Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán điển hình Lớp 3
Cơ sở lý luận.
Dạy Toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, là rèn luyện các kỹ năng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất vốn có của con người. Thông qua học Toán để đức tính đó được thường xuyên phát huy và ngày càng hoàn thiện. Chương trình Toán Tiểu học là một công trình khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. Việc dạy Toán Tiểu học phải được đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp, và đánh giá học sinh. Nghiên cứu chương trình Toán lớp 3 chúng ta thấy rằng đó là một nội dung hoàn chỉnh sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ. Dạy toán là dạy cách làm việc sáng tạo, cách suy luận, cách sống nhân văn thời hiện đại.
Toán có lời văn thực chất là bài toán thực tế. Nội dung bài toán được nêu thông qua những câu văn nói về quan hệ, tương quan và phụ thuộc có liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Cái kho của toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về ngôn ngữ đã che đậy bản chất toán học của bài toán. hay nói cách khác là phải chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu ra các phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
Thế nên, người giáo viên phải có tầm nhìn. Tầm nhìn đó vừa xa vừa thực tế, phải nắm được lý thuyết, phải có kỹ năng khái quát hết sức cụ thể. Như vậy phải đọc nhiều, tích luỹ nhiều, và phải rút ra được những điều cần thiết để tận dụng. Từ những hạn chế của tâm lí lứa tuổi, từ tình hình thực tiễn trình độ nhận thức của học sinh, mỗi giáo viên cần phải có phương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài toán, đặc biệt dạng toán có lời văn thì việc học mới đạt kết quả cao.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
a) Đặc điểm tình hình của lớp 3A.
Tổng số học sinh : 25 em, trong đó :
Nữ : 14 em;
Dân tộc : 11 em;
Nữ DT : 8 em.
Lớp nằm ở phân hiệu trường Chính trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, đóng trên địa bàn Xã Dur Kmăl. Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa. Đa số các em là con em dân tộc thiểu số. Đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần. Trong đó học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo : 10 em. Đặc biệt có 2 em vì điều kiện kinh tế nên không ở cùng với bố mẹ.
b) Thực trạng việc dạy học giải toán có lời văn của giáo viên.
Trong quá trình dạy học giáo viên chưa có sự chú ý đúng mức, tới việc làm thế nào để đối tượng học sinh nắm được kiến thức. Những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Cách tổ chức dạy học của một số ít giáo viên vẫn còn mang tính hình thức, rập khuôn.
Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn. Không sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, vẽ hình, tóm tắt, ) hoặc sử dụng không hiệu quả. Đôi khi vận dụng phương pháp chưa nhịp nhàng, chưa linh hoạt.
Giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn tổ chức học sinh biết cách tìm hiểu phân tích, tổng hợp bài toán, bỏ qua bước phân tích bài toán khi hướng dẫn học sinh thực hành giải toán, thường là cho học sinh đọc đề toán, cho học sinh xác định điều kiện cho biết và yêu cầu cần tìm sau đó cho học sinh giải.
MỤC LỤC TT Nội dung Trang I Phần mở đầu 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4 3 Đối tượng nghiên cứu 5 4 Giới hạn của đề tài 5 5 Phương pháp nghiên cứu 5 II Phần nội dung 5 1 Cơ sở lý luận 5 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6 3 Nội dung và hình thức của giải pháp 9 a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 9 c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 20 d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi ứng dụng. 20 III Phần kết luận, kiến nghị 21 1 Kết luận 21 2 Kiến nghị 22 I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của quá trình dạy học ở bậc tiểu học là nhằm cung cấp tới học sinh những kiến thức cơ bản. Nhằm giúp học sinh từng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đó được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện theo hướng yêu cầu giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Trong chín môn học, môn Toán đóng vai trò quan trọng, nó cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn Toán rất phong phú còn giúp học sinh pháp triển tư duy. khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Nó giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Vị trí tầm quan trọng của hoạt động giải toán, trong dạy và học toán ở Tiểu học: Giải toán nói chung và giải toán ở bậc Tiểu học nói riêng là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy và học Toán, nó chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình môn toán. Việc dạy và học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng phong phú. Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học. Học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1,2,3 chưa có đủ khả năng lĩnh hội kiến thức qua lý thuyết thuần túy. Hầu hết các em phải đi qua các bài toán, sơ đồ trực quan. Từ đó mới dễ dàng rút ra kết luận, các khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản. Các kiến thức đó khi hình thành lại được củng cố, áp dụng vào bài tập với mức độ nâng cao dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua hoạt động giải toán rèn cho học sinh tư duy logic, diễn đạt và trình bày một vấn đề toán học nói riêng trong đời sống. Ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, do đặc điểm nhận thức ở lứa tuổi này các em hay làm việc mình thích, những việc nhanh lấy kết quả. Vì vậy trong quá trình giảng dạy toán có lời văn, người giáo viên phải biết đưa ra mâu thuẫn, tình huống đặc biệt để khơi dạy trí tò mò của học sinh, khéo léo để các em phát huy tối đa năng lực sáng tạo độc lập, tự giải quyết các vấn đề mà các em thấy tự tin, phấn khởi. Từ đó các em hình thành khái niện từ chính sự tư duy của mình. Giải toán lời văn không chỉ giúp học sinh thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ thông qua trình bày lời giải một cách rõ ràng, chính xác và khoa học. Tuy nhiên thực tế trong quá trình dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 3, còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chúng ta còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng toán. Còn học sinh không xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán, không tìm ra được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Mặt khác, các em chưa biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc giải toán. Chính vì vậy, khi làm toán giải các em thường hay bị sai do không tìm ra được phép tính và lời giải đúng cho câu hỏi của bài toán. Ví dụ bài 4 trang 89 SGK Toán lớp 3 : Tính chiều dài hình chữ nhật, biết nửa chu vi hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m. Một số em chưa phân tích kĩ bài toán, dẫn đến giải bài toán sai. Ví dụ bài 2 trang 128 SGK Toán lớp 3: Có 28kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Một số em đặt lời không phù hợp với đề bài toán: Ví dụ bài 3b trang 152 SGK Toán lớp 3: Tính diện tích hình chữ nhật, biết: b) Chiều dàu 2dm, chiều rộng 9cm. Một số em chưa đổi chiều dài, chiều rộng về cùng đơn vị đo. Vì các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính. Có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng đặt lời giải không phù hợp với đề bài toán. Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu đề, chưa trả lời các câu hỏi giáo viên nêu : Bài toán cho biết gì ? Chúng ta phải tìm gì ? Chính vì thế, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường Tiểu học ? làm thế nào để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh? Hàng loạt câu hỏi đặt ra và nó đã làm cho bao nhiêu thế hệ thầy cô phải trăn trở suy nghĩ. Là giáo viên đã giảng dạy, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm trong việc giúp đỡ học sinh có được kết quả học tập cao. Xuất phát từ yêu cầu quan trọng của môn học và tình hình thực tế việc dạy và học Toán như trên, tôi đã nghiên cứu đề tài :“Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán điển hình lớp 3”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. * Mục tiêu của đề tài là : Đưa ra một số biện pháp và đúc kết được một số kinh nghiệm để giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3. * Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu chuẩn chương trình nội dung dạy học các bài toán điển hình ở lớp 3. - Nghiên cứu chung về phương pháp giảng dạy môn toán. - Điều tra những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường mắc phải. - Đề xuất những biện pháp khắc phục. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3. Học sinh lớp 3A năm học 2017- 2018. 4. Giới hạn của đề tài. Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán điển hình ở lớp 3. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Nội dung giải toán được sắp xếp hợp lý, đan xen phù hợp với các mạch kiến thức khác, song vì điều kiện và thời gian có hạn, nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn có nội dung hình học và bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu luận: Nghiên cứu các tài liệu, tạp chí có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học. - Phương pháp gợi mở, vấn đáp. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp luyện tập, thực hành. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận. Dạy Toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, là rèn luyện các kỹ năng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất vốn có của con người. Thông qua học Toán để đức tính đó được thường xuyên phát huy và ngày càng hoàn thiện. Chương trình Toán Tiểu học là một công trình khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. Việc dạy Toán Tiểu học phải được đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp, và đánh giá học sinh. Nghiên cứu chương trình Toán lớp 3 chúng ta thấy rằng đó là một nội dung hoàn chỉnh sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ. Dạy toán là dạy cách làm việc sáng tạo, cách suy luận, cách sống nhân văn thời hiện đại. Toán có lời văn thực chất là bài toán thực tế. Nội dung bài toán được nêu thông qua những câu văn nói về quan hệ, tương quan và phụ thuộc có liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Cái kho của toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về ngôn ngữ đã che đậy bản chất toán học của bài toán. hay nói cách khác là phải chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu ra các phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. Thế nên, người giáo viên phải có tầm nhìn. Tầm nhìn đó vừa xa vừa thực tế, phải nắm được lý thuyết, phải có kỹ năng khái quát hết sức cụ thể. Như vậy phải đọc nhiều, tích luỹ nhiều, và phải rút ra được những điều cần thiết để tận dụng... Từ những hạn chế của tâm lí lứa tuổi, từ tình hình thực tiễn trình độ nhận thức của học sinh, mỗi giáo viên cần phải có phương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài toán, đặc biệt dạng toán có lời văn thì việc học mới đạt kết quả cao. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. a) Đặc điểm tình hình của lớp 3A. Tổng số học sinh : 25 em, trong đó : Nữ : 14 em; Dân tộc : 11 em; Nữ DT : 8 em. Lớp nằm ở phân hiệu trường Chính trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, đóng trên địa bàn Xã Dur Kmăl. Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa. Đa số các em là con em dân tộc thiểu số. Đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần. Trong đó học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo : 10 em. Đặc biệt có 2 em vì điều kiện kinh tế nên không ở cùng với bố mẹ. b) Thực trạng việc dạy học giải toán có lời văn của giáo viên. Trong quá trình dạy học giáo viên chưa có sự chú ý đúng mức, tới việc làm thế nào để đối tượng học sinh nắm được kiến thức. Những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Cách tổ chức dạy học của một số ít giáo viên vẫn còn mang tính hình thức, rập khuôn. Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn. Không sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, vẽ hình, tóm tắt,) hoặc sử dụng không hiệu quả. Đôi khi vận dụng phương pháp chưa nhịp nhàng, chưa linh hoạt. Giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn tổ chức học sinh biết cách tìm hiểu phân tích, tổng hợp bài toán, bỏ qua bước phân tích bài toán khi hướng dẫn học sinh thực hành giải toán, thường là cho học sinh đọc đề toán, cho học sinh xác định điều kiện cho biết và yêu cầu cần tìm sau đó cho học sinh giải. c) Thực trạng việc học giải toán điển hình của học sinh lớp 3. Học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu trả lời cho phép tính. Có nhiều em làm phép tính nhanh chóng và chính xác nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng, hoặc đặt lời giải không phù hợp với yêu cầu của bài toán. Đối với học sinh lớp 3 việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn gặp khó khăn. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp... Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi giáo viên nêu : "Bài toán cho biết gì ? Chúng ta phải tìm gì ?” .- Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Nhưng có những bài toán có lời văn lại cần nhiều đến tư duy trừu tượng nên học sinh lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các dạng toán điển hình. * Bài toán có lời văn có nội dung hình học. - Khi bài toán yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật thì lại áp dụng quy tắc tính chu vi hình vuông và ngược lại khi bài toán yêu cầu tính chu vi hình vuông thì lại áp dụng quy tắc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Khi bài toán yêu cầu tính chu vi hình vuông và chu vi hình chữ nhật thì học sinh không nắm chắc quy tắc để vận dụng quy tắc tính, nhầm giữa tính chu vi hình vuông sang tính diện tích hình vuông, nhầm giữa tính chu vi hình chữ nhật sang tính diện tích hình chữ nhật. - Trong bài giải bài toán về chu vi, diện tích các hình khi viết tên đơn vị đo, các em còn bỏ sót, nhầm lẫn. Thông thường kích thước chiều dài và chiều rộng cùng đơn vị đo nào thì chu vi có cùng đơn vị đo đó, nhưng với diện tích thì đơn vị đo lại khác. Ví dụ : Với hình chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng 6cm thì đơn vị đo của chu vi là cm, nhưng đơn vị đo của diện tích là cm2. - Trong trường hợp số đo các cạnh không cùng đơn vị thì học sinh chưa biết đổi ra cùng đơn vị đo. - Học sinh nhận diện hình chậm, không hiểu thuật ngữ toán học, không biết bài đã cho dữ kiện nào để áp dụng vào giải toán. Không nắm được các thao tác giải toán, không biết tư duy bài toán (bằng lời hoặc hình vẽ) nên trình bày sai lời giải, sai bài toán, đáp số sai, thiếu. - Một số học sinh còn nhầm khi bài toán cho chu vi hình vuông đi tìm cạnh, học sinh không hiểu bài toán ngược lại áp dụng công thức cạnh hình vuông bằng chu vi chia cho 4. - Ngoài ra còn một số bài toán đòi hỏi học sinh phải tư duy tìm các công thức đã cho để giải. Khả năng giải bài toán mang tính chất tổng hợp kiến thức của các em còn hạn chế, các em quên mất kiến thức cũ liên quan nên giải bài toán bị sai. *Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Dạng 1 + Bước 1: Rút về đơn vị, tìm giá trị một phần. - Học sinh nhầm khi trả lời chưa rõ ràng. - Sau khi thực hiện phép tính chia ghi đơn vị sai với câu trả lời. Ví dụ : Bài 1 trang 128. Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc đó có bao nhiêu viên thuốc ? Học sinh trả lời sai : Danh số kết quả sai : 24 : 4 = 6 (vỉ) Học sinh phải làm đúng là : 24 : 4 = 6 (viên) + Bước 2 : Tìm 3 vỉ có số viên thuốc là : 6 x 3 = 18 (viên) Học sinh hay đặt ngược phép tính là : 3 x 6 = 18 (viên) Như vậy: Khi học sinh giải bài toán dạng 1 hay viết lời giải sai hoặc ghi sai đơn vị, phép tính sai vì đặt ngược... Dạng 2: Bước 1: Tìm giá trị một phần thực hiện phép chia. Bước 2 : Biết giá trị một phần thực hiện phép chia để tìm kết quả theo câu hỏi của bài toán. - Học sinh thường sai : Trả lời sai, ghi đơn vị nhầm. Ví dụ : Có 45 học sinh xếp thành 9 hàng đều nhau. Hỏi có 60 học sinh thì xếp được bao nhiêu hàng như thế ? Bước 1: tìm giá trị một phần. - Học sinh viết lời giải sai (Mỗi hàng xếp được bao nhiêu học sinh là). Lời giải đúng là (Mỗi hàng xếp được số học sinh là) Bước 2 : Ở lời giải 2 học sinh ghi đơn vị sai (lấy 60 : 5 = 12 (học sinh). Ghi đơn vị đúng phải là (lấy 60 : 5 = 12 (hàng) * Theo thống kê khi dạy dạng toán có lời văn, những bài đầu tiên ở HKI học sinh còn nhầm lẫn : Lớp TSHS DTTS Đặt lời giải Đặt phép tính và tính Đơn vị Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 3A 25 11 12 48,0 13 52,0 15 60,0 10 40,0 11 46,4 14 53,6 d) Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. * Từ phía giáo viên : Từ việc dạy theo kiểu áp đặt của giáo viên và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động các quy tắc, các công thức,học sinh nắm kiến thức không vững, không sâu, không hiểu được bản chất của vấn đề, chỉ biết áp dụng rập khuôn, máy móc. Một số giáo viên còn chưa quan tâm đến học sinh chưa hoàn thành. * Từ phía học sinh: - Việc lĩnh hội kiến thức ở các lớp trước chưa đầy đủ, còn những lỗ hổng về kiến thức. Một số em có thái độ học tập chưa tốt, ngại cố gắng, thiếu tự tin. Kĩ năng nhận dạng bài toán và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời văn còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng toán. - Học sinh đi học thất thường. Việc nhận thức của một số em còn chậm, chưa chịu khó học. - Một số học sinh tiếp thu chậm nên có tâm lí chán học, thường xuyên nghỉ học ở nhà đi làm giúp bố mẹ hoặc làm thuê. Một số em có tính hiếu động thường trêu ghẹo, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. * Từ phía cha mẹ học sinh. - Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, các em chưa có ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức nên giáo viên phải tốn nhiều công sức để dạy bảo các em. Rất ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà. Một số phụ huynh coi việc giáo dục trẻ là bổn phận và trách nhiệm của nhà trường mà đặc biệt là của giáo viên. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả dạy và học, xong đây chỉ là một số nguyên nhân, mà trong chương trình công tác và nghiên cứu làm đề tài tôi phát hiện ra. Những nguyên nhân trên tác động lẫn nhau làm giảm hứng thú học tập của học sinh, làm cho các em thiếu tự tin chưa cố gắng vươn lên dẫn đến kết quả học tập không tốt. Để khắc phục những tồn tại trên cần phải có biện pháp khắc phục hợp lí. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu của giải pháp Đưa ra một số biện pháp, giúp học sinh khắc phục khó khăn, khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán ở Tiểu học. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. b.1. Nội dung dạy các bài hình học và bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Tiết 84 : Hình chữ nhật. Tiết 85 : Hình vuông. Tiết 86 : Chu vi hình chữ nhật. Tiết 87 : Chu vi hình vuông. Tiết 88 : Luyện tập. Tiết 141: Diện tích hình chữ nhật. Tiết 142 : Luyện tập. Tiết 143 : Diện tích hình vuông. Tiết 144 : Luyện tập. - Nội dung dạy các bài toán có lời văn liên quan đến rút về đơn vị, cụ thể: Tiết 122 : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Tiết 123 : Luyện tập. Tiết 124 : Luyện tập. Tiết 157 : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo). Tiết 158 : Luyện tập. Tiết 159 : Luyện tập. Tiết 160 : Luyện tập. * Yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được. - Bài toán có nội dung hình học : Biết tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc). - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị : Học sinh biết giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn, có đến hai bước tính liên quan đến rút về đơn vị. b.2. Các giải pháp khắc phục. Việc dạy học giải toán ở tiểu học là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán. Giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh nắm vững khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữTổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán. Vậy qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây. Giải pháp 1: Khắc sâu những kiến thức. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh, thay thế cho việc giáo viên áp đặt kiến thức cho học sinh, buộc học sinh phải thuộc lòng những điều giáo viên thuyết trình (phương pháp dạy học truyền thống) bằng việc giáo viên là người dẫn dắt các em tự mình tìm tòi khám phá kiến thức mới (phương pháp dạy học tích cực). Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần vận dụng triệt để biện pháp này vì học sinh muốn giải được các bài toán thì cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức có liên quan đến việc giải toán mà những kiến thức này chủ yếu được cung cấp qua các tiết lý thuyết. Do vậy dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh cần tìm ra được cách giải bài toán và cần phải được chính xác nhờ sự giúp đỡ của giáo viên. Qua quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới dựa trên những cái đã biết giúp các em hiểu sâu hơn, nhớ lâu kiến thức ấy hơn nếu như tự mình tìm ra kiến thức ấy. Bất kỳ biện pháp mới nào cũng phải dựa trên một số kiến thức, kĩ năng đã biết. Người giáo viên cần nắm chắc rằng : Để hiểu được biện pháp mới, học sinh cần biết gì ? đã biết gì ? (cần ôn lại), điều gì là mới (trọng tâm của bài) cần dạy kỹ ; các kiến thức, kĩ năng cũ sẽ hỗ trợ cho kiến thức, kỹ năng mới. Trên cơ sở đó, phần đầu tôi ôn lại kiến thức có liên quan bằng các hình thức như sau : Hỏi đáp miệng, làm bài tập, sửa bài tập về nhà (những bài có điểm tựa kiến thức có liên quan để chuẩn bị cho bài mới). Cuối mỗi bài học, tôi luôn luôn khắc sâu kiến thức cơ bản, trọng tâm cần ghi nhớ cho các em. Muốn cho các em có thể nhớ và vận dụng các công thức, tôi thường xuyên cho học sinh ôn tập, tổng hợp, tăng cường so sánh, đối chiếu để hệ thống hóa các quy tắc và công thức tính toán, giúp các em hiểu và nhớ lâu, tái hiện nhanh. Những kiến thức các em cần nhớ cụ thể như sau : * Đối với loại toán có nội dung hình học : Việc cho học sinh nhớ đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật cũng rất quan trọng. Để học sinh biết vận dụng cho đúng quy tắc, công thức ứng với hình đó. - Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. - Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khac_ph.doc