Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để công tác chủ nhiệm Lớp 5 đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để công tác chủ nhiệm Lớp 5 đạt hiệu quả

Dạy học là một nghệ thuật giáo dục. Ở bậc tiểu học, để đào tạo một học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em, giáo viên còn xây dựng nền tảng hình thành đạo đức, nhân cách cho học sinh. Vì thế vai trò của người giáo viên chủ nhiệm thật quan trọng trong sự nghiệp trồng người từ thuở còn thơ.

Điều lệ nhà trường phổ thông đã ban hành và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người GVCN lớp bao gồm những nội dung hoạt động và yêu cầu công tác. Vấn đề là GVCN nhận thức như thế nào, tổ chức thực hiện ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất.

 

doc 10 trang tuyettranh 24/12/2022 11072
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để công tác chủ nhiệm Lớp 5 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LÀM THẾ NÀO
 ĐỂ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 LỚP 5 ĐẠT HIỆU QUẢ ?
Người viết : Đỗ Thị Thanh Thuỷ
Năm học : 2006 - 2007
A- Đặt vấn đề
B- Nội dung chính
Biện pháp xử lí
a. Những công việc cần làm 	ngay đầu năm
b.Giáo dục học sinh tính tự 	học
c.Giáo dục đạo đức cho học 	sinh
d.Tổ chức những “ sân chơi” 	bổ ích và thú vị
 Hiệu quả ban đầu
Kiểm nghiệm
C. Tự nhận xét
D. Bài học kinh nghiệm
E. Kết luận
 ĐẶT VẤN ĐỀ :
Dạy học là một nghệ thuật giáo dục. Ở bậc tiểu học, để đào tạo một học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em, giáo viên còn xây dựng nền tảng hình thành đạo đức, nhân cách cho học sinh. Vì thế vai trò của người giáo viên chủ nhiệm thật quan trọng trong sự nghiệp trồng người từ thuở còn thơ.
Điều lệ nhà trường phổ thông đã ban hành và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người GVCN lớp bao gồm những nội dung hoạt động và yêu cầu công tác. Vấn đề là GVCN nhận thức như thế nào, tổ chức thực hiện ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất.
NỘI DUNG CHÍNH :
BIỆN PHÁP XỬ LÍ :
Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, tôi rút ra một số kinh nghiệm của bản thân như sau:
Mỗi năm, giáo viên lại nhận một nguồn học sinh rất đa dạng .Đa số các em thiếu sự quan tâm đúng mức của cha mẹ. Một số em có hoàn cảnh gia đình khá phức tạp. Nhìn chung, các em thường mất căn bản của những năm học trước, chưa kể đến những em vốn lười học, ít chịu suy nghĩ, lại thêm thiếu cẩn thận đã trở thành mối quan tâm, lo lắng không nhỏ của GVCN ngay từ khi nhận lớp. Vì thế, để giải quyết những ưu tư này, chúng ta cần phải làm gì?
Những công việc cần làm ngay đầu năm:
Trước hết, tìm hiểu học sinh:
Thông thường giáo viên tiểu học mỗi năm được phân công chủ nhiệm một lớp. Vì thế cần phải tìm hiểu học sinh để giáo viên nắm được năng lực, sở trường của từng cá nhân, hoàn cảnh gia đình của từng em, sau đó sắp xếp, bố trí chỗ ngồi phù hợp. Đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con em mình.
Sau đó, GVCN cần ổn định tổ chức lớp dựa vào việc tìm hiểu kĩ từng em mà bố trí sắp xếp các cán bộ lớp, cán bộ Đội  theo khả năng của từng em. Những em này sẽ góp phần hỗ trợ GVCN trong công tác chủ nhiệm. Phân chia tổ, nhóm học tập, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trong lớp dễ dàng phối hợp với nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
Cuối cùng nhanh chóng xây dựng các nền nếp lớp học. Công việc này hết sức quan trọng, đòi hỏi rất nhiều đến trí tuệ, nghệ thuật của giáo viên. Khi xây dựng nền nếp lớp học, giáo viên không nên nóng vội mà phải kiên trì, tôn trọng, khuyến khích những cái học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất. Xây dựng nền nếp phải được tiến hành ngay từ đầu năm học và phải được thường xuyên duy trì nếu không thì khó mà hình thành thói quen cho học sinh, nhất là đối với các em lớp 5.
Ví dụ: “ Xếp hàng ra vào lớp”. Nền nếp này phải được tiến hành thường xuyên theo từng buổi học. Đây là nền nếp mang tính trật tự kỉ luật cần được duy trì suốt năm học.
Một số nền nếp cần xây dựng trong lớp:
Nền nếp học tập trong từng tiết học: chia nhóm, luân phiên báo cáo, những thao tác 
Nền nếp chuẩn bị bài dựa vào thời khoá biểu, SGK
Nền nếp truy bài đầu giờ giữa các đôi bạn học tập.
Nền nếp giơ tay phát biểu.
Nền nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt nội quy, những điều đã cam kết giữa GVCN và học sinh trong quá trình học tập.
Nền nếp tự quản trong sinh hoạt, tổ chức hoạt động.
Nền nếp tham gia sinh hoạt Đội, sinh hoạt ngoại khóa.
	Khi nền nếp đã được thấm nhuần vào từng cá nhân học sinh thì các em sẽ tự giác trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi.
Ngoài ra ở lứa tuổi của các em học sinh lớp 5, lứa tuổi mà một số em đã bắt đầu có những chuyển biến về tâm sinh lí thì GVCN cũng cần:
Nghiêm khắc với chính bản thân mình và học sinh bằng cách sửa chữa, chấn chỉnh ngay những gì không phù hợp trong quá trình học tập, sinh hoạt.
Luôn tạo uy tín với nhà trường, phụ huynh, học sinh, nhất là trở thành chỗ dựa tinh thần mà các em tin tưởng học tập.
Có kinh nghiệm hiểu được tâm lí học sinh, tạo sự đồng cảm giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh để từ đó hiểu và thông cảm với các em. Giáo viên phải luôn quan tâm sâu sát tới các em, cùng hoạt động để hướng dẫn, giúp đỡ các em điều chỉnh kịp thời những sai trái không chỉ bằng lời nói mà bằng việc làm, nhất là bằng tất cả tình yêu thương của thầy cô mới có thể giáo dục thành công được.
GVCN phải biết tôn trọng học sinh, luôn công bằng, thẳng thắn, gần gũi với học sinh nhưng cũng không thiếu sự cương quyết khi cấn thiết. Nhờ đó, giúp các em tự giác sửa chữa những thiếu sót và sai lầm, tự thay đổi và phấn đấu vươn lên trong học tập để trở thành người học sinh toàn diện.
Giáo dục học sinh tính tự học:
Để học sinh đạt hiệu quả trong học tập, GVCN cần hướng dẫn các em phương pháp tự học. Tự học có nghĩa là tự giác học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Đối với học sinh tiểu học do lứa tuổi còn nhỏ, tư duy độc lập của các em cỏn hạn chế nên khả năng tự học chưa cao và chưa bền vững. Nhiệm vụ của giáo viên là phải từng bước giáo dục tính tự học cho học sinh.
Để giáo dục tính tự học cho học sinh, trước hết giáo viên phải tìm hiểu xem khi học sinh tự học cần có những điều kiện gì? Các em cần biết cách học và có sự say mê, hứng thú học tập. Khi biết cách học tức là các em biết cách tự làm việc độc lập. Khi có niềm say mê hứng thú học tập các em sẽ tự giác học. Biết cách học với tinh thần tự giác, say mê học tập, chắc chắn các em sẽ có tính tự học.
Muốn giúp các em phát triển niềm say mê học tập, hứng thú học tập, giáo viên cần:
° Tạo nên phong trào thi đua học tập trong lớp: thi đua giữa các tổ, tổ chức các đôi bạn học tập. Khi phân các đôi bạn học tập, giáo viên nên xếp các em có học lực chênh nhau vừa phải.
Ví dụ: giỏi – khá, khá – trung bình, trung bình – yếu.
Bạn khá hơn làm nhóm trưởng. Sau một thời gian nếu bạn yếu hơn trong nhóm có tiến bộ sẽ được làm nhóm trưởng. Cách tổ chức này rất có hiệu quả vì ở lứa tuổi tiểu học các em rất thích ganh đua và được khen. Khi được hướng dẫn cho bạn một điều nhỏ cũng khiến các em rất vui. Muốn hướng dẫn cho bạn học sinh buộc không ngừng học tập. Bạn được hướng dẫn cũng sẽ nỗ lực cố gắng với mong muốn được làm nhóm trưởng.
° Tạo sự say mê học tập ở học sinh bằng chính các tiết học hấp dẫn, lôi cuốn. Điều này đòi hỏi nỗ lực và sự tâm huyết của giáo viên. Trước hết là về phương pháp. Giáo viên phải không ngừng tìm tòi các cách dạy hay, hấp dẫn nhằm cuốn hút các em trong từng tiết học. Mặt khác, giáo viên cũng cần tạo sự hấp dẫn ở chính nội dung giảng dạy. Cái mới mẻ, cái kì lạ bao giờ cũng gây hứng thú cao độ và kích thích trí tưởng tượng của các em vươn đến những miền đất xa xôi đầy triển vọng của nhận thức. Ngoài SGK, mỗi bài học giáo viên phải tìm tòi thêm các kiến thức mới gây hứng thú nhận thức cho các em. Các kiến thức mới phải bảo đảm yêu cầu chỉ trong phạm vi chương trình, không vượt quá sức học sinh.
Phương pháp lôi cuốn, nội dung hấp dẫn, tự khắc các em sẽ bị thu hút vào từng tiết học, sẽ không ngừng tìm tòi, liên hệ thực tế, không ngừng đặt câu hỏi và tìm cách để giải đáp thắc mắc.
Bên cạnh đó, một số biện pháp nghiệp vụ khác cũng có tác dụng gây niềm say mê, hứng thú học tập ở các em như:
° Học sinh rất thích được khen. Giáo viên động viên, tuyên dương kịp thời, đúng lúc cũng là một biện pháp khá hiệu quả.
° Phối hợp với gia đình nhắc nhở, động viên, mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, sắp xếp cho các em góc học tập yên tĩnh, phù hợp gây cảm giác muốn học.
Nhiều học sinh mặc dầu có ý thức học rất tốt, các điều kiện học tập cũng đầy đủ nhưng các em không thể tự học được. Nguyên nhân là do các em không biết cách học.
Để giúp các em biết cách học, giáo viên cần chuẩn bị trong các tiết học ở mỗi nội dung học ngoài dạy kiến thức kĩ năng, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tư duy.
° Ở môn Toán, để giải một bài toán, giáo viên hình thành cho học sinh các thao tác:
Đọc đề toán.
Xác định yêu cầu đề.
Tóm tắt.
Phân tích bài toán để tìm cách giải.
Trình bày bài giải.
° Ở môn Tiếng Việt, để làm một bài tập làm văn giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác:
Đọc đề bài.
Xác định kiểu bài, yêu cầu của đề bài.
Lập dàn ý nhanh.
Làm nháp.
Làm vào vở.
° Khi học sinh tự học tập ở nhà, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể vừa sức với học sinh, hướng dẫn học sinh cách học bài và làm bài.
Cách làm bài :
Trước khi làm bài, các em cần xem lại phần lí thuyết (các ghi nhớ, kết luận, quy tắc ), ví dụ trong SGK.
Đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
Làm nháp, dò lại cho chính xác rồi mới viết vào vở.
 Cách học bài:
Học ngay bài vừa học ở lớp.
Trước khi học dành 5 – 10 phút tự nhớ bài thầy cô giảng trên lớp. Tập trung suy nghĩ để hiểu kĩ, nhớ lâu những kiến thức cơ bản trong bài ( phần ghi nhớ, các quy tắc )
Tập vận dụng bài vừa học dưới các hình thức: tự tìm các ví dụ, liên hệ đối chiếu với các kiến thức liên quan đã học.
Nếu có nhiệm vụ khác, chẳng hạn làm thí nghiệm hoặc công tác điều tra  giáo viên cần hướng dẫn cụ thể các bước để học sinh tự thực hiện.
Tự học đối với học sinh tiểu học quả là khó khăn song một khi đã quen, việc học tập của các em sẽ ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc hướng dẫn các em phương pháp học tập, giáo viên cũng không thể quên trách nhiệm dẫn dắt các em về mặt đạo đức để các em trở thành những người có đủ: tài – đức.
Giáo dục đạo đức cho học sinh:
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình xuyên suốt, liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực thường xuyên của giáo viên. Giáo viên phải tác động, điều chỉnh học sinh mọi lúc, mọi nơi để hình thành thói quen đạo đức, trên cơ sở đó mà xây dựng ý thức, tình cảm đạo đức.
Hãy luôn coi trọng việc tìm hiểu động cơ, nhu cầu của học sinh:
Mỗi học sinh luôn là một thế giới riêng đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào hệ thống các mối quan hệ xã hội giữa các em với môi trường, hoàn cảnh xã hội mà các em đã và đang sống. Vì thế, không thể có một phương pháp tác động chung cho mọi đối tượng mà có thể mang lại hiệu quả như nhau. Nói cách khác, với mỗi học sinh phải có cách tác động riêng. Để thực hiện điều này, trước tiên, giáo viên phải hiểu các em. Giáo viên phải biết đặt mình vào cương vị và hoàn cảnh của các em. Từ đó, giáo viên sẽ nắm được nhu cầu, sở thích và những động cơ hành động của các em mà thông cảm, điều chỉnh và đáp ứng bằng những cách thức phù hợp.
Chỉ ra những hành vi sai trái của các em sẽ không tốt bằng giúp các em tự thấy rõ điều sai trái của mình. Chúng ta thường quen bảo các em rằng thế này là sai, thế kia là đúng; cái này phải làm, cái kia không được. Đó là sự áp đặt khiên cưỡng. Cần giúp các em hiểu rằng “ Cái gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm điều đó cho người khác”.
Chẳng hạn khi có một học sinh đánh bạn, chúng ta nên ngồi cùng các em và đưa những câu hỏi dẫn dắt để các em tự trả lời và hiểu ra rằng em sẽ chẳng hài lòng chút nào khi bị bạn đánh như thế và em tự kết luận được mình đã có hành vi không đúng. Sau đó, gợi mở để các em tự đưa ra biện pháp khắc phục, sửa chữa. Dĩ nhiên giáo viên mất không ít thời gian cho những tình huống như thế, nhất là khi gặp phải những học sinh thích lí sự, chối tội nhưng phải kiên nhẫn thì tác dụng giáo dục mới sâu và lâu bền được.
Cần lưu ý là không được lạm dụng việc “phối hợp với gia đình học sinh” mà chuyện gì của các em cũng báo với phụ huynh. Tùy tính chất, mức độ mà trao đổi thật tế nhị sao cho phụ huynh không ngộ nhận rằng giáo viên “mắng vốn” con mình hoặc mượn tay mình để “ trừng phạt” các em. Ngược lại học sinh không có tư tưởng là thầy cô “ méc” về mình. Nếu có hiện tượng này, sẽ làm xấu đi quan hệ giữa giáo viên – phụ huynh – học sinh và làm giảm đi vai trò tác dụng giáo dục của giáo viên.
Phương pháp tác động, giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Hiểu học sinh, trước hết là phải hiểu đặc điểm tâm sinh lí của từng em, xác định được những nét tính cách đặc thù của từng em để có cách tác động thích hợp: nhút nhát, linh hoạt, năng động, lầm lì, nói nhiều hay ít nói, hiếu động hay thụ động  Quan trọng hơn cả là không nên cũng như không được áp dụng các biện pháp thô bạo như đánh phạt, mắng nhiếc, quát tháo  như là một biện pháp giáo dục cốt làm cho các em sợ hãi mà tuân phục.
Khi gặp những em cá biệt, giáo viên thường phạt bằng cách đánh roi vào mông, khẻ vào tay các em, thậm chí còn tát tai  Roi vọt chẳng phải là biện pháp tốt để giáo dục nhân cách cho học sinh mà nó còn để lại những tổn thương tâm lí nhất định nơi học sinh. Nó có thể khiến cho học sinh nể sợ chúng ta nhưng thực sự lại chẳng yêu kính tí nào, có thể còn oán trách nữa. Đó là chưa kể đến những phiền toái khác do sự nóng giận ấy gây ra.
Như vậy, để dạy tốt, chúng ta phải hiểu được chúng, phải đặt mình trong trường hợp của học sinh để hiểu trẻ cần gì và chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ tiến bộ. Ngoài ra còn phải gần gũi trẻ, tìm hiểu sinh hoạt hàng ngày của chúng trong gia đình, các mối quan hệ bạn bè. Từ đó hướng trẻ nhận ra cái đúng và làm theo một cách tự nhiên, tự giác.
Giáo viên có thể tận dụng những hoạt động bất kì để liên hệ giáo dục học sinh, bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tích cực cho các em. Ví dụ thông qua việc phát động học sinh tham gia một số phong trào chung như: cứu trợ đồng bào lũ lụt, giúp bạn vượt khó, kế hoạch nhỏ, giúp bạn vùng sâu, vùng xa  Có như thế, những bài học đạo đức mới trở thành sinh động, mới thực sự ăn sâu vào tâm hồn của các em. Đó là cơ sở ban đầu hình thành năng lực giá trị đạo đức, biết phân biệt điều nên làm, điều nên tránh ở từng em.
Tổ chức những “ sân chơi” bổ ích và thú vị cho học sinh :
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, chia nhóm học tập theo năng khiếu để phát huy các sở trường của các em, cho các em tự đăng kí và chọn nhóm cho mình sao cho tất cả các học sinh trong lớp đều tham gia vào một trong các nhóm sau:
Nhóm Mĩ thuật- Kĩ thuật.
Nhóm Văn nghệ.
Nhóm Văn hay- Chữ tốt.
Nhóm Toán.
Nhóm Tự nhiên xã hội.
Mỗi tháng, GVCN gợi ý một chủ đề và để học sinh tự lập Chương trình hoạt động, có sổ trình bày lưu giữ ghi chép lại các hoạt động của nhóm.Các chủ đề có thể là:
Tháng 10: Yêu trường mến bạn.
Tháng 11: Nhớ ơn thầy cô.
Tháng 12: Yêu mến chú bộ đội.
Tháng 1 & 2: Gia đình tôi.
Tháng 3: Em thực hiện An toàn giao thông.
Tháng 4: Yêu Tổ quốc.
Tháng 5: Thành tích của em.
Để hoạt động của các em sôi nổi và có ý nghĩa GVCN cho các em báo cáo hoạt động của nhóm trong tiết chủ nhiệm có góp ý, thi đua, khen thưởng.
Ví dụ: Tháng 11 có các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nhóm Văn nghệ sẽ tập tiết mục tham gia phong trào văn nghệ của trường. Nhóm Mĩ thuật- Kĩ thuật hỗ trợ trang trí, hoá trang. Nhóm Văn hay- Chữ tốt sẽ có những bài viết, bài thơ tự sáng tác hoặc sưu tầm về thầy cô. Nhóm Toán sưu tầm những bài toán hay, có nhiều cách giải phù hợp và tương ứng với chương trình học do các em tự sưu tầm. Nhóm Tự nhiên xã hội sẽ chọn một bài về Khoa,Sử, Địa trong tháng làm chủ đề để sưu tầm hình ảnh, thông tin của bài học ấy.
Như vậy các nhóm không chỉ tham gia vào phong trào của nhà trường mà còn tích cực hơn trong việc học tập.
HIỆU QUẢ BAN ĐẦU: 
Dĩ nhiên, các biện pháp trên đây đòi hỏi phải có sự nỗ lực phối hợp từ nhiều phía. Tuy nhiên mọi tác động bên ngoài sẽ không có tác dụng lâu bền và hiệu quả cho bằng sự chuyển hóa tác động tự thân bên trong của học sinh.
Thành công lớn nhất của giáo viên chính là khi các em tỏ ra gần gũi với mình, sẵn sàng nêu lên những thắc mắc, những suy nghĩ riêng tư của mình. Quan hệ của tập thể học sinh trong lớp đoàn kết, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Tất cả đều tiến bộ, lễ phép, tham gia tốt mọi phong trào chung, tự giác học tập và hầu như không còn có những hiện tượng tiêu cực như những ngày đầu năm học.
Và không thể thiếu sự quý mến, kính trọng mà học sinh cũng như phụ huynh học sinh dành cho chúng ta.
KIỂM NGHIỆM: 
Những năm áp dụng những biện pháp giáo dục văn hoá và đạo đức nêu trên, kết quả lớp tôi chủ nhiệm đạt như sau:
Về mặt đạo đức: năm nào các em cũng đạt 100% thực hiện đầy đủ.
Về mặt văn hoá:
Năm học
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2002- 2003
39
11
23
5
 °Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
° Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Năm học
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2003- 2004
40
26
14
2004- 2005
38
30
8
2005- 2006
48
35
13
HKI2006- 2007
38
34
3
1
Ngoài ra, các em còn đạt một số thành tích khác về phong trào Vở sạch- chữ đẹp, phong trào Lê Quý Đôn trên báo Nhi Đồng.
C/ TỰ NHẬN XÉT :
Ưu : Những biện pháp nêu trên được tích luỹ và hệ thống cụ thể để một giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình và tâm huyết với học sinh có thể áp dụng. Hiệu quả cao hay thấp chỉ tuỳ thuộc vào nỗ lực mà giáo viên đổ ra nhiều hay ít chứ không thể không thu lượm được gì.
Hạn chế : Khó áp dụng khi giáo viên thiếu sự tỉ mỉ, đòi hỏi giáo viên tính nhẫn nại, hết lòng thương yêu học sinh.
D/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Đối với bản thân :
° Yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao.
° luôn tạo được uy tín với nhà trường, phụ huynh, học sinh.
° Là tấm gương sáng cho học sinh.
° Hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh.
° Giải quyết sự việc nhanh nhạy, có tình, có lí, gần gũi với học sinh.
Đối với học sinh :
° Các em rất cần sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ cũng như thầy cô.
° Có nhiều thời gian ở lại trường và được chăm sóc là tốt nhất.
° Được giáo dục bằng tình thương và trách nhiệm để có ý thức rèn luyện và vươn lên.
E/ KẾT LUẬN :
Kinh nghiệm bao giờ cũng có tính ổn định, nhất quán nhưng hoạt động giáo dục thì luôn chuyển động, đa dạng, phức tạp. Vấn đề là chúng ta phải vận dụng như thế nào cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình  Hi vọng rằng với những kinh nghiệm nêu trên phần nào giúp ích cho các giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ trồng người cao cả của mình.
Tân Bình, ngày 19 tháng 03 năm 2007
 Người viết
Đỗ Thị Thanh Thuỷ
Nhận xét của tổ:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nhận xét của Chủ Tịch Hội Đồng Sáng Kiến Kinh Nghiệm cấp trường :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc