: THCSATD2604@.
- Đăng xuất tài khoản khi không sử dụng nữa
- Cài đặt chế độ xác thực 02 yếu tố đối với tài khoản facebook
- Sử dụng phần mềm bảo mật để bảo vệ thông tin số của bạn. Chẳng hạn như phần mềm Qwerty letmein phần mềm này có thể được cài trên các thiết bị như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng hay cả máy tính để bàn chúng được thiết kế để bảo vệ các thiết bị cũng như thông tin số. 
2.2 Rèn luyện kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội
- Tự chủ bản thân, giao tiếp chuẩn mực, có trách nhiệm với lời nói và hành vi trên mạng xã hội
Tự chủ bản thân đòi hỏi phải có quan điểm độc lập, đúng đắn, không bị cuốn hút, đua theo các xu hướng (trend) phản giá trị chân - thiện - mỹ. Đồng thời cũng đòi chúng ta phải làm chủ công nghệ, quản trị, điều chỉnh các thông tin, cảm nghĩ của mình một cách hợp lý. Ví dụ: cần có sự cẩn trọng và trách nhiệm cao về bình luận, đánh giá con người trong việc lựa chọn like, yêu thích hoặc chia sẻ thông tin, ý kiến từ người khác. Giao tiếp chuẩn mực là giao tiếp có văn hóa, đòi hỏi chúng ta phải có các hành vi văn minh như thể hiện các lời: xin chào, xin phép, cám ơn, xin lỗi tuyệt đối tránh các hành vi nói tục, kỳ thị, phỉ báng, vu khống người khác...
- Không ngừng học hỏi, chọn lọc, tận dụng thế mạnh và nguồn lực của MXH vào phát triển bản thân cũng như trong học tập 
MXH không chỉ là một phương tiện giao tiếp, truyền thông nhanh và hiệu quả mà ở mức độ nào đó còn là nơi học hỏi, lưu giữ các thông tin, câu chuyện, kỷ niệm có giá trị. Cần phải có cách ứng xử khôn ngoan đối với MXH, không nên có thái độ kỳ thị.
- Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hóa.
- Tuân thủ những quy định của luật an ninh mạng.
Chúng ta là người có thể sáng tạo ra nội dung khi mình đăng, bình luận, chia sẽ trên mạng xã hội, cũng có thể là một thợ chụp ảnh, một nhà quay phim tạo ra video ngắn đăng tải trên mạng xã hội... Do đó, chúng ta phải có trách nhiệm khi sáng tạo và đưa ra nội dung và nên nhớ rằng việc dừng lại và suy nghĩ về những hành động mình làm trên Interne, những thông tin, bài đăng mình chia sẻ là một việc hữu ích. Sau khi suy nghĩ kĩ càng, lúc đó hãy hành động.
2.3 Biện pháp phát hiện tin giả
MXH là một sân khấu ảo, chứa đựng nhiều vấn đề phi thực tế, ngụy tạo. Khác với sách vở và báo chí, các thông tin trên MXH có thể được đưa ra từ những người có ý đồ vụ lợi, giả danh nên thiếu căn cứ, không rõ nguồn gốc và dễ bị làm giả hoặc dàn dựng lại. Khi tham gia mạng cần chú ý về nguồn gốc của các thông tin, không phải thông tin nào trên mạng đều là đúng sự thật. 
Một số biện pháp để phát hiện tin giả:
- Hãy hoài nghi về tiêu đề của bài viết: Tin giả thường có một tiêu đề thu hút chú ý, được viết bằng CHỮ IN HOA với rất nhiều DẤU CHẤM THAN!!!!
- Tiếp theo, hãy xem xét kỹ các URL (đường dẫn hay địa chỉ dùng để tham chiếu đến các tài nguyên trên mạng Internet) chẳng hạn, nếu mình nhận được email từ ngân hàng của mình, email đó có thể trông rất thực và yêu cầu mình đăng nhập để kiểm tra số dư của mình... 
+ Trước khi bạn làm điều đó, hãy kiểm tra kỹ đường dẫn URL. 
+ Nhiều trang web tin tức giả bắt chước các nguồn tin thực bằng cách thực hiện các thay đổi nhỏ đối với URL.
+ Một URL giả mạo hoặc tương tự có thể là dấu hiệu cảnh báo về tin giả, vì vậy thay vì nhấp vào liên kết để tìm hiểu xem nó có phải giả mạo không, hãy mở một cửa sổ trình duyệt mới và truy cập trang web thực sự, sau đó so sánh URL thật với URL còn lại để quyết định.
- Hãy xem xét các bức ảnh trong câu chuyện. Những câu chuyện sai lệch thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa. Đôi khi bức ảnh có thể có thật nhưng được đưa ra khỏi bối cảnh để thay đổi ý nghĩa của chúng. Mình có thể tìm kiếm hình ảnh đó để xác minh xem nó đến từ đâu.
- Hãy xem xét kỹ ngày tháng trong câu chuyện Những câu chuyện sai lệch có thể chứa các mốc thời gian không hợp lý hoặc ngày của sự kiện đã bị thay đổi.
- Một số trang web được cấp phép tại Việt Nam:
Tên miền
Dành cho
GOV.VN
Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
COM.VN
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
NET.VN
Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng.
ORG.VN
Các tổ chức hoạt động lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
INT.VN
Tổ chức quốc tế
AC.VN
Các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu.
BIZ.VN
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại (tương đương với tên miền COM.VN)
EDU.VN
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
2.4. Tuyên truyền về luật Giao dịch điện tử, luật Công nghệ thông tin, luật An toàn thông tin trên mạng, luật An ninh mạng.
	Cũng như nhiều nước trên thế giới, nước ta đã có những điều luật quy định những khung hình phạt đối với các vi phạm như ăn cắp, phá hoại thông tin, vi phạm bản quyền và thông tin cá nhân hay truyền bá những thông tin độc hại:
	- Luật Giao dịch điện tử có hiệu luật từ 01/3/2006
	- Quốc hội nước ta đã ban hành luật Công nghệ thông tin với hiệu luật thi hành từ 01/2007
	- Luật An toàn thông tin mạng với hiệu lực thi hành từ tháng 7/2016
- Luật An ninh mạng được quốc hội Việt Nam ban hành tháng 6 năm 2018 và có hiệu luật từ ngày 01/01/2019 đã quy định nghiêm cấm các hành vi sử dụng không gian mạng để vi phạm pháp luật.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Việc thực hiện nội dung này đã tạo cho học sinh sự thích thú và có thêm một số kỹ năng, kiến thức cần thiết trong thời đại 4.0 này. Sáng kiến không chỉ áp dụng đối với học sinh THCS mà còn áp dụng được cho tất cả mọi lứa tuổi kể cả học sinh Tiểu học, THPT, cán bộ, công nhân viên trong và ngoài nhà trường. Mọi người dân có máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet.
	Bên cạnh đó, đối với những đối tượng học sinh chưa tham gia mạng xã hội thì các em có thể về tuyên truyền cho anh, chị hoặc cha mẹ ông bà về những thông tin này.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi giáo viên phải năng động, linh hoạt và phải là người trực tiếp tiếp xúc với học sinh và có thể lắng nghe những trải nghiệm của các em để xác định xem liệu học sinh của mình có gặp các rủi ro trong tương tác trực tuyến không? Giáo viên phải lắng nghe kỹ bắt kỳ dấu hiệu cảnh báo nào.
Giáo viên biết nắm bắt tốt dư luận xã hội. Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến thể hiện thái độ của công chúng trước các vấn đề, sự kiện có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích và các mối quan tâm của họ. Dư luận xã hội thể hiện trên các mặt nhận thức, cảm xúc, ý chí (đôi khi cả trong hành động) trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các em học sinh.
Giáo viên và học sinh cần có máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet.
5. Kết quả đạt được
Với những giải pháp nêu trên, sau khi áp dụng tại trường tôi nhận thấy có một số kết quả như sau:
- Đối với giáo viên: Là người trực tiếp trao đổi, lắng nghe các trải nghiệm của học sinh nên việc nắm bắt tình hình của học sinh rất tốt. Giữa cô trò thân thiện hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ được cho các em học sinh trong việc sử dụng mạng. Giúp các em không phải sợ Internet mà cần chú tâm hơn tới những nội dung mà các em tương tác. Nói cách khác là cần phải suy nghĩ trước khi tương tác và chia sẽ.
- Đối với với học sinh: Có thêm nhiều kiến thức về bảo vệ danh tính số, cũng như sự đa dạng trong xã hội là đều tốt vầ không nên vì một người nào đó khác biệt mà chúng ta trêu chọc hoặc bắt nạt họ từ đó học sinh biết cách tôn trọng trong giao tiếp, ứng xử văn hóa trên mạng xã hội.
Trên đây là sáng kiến về “Một số biện pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh” nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự tìm hiểu phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác mà bản thân tôi đã áp dụng ở trường học trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để cùng hoàn thành tốt hơn cho sự nghiệp “trồng người”.
Xin trân trọng cám ơn!
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 An Thạnh Đông, ngày ... tháng... năm 2020
Người nộp đơn
 Trần Thị Thu Truyền

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_trung_h.doc