Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vượt qua căng thẳng mùa covid

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vượt qua căng thẳng mùa covid

         * Cơ sở của sáng kiến: Cuộc sống hiện đại với những guồng quay hối hả của công việc, học hành, giải trí…chiếm gần trọn thời gian của mỗi chúng ta. Với học sinh tiểu học, các em đang sống trong khi xã hội hiện đại với xu thế toàn cầu hóa, sự kết nối, phát triển công nghệ thông tin nhanh đến chóng mặt. Điều này đã mang lại cho các em nhiều cơ hội học tập để hiểu biết toàn diện hơn về cuộc sống thực tại.

          Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những thuận lợi thì công nghệ thông tin cũng có không ít những mặt trái: chỉ số ít trong các em vào mạng internet để tìm kiến thức phục vụ cho học tập mà phần đông là tìm các trò giải trí như game, chat, tìm kiếm thông tin, hình ảnh về thần tượng … Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng, sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của học sinh mà không phải bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và nắm bắt được.

* Tổng quan thông tin: Năm 2021 khi phải đối mặt với một tình hình đất nước với những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch covid 19, mỗi người phải học tâp và thích ứng với những phương thức sống mới mà trước đây chưa có tiền lệ. Bản thân mỗi người đều chưa có kinh nghiệm trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi phải sống trong thời gian giãn cách xã hội, phong tỏa địa phương để phòng chống dịch bệnh thì thử hỏi làm sao chúng ta tránh được những căng thẳng, ức chế tâm lý. 

Cha mẹ không đi làm được dẫn đến khó khăn về kinh tế gia đình. Từ đó, không ít những cách ứng phó tiêu cực với cuộc sống và chính điều đó đã ảnh hưởng trức tiếp đến trẻ. Chính là những em học sinh mà đến ngày tựu trường không được đi học. 

docx 15 trang Phúc Hảo 03/04/2024 3630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vượt qua căng thẳng mùa covid", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 VƯỢT QUA CĂNG THẲNG MÙA COVID
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 * Cơ sở của sáng kiến: Cuộc sống hiện đại với những guồng quay hối hả của công việc, học hành, giải tríchiếm gần trọn thời gian của mỗi chúng ta. Với học sinh tiểu học, các em đang sống trong khi xã hội hiện đại với xu thế toàn cầu hóa, sự kết nối, phát triển công nghệ thông tin nhanh đến chóng mặt. Điều này đã mang lại cho các em nhiều cơ hội học tập để hiểu biết toàn diện hơn về cuộc sống thực tại.
          Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những thuận lợi thì công nghệ thông tin cũng có không ít những mặt trái: chỉ số ít trong các em vào mạng internet để tìm kiến thức phục vụ cho học tập mà phần đông là tìm các trò giải trí như game, chat, tìm kiếm thông tin, hình ảnh về thần tượng  Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng, sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của học sinh mà không phải bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và nắm bắt được.
* Tổng quan thông tin: Năm 2021 khi phải đối mặt với một tình hình đất nước với những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch covid 19, mỗi người phải học tâp và thích ứng với những phương thức sống mới mà trước đây chưa có tiền lệ. Bản thân mỗi người đều chưa có kinh nghiệm trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi phải sống trong thời gian giãn cách xã hội, phong tỏa địa phương để phòng chống dịch bệnh thì thử hỏi làm sao chúng ta tránh được những căng thẳng, ức chế tâm lý. 
Cha mẹ không đi làm được dẫn đến khó khăn về kinh tế gia đình. Từ đó, không ít những cách ứng phó tiêu cực với cuộc sống và chính điều đó đã ảnh hưởng trức tiếp đến trẻ. Chính là những em học sinh mà đến ngày tựu trường không được đi học. 
* Khẳng định tính khoa học của sáng kiến: Năm học 2021 – 2022, ngành giáo dục huyện Hồng Dân phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới khi phải thực hiện việc dạy – học với hình thức mà từ trước tới nay chưa hề có ở vùng nông thôn: Đó là dạy – học online. Giáo viên phải làm quen với hình thức dạy mới với những khó khăn mà bản thân chưa hề có kinh nghiệm. Học sinh phải học tập với hình thức học mới với những khó khăn từ bản thân các em chưa được biết; từ điều kiện kinh tế gia đình. 
Trước tình hình đó, bản thân là một người giáo viên, ngày ngày tiếp xúc với các em qua lớp học online Tôi đã phần nào nhận ra những biểu hiện khác thường cũng như nhận thức được những hậu quả xấu đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, sau bao ngày trăn trở, Tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vượt qua căng thẳng mùa covid” với một mục đích cụ thể và rõ ràng là góp một phần sức lực nhỏ bé của mình nhằm hạn chế các rủi ro, bất hạnh không đáng có mà lại rất có thể xảy đến cho các em học sinh trong độ tuổi dậy thì, một độ tuổi vô cùng phức tạp trong tâm sinh lý con người. Để phần nào giúp các em vượt qua thời điểm khó khăn này, vượt qua những căng thẳng hiện tại và thích ứng với cuộc sống mới.
B. NỘI DUNG 
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Rõ ràng là trong cuộc sống chẳng có ai là chưa một lần gặp phải tình trạng căng thẳng. Nhưng với học sinh Tiểu học không phải em nào cũng nhận thấy được bản thân mình đang trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên trước khi giáo dục cho các em khả năng ứng phó thì trước hết phải cho các em hiểu căng thẳng là gì? Ứng phó với căng thẳng là như thế nào? Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi phải đối mặt với tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh covid 19 không ai trong chúng ta có kỹ năng ứng phó hoàn chỉnh. Thực trạng hiện nay thường xảy ra hai vấn đề chính:
Một là: chúng ta chủ quan nghĩ rằng: Nhiệm vụ của giáo viên là dạy học: có nghĩa là đơn thuần cung cấp kiến thức cho học sinh. Giáo viên chưa quan tâm đến việc cần hỗ trợ tư vấn tâm lý giúp học sinh vượt qua căng thẳng. 
 Hai là: Một số giáo viên lựa chọn phương pháp không phù hợp với đặc điểm tâm -sinh lí của trẻ hoặc không phù hợp với đặc điểm riêng của từng học sinh. Hoặc là giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp nhưng vận dụng không thành thạo.	
Theo tài liệu Giáo dục lối sống dành cho học sinh lớp 5 của chương trình VNEN thì:
        - Tình trạng căng thẳng là một cách phản ứng của cơ thể để đáp lại tác động của những sự kiện, tình huống xảy ra làm cho con người cảm thấy mất cân bằng, bị đe dọa, hoặc quá sức chịu đựng.
          - Ứng phó với căng thẳng là khả năng, cách thức con người nhận biết, xử lý một cách tích cực, hiệu quả những tình huống gây ra căng thẳng với mình để trở lại trạng thái cân bằng, hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần.
          Đồng thời người giáo viên cũng phải cho các em hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng rất đa dạng, có thể xuất phát từ gia đình, học tập, bạn bè,và có tính phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh sống (có sự việc gây ra căng thẳng cho người này mà bình thường với người khác).
          Ví dụ: Với em Đào Trương Hữu Nghị mỗi lần em được cô mời phát biểu ý kiến thì em rất vui sướng. Nhưng với em Võ Chí Hào thì việc cô mời phát biểu ý kiến với em như là một hình phạt, và câu trả lời của em thường là: “Thưa cô, em chưa suy nghĩ ra.”
          Người giáo viên cũng cần chỉ rõ cho các em biết khi con người bị căng thẳng họ thường cảm thấy tim đập nhanh, thường xuyên hồi hộp, khó tập trung, khả năng ghi nhớ kém, nhiều ý nghĩ lo lắng dồn dập, buồn phiền, thu mình, sợ hãi, hoang mang, dễ bị kích động, cáu kỉnh, giảm khả năng suy xét sự việc, suy nghĩ chậm, trì trệ, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề. Vì vậy ta thường thấy người bị căng thẳng hay có những hành động tiêu cực. Đây chính là gốc rễ của bao nhiêu hậu quả đau lòng do tình trạng căng thẳng gây ra.
II. MÔ TẢ NỘI DUNG - BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VƯỢT QUA CĂNG THẲNG MÙA COVID
1. Giáo dục cho học sinh hiểu tác động của căng thẳng đối với con người.
          Trong cuộc sống của mỗi người, thông thường khi ta gặp một tình huống có tính chất mới thì cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện trạng thái căng thẳng. Như vậy, căng thẳng là một cách để cơ thể tự bảo vệ mình. Do vậy, căng thẳng luôn có tính tiêu cực. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng sự căng thẳng quá mức sẽ có tác động tiêu cực tới mọi mặt của sức khỏe, tinh thần của con người.
          Ví dụ: Khi ta thổi một quả bóng bay, nếu không khí được thổi vào quả bóng ở mức độ vừa phải, ta sẽ có một quả bóng thật đẹp. Nhưng nếu không khí được đẩy vào quá mức, quả bóng có thể bị vỡ, thậm chí gây thương tích cho người thổi.
          Từ ví dụ Tôi vừa đưa ra, ta có thể dễ dàng liên tưởng tới những áp lực trong học tập mà hằng ngày các em phải đối mặt. Việc học online là hoàn toàn mới với cả giáo viên và học sinh tiểu học và đó cũng là nguyên nhân gây nên căng thẳng cho học sinh lớp 5.
          Tuy nhiên, cũng cần nhận thức được rằng, căng thẳng cũng có mặt tích cực của nó. Bởi vì, nếu các em học sinh chịu những sự căng thẳng ở mức độ vừa phải, trong khả năng chịu đựng (như quả bóng bay Tôi đã dẫn chứng) thì sự căng thẳng lại có tác dụng kích thích các em, giúp các em hoạt động, học tập hiệu quả hơn, tập trung ý chí, tinh thần cao độ để vượt qua thử thách.
          Ví dụ: Trước một hình thức học tập mới sự căng thẳng chắc chắn sẽ xuất hiện. Có thể do nỗi lo lắng các em sợ mất lòng tin từ thầy cô, sợ buồn lòng cha mẹ nếu như các em không tham gia học được như bạn bè cùng lớp. Hay áp lực từ chính lòng kiêu hãnh, tự hào của chính bản thân các em: Phải học được như các anh chị lớp trên. Từ đó, sự căng thẳng này có thể trở thành những động cơ tích cực, thúc giục các em nỗ lực hết mình để giành những kết quả tốt nhất.
          Hay khi một gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Tình huống này chắc chắn sẽ gây căng thẳng cho mỗi học sinh nếu rơi vào hoàn cảnh ấy. Nhưng với một số em, nó lại là động lực để các em cố gắng hơn trong cuộc sống để có thể đỡ đần cha mẹ hoặc giúp đỡ cha mẹ nuôi các em, Từ đó ta thấy rõ ràng rằng, căng thẳng bên cạnh tính chất tiêu cực nó cũng có sự tích cực riêng.
2. Giáo dục cho học sinh hiểu cách ứng phó tiêu cực và cách ứng phó tích cực đối với tình trạng căng thẳng
          Vậy phải làm sao để ứng phó với căng thẳng và ứng phó với tình trạng đó bằng những giải pháp tích cực để góp phần hạn chế những ảnh hưởng có hại tới các em? Điều này đòi hỏi người giáo viên phải giúp cho các em ý thức được rằng có nhiều cách ứng phó với căng thẳng. Có cả cách tiêu cực lẫn tích cực. Khi ta giải quyết vấn đề bằng các giải pháp tiêu cực thì căng thẳng đó không những không mất đi mà đôi khi tính chất nghiêm trọng của sự việc càng tăng và hậu quả của nó gây ra cho bản thân ta càng nạng nề hơn. Còn khi ta biết vận dụng các giải pháp tích cực ta có thể nhanh chóng giải quyết được sự việc đó và lấy lại cân bằng cho cuộc sống hiện tại.
          Để giáo dục được điều này Tôi đã xây dựng một danh sách trong đó có đề cập đến một loạt cách ứng phó với căng thẳng (cả cách ứng phó tiêu cực và cả cách ứng phó tích cực). Sau đó, yêu cầu các em xác định đâu là những cách ứng phó với căng thẳng tiêu cực và đâu là cách ứng phó tích cực với căng thẳng.
          Cụ thể trong Tiết Giáo dục lối sống ở bài: “Vượt qua căng thẳng” Tôi đã cho học sinh lựa chọn, tìm các cách ứng phó với căng thẳng: cách tích cực và cách tiêu cực.
          - Khóc lóc triền miên, than thân trách phận.
          - Tránh cầu toàn quá mức.
          - Đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch. Trò chuyện với một người bạn thân.
          - Trì hoãn công việc.
          - Tự hủy hoại bản thân.
          - Tìm kiếm mặt tích cực của vấn đề.
          - Gặp gỡ, giao lưu với những người bạn mới.
          - Hay cáu giận, bực bội,
          - Ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn.
          - Tìm những mặt mạnh, phẩm chất tốt ở bản thân để lấy lại tự tin.
          - Tránh tham gia các hoạt động tập thể.
          - Hút thuốc, uống rượu.
          - Viết ra điều khiến mình bực bội hoặc ghi nhật kí.
          - Chơi một môn thể thao yêu thích, tập thể dục.
          - Hít vào thật sâu và đi dạo.
          - Tránh gặp gỡ bạn bè, gia đình.Trì hoãn những việc cần làm.
          - Tìm lời khuyên từ người tin cậy, có kinh nghiệm..
          - Tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ.
          - Nghĩ về những thành quả mình đã đạt được.
Một số cách ứng phó tiêu cực
 M ột số cách ứng phó tích cực
- Khóc lóc triền miên, than thân trách phận.
- Trì hoãn công việc.
- Tự hủy hoại bản thân.
- Hay cáu giận, bực bội,
- Ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn.
- Tránh tham gia các hoạt động tập thể.
- Hút thuốc, uống rượu.
- Tránh gặp gỡ bạn bè, gia đình.Trì hoãn những việc cần làm.
- Tránh cầu toàn quá mức.
- Đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch.
- Trò chuyện với một người bạn thân.
- Tìm kiếm mặt tích cực của vấn đề.
- Gặp gỡ, giao lưu với những người bạn mới.
- Tìm những mặt mạnh, phẩm chất tốt ở bản thân để lấy lại tự tin.
- Viết ra điều khiến mình bực bội hoặc ghi nhật kí.
- Chơi một môn thể thao yêu thích, tập thể dục.
- Hít vào thật sâu và đi dạo.
- Tìm lời khuyên từ người tin cậy, có kinh nghiệm..
- Tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Nghĩ về những thành quả mình đã đạt được.
 Sau hoạt động này, bản thân mỗi học sinh sẽ định hình và tích lũy cho mình được một vốn sống trong ứng xử với các vấn đề căng thẳng của cuộc sống. Và người giáo viên cần đặt một tình huống cụ thể, thiết thực và yêu cầu các em giải quyết.
          Tình huống: Trong giờ kiểm tra Toán, Quân loay hoay mãi không làm được bài. Quân yêu cầu bạn Hòa ngồi bên cạnh cho mình chép bài nhưng bạn Hòa từ chối. Quân rất bực tức gọi bạn Hòa là “đồ ích kỉ; đồ tồi” và xui các bạn trong nhóm không chơi với Hòa nữa. Nếu em là Hòa, em sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?
          Với tình huống này sẽ có nhiều cách giải quyết tùy vào mỗi học sinh. Nhưng người giáo viên phải cho các em hiểu được rằng cách nào sẽ giải quyết được tận gốc của vấn đề còn cách nào thì không?
          Một số học sinh chọn các giải pháp sau: khóc lóc, buồn bã, trốn tránh mọi người, cáu giận, nhịn ăn
          Một số học sinh chọn các giải pháp: Trò chuyện với một người bạn thân. tìm những mặt mạnh, phẩm chất tốt ở bản thân để lấy lại tự tin, tìm lời khuyên từ người tin cậy, có kinh nghiệm, tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, cha mẹ.
          Qua các cách giải quyết trên, mỗi học sinh sẽ dễ dàng thấy được cách ứng phó tích cực sẽ đem lại lợi ích to lớn cho chính bản thân các em. Giúp các em cân bằng lại cuộc sống của mình. Còn cách giải quyết tiêu cực chỉ tạo cho tình trạng căng thẳng trầm trọng thêm.
3. Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thăng thông qua các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ sinh hoạt, qua các trò chơi.
          Với hình thức này giúp các em học sinh vừa vui chơi, vừa có thể hình thành kĩ năng ứng phó với căng thẳng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không cứng nhắc, gò bó, khô khan, nhàm chán. Điều thuận lợi của phương pháp này ở chỗ trong mỗi tuần học, Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các tiết học ngoài giờ lên lớp theo chủ đề tháng – các tiết sinh hoạt lớp.Tại lớp học online GV tổ chức cho các em trò chơi bằng cách ứng dụng các phần mềm như :Kahoot; chiếc nón kỳ diệu, đổ xúc sắc; sử dụng nhóm zalo để trao đổi thông tin, hỗ trợ học tập, trưng bày hình ảnh, kết quả bài làmQua đó, tạo cho các em có cơ hội sinh hoạt tập thể, tính tương tác – hợp tác cao nên việc hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng phó với những căng thẳng nảy sinh trong quá trình hoạt động. Đồng thời việc kết hợp các hình thức hoạt động này trong quá trình học tập sẽ giúp các em cân bằng cuộc sống học tập căng thẳng thường ngày. Rèn luyện về tinh thần, thêm vào đó, điều này còn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện.
          Ví dụ: 
          Tình huống 1: Tại lớp học trực tuyến.
Trong giờ học online, cô giáo gọi bạn Ngọc Giàu trả lời câu hỏi nhưng bạn Ngọc Giàu không hề có tín hiệu phản hồi gì. Cô không hiểu tại sao nên trách bạn không hợp tác trong giờ học. Nếu em là bạn Ngọc Giàu em sẽ ứng phó như thế nào? Nếu em là bạn của bạn Ngọc Giàu em sẽ làm gì?
          Cách giải quyết:
- Nếu là Ngọc Giàu, em sẽ: nhắn tin xin lỗi cô; Nói rõ lí do em không trả lời khi cô gọi ( máy em bị hư mic; gia đình đang quá ồn, em bị rớt mạng nên không nghe rõ) 
- Nếu là thành viên trong lớp, em sẽ: Giúp bạn Ngọc Giàu trình bày lý do vì sao không tương tác với cô trong giờ học; nhờ cô có biện pháp hỗ trợ bạn trong học tập.
          Tình huống 2: Tại lớp học trực tiếp
Trong giờ ra chơi 2 bạn cùng lớp chơi chọi cầu. Bạn An lỡ tay chọi trúng vào lưng bạn Bình rất mạnh. Bình vô cùng tức giận. Nếu em là An trong lúc đó em sẽ làm thế nào? Nếu em là Bình em sẽ cư xử ra sao?
          Cách giải quyết:
- Nếu là bạn Bình thì em có thể đánh bạn An, lớn tiếng trách mắng bạn, bỏ qua xem đó là hành động lỡ tay của bạn, gọi bạn lại và nhắc nhở bạn phải cẩn thận khi chơi không làm đau bạn
- Còn nếu em là bạn An em có thể xin lỗi Bình, mặc kệ bạn, nếu Bình lớn tiếng trách mắng em thì em sẽ đánh bạn, không chơi với bạn nữa
          Như vậy, bằng những hoạt động thực tiễn, thiết thực, gần gũi cũng có thể giúp các em hình thành kĩ năng ứng phó với căng thẳng một cách tự nhiên. Điều quan trọng là người giáo viên cần biết khơi gợi cũng như biết định hướng cho các em áp dụng những kĩ năng ứng phó tích cực để giúp các em không những vượt qua các thử thách mà qua đó còn ý thức sâu sắc hơn các giá trị của tình bạn, tình thân, tình thầy trò
4. Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thăng thông qua các môn học
          Hiện nay dạy học theo phương pháp tích hợp là một phương pháp đang được áp dụng rộng rãi. Điều này không chỉ giúp các em hình thành tri thức mà còn giúp các em hiểu vấn đề sâu hơn. Từ một môn học người giáo viên có thể liên hệ thực tế hoặc tích hợp với môn học khác. Vì vậy tôi có thể dễ dàng để giáo dục kĩ năng ứng phó với căng thẳng cho các em qua các môn học.
4.1. Môn Tiếng Việt
          Đây là môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm nhận các vấn đề trong cuộc sống qua các bức tranh của tác phẩm văn học. Từ đó học sinh có thể rút ra cho mình những cách hành xử tốt đẹp, lối sống lành mạnh, cao thượng đối với những người xung quanh cũng như rút ra những bài học cho chính bản thân mình. Đồng thời qua các bài tập đọc, các tiết Tiếng việt, Tập làm văn cũng giúp các em rèn luyện khả năng giao tiếp tốt trước đám đông, thư giãn đầu óc trong những lúc mệt mỏi căng thẳng. Vì vậy, nếu người giáo viên chú trọng đến việc vận dụng môn học để giáo dục kĩ năng ứng phó với căng thẳng cho các em thì sẽ đem lại những lợi ích to lớn ngoài sức mong đợi.
          Ví dụ: 
Cho 2 em học sinh đóng vai: một em đóng vai Ma – ri – ô , một em đóng vai Giu – li – ét – ta trong bài: Một vụ đắm tàu. Cả hai HS tự nghĩ ra lời thoại và hành động theo quan điểm riêng của mình.
          Cách giải quyết:
+ Ma – ri – ô: Dũng cảm, cao thượng, khi biết chỉ còn một cơ hội để sống đã nhường sự sống cho bạn dù là người bạn mới quen.
          + Giu – li – ét –ta: Một cô gái dịu dàng, ân cần chăm sóc khi bạn bị thương, chia sẽ với nỗi buồn mất người thân của bạn.
           Qua đó học sinh có thể nhận ra rằng mỗi tác phẩm là một bài học vô giá cho cuộc sống thực tại. Mỗi người nên có những suy nghĩ, hành động tích cực mới làm cho cuộc sống tích cực, vui vẻ và sống thanh thản hơn.
  	4.2. Môn Giáo dục lối sống
          Đây có lẽ là môn học dễ dàng để giáo dục kĩ năng ứng phó với căng thẳng thuận lợi nhất. Bởi nội dung các bài học xoay quanh việc hình thành cho các em những phẩm chất, tích cách rất cụ thể. Qua đó, có thể hình thành cho mỗi em bản lĩnh, sự tự tin, khả năng xử lí các tình huống thường gặp. Từ đó, hình thành nên kĩ năng sống nói chung và kĩ năng ứng phó với căng thẳng nói riêng cho các em.
          Ví dụ: Sau khi học xong bài “Quyết định của em”
          Đóng vai Bạn Lan trong tình huống: Sáng đến lớp sớm làm trực nhật nhặt được trong học bàn quyển truyện của bạn nào đó bỏ quên, đó lại là quyển truyện Lan rất thích mà chưa mua được. Nếu em là bạn Lan trong tình huống đó em sẽ làm gì?.
          Cách giải quyết: Dấu luôn để đọc; tìm thầy cô để trả lại cho bạn; đem về đọc xong hôm sau sẽ mang trả lại chỗ cũ
          Như vậy bằng những tình huống rất cụ thể, thiết thực sẽ giúp các em hình thành cho những kĩ năng ứng phó với căng thẳng một cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng, không cứng nhắc và khô khan.
4.3. Môn Lịch sử - Địa lí
Đây là môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh; khơi dậy trong mỗi con người lòng tự hào dân tộc thông qua các bài Lịch sử - Địa lí về các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc bảo vệ chủ quyền đất nước.
Ví dụ: Qua bài học “ Nước ta đầu thế kỉ XX và công cuộc tìm đường cứu nước”. Tìm hiểu ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Đối mặt trước bao nhiêu khó khăn gian khổ: không có tiền để đi ra nước ngoài, không có ai đi cùng phải một mình bôn ba nơi đất khách quê người.
Thông qua cách giải quyết khó khăn, ứng phó căng thẳng của Nguyễn Tất Thành: Làm thuê trên chuyến tàu La - tút - sơ - tô - rê - vin để được đi ra nước ngoài mà không phài mất tiền mua vé; làm mọi nghề để có thể sống và tìm hiểu dân tình nước Pháp tìm ra định hướng giải phóng dân tộc. 
Bằng biện pháp nêu gương giúp hình thành cho học sinh cách thức ứng phó với căng thẳng và tìm hướng giải quyết tích cực. Ví như người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đối mặt với sống chết mà còn tìm ra hướng đi tích cực thì khó khăn trong đời sống hiện nay có đáng kể gì. Qua đó xây dựng cho học sinh lòng ngưỡng mộ, học tập và làm theo Bác với những việc làm vừa sức với bản thân.
5. Hướng cho các em tự hình thành kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
          Cách rèn luyện này đòi hỏi bản thân các em phải có những trải nghiệm cụ thể, đôi khi các em còn phải trả giá cho những cách giải quyết tiêu cực của mình. Nhưng đây là giải pháp cần thiết. Bởi không ai có thể sống thay hoặc theo sát các em từng ngày, từng giờ để bảo ban, hướng dẫn mà có những lúc các em phải trải nghiệm và rút ra bài học cho mình
          Tình huống 1:
          Cả lớp vừa học xong 4 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_v.docx