Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Trung học CƠ sở thông qua các tình huống sư phạm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Trung học CƠ sở thông qua các tình huống sư phạm

Cơ sở lí luận:

 Đề tài này dựa trên cơ sở lí luận: Quan điểm tư tưởng của Đảng về giáo dục, Tâm lí giáo dục học sinh THCS, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề dạy học.

 Theo TT 30/2009/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 10 về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

 Theo TT số 12/2011/TT - BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của BGDĐT về điều lệ trường THCS.

 Theo TT số 28/ 2009/ TT- BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.

 Nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của Phòng GD&ĐT.

 Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện những nhiệm vụ:

 Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.

 Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

 Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.

 Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức.

 Báo cáo thường kì và đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

 Vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách toàn vẹn cho học sinh, là một nhà quản lí tài ba với nhiều vai trò: vừa lãnh đạo vừa điều khiển vừa tổ chức và vừa là người cha người mẹ với học sinh cả lớp.

 Ngoài nhiệm vụ lên lớp như những đồng nghiệp khác, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác của người giáo viên chủ nhiệm. Và đặc biệt việc giáo dục đạo đức của học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Giáo viên chủ nhiệm phải có vai trò giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hoạt động trải nghiệm cho học sinh là rất cần thiết. Vậy mỗi giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần chung tay đưa ra những biện pháp tích cực phù hợp nhất để nâng cao ý thức đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi mới bước vào cấp 2.

 

doc 38 trang hoathepmc36 5954
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Trung học CƠ sở thông qua các tình huống sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài:
Lí do khách quan:
	Can Juna đã từng nói “Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, cũng như không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”.
 Vâng! Đúng thế. Giáo dục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước để các em trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên” là việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà đó còn là lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự gần gủi cảm thông chia sẻ của người giáo viên, đặc biệt là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Bác Hồ đã nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều đầu tiên mà học sinh phải học là lễ nghĩa, phép tắc đạo đức. Đạo đức tốt thì mới có nền tảng để học văn hóa. Phải giáo dục cho học sinh quan niệm về cái thiện cái ác, lòng nhân ái, lương tâm, cách đối nhân xử thế, lời ăn tiếng nói trong nhà trường và xã hội. Đạo đức làm nên nhân cách của mỗi con người. Vậy phải giáo dục đaọ đức của các em học sinh như thế nào?
Môi trường giáo dục THCS hiện nay là giáo dục học sinh phát triển toàn diện về “ Đức-trí-thể-mỹ”. Đổi mới chương trình giáo dục: Coi trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, mở rộng những hoạt động ở trường, chú ý việc hình thành các kĩ năng cơ bản, coi trọng việc đổi mới cơ sở vật chất tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm nhiều hơn điều kiện học tập của trẻ ở nhà trường đưa lại cho học sinh những gì trẻ chưa hề có và cũng không thể có được trước đó.
	Đối với lứa tuổi học sinh THCS tâm lí các em bắt đầu có sự chuyển biến từ trẻ con sang người lớn. 
Ở lứa tuổi này các em dễ bị lôi kéo bởi những tệ nạn xã hội như nghiện game, facebook sẽ làm các em lơ là việc học. 
Những nguyên nhân trên ảnh hưởng ít nhiều đến đạo đức của học sinh. 
Lí do chủ quan	 
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại. Con người dễ dàng kết nối với nhau qua các trang mạng, thì mặt trái của sự phát triển là các tệ nạn xã hội gia tăng: Thực trạng hiện nay nề nếp, đạo đức lối sống của học sinh trong trường học đã xuống cấp. Số học sinh vi phạm đạo đức ngày càng gia tăng, các học sinh bỏ tiết, hút thuốc, đánh nhau, chửi tục nói thềngày càng nhiều. Và đặc biệt các trang mạng xã hội rất được giới trẻ ưa chuộng: game, facebook Ưa chuộng quá dẫn đến sa đà quên cả việc học thậm chí là nghiện, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự phát triển tâm sinh lí cũng như nhận thức của các em, các em sống trong một thế giới ảo. Tính tự giác học tập của học sinh có chiều hướng giảm dẫn. Các em ham mê các trò chơi điện tử, facebook, hút thuốc, nghiện ma túy không có tiền trở nên trộm cắp, bỏ họcVà các tệ nạn trên mỗi ngày diễn ra càng phức tạp, càng nghiêm trọng, nó mang lại hậu quả khôn lường. Đây chính là nỗi lo lắng, trăn trở của biết bao giáo viên, phụ huynh và các cấp chính quyền.
Vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay là một vấn đề bức xúc của các trường học và của toàn xã hội. Càng ngày các tệ nạn xã hội càng phát triển, nó lôi kéo một số lượng học sinh không nhỏ, đặc biệt với lứa tuổi của các em rất dễ bị lôi kéo, làm cho tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm dẫn đến học yếu và vi phạm đạo đức ngày càng gia tăng. Do xã hội phát triển nhiều loại hình văn hóa, trò chơi không lành mạnh làm học sinh nghiện khó cai. Chính vì vậy mà các biện pháp giáo dục đạo đức trước đây không còn phù hợp nữa hoặc các giáo viên làm công tác chủ nhiệm mà không linh hoạt, không nhiệt tình, chưa biết kết hợp nhiều biện pháp phù hợp để giáo dục đạo đức học sinh thì hiệu quả chưa cao 
	 Qua 16 năm giảng dạy và đầu năm 2014 tôi được tham gia hội nghị về vấn đề học sinh bỏ học, năm 2015 tôi được tham dự cuộc thi “Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi” cấp huyện. Qua đó tôi thấy vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay là vấn đề báo động toàn xã hội cần lưu tâm và làm đau đầu các cấp các nghành. Vì vậy mà nhiều đêm tôi trằn trọc, tôi trăn trở làm thế nào để khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức của học sinh và giúp một số đồng nghiệp làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. Và tôi cũng muốn chia sẽ những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy nhiều năm và những kinh nghiệm thu hoạch được sau cuộc thi “Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi” cấp huyện. Hỡi các giáo viên làm công tác chủ nhiệm hãy hành động hết sức mình vì một tương lai tươi sáng của con em chúng ta. Đó là lí do tôi chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS THÔNG QUA CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM” 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 	Trao đổi kinh nghiệm về vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh hiện nay.
 	Nêu lên được thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay, nguyên nhân dẫn đến những thực trạng đó, biện pháp khắc phục.
 	Đánh giá thực trạng về sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội đối với trường THCS Nguyễn Trãi và các trường học trên cùng địa bàn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Tình hình đạo đức hiện nay của học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi.
 	Các biện pháp giáo dục đạo đức của học sinh.
4. Giới hạn của đề tài:
 	Giáo viên, học sinh trong trường Nguyễn Trãi và học sinh trên địa bàn.
 	Phụ huynh trên địa bàn.
 	Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 	Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
 	 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 	Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
 	Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
 c. Phương pháp thống kê toán học 
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận:
 	Đề tài này dựa trên cơ sở lí luận: Quan điểm tư tưởng của Đảng về giáo dục, Tâm lí giáo dục học sinh THCS, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề dạy học.
 	Theo TT 30/2009/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 10 về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.
 	Theo TT số 12/2011/TT - BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của BGDĐT về điều lệ trường THCS.
 	Theo TT số 28/ 2009/ TT- BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. 
 	Nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của Phòng GD&ĐT.
 	Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện những nhiệm vụ:
 	Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
 	Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
 	Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
 	Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức.
 	Báo cáo thường kì và đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
 	Vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách toàn vẹn cho học sinh, là một nhà quản lí tài ba với nhiều vai trò: vừa lãnh đạo vừa điều khiển vừa tổ chức và vừa là người cha người mẹ với học sinh cả lớp.
 	Ngoài nhiệm vụ lên lớp như những đồng nghiệp khác, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác của người giáo viên chủ nhiệm. Và đặc biệt việc giáo dục đạo đức của học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Giáo viên chủ nhiệm phải có vai trò giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hoạt động trải nghiệm cho học sinh là rất cần thiết. Vậy mỗi giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần chung tay đưa ra những biện pháp tích cực phù hợp nhất để nâng cao ý thức đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi mới bước vào cấp 2.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Ưu điểm của vấn đề đang nghiên cứu
 Trường được sự quan tâm của Đảng ủy – HĐND – UBND – địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, của Ban giám hiêụ nhà trường và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan ban ngành đoàn thể và toàn xã hội nên việc rèn luyện đạo đức học sinh tương đối tốt.
	Được sự kết hợp của công an giao thông, công an xã và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ trường. Trường THCS Nguyễn Trãi không ngừng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ và những chỉ tiêu đề ra, nhất là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
 Lớp được sự quan tâm của phụ huynh, nhà trường và liên đội, các giáo viên bộ môn, đa số học sinh trong lớp có ý thức đạo đức tốt, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể, tham gia tốt phong trào do đội – trường phát động. 
	Các giáo viên làm công tác chủ nhiệm được nhà trường lựa chọn và phân công tương đối phù hợp. Và các đồng chí đều có tâm huyết sự nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm.
Những hạn chế
Trước đây giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là áp dụng các phương pháp chung cho học sinh phạm lỗi như sau:
Lần 1: Dọn vệ sinh. - Lần 2: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm.
Lần 3: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm + Mời phụ huynh.
 	Mặc dù công tác chủ nhiệm đem lại nhiều thành công, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế vì những phương pháp đó không còn phù hợp với đối tượng học sinh hiện nay. Phương pháp trên có ưu điểm là có thể áp dụng với tất cả học sinh trong lớp, vì đạo đức của học sinh ở thời điểm trước đây vẫn tương đối tốt. Các em ngoan ngoãn, chăm học. Các quán nét chưa phát triễn nhiều, các trang mạng xã hội chưa nhân rộng, các tệ nạn xã hội chưa xâm nhập vào trường học nhiều
 Tuy nhiên hiện nay tình trạng học sinh ngày càng lười học, tham gia tệ nạn xã hội ngày càng nhiều: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, nghiện game, nghiện facebook. Các em ham mê các trò chơi điện tử, facebook, hút thuốc, nghiện ma túy không có tiền trở nên trộm cắp, bỏ họcVà các tệ nạn trên mỗi ngày diễn ra càng phức tạp, càng nghiêm trọng, nó mang lại hậu quả khôn lường. Đây chính là nỗi lo lắng trăn trở của biết bao giáo viên, phụ huynh và các cấp chính quyền.
Nhiều trường học đều tập trung vào việc dạy chữ chứ ít quan tâm đến việc dạy người, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Chưa tổ chức nhiều tiết HĐNGLL về chủ đề giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
	Trường THCS Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã Eana, xã có diện tích tương đối rộng, tình hình an ninh trật tự tương đối phức tạp. Nên số học sinh nằm rải rác khắp nơi, nhà xa khó khăn cho học sinh trong việc tới trường. 
Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, một số buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn nên phụ huynh chỉ biết lo cho cuộc sống mà không chăm lo đến việc học tập cũng như giáo dục đạo đức của các em. 
Thôn Quỳnh Ngọc khu gần bến cát dân cư tập trung đa dạng, nhiều người ở Bắc Cạng - Lạng Sơn vào cư trú, chủ yếu là dân trộm cấp và nghiện hút. Thôn Eatung có số lượng thanh niên lang thang hư hỏng nhiều, nên có một số thanh niên lôi kéo các em học sinh trong trường tham gia vào các tệ nạn xã hội.
	Một số gia đình có điều kiện thì chiều con, để rồi những học sinh đó trở nên đua đòi hư hỏng nghiện game, facebookđạo đức suy giảm.
	Cuộc sống gia đình vất vả, khó khăn, bố mẹ đi làm xa, ở nhà không có ai quản lí, thiếu sự quan tâm uốn nắn của gia đình, không có thời gian giáo dục con cái.
	Một số giáo viên còn tham gia nhiều hoạt động, nhiều cuộc thi nên còn dành ít thời gian đầu tư cho công tác chủ nhiệm.
Chất lượng 2 mặt giáo dục lớp 6A2 năm 2013 – 2014:
Tổng số HS: 36
Giỏi (T)
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Học lực
2
5,6
17
47,2
16
44,4
1
2,8
0
Hạnh kiểm
29
80,6
4
11,1
2
8,3
0
0
Tuy nhiên việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh là một vấn đề nan giải, cần nhiều thời gian. Và đòi hỏi các cấp các nghành cần vào cuộc, chung tay vì tương lai con em chúng ta và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò nồng cốt, cần phải có nhiệt huyết mới tìm ra biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh theo các nguyên nhân khác nhau.
Kết quả vận dụng các phương pháp
	 Khi sử dụng các biện pháp này tôi thấy số lượng học sinh vi phạm đạo đức của lớp và trường tôi giảm hẳn.
	Từ sự nhiệt tình và năng lực quản lí giáo viên chủ nhiệm đã có những biện pháp uốn nắn kịp thời, tình hình vi phạm đạo đức của học sinh đã giảm sút, hạn chế bớt những tệ nạn xã hội. Giáo viên đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Tạo môi trường học tập thân thiện và tích cực.
	Nhưng để đạt được kết quả cao đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải hết sức nhiệt tình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và là cầu nối không thể thiếu giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
Các nguyên nhân chủ quan và khách quan
Một số giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, nên trong lớp vẫn còn học sinh vi phạm đạo đức, bỏ học. Thậm chí chỗ ngồi của một số lớp giáo viên cũng không sắp xếp, em nào thích ngồi ở đâu thì ngồi.
Sự liên hệ giữa nhà trường và gia đình chưa thật tốt.
Một số gia đình chưa quan tâm lắm đến việc học tập của các em, họ nhận thức về học tập của con cái mình chưa cao, đi học về không cần kiểm tra sách vở của con, thậm chí họ không biết hôm nay con mình có đến lớp không, dẫn đến các em học yếu. 
Còn có gia đình cho rằng việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh của con mình là không quan trọng, học cũng được mà không học cũng được.
Các cấp chưa làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, chưa có biện pháp tốt để ngăn ngừa học sinh vi phạm đạo đức và tệ nạn xã hội.
Cuộc sống gia đình vất vả, khó khăn, bố mẹ đi làm ở bên sông, ở nhà không có ai quản lí, không có thời gian giáo dục con cái. Đi họp phụ huynh lúc nào phụ huynh cũng nói “Trăm sự nhờ thầy”. Nên có một số học sinh bỏ học kiếm tiền phụ giúp gia đình tối đến mệt không học bài làm bài nên mất kiến thức cơ bản, không theo kịp bạn bè, chán nản không muốn học đâm ra quậy phá và lôi kéo các bạn khác.
Mốt số gia đình giàu có cho con cái tiền mà không quản lí được, để các em vào quán chát chơi game, hút thuốc
Một số ít học sinh chưa ý thức được giữa cái xấu và cái tốt, có ý thức đạo đức chưa cao.
Do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhà trường xử lý học sinh vi phạm đạo đức chưa nghiêm.
Do việc đánh giá xếp loại học sinh chưa thực nghiêm túc nên tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp vẫn còn, các em tiếp thu kiến thức không kịp nên chán học.
Chương trình thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp một số nội dung còn quá tải, tạo áp lực học tập cho học sinh, các em học yếu lại càng yếu nên chán học và không muốn đi học, bị bạn bè lôi kéo rồi nghiện game lúc nào không biết.
Do tâm lí lứa tuổi học sinh THCS rất hiếu động, thích làm người lớn, thích thể hiện mình.
Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh.
Do bố mẹ li dị, thiếu hụt về mặt tình cảm.
Do một số giáo viên còn hạn chế về năng lực phương pháp giảng dạy, học sinh chưa hiểu. Hay một số không nhỏ giáo viên có đời sống kinh tế khó khăn, phải bươn chải với những công việc làm thêm để nuôi gia đình nên không có thời gian nhiều đầu tư cho bài dạy, nên học sinh không hiểu bài chán học, nghịch trong giờ học.
Do thái độ của một số giáo viên đối xử với học sinh chưa thân thiện, một số giáo viên chưa nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lí lứa tuổi của học sinh để có biện pháp động viên, ngăn ngừa kịp thời.
Các nguyên nhân trên ít nhiều ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh, học sinh chán học và bỏ học ngày càng gia tăng.
	Công tác giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm và xem là quốc sách hàng đầu.
Nhưng càng ngày các tệ nạn xã hội càng phát triển, nó lôi kéo một số lượng học sinh không nhỏ, đặc biệt với lứa tuổi của các em rất dể bị lôi kéo, làm cho tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm dẫn đến học yếu và vi phạm đạo đức ngày càng gia tăng.
	Eana là một xã có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn, đa số nhân dân ở đây làm nghề nông là chính. Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lại nhiều.
	Những yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh và duy trì sỉ số ở các trường THCS.
3. Một số giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm đạo đức và tham gia các tệ nạn xã hội.
Giáo dục đạo đức và tăng cường kĩ năng sống cho học sinh.
 Giúp giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm để giải quyết tình huống sư phạm, giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, để giúp các em trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên. Và từ đó học sinh nhận ra những khuyết điểm của mình, có biện pháp tự rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
	Như chúng ta đã biết kết quả giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh do ba môi trường quyết định đó là: Nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:
 Để việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao thì nhà trường phải thực hiện các giải pháp sau:
* Đối với lãnh đạo: 
	Đưa chỉ tiêu thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua vào tiêu chí xếp loại đối với cán bộ viên chức và học sinh.
	Trường đã tổ chức cho học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp tuyên truyền an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
	 Tổ chức cho học sinh các trò chơi dân gian, các lễ hội để học sinh tham gia vào các trò chơi lành mạnh.
	Lên kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học.
	Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
	Thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đoàn đội để nắm rõ tình hình đạo đức của học sinh trong trường, để có biện pháp xử lí kịp thời.
	Biết lựa chọn đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình chủ nhiệm các lớp đặc biệt.
	Ngay đầu năm phải trao đổi với giáo viên để nắm được tình hình đạo đức, lực học của các lớp. Để giao nhiệm vụ cho các giáo viên giảng dạy phù hợp.
	Mỗi tháng họp giáo viên chủ nhiệm nhằm nắm bắt tình hình suy thoái đạo đức của học sinh, đặc biệt là cuối kì, cuối năm. Khi các học sinh đã thi xong, các em có biểu hiện đánh nhau, phá cơ sở vật chất, để kịp thời giáo dục, uốn nắn và kiểm điểm.
	Phân công bí thư Đoàn, tổng phụ trách Đội, trưởng ban nề nếp trực vào 15 phút đầu giờ để xử lí các học sinh vi phạm.
	Tổ chức các phong trào thi đua, các buổi hội diễn có khen thưởng động viên kịp thời các chi đội có thành tích.
	Phát động phong trào “áo trắng tặng bạn”, giúp đỡ bạn khó khăn, nuôi heo đất để ủng hộ bạn nghèo đến lớp.
	Tổ chức cho giáo viên dự giờ chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về biện pháp giáo dục đạo đức học sinh nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện.
	Chỉ đạo giáo viên theo dõi sát sao sĩ số lớp.
	Phụ đạo kịp thời học sinh yếu kém để giảm số lượng học sinh chán học.
	Nhà trường là nơi cung cấp cho các em một hệ thống tri thức đạo đức (đó là chuẩn mực đạo đức) trên cơ sở đó hình thành cho cá em động cơ và tình cảm đạo đức.
	Nhà trường phải tổ chức các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện những hành vi đạo đức trên cơ sở đó hình thành hành vi đạo đức trong sinh hoạt tập thể, lao động công ích.
	Tận dụng tác dụng của nhóm, tập thể trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Giáo dục thông qua tập thể là nguyên tắc quan trọng. Thông qua tập thể các em có thể đối chiếu mình với bạn, để điều chỉnh mình.
	Xây dựng tập thể vững mạnh: Trường - lớp - nhóm bạn thân có tác dụng hướng học sinh tới những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp.
* Đối với giáo viên:
	Phải áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, nhiệt tình sử dụng đồ dùng, đầu tư soạn giảng, liên hệ thực tế để học sinh dễ hiểu bài thì học sinh sẽ ham học.
	Giáo viên là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Cần gần gủi trò chuyện với học sinh, coi học sinh như con em như người bạn của mình. Sẵn sàng lắng nghe học sinh tâm sự.
	Phải yêu thương tôn trọng và đặc biệt là tin tưởng học sinh.
	Giáo viên phải

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc.doc