Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 4

Tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Vì vậy phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.

Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh:

+ Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong đời sống.

+ Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.

 

doc 17 trang thuychi01 50155
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỐT
 MÔN TIN HỌC LỚP 4
 Người thực hiện: Đường Thị Minh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1
 SKKN thuộc Môn (lĩnh vự): Tin học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG
4
2.1
Cơ sở lí luận 
4
2.2
Thực trạng của việc dạy học môn tin học lớp 4 khi chưa áp dụng SKKN
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Giải pháp 1: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
5
2.3.2
Giải pháp 2: Thiết kế bài dạy phải phù hợp với đối tượng học sinh
10
2.3.3
Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động của học sinh trên lớp
11
2.3.4
Giải pháp 4: Kiểm tra và xử lý một số lỗi thường gặp trên máy tính
13
2.3.5
Giải pháp 5: Tăng cường đánh giá học sinh
13
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Vì vậy phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh: 
+ Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong đời sống.
+ Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.
+ Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.
Dạy học Tin học thường gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành, cả hai được kết hợp song song với nhau trong quá trình dạy học, lý thuyết Tin học thường rất khô khan, có thể nói, sự cung cấp kiến thức thường diễn ra một chiều, bởi vì: Đây là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên nghành, ngôn ngữ tiếng Anh, nên học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với nhiều người mà nhất là học sinh Tiểu học. Trường tiểu học Điện Biên 1 có phòng máy vi tính cho học sinh thực hành nhưng do số lượng học sinh nhiều nên cũng khó khăn cho việc thực hành trên máy của học sinh (Từ 2 đến 3 HS /1 máy). Có những học sinh nhút nhát bị bạn dành máy nên rất ít khi được thực hành. Như vậy để khắc phục được hạn chế nêu trên, trước hết người giáo viên cần phải có một phương pháp dạy học thật tốt, một phương thức tổ chức dạy học giờ thực hành sao cho thích hợp và có hiệu quả nhất. Phương pháp dạy học của giáo viên có vai trò rất quan trọng, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức lý thuyết và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tiến bộ, tích cực trong tất cả các môn học nói chung cũng như trong giảng dạy môn Tin học ở trường tiểu học nói riêng cũng là phù hợp với xu thế chung của nền giáo dục hiện đại và là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục của môn học này.
Từ thực tế trên tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ học giúp các em thành thạo các thao tác cơ bản với máy, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều giúp các em có thể tự khám phá và tự học. Trên cơ sở thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong học tập không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, bản thân tôi đã rút ra được: “Một số biện pháp dạy tốt môn tin học lớp 4” để giúp học sinh trong nhà trường ở nơi tôi đang công tác đạt kết quả cao hơn trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tin học nói riêng.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục môn tin học ở nhà trường và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Thông qua đó để có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả giúp học sinh học tốt hơn môn tin học quyển 2 
Đối tượng nghiện cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của sáng kiến tập trung vào thực trạng và các biện pháp có tính khả thi giúp học sinh lớp 4 học tốt môn tin học
- Chương trình Cùng học Tin học quyển 2
Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở kiến thức cơ bản của bộ môn Tin học tiểu học và các phương pháp dạy học tích cực để:
+ Xây dựng 1 số ví dụ đơn giản bám sát mục tiêu môn học
+ Kiểm tra kết quả học tập của học sinh trên giấy, trên máy để đánh giá độ khó.
+ Sử dụng bảng đối chiếu
+ Kiểm tra chất lượng sau từng chương, từng học kỳ
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
Tin học đang phát triển ngày càng nhanh chóng và trở thành nhân tố vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực, đặc biệt quan trọng trong giáo dục. Tin học được đưa vào chương trình học và hỗ trợ giảng dạy như: Học sinh, sinh viên sử dụng tin học để học và thi một số môn; Giáo viên sử dụng tin học làm giáo cụ trực quan để dạy học và chuẩn bị tài liệu soạn giảng. Ngay cả trong công việc và đời sống, Tin học luôn chứng minh được tầm quan trọng của nó. Nhờ có tin học, cuộc sống con người đã trở nên thoải mái và thú vị hơn rất nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn tri thức mở trên mạng Internet, chia sẻ những thông tin bổ ích, kết nối với mọi người xung quanh và các ứng dụng trực tuyến. các vấn đề xử lý thông tin, văn bản, thuyết trình
Tin học là một nghành khoa học trẻ nhưng giá trị mà nó mang đến cho cuộc sống vô cùng quan trọng. Chú trọng phát triển Tin học sẽ đem lại lợi ích to lơn, đáp ứng tốt nhu cầu đất nước và con người trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006 Bộ trưởng giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ về đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2004-2006.
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng.
2.2. Thực trạng của việc dạy học môn tin học lớp 4 khi chưa áp dụng SKKN
a. Về việc dạy môn Tin học:
- Trường Tiểu học Điện Biên 1 là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học nói chung và bộ môn Tin học nói riêng. Có phòng máy tính đảm bảo chất lượng cho học sinh thực hành. Các phòng học được trang bị đầy đủ ti vi kết nối với máy tính để hỗ trợ giáo viên dạy học lý thuyết. 
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành Có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng về kiến thức và phương pháp, đảm bảo yêu cầu dạy học môn Tin học ở bậc Tiểu học. Thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn các cấp, đồng thời tự học tập trau dồi kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học mới để tiếp cận kịp thời với sự phát triển của CNTT.
b. Về việc học:
- Học sinh rất hứng thú học môn Tin học vì Tin học là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới.
Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn do học sinh không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
Một số học sinh không có máy tính để luyện tập thêm ở nhà nên kỹ năng sử dụng máy của các em chưa thật thành thạo.
 c. Kết quả của thực trạng trên:
 Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát học sinh khối lớp 4 (tổng số: 195 em) thông qua giờ thực hành với nội dung soạn thảo văn bản. Yêu cầu học sinh gõ đúng, đủ nội dung theo văn bản mẫu và lưu được văn bản.
 Qua khảo sát tôi thấy đa số học sinh thực hiện còn chậm, thao tác thực hành trên máy chưa thành thạo, một số em chưa chưa biết thao tác. Vì thế, kết quả thu được khi khảo sát rất thấp.
Điểm
Số lượng
Tỷ lệ
Điểm 9, 10
66/195
33,8%
Điểm 7, 8
79/195
40,5%
Điểm 5, 6
35/195
17,9%
Điểm dưới 5
15/195
7,8%
Tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân, phân loại từng đối tượng học sinh và mạnh dạn đưa ra các biện pháp và giải pháp thực hiện cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải pháp 1: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp:
Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Cùng học Tin học quyển 2 nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình, tôi đã thực hiện như sau: 
* Dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành:
     Phương pháp dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành có thể nói là mới đối với các môn học khác, nhưng với môn Tin học tiểu học thì phương pháp này là không thể thiếu khi dạy bất kì một nội dung Tin học nào. Đây là một phương pháp dạy học chủ đạo trong quá trình dạy học Tin ở tiểu học. Bởi vì: Học sinh tiểu học là lứa tuổi mà tâm lý chưa phát triển, khả năng diễn đạt kém, nếu học lý thuyết chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức Tin học là những nội dung tương đối mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái nệm  rất trừu tượng đối với nhiều học sinh. Hơn nữa còn đòi hỏi kỹ năng sử dụng máy tính nhanh chóng và chính xác. Chẳng hạn khi dạy nội dung tắt máy an toàn nếu yêu cầu học sinh trình bày cách tắt máy an toàn bằng lý thuyết thì đây là một yêu cầu rất khó ngay cả đối với học sinh giỏi. Còn nếu yêu cầu học sinh lên tắt máy tính theo cách an toàn nhất thì quá nhiều học sinh biết đến, ngay cả học sinh trung bình và yếu.
     Vì vậy dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành trên máy tính là điều kiện rất quan trọng để học sinh xác nhận tri thức mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho mình. Tri thức Tin học không đòi hỏi cao ở khả năng trình bày lý thuyết xuông mà đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng thực hành giỏi, biết sử dụng máy tính thành thạo.
     Hay khi dạy nội dung tập vẽ trên máy tính thì theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục tất cả đều là tiết thực hành, không có tiết lý thuyết. Như vậy dạy Tin học ở tiểu học đòi hỏi cao ở kỹ năng thực hành của học sinh, hình thành các thao tác nhanh chóng, chính xác khi sử dụng chuột và bàn phím. Đây là cơ sở, là nền tảng của một người mới bắt đầu học Tin học.
* Lựa chọn đúng phương pháp dạy học cho từng phần học:
Phần 1: Khám phá máy tính 
Ngay từ bài học đầu tiên, Giáo viên cần giúp cho học sinh có khái niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay, xác định và nhận biết các bộ phận của máy tính cũng như tác dụng của các bộ phận đó. 
Vì thế ở phần học này tôi đã sử dụng phương pháp dạy học trực quan, cho học sinh quan sát ngay trong giờ dạy lý thuyết. 
Ví dụ: Ở bài khám phá máy tính: Để giúp các em khám phá máy tính Giáo viên cần chuẩn bị các tài liệu về sự phát triển của máy tính qua các thời kỳ và hình ảnh về các loại máy tính để học sinh quan sát trong giờ dạy lý thuyết.
Ví dụ: Bài Chương trình máy tính được lưu ở đâu: Giáo viên cần chuẩn bị các thiết bị lưu trữ dữ liệu như: Đĩa CD, thiết bị nhớ flash, Đĩa cứng, và các hình ảnh của thiết bị nhớ. 
Phần 2: Em tập vẽ
Học sinh rất có hứng thú học học vẽ trên máy. Ở phần học này tôi đã giảm tiết lý thuyết cho học sinh thực hành nhiều hơn. Có những phần thực hiện dạy lý thuyết ngay trong tiết thực hành giúp học sinh dễ hiểu bài và thao tác thành thạo hơn. 
- Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng để học sinh có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Sử dụng máy tính kết nối với tivi, các phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng và giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi thực hành có hiệu quả hơn. 
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học được từ môn Mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hòa, thẩm mĩ.
- Hệ thống bài thực hành phu hợp với nội dung của bài giảng, các bài tập không quá dài, nâng dần từ đơn giản đến khó. Giáo viên vận dụng kết hợp những bài học trước để học sinh ôn lại và vận dụng tô màu có hệ thống.
- Giáo viên giao bài tập thực hành cho học sinh, sau đó hướng dẫn học sinh trực tiếp trên máy tính kết nối vơi tivi để học sinh dễ dàng quan sát thao tác của giáo viên. Sau đó gọi một số em lên máy thực hiện lại. Nếu học sinh nào chưa thực hiện được giáo viên hướng dẫn lại cho em đó (gọi là cầm tay chỉ việc cho từng em). Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK có thể yêu cầu học sinh làm thêm bài tập khác để phần học này thêm phong phú.
Ví dụ: Bài Vẽ hình e-líp, hình tròn: Ngoài những hình SGK yêu cầu học sinh vẽ. Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như: Cái ca, con ốc sên, con chuột máy tính, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng hình e-líp, hình tròn để vẽ  dành cho những học sinh đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu. 
- Trong giờ thực hành giáo viên tạo thi đua giữa các nhóm, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm của nhau (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo sự hào hứng trong học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
Phần 3: Em tập gõ 10 ngón: 
Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Giúp các em nhớ vị trí các phím thông qua bài học: “ Làm quen với bàn phím”. Chú trọng và nghiêm túc rèn cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phímthì các em mới có thói quen gõ 10 ngón. Tôi đã thực hiện từng bước sau:
Phần 4: Học và chơi cùng máy tính 
Giáo viên yêu cầu học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. Giáo viên cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày.
Ví dụ: + Yêu thích môn Toán qua phần mềm Cùng học toán 4. 
 + Khám phá rừng nhiệt đới. Thông qua phần mềm học sinh biết thêm một số loài động vật sống trong rừng, đặc điểm sinh sống của những loài vật này. Từ đó giáo dục học sinh có thái độ yêu thiên nhiên, quý trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
	 + Tập thể thao với trò chơi Golf: Rèn luyện tư duy logich và sáng tạo cũng như sự khéo léo của đôi tay.
- Ở chương học này, Giáo viên nên chủ động dạy dàn trải trong các tiết học. 
Phần 5: Em tập soạn thảo
Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn. Dạy lý thuyết kết hợp với thực hành, xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy học sinh mới nắm được bài học. 
Phần 6: Thế giới LOGO của em 
Phần mềm Logo là phần mềm đòi hỏi học sinh phải có khả năng sáng tạo, kỹ năng phân tích bài toán, có từ duy một cách tích cực, linh hoạt và logic. Học sinh phải biết áp dụng tất cả các khả năng đã có vào tình huống giải quyết vấn đề tạo nền móng cơ sở ban đầu cho phần nâng cao tiếp theo. Vì thế ở phần học này giáo viên cần giúp học sinh:
Hướng dẫn học sinh nắm vững, nhận biết và phân biệt các câu lệnh trong logo: Giúp học sinh học thuộc các lệnh thông qua nhiều hình thức như ra bài tập theo hình thức trắc nghiệm chọn câu đúng, sai. Củng cố kiến thức viết trên giấy dưới hình thức tự luận.
Giáo viên phân tích bài toán mẫu cho học sinh: Giáo viên phân tích hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích hình mẫu để sử dụng câu lệnh phù hợp với bài toán giúp học sinh làm nhanh, đúng, chính xác hiệu quả. 
Ví dụ 1: Bài T4 trang 106 - Vẽ tam giác đều như hình sau: 
+ Giáo viên phân tích, gợi ý giúp học sinh xác định được rùa phải quay góc quay bao nhiêu độ
1200
 B
600
300
600
600
 A C 
1200
Ví dụ 2: Vẽ hình lục giác giáo viên cũng phân tích gợi ý để học sinh xác định được góc quay của rùa sau đó thực hiện viết lệnh cho đúng
Để xác định được góc quay của rùa ta tính theo công thức:
180 - (1 - )*180 với n là số cạnh của đa giác
180 - (1 - ) *180 = 180 - *180 = 60
Vậy để vẽ được hình lục giác rùa quay sang phải với góc quay 600
600
- Trong bài Sử dụng câu lệnh lặp ở phần lý thuyết giáo viên giới thiệu cho các em cách viết câu lệnh lặp Repeat n [câu lệnh cần lặp] nhưng vì đây là câu mẫu chung khi áp dụng bài tập thì cần xác định câu lệnh cần lặp và chỉ sổ lần lặp (n). Vì vậy, giáo viên cho các em làm nhiều hình vẽ khác nhau để các em hiểu hơn về câu lệnh.
+ Vẽ hình vuông cạnh 200 thì các lệnh được lặp lại là Fd 200 Rt 90, số lần lặp là 4 nên câu lệnh là Repeat 4 [Fd 200 Rt 90].
+ Vẽ hình lục giác cạnh 100: Các lệnh được lặp lại là Fd 100 Rt 60, số lần lặp là 6, câu lệnh vẽ hình lục giác là: Repeat 6 [Fd 100 Rt 60].
- Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh để các em có thể quan sát, nhận xét bài của nhau tạo được sự hào hứng và sáng tạo trong quá trình thực hành.
Ví dụ: Viết lệnh tạo hình trang trí theo mẫu.
- Bài này dành cho học sinh khá, giỏi. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm: Hình trang trí được tạo thành bởi 6 hình lục giác đều được xếp chồng lên với nhau, trước hết ta sử dụng câu lệnh lặp viết lệnh vẽ hình lục giác. 
- Viết lệnh vẽ hình trang trí ta sử dụng câu lệnh lặp, lặp lại 6 lần các câu lệnh vẽ hình lục giác sau đó cho rùa quay 60 độ.
Vẽ hình lục giác dùng lệnh Fd, Rt, Repeat.
 Repeat 6 [FD 100 RT 60]	
Vẽ hình trang trí lặp lại 6 lần câu lệnh vẽ hình lục giác dùng lệnh Rt, Repeat.
Repeat 6 [ Repeat 6 [FD 100 RT 60] RT 60]
2.3.2. Giải pháp 2: Thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh:
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”.
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm được những việc sau:
* Tìm hiểu đối tượng học sinh:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu học sinh thông qua tiết thực hành và phân loại đối tượng học sinh như:
	+ Sử dụng thành thạo
	+ Sử dụng tương đối thành thạo
	+ Sử dụng còn lúng túng	
* Cách dạy từng loại đối tượng:
- Đối với học sinh sử dụng thành thạo: Giáo viên cần chuẩn bị những bài tập ở mức khó hơn và có thể dạy nâng cao cho học sinh.
- Đối với học sinh tương đối thành thạo: Giáo viên cần chú ý đến thao tác thực hành của học sinh để uốn nắn kịp thời cho học sinh.
- Đối với học sinh còn sử dụng lúng túng: Giáo viên chuẩn bị bài cho học sinh ở mức độ trung bình, cần động viên các em có gắng thực hành, bên cạnh đó phân nhóm thực hành cho các em ngồi cùng với học sinh đã sử dụng thành thạo để các em hỗ trợ lẫn nhau.
* Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
* Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết. Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. 
 * Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
* Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tot_mon_tin_hoc_l.doc