Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học yếu vươn lên trong học tập ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học yếu vươn lên trong học tập ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú  tỉnh Lào Cai

Cơ sở lý luận

1.Về quản lý trường học

 Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học. Có tổ chức được hoạt động dạy- học, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục” (Hà Sỹ Hồ- Những bài giảng về quản lý trường học- tập 4 NXB Giáo dục 1989 tr22)

 Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” (Nguyễn Ngọc Quang- Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục- Trường CBQLGD-ĐTTW I- Hà Nội 1997- Tr34)

 Như vậy quản lý nhà trường thực thất là tác động có định hướng, có kế hoạch chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục.

2. Cơ sở lý luận về dạy học.

 Dạy học là sự phối hợp giữa hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, hai hoạt động này diễn ra cùng một thời điểm, cùng nội dung và hướng tới cùng mục đích, hai hoạt động này không tách rời mà thống nhất với nhau trong cùng hoạt động thống nhất là “dạy học”. Giáo viên là chủ thể của giảng dạy, đối tượng của giáo viên là hệ thống kiến thức, sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh. Để làm tốt công tác giảng dạy người giáo viên phải có kiến thức chắc chắn về khoa học chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, hiểu và nắm chắc quy luật phát triển tâm lý, ý thức, đặc điểm của hoạt động nhận thức, của từng bậc học, từng lớp học, của từng học sinh.

II. Cơ sở thực tiễn.

Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số; đồng thời tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu xây dựng kinh tế-xã hội ở một tỉnh vùng cao, biên giới trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Năm học 2013 – 2014 nhà trường có 15 lớp, tổng số 516 học sinh, gồm 15 dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông, Dao chiếm trên 50% tổng số học sinh. Một số dân tộc rất ít người như Bố Y, Xa Phó, Hà Nhì cũng có học sinh theo học.

Cơ sở vật chất đủ đáp ứng được cơ bản yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, có đủ phòng học như: Phòng học thực hành bộ môn, phòng thực hành máy tính, phòng học đa phương tiện, thư viện với đủ phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên, học sinh. Đủ điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động giáo dục và nuôi dưỡng học sinh theo quy định.

 

doc 21 trang cuonglanz2a 6111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học yếu vươn lên trong học tập ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH HỌC YẾU VƯƠN LÊN
TRONG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH LÀO CAI 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
	Trong Nghị quyết lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết sô 29 NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo. Mục tiêu của đổi mới là: Tạo chuyển biến mạnh mẽ căn bản về chất lượng hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục và giúp học sinh hoàn thành chương trình học Trung học phổ thông (THPT) thì người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đó là truyền thụ những kiến thức cơ bản cho các em học sinh, làm thế nào để trang bị cho các em lượng kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào cổng trường Đại học & Cao đẳng. Tuy nhiên hiện nay học sinh cùng được hưởng nội dung giáo dục giống nhau nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có động cơ thái độ học tập khác nhau, có môi trường giáo dục khác nhau vì vậy trong số những học sinh ưu tú vẫn còn những học sinh yếu kém. Học sinh yếu kém là vấn đề cấp học nào, nhà trường nào cũng cần có những biện pháp để giải quyết.
	Đối với trường THPT DTNT tỉnh đào tạo nguồn nhân lực cán bộ người dân tộc thiểu số cho địa phương là mục tiêu hàng đầu, các em học sinh phải được trang bị đầy đủ kiến thức để vững bước trong tương lai, tuy nhiên hàng năm số lượng học sinh yếu kém vẫn còn, nhiều em có kết quả học tập thấp, nguyên nhân do các em bị hổng kiến thức từ những cấp học dưới, do các em là con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp. Phụ huynh do điều kiện ở xa, do nhận thức, do điều kiện kinh tế, do thiếu hiểu biết, nên phụ huynh chưa quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách tới việc học của con em mình, hầu như phụ huynh phó mặc việc dạy và nuôi dưỡng các em cho nhà trường. Do vậy việc giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập là vấn đề nhà trường rất quan tâm, chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ được nâng lên, giúp đỡ học sinh yếu tiến bộ sẽ là giải pháp quan trọng góp phần tạo nguồn cán bộ có chất lượng cho địa phương. Chính vì lẽ đó với cương vị là cán bộ quản lý, phụ trách công tác chuyên môn, tôi thiết nghĩ cần tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đặc biệt là học sinh yếu kém, chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu vươn lên trong học tập ở trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai”
II. Đối tượng nghiên cứu.
	- Tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn trong nhà trường.
	- Nhóm học sinh có học lực yếu.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp quan sát.
Phân tích tổng hợp
So sánh, đối chiếu
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận 
1.Về quản lý trường học
	Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học. Có tổ chức được hoạt động dạy- học, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục” (Hà Sỹ Hồ- Những bài giảng về quản lý trường học- tập 4 NXB Giáo dục 1989 tr22)
	Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” (Nguyễn Ngọc Quang- Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục- Trường CBQLGD-ĐTTW I- Hà Nội 1997- Tr34)
	Như vậy quản lý nhà trường thực thất là tác động có định hướng, có kế hoạch chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục.
2. Cơ sở lý luận về dạy học.
	Dạy học là sự phối hợp giữa hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, hai hoạt động này diễn ra cùng một thời điểm, cùng nội dung và hướng tới cùng mục đích, hai hoạt động này không tách rời mà thống nhất với nhau trong cùng hoạt động thống nhất là “dạy học”. Giáo viên là chủ thể của giảng dạy, đối tượng của giáo viên là hệ thống kiến thức, sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh. Để làm tốt công tác giảng dạy người giáo viên phải có kiến thức chắc chắn về khoa học chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, hiểu và nắm chắc quy luật phát triển tâm lý, ý thức, đặc điểm của hoạt động nhận thức, của từng bậc học, từng lớp học, của từng học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn.
Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số; đồng thời tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu xây dựng kinh tế-xã hội ở một tỉnh vùng cao, biên giới trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Năm học 2013 – 2014 nhà trường có 15 lớp, tổng số 516 học sinh, gồm 15 dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông, Dao chiếm trên 50% tổng số học sinh. Một số dân tộc rất ít người như Bố Y, Xa Phó, Hà Nhì cũng có học sinh theo học.
Cơ sở vật chất đủ đáp ứng được cơ bản yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, có đủ phòng học như: Phòng học thực hành bộ môn, phòng thực hành máy tính, phòng học đa phương tiện, thư viện với đủ phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên, học sinh. Đủ điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động giáo dục và nuôi dưỡng học sinh theo quy định.
Trong những năm gần đây chất lượng của nhà trường đã được nâng lên, tuy nhiên số học sinh có lực học yếu vẫn còn, hàng năm nhà trường vẫn phải trả học sinh về địa phương vì vẫn còn học sinh xếp loại học lực kém. Một số học sinh có kết quả xếp loại học lực trung bình nhưng vẫn có từ một đến 3 môn học có điểm trung bình môn dưới 5,0. Học sinh của nhà trường được hội đồng tuyển sinh các huyện sơ tuyển, chọn lựa. Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát và xét tuyển. Học sinh đều là con em dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, đều là dự nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số của các địa phương, của tỉnh. Chất lượng học tập của các em trong trường phổ thông có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ sau này. Do đó việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường là nhiệm vụ hàng đầu. Giúp đỡ số học sinh yếu vươn lên là một yêu cầu đặt ra cho nhà trường trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của tỉnh.
III. Thực trạng chất lượng giáo dục của trường PT DTNT tỉnh
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.
	Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên: 69 trong đó; CBQL 04; giáo viên 40; nhân viên 25 (Trình độ CBQL, GV Thạc sỹ 6; Đại học 38)
	 Chất lượng đội ngũ CBGV năm học 2012- 2013
	 Kết quả xếp loại GV .
	+ GV dạy giỏi: Cấp trường 16
+ Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp: xuất sắc 11, khá 24, TB 04
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều thầy cô giáo có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy cô giáo là giáo viên cốt cán của tỉnh, hàng năm giáo viên đều được đi học nâng cao trình độ trên chuẩn
Tuy nhiên một số thầy cô giáo vẫn chưa say mê với nghề, chưa tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay.
2. Chất lượng giáo dục của nhà trường năm 2012- 2013
2.1. Kết quả năm học 2012-2013
 Tỷ lệ HS xếp loại học lực giỏi: 32 HS (6,9 % ); khá: 339 HS ( 69,4% tăng 1,7); TB: 103 HS (21,6% ); yếu: 5 HS (0,6% ); có 3 học sinh lưu ban trả về địa phương. Những học sinh bị trả về địa phương với lý do học lực kém không đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường, mặc dù khi tuyển vào lớp 10 các em đều đã được thi tuyển và đều là những học sinh được lựa chọn vào học tại trường. Hiện nay, có 75% học sinh được xét tuyển theo điểm thi nhưng vẫn còn 25% học sinh xét tuyển theo cơ cấu vùng miền, dân tộc nên các em còn hạn chế về nhận thức, kiến thức do vậy đa số học sinh có học lực yếu rơi vào số học sinh được xét tuyển.
2.2. Kết quả khảo sát đầu năm học 2013-2014
STT
Môn
Khối lớp
Tổng số bài KS
Điểm trên 5
Điểm dưới 5
1
Toán
10
175
117
58
11
171
71
100
12
169
59
110
2
Vật lý
10
175
66
109
11
171
52
118
12
168
96
72
3
Hóa học
10
175
86
89
11
171
117
54
12
169
120
49
4
Sinh học
10
175
65
110
11
171
27
144
12
169
29
140
5
Ngữ văn
10
175
65
110
11
171
44
127
12
169
24
145
6
Lịch sử
10
175
39
136
11
171
11
159
12
169
20
149
7
Địa lý
10
175
18
157
11
171
10
161
12
169
12
157
8
Ngoại ngữ
10
175
139
46
11
171
85
108
12
169
35
134
Kết quả khảo sát đầu năm học thấy rằng đối với học sinh tỷ lệ học sinh có điểm thấp còn cao, nhiều học sinh đang bị hổng kiển thức, đặc biệt ở các môn tự nhiên và ngoại ngữ.
3. Nguyên nhân học sinh học yếu kém.
3.1. Về phía giáo viên.
Với yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục, đòi hỏi người giáo viên luôn phải say mê tìm tòi, chủ động trong bồi dưỡng chuyên môn, tự học tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, tuy nhiên hiện nay một số giáo viên trẻ do điều kiện gia đình, con nhỏ, nên chưa tập trung nhiều thời gian để học hỏi nâng cao kiến thức dẫn đến kiến thức ngày càng mai một, bên cạnh đó đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là yêu cầu quan trọng hiện nay trong quá trình dạy học, nhưng một số giáo viên chưa thật tích cực đổi mới dẫn đến tiết học chưa thu hút được sự chú ý của học sinh. 
Trong các giờ học chưa quan tâm hết đối tượng học sinh, chưa thực hiện hiệu quả việc tinh giản kiến thức và để đảm bảo thời gian của tiết học nên một số giáo viên chỉ chú ý gọi đối tượng học sinh khá giỏi để tham gia các hoạt động tìm hiểu kiến thức của tiết học. Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế. Hệ thống câu hỏi chưa phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên còn tham kiến thức, lan man. Chưa tạo được không khí thân thiên trong giờ học, phối hợp chưa tốt với GVCN. Chưa mạnh dạn tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề học sinh học yếu kém.
Một số giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn trông chờ ỷ lại sự chỉ đạo của tổ chuyên môn hoặc của lãnh đạo quản lý. Khen thưởng động viên chưa kịp thời, dẫn đến sự chán nản của học sinh.
3.2.Về phía học sinh.
3.2.1 Học sinh bị hổng kiến thức.
Qua khảo sát đầu cấp học (Lớp 10) nhiều học sinh trong bị hổng kiến thức, đặc biệt các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa) và môn ngoại ngữ, thậm chí mốt số học sinh học tiếng Trung Quốc ở trung học cơ sở, khi vào trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh mới bắt đầu học tiếng anh. Do vậy, khi các em tiếp cận vốn kiến thức mới các em rất khó tiếp thu bởi các em không được trang bị đầy đủ lượng kiến thức cần có cho mình vì thế gây khó khăn cho các em trong việc học tập.
3.2.2. Học sinh chưa chăm học.
Những học sinh hay vi phạm nội quy, quy định của nhà trường hầu hết là những học sinh có học lực yếu kém, do trong các giờ học trên lớp các em không chú ý, không thực hiện theo yêu của của giáo viên.
Chủ yếu học sinh nhà trường là học sinh dân tộc thiểu số, do vậy tâm lý trông chờ ỷ lại của các em với suy nghĩ học thế nào cũng được lên lớp và ra trường sẽ được làm cán bộ xã vì vậy trong các giờ tự học các em không tập trung vào học bài, làm bài tập giáo viên yêu cầu, hoặc có làm chỉ mang hình thức chống đối không có chất lượng.
Một số học sinh thiếu tìm tòi sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, còn thói quen chờ giáo viên hoặc ỷ lại bạn hoặc sách giải bài tậpKỹ năng vận dụng giữa lý thuyết và vận dụng hạn chế.
Học sinh chưa biết cách học tập cho có hiệu quả, nhất là khi tự học, nên khi học, không hiểu, không nhớ thì không cố gắng tìm tòi suy nghĩ để nắm bắt kiến thức, giải bài tập mà quay sang nói chuyện với bạn bên cạnh, hoặc các em đi lại trong lớp gây mất trật tự ảnh hưởng đến người xung quanh, khi GV hỏi các em trả lời bài tập khó quá không làm được.
III. Một số biện pháp chỉ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém.
1. Công tác chỉ đạo đổi mới trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá.
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
Bên cạnh kiến thức giáo viên cần phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. nội dung sách giáo khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng. Đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới từ khâu soạn giảng, quá trình lên lớp, đến kiểm tra đánh giá. Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh do đó trước tiên giáo viên phải quan tâm xác định kiến thức trọng tâm, thực hiện giảm tải, tinh giản kiến thức. Bài soạn thực sự là bản thiết kế để giáo viên thực hiện trong giờ dạy, kèm theo bản thiết kế là sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho giờ dạy. Trong giáo án cần tập trung mấy vấn đề sau: Chú ý hình thức tổ chức hoạt động để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đảm bảo hệ thống kiến thức tuy nhiên cần phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức, cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài
 Trong giờ học sinh phải được làm việc tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để thực hiện tốt vấn đề này giáo viên cần quan tâm tới các đối tượng học sinh, đặc biệt với học sinh yếu kém. Dạy học sinh cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu bắt buộc luôn phải đặt ra trong mỗi giờ lên lớp. Lồng ghép dạy kiến thức với bù lấp kiến thức hổng cho học sinh và dùng kiến thức mới để soi sáng, củng cố kiến thức mà học sinh đã học trước đó.
1.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch, chỉ đạo sát hợp nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá đối với giáo viên, nâng cao nhận thức đối với giáo viên trong kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả học sinh là đánh giá trực tiếp chất lượng của giáo viên và chất lượng của học sinh. Yêu cầu giáo viên đánh giá phải bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng của từng khối lớp, từng môn, phối hợp tốt giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, việc đánh giá không chỉ dừng lại trong một thời điểm mà phải đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh. Việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng
	Đối với các bài kiểm tra thường xuyên giáo viên xây dựng câu hỏi kiểm tra phù hợp với năng lực trình độ của học sinh, phải phân loại được đối tượng học sinh. Bài kiểm tra định kỳ (hệ số 2, bài kiểm tra học kỳ) phải đánh giá được toàn diện, kỹ năng, năng lực học sinh, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo có sự phân hóa. Qua các câu hỏi được xây dựng rèn cho học sinh khả năng tư duy, vận dụng và sáng tạo, tránh việc để học sinh học vẹt và ghi nhớ máy móc.
	Chú trọng khâu trả bài và rút kinh nghiệm bài làm của học sinh, giáo viên chỉ ra những lỗi sai dù nhỏ nhất, cách trình bày bài làm để giúp tìm ra nguyên nhân lỗi sai, bài học kinh nghiệm cho những lỗi sai đó. Giáo viên phải quan tâm , nhẹ nhàng với những học sinh yêu để các em không bi quan chán nản khi kết quả bài làm không cao.
	Với việc chỉ đạo trong đổi đổi mới kiểm tra đánh giá đã giúp nhà trường phân loại được đối tượng học sinh, để từ đó có giải pháp chỉ đạo giúp đỡ đối với học sinh yếu, kém.
2. Duy trì nền nếp kỷ cương nhà trường.
	Hầu hết những học sinh có học lực yếu các em đều có tâm lý chung là sợ học vì vậy thực hiện các nền nếp trong học tập của các em cũng có phần hạn chế. Do đó duy trì nền nếp kỷ cương là khâu quan trọng để thúc đẩy các em cố gắng trong học tập, tạo môi trường học tập để các em phấn đấu. 
Nề nếp học tập của học sinh được duy trì, nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; buổi tối học sinh tự học có sự quản lí của các thầy cô giáo. Các lớp xây dựng hệ thống cán sự bộ môn, tổ chức phong trào thi đua đôi bạn cùng tiến nhằm giúp đỡ các bạn học yếu. Học sinh thực hiện tương đối tốt các yêu cầu học tập của các thầy cô giáo bộ môn. Hàng tuần, nền nếp và chất lượng học tập được đánh giá, chỉ rõ mặt tích cực, hạn chế nhằm thúc đẩy phong trào thi đua giữa các lớp. Với cách làm như vậy cơ bản nền nếp học tập của nhà trường đã được duy trì, nhiều học sinh đã cố gắng hơn trong môi trường học tập mà nhà trường đã xây dựng.
3. Giáo dục động cơ, ý thức học tập cho học sinh.
Không có giải pháp nào là tối ưu nếu học sinh không nhận thức đúng đắn về việc học vì vậy GVCN, GVBM phải làm tốt công tác tuyên truyền, do đặc thù các em đều là học sinh dân tộc thiểu số, sẽ là cán bộ nguồn cho huyện, xã vì vậy thường xuyên động viên khích lệ các em xác định đúng động cơ học tập, giúp các em thấy được vai trò của mình.
VD: Trong buổi họp phụ huynh, cha mẹ các em không biết đọc, biết viết, các em phải họp cùng để giúp đỡ cha mẹ trong việc nắm bắt thông tin, vì thế GVCN cần phân tích để học sinh hiểu có kiến thức và học tập sẽ có lợi như thế nào? Phải làm cho học sinh nhận thức tốt về vai trò của mình. Để từ đó các em phấn đấu vươn lên để hoàn thiện, để tự khẳng định mình. Để học sinh nhận thức rõ học để có kiến thức, học để làm người, học để lập thân, lập nghiệp.
Giáo viên bộ môn phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo viên mà phải làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. 
+ Các thầy cô giáo dựa trên sự phân loại học sinh và ra các bài tập phù hợp với khả năng của từng đối tượng tạo cho các em có niềm tin vào bản thân các em yếu chỉ yêu cầu vận dụng công thức, quy tắc để giải, có như vậy dần dần các em nắm vững công thức, quy tắc rồi nắm vững các kiến thức cần nắm. 
 + Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em về số lượng cả về chất lượng thông qua nhiều hình thức, có thể thông qua truy bài của ban cán sự lớp, hay của các thành viên trong lớp, qua hình thức kiểm tra trực tiếp của giáo viên bằng cách trình bày bài giải lên bảng, sau đó cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn, phát hiện chỗ sai, chỗ thiếu để sữa chữa bổ sung làm cho bài giải hoàn chỉnh, giúp cho các em học yếu thấy được chỗ mình hay mắc sai làm, chỗ mình còn thiếu- yếu rút kinh nghiệm.
 - Động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập, cho các em phải làm dù sai, trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉ ra chỗ sai cho từng học sinh, phải tạo cho các em có thói quen làm bài tập ở nhà. Bên cạnh đó khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với từng tiến các em bộ của các em dù là một tiến bộ nhỏ từ đó giáo viên làm cho các em có lòng tin vào bản thân mình .
 - Thông qua hoạt động của ban cán sự lớp, việc truy bài thường xuyên đối với các bạn học yếu cũng là một cách để các bạn đó phải làm bài tập, tạo ra phong trào thi đua theo bàn học, theo nhóm học hay theo từng tổ, nêu ra cách thưởng phạt công minh để các thành viên trong tổ thực hiện. Giao trách nhiệm cho tổ trưởng, nhóm trưởng đưa ra phương pháp học tập của nhóm mình sao cho có hiệu quả, tổ trưởng chỉ có thể vạch ra phương hướng giải rồi sau đó giao cho các thành viên khác của tổ giải sau đó kiểm tra chéo kết quả của nhau.
4. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn giúp đỡ học sinh yếu.
	Đối với trường Nội trú vai trò thầy cô giáo chủ nhiệm rất quan trọng, giáo viên chủ nhiệm ngoài việc nắm được danh sách học sinh yếu phải phối hợp tốt với giáo viên bộ môn mới đem lại hiệu quả, sự giúp đỡ phải bắt đầu ngay khi HS mới vào năm học, phải kiên trì trong suốt năm, hàng tháng nhà trường, giáo viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh đồng thời điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả.
Đầu năm học GVCN Căn cứ kết quả năm học trước và kết quả khảo sát đầu năm học, nhà trường chỉ đạo GVCN lập danh sách học sinh yếu kém từng bộ môn, căn cứ vào danh sách GV lập nhà trường chia các lớp phụ đạo phù hợp đối tượng. Sau đó tổng hợp những học sinh yếu từng bộ môn thành lập từng lớp phụ đạo
Ví dụ: Danh sách do GVCN lớp 10 lập.
DANH SÁCH HỌC SINH CẦN GIÚP ĐỠ MÔN TOÁN
LỚP: 10C
STT
Họ và tên HS
KQ hiện tại
Đăng ký
Điểm cần đạt
Điểm TBCM
Điểm 
môn học
Học lực
1
Giàng A Ca
6.8
4.9
TB
Khá
≥5.0
2
Giàng Thín Dìn
6.9
4.3
TB
Khá
≥5.0
3
Trần Văn Cách
6.6
4.8
TB

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_hoc.doc
  • doc-)n, bßo cßo SKKN.doc