Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng xếp dán cho trẻ 5-6 tuổi
Hoạt động Tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với khả năng của trẻ. Hoạt động này là một dạng hoạt động có sản phẩm đặc trưng của trẻ mầm non. Có bốn dạng hoạt động cơ bản sau: Vẽ, Nặn, Cắt – xé – xếp dán – chắp ghép.
Xếp dán là một loại hình tạo hình trẻ thể hiện hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều bằng cách sắp xếp các mảng hình theo bố cụ mang tính nghệ thuật và gắn chúng lên môt nền phẳng như mặt giấy hoặc gỗ.
Đối với trẻ 5 -6 tuổi dạy trẻ củng cố và phát triển hiểu biết về các hình học cơ bản và khả năng so sánh, phát hiện sự giống và khác nhau của các hình. Khi tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được tự do sáng tạo. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật hiện tượng trong khi dao chơi, tham quan và vui chơi. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật như vậy hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích, so sánh, tông hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phận biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON BÀI TẬP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XẾP DÁN CHO TRẺ 5 -6 TUỔI Người hướng dẫn: Sinh viên: Ngày sinh: Số báo danh: Lớp: Hà Nội - 2017 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và mục đích của đề tài nghiên cứu. 1.1. Lý do chọn đề tài. Hoạt động Tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với khả năng của trẻ. Hoạt động này là một dạng hoạt động có sản phẩm đặc trưng của trẻ mầm non. Có bốn dạng hoạt động cơ bản sau: Vẽ, Nặn, Cắt – xé – xếp dán – chắp ghép. Xếp dán là một loại hình tạo hình trẻ thể hiện hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều bằng cách sắp xếp các mảng hình theo bố cụ mang tính nghệ thuật và gắn chúng lên môt nền phẳng như mặt giấy hoặc gỗ. Đối với trẻ 5 -6 tuổi dạy trẻ củng cố và phát triển hiểu biết về các hình học cơ bản và khả năng so sánh, phát hiện sự giống và khác nhau của các hình. Khi tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được tự do sáng tạo. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật hiện tượng trong khi dao chơi, tham quan và vui chơi. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật như vậy hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích, so sánh, tông hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phận biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Nhận thức của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Thể hiện thông qua hoạt động rất riêng lẽ, đơn độc, thiếu sự phối hợp và kết hợp với nhau trong khi tạo hình. Trẻ chưa được giao tiếp một cách thoải mái, chưa được sử dụng ngôn ngữ của cá nhân mình cũng như chưa được thể hiện thể hiện sở thích và ý tưởng mà chỉ thụ động nói theo yêu cầu của cô khi tham gia hoạt động tạo hình. Trẻ chỉ được học và làm dưới một hình thức đồng laọt mà chưa được phát huy “ cá nhân” mình, chưa được kích thích để thể hiện kinh nghiệm, ấn tượng và cảm xúc của riêng mình. Trẻ chưa được hoạt động phối hợp để tạo ra các sản phẩm chung của cả nhóm. Trẻ chưa được tranh luận, giao tiếp cùng nhau, cùng trao đổi, cùng nhận xét. Trẻ chưa được giáo dục tinh thần tập thể, tương trợ lẫn nhau thông qua loại hình hoạt động tạo hình. Một số giáo viên mầm non đánh giá nhận thức cũng như kỹ năng của trẻ quá thấp. Giáo viên chỉ chú trọng đến kết quả tạo hình, chưa chú trọng rèn kỹ năng cho trẻ. Giáo viên chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc – suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm. Khi lựa chọn đề tài dạy trẻ một bộ phận giáo viên còn lúng túng. rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ chưa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu và nội dung của độ tuổi; Thường mục tiêu thấp hơn so với độ tuổi thực tế của trẻ với lý do sợ trẻ không làm được. Bên cạnh đó, còn có một số giáo viên khi đưa ra đề tài dạy trẻ không phát huy tính tích cực của trẻ mà làm thay, làm hộ trẻ. Tạo cho trẻ thói xấu thụ động trong tiếp thu tri thức. Xuất phát từ những lý do trên đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy trong hoạt động tạo hình nói riêng trong đó có hoạt động dạy trẻ xếp dán. Tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy kỹ năng xếp dán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Yên Hợp, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trưởng mầm non. 1.2. Mục đích của đề tài nghiên cứu: - Nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp, hình thức tổ chức dạy kỹ năng xếp dán cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. - Giúp trẻ có kỹ năng xếp dán tạo nên những bức tranh mang tính nghệ thuật cao, biết bố cục và phối hợp màu sắc hài hòa tạo cho trẻ niềm đam mê, sự hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình. 2. Đối tượng nghiên cứu: 2.1. Khách thể nghiên cứu: Tổ chức hoạt động tạo hình rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen, TP Hà Nội. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 3. Giả thuyết khoa học: Nếu sử dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ trong trường mầm non thông qua hoạt động học có chủ đích và mọi lúc mọi nơi sẽ làm phong phú trí tưởng tượng, giúp trẻ biết yêu cái đẹp và tăng hiệu quả tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc rèn kỹ năng xếp dán. 4.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức có hiệu qủa hoạt động tạo hình thông qua thể loại xếp dán cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. 4.3. Thực nghiệm các biện pháp đề xuất để xác định hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen, TP Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Thu thập thông tin về hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệmvà tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để áp dụng vào thực tiễn việc tổ chức thực hiện tốt việc dạy trẻ kỹ năng xếp dán hiệu quả. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của mỗi độ tuổi để tổ chức dạy trẻ phù hợp. Qua hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm đạo đức, kỹ năng xã hội, kỹ năng thẩm mỹ, biết yêu cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiến. 5.2.1. Phương pháp quan sát: - Đối tượng: Quan sát tổ chức các hoạt động của giáo viên và hành vi của trẻ trong hoạt động xếp dán theo mẫu, theo đề tài và theo ý thích. - Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A - Trường mầm non Hoa Sen, TP Hà Nội - Thời gian: Quan sát trong thời gian từ ngày..............đến ngày......... - Mục đích: Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm mục đích nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình nói chung, hướng dẫn tổ chức rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ nói riêng. 5.2.2. Phương pháp điều tra - Đối tượng: Giáo viên mầm non - Địa điểm: Lớp mẫu giáo 5 tuổi A trường mầm non Hoa Sen, TP Hà Nội - Thời gian: Điều tra trong thời gian từ ngày..............đến ngày......... - Mục đích: Củng cố một số biện pháp tổ chức dạy trẻ 5-6 tuổi kỹ năng xếp dán trong hoạt động tạo hình góp phần phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ cho giáo viên. 5.2.3. Phương pháp đàm thoại - Đối tượng: Đàm thoại trao đổi với giáo viên và trẻ mầm non - Địa điểm: Lớp mẫu giáo 5 tuổi mầm non Hoa Sen, TP Hà Nội - Thời gian: ......... trong thời gian từ ngày..............đến ngày......... - Mục đích: Xác định những khó khăn và thuận lợi của GV trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình bồi dưỡng kỹ năng xếp dán cho trẻ ở trường mầm non hiện nay; làm rõ nhu cầu hứng thú khả năng của trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình do giáo viên tổ chức. 5.2.4. Phương pháp thực nghiệm - Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi B; Số lượng 30 trẻ. - Địa điểm: Lớp mẫu giáo 5 tuổi mầm non Hoa Sen, TP Hà Nội - Thời gian: ............. trong thời gian từ ngày..............đến ngày......... - Mục đích: Kiểm nghiệm hiệu quả các biện pháp đã nêu có liên quan đến giả thuyết khoa học của đề tài. CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Sự phát triển xúc cảm và tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi: Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ...Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống. Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ. Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người. Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn ( lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển. Sự phát triển ý chí: Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích.Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc. Tình kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp "công việc" vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng. Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ. Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh. Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp đa dạnh của hình dáng sự phong phú của màu sắc đồ vật thiện nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cẩm của đường nét. Đã thu hút những hứng thú và gây cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh và trở nên sâu sắc. Hoạt động tạo hình gắn liền hoạt động với con người. Ngay từ khi con người chưa có ngôn ngữ họ đã sử dụng hình vẽ như một phương tiện để giao tiếp và để truyền lại các kinh nghiệm sản xuất. Điều đó chứng tỏ hoạt động tạo hình là một trong những nhu cầu rất cần thiếtcủa đời sống con người. Vai trò của hoạt động vẽ nhằm phát triển sự nhận thức thẩm mỹ cho trẻ. Tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các xúc cảm thẩm mỹ ban đầu, dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực xung quanh giáo dục thẩm mỹ là giáo dục trẻ quan sát, phân biệt được các đặc điểm, cấu trúc, hình dáng, màu sắc... của sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nhận thức được cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu quýcái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó trẻ biết cách sắp xếp, trang trí trong học tập và trong cuộc sống thường nhất của trẻ. Thông hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết về màu sắc, và có ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Đó là hình thành phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ là tính kiên trì, thói quen làm việc, có kế hoạch làm việc đến nới đến chốn, biết lắng nghe ý kiến của cô, của bạn, vượt khó để đạt mục đích cuối cùng, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, đánh giá công bằng khách quan. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ. Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động tạo hình, trẻ trực tiếp trải nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Qua hoạt động tạo hình giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không giannhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả. Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt. Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình muốn giới thiệu về hoạt động đó, qua đó làm tăng thêm vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình còn giúp trẻ vững vàng hơn khi bước vào trường phổ thông. Hoạt động này giúp cho trẻ biết những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội để trẻ nhanh chóng bắt kịp cùng các môn học ở trường tiểu học. Giúp trẻ có thói quen nề nếp học tập. Hoạt động tạo hình cùng với các hoạt động khác giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nên chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp cho trẻ tham gia một cách tích cực nhất. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XẾP DÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI. 2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng. - Tìm hiểu thực trạng đối với việc tổ chức hoạt động xếp dán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. - Tìm hiểu thực trạng về khả năng xếp dán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay. - Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên về việc thực hiện lựa chọn nội dung rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ trong trường mầm non. - Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tạo hình: cơ bàn tay và ngón tay còn yếu, khả năng tập trung chưa cao, đặc biệt sự khéo léo của nhiều trẻ còn hạn chế. - Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con nên chưa phối hợp tốt với giáo viên và giúp con sưu tầm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình ở lớp của trẻ. 2.2. Nội dung khảo sát thực trạng. - Nghiên cứu một số nội dung trong hoạt động xếp dán của trẻ 5-6 tuổi, bao gồm: Một số chủ đề thực hiện rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ định; hoạt động vui chơi mọi lúc mọi nơi để tổ chức rèn kỹ năng xếp dán cho trẻ. - Đánh giá năng lực của giáo viên khi tổ chức hoạt động xếp dán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường. 2.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng. - Phương pháp quan sát tự nhiên: - Tiến hành quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ trong các hoạt động học có chủ định và hoạt động xếp dán ở mọi lúc, mọi nơi; hoạt động vui chơi. - Dự giờ đồng nghiệp thông qua một số hoạt động dạy trẻ 5-6 tuổi xếp dán. - Phương pháp điều tra. - Điều tra bằng phiếu hỏi, đặt câu hỏi trưng cầu ý kiến của giáo viên khi thực hiện dạy trẻ xếp dán. - Đánh giá kết quả xếp dán của trẻ; Nhận thức và thái độ tình cảm xúc cảm của trẻ khi thực hiện hoạt động xếp dán. - Đàm thoại về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dạy trẻ xếp dán. + Phương pháp khảo sát. - Khảo sát kỹ năng thực hiện hoạt động tạo hình thông qua hình thức dạy trẻ xếp dán. + Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động. - Tiến hành phân tích sản phẩm của trẻ đã tạo ra trong các hoạt động học có chủ định: Về số lượng, thể loại sản phẩm mà trẻ đã làm được trong một khoảng thời gian nhất định. - Ghi chép và lập phiếu đánh giá nhằm tìm hiểu khả năng lĩnh hội về kiến thức, kỹ năng, thái độ và xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ khi trẻ tạo ra được sản phẩm. 2.4. Các tiêu chí và thang đánh giá. + Tiêu chí: - Hiểu biết về nghệ thuật tạo hình xếp dán. - Nhận biết các loại chất liệu khác nhau để xếp dán tạo ra sản phẩm nghệ thuật có giá trị tinh thần. + Thang đánh giá: * Mức độ 1: Tốt - Nhận ra chất liệu xếp dán một cách nhanh và chính xác nhất. - Biết được sự khác biệt giữa sản phầm xếp dán và các sản phẩm tạo hình khác. * Mức độ 1: Khá - Nhận ra chất liệu xếp dán được thực hiện bằng tay với các dụng cụ đơn giản - Biết được sự khác biệt giữa sản phầm xếp dán và các sản phẩm tạo hình khác. * Mức độ 1: Trung bình - Chưa biết lựa chọn chất liệu xếp dán để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của cô. - Còn lúng túng chưa nhận ra sự khác biệt giữa sản phẩm xếp dán và các sản phẩm tạo hình khác. 2.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng. + Kết quả quan sát: - Chuẩn bị cho hoạt động xếp dán: Giáo viên xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị vật mẫu và các vật liệu hỗ trợ khác. Địa điểm tổ chức, không gian cho trẻ tham gia hoạt động xếp dán. + Các bước tiến hành tổ chức hoạt động: - Bước 1: Trò chuyện gây hứng thú: (Dùng câu đố, bài thơ, bài hát) để hướng trẻ vào hoạt động. Giáo viên cung cấp biểu tượng cho trẻ. - Bước 2: Quan sát đối tượng Mẫu: Cô cùng trẻ đàm thoại về hình dạng, đặc điểm của đối tượng, màu sắc của đối tượng. - Hướng dẫn trẻ thực hiện ý tưởng xếp dán - Bước 3: Trẻ thực hiện: GV quan sát, khích lệ trẻ thực hiện. - Bước 4: Nhận xét đánh giá sản phẩm: CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM ÁP DỤNG 3.1. Căn cứ của việc đề xuất. - Căn cứ kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả điều tra thực tiễn đề ra một số biện pháp hay dạy kỹ năng xếp dán cho trẻ trong trường mầm non. - Biện pháp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. - Biện pháp đảm bảo về yêu cầu nội dung tích hợp. - Biện pháp phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, phù hợp với đặc thù của từng vùng miền. 3.2. Các nguyên tắc của việc đề xuất. - Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống. - Đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. 3.3. Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng xếp dán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Biện pháp 1: Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với các vật liệu của hoạt động xép dán. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên, và quá trình thực hiện các kĩ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_ky_nang_xep.doc