Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi người dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi người dân tộc thiểu số

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi là những học sinh có tố chất đặc biệt khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Người giáo viên phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng.

 Học sinh giỏi môn ngữ văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức, phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học.

 Học sinh giỏi môn ngữ văn là những học sinh có khả năng cảm thụ tinh tế, nhạy trước mọi vấn đề của cuộc sống. Thường thì đây là những học sinh sống tình cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp trong các bài viết.

HSG văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận.

 Văn nghị luận: là loại văn bản được tạo lập nhằm mục đích thuyết phục người đọc người đọc, người nghe về những ý kiến, quan điểm của người nói, người viết trước một vấn đề đặt ra.

 Nhìn từ phương diện đề tài, có thể chia văn nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

 Nghị luận xã hội: là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội-nhân sinh như: một tư tưởng đạo lí, một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống; một vấn đề về thiên nhiên, môi trường.

 Nghị luận xã hội là dạng đề đòi hỏi học sinh phải có tư duy độc lập, óc sáng tạo và chủ động lựa chọn nội dung và cách trình bày về một vấn đề xã hội nào đó. Đây là đòi hỏi khá cao và trên thực tế không ít học sinh đã thực sự gặp khó khăn khi giải quyết một đề bài cụ thể.

 

doc 19 trang cuonglanz2a 5401
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi người dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ I BÁT XÁT
 ------------------------------------ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM DẠNG ĐỀ 
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI NGƯỜI 
DÂN TỘC THIỂU SỐ 
 Họ và tên: Đinh Thị Minh Hương
 Chức vụ: giáo viên
 Tổ chuyên môn: Ngữ văn-Lịch sử-GDCD
 Đơn vị công tác: Trường THPT số 1 Bát Xát
Bát Xát, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỤC LỤC
1
2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
3
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
4
I/ Cơ sở lí luận
3
5
II/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
6
III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
5
7
IV/ Thiết kế bài dạy
12
8
V/ Hiệu quả của SKKN
16
9
KẾT LUẬN 
17
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn nói riêng cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở. Đây là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các trường. Kết quả thi học sinh giỏi số lượng và chất lượng học sinh giỏi là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết quả này, nhà trừơng, các bô môn, các thầy cô, học sinh còn có thêm những kinh nghiệm qúi báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin; dạy tốt hơn và học tốt hơn cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo; trường lớp càng ngày càng có thêm nhiều học sinh khá, giỏi.
 Để có được đạt kết quả ôn thi học sinh giỏi tốt, vấn đề không hoàn toàn đơn giản. Kiến thức môn học, tâm lí, phương pháp giáo dục vốn có của người thầy chưa đủ. Người thầy còn phải dành rất nhiều tâm huyết, kinh nghiệm, sự hiểu biết, cố gắng của mình vào việc phát hiện, bồi dưỡng cho các học sinh. So với những em học sinh ở thành phố, thị xã thì những em học tại trường huyện gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những em học sinh người dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn hơn. Với kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh người dân tộc thiểu số, tôi thường gặp những khó khăn như sau:
 Các em có điều kiện kinh tế khó khăn, không có nhiều tài liệu tham khảo; một số em nhà xa, phải ở trọ, không được sự quan tâm của gia đình; vốn sống xã hội ít; nhiều em có tâm lý “ngại” học môn xã hội, trong đó có môn ngữ văn. 
 Dù khó khăn như vậy, nhưng trong những năm qua tôi cũng đã cố gắng phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn cho học sinh, nhất là rèn luyện dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh là người dân tộc thiểu số có hiệu quả và đạt giải cấp tỉnh. 
 Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi người dân tộc thiểu số ” nhằm giới thiệu, chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc bồi dưỡng dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi bộ môn ngữ văn là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa cũng là để góp thêm một giọt nứơc nhỏ vào đại dương mênh mông của nền giáo dục nước nhà.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: 
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi là những học sinh có tố chất đặc biệt khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Người giáo viên phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng.
 Học sinh giỏi môn ngữ văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức, phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học.
 Học sinh giỏi môn ngữ văn là những học sinh có khả năng cảm thụ tinh tế, nhạy trước mọi vấn đề của cuộc sống. Thường thì đây là những học sinh sống tình cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp trong các bài viết. 
HSG văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận.
 Văn nghị luận: là loại văn bản được tạo lập nhằm mục đích thuyết phục người đọc người đọc, người nghe về những ý kiến, quan điểm của người nói, người viết trước một vấn đề đặt ra.
 Nhìn từ phương diện đề tài, có thể chia văn nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
 Nghị luận xã hội: là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội-nhân sinh như: một tư tưởng đạo lí, một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống; một vấn đề về thiên nhiên, môi trường...
 Nghị luận xã hội là dạng đề đòi hỏi học sinh phải có tư duy độc lập, óc sáng tạo và chủ động lựa chọn nội dung và cách trình bày về một vấn đề xã hội nào đó. Đây là đòi hỏi khá cao và trên thực tế không ít học sinh đã thực sự gặp khó khăn khi giải quyết một đề bài cụ thể.
 Để làm tốt bài nghị luận xã hội, về cơ bản, có hai yêu cầu và cũng là điều kiện căn bản là kiến thức và kĩ năng. Có kiến thức mà không có kĩ năng thì không biết cách triển khai bài làm và lập luận thế nào cho thuyết phục; ngược lại, có kĩ năng mà không có kiến thức thì bài làm có vẻ bài bản nhưng nông cạn, hời hợt, thậm chí rơi vào sáo rỗng.
 Kiến thức phục vụ cho việc làm văn nghị luận xã hội rất phong phú bởi tính đa dạng của lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội. Dạng đề này thường gắn với đời sống xã hội, văn hóa, tư tưởng yêu cầu học sinh phải có kiến thức thực tiễn, có năng lực vận dụng, trình bày suy nghĩ, hiểu biết, quan niệm của mình về những vấn đề đó. Vì vậy, học sinh có thể huy động các nguồn kiến thức như: kiến thức từ sách vở, kiến thức từ đời sống, kiến thức từ sự trải nghiệm của bản thân.
 Về kĩ năng, ngoài những kĩ năng làm bài văn nghị luận nói chung như: kĩ năng đọc và phân tích đề để tìm ra yêu cầu, vấn đề cụ thể mà bài văn yêu cấu nghị luận; kĩ năng tìm và lập ý để làm rõ vấn đề; kĩ năng diễn đạt, triển khai ý thành những đoạn văn cụ thể và kĩ năng trình bày bài viết...giáo viên hướng dẫn học sinh quan tâm đến một số vấn đề như: rèn luện thói quen độc lập suy nghĩ, dám phát biểu chính kiến, quan điểm riêng của cá nhân trước một vấn đề; nắm vững các thao tác lập luận; thấy được vai trò và những yêu cầu của luận điểm trong bài văn.
 Thường những em là học sinh giỏi môn ngữ văn đều có khả năng diễn đạt trong sáng, hàm súc, giàu cảm xúc, và có dấu ấn riêng; diễn đạt lưu loát. Bởi lẽ, ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là sản phẩm của tư duy. 
 Học sinh giỏi môn ngữ văn còn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. Bởi vậy, khi bồi dưỡng học sinh giỏi dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh cần chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 
1. Thuận lợi:
 Bản thân tôi dành nhiều thời gian tìm tòi, tham khảo nhiều tài liệu, suy ngẫm và chắt lọc về chuyên môn, giúp ích cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Đam mê tích lũy được một số đề thi học sinh giỏi trong tỉnh, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh khác ... để cập nhật thường xuyên.
 Bộ môn ngữ văn là một bộ môn quan trọng, có một vị trí đặc biệt trong trường phổ thông, ảnh hưởng đến việc xếp loại học lực của học sinh. Môn ngữ văn còn là một bộ môn nghệ thuật, có sức hấp dẫn riêng nếu chúng ta biết khai thác để tạo hứng thú cho học sinh.
 Lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Các thầy cô đồng nghiệp trong tổ, trong trường tích cực ủng hộ.
 Quý phụ huynh học sinh đồng tình và tạo điều kiện, khuyến khích con em theo học bồi dưỡng. Một số học sinh có năng khiếu tích cực tham gia bồi dưỡng.
2. Khó khăn:
 Quan niệm của xã hội nói chung về việc học bộ môn ngữ văn ảnh hưởng đến tinh thần học tập và sự quan tâm của đại đa số học sinh, không thuận lợi cho việc chọn lựa học sinh tham gia. Nhiều học sinh có tư tưởng coi nhẹ môn ngữ văn. 
 Việc vận dụng kĩ năng làm bài, nhất là đối với dạng để xã hội ở một số học sinh còn hạn chế.
 Một số học sinh có khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu tham khảo. Ngoài thời gian học tại trường, các em chưa dành nhiều thời gian ôn luyện thêm ở nhà.
 Chính vì những khó khăn trên, nên tôi thiết nghĩ: việc rèn luyện kĩ năng làm dạng đề cho học sinh (trong đó có học sinh là người dân tộc thiểu số) rất quan trọng. Giáo viên cần tiến hành từng bước kĩ càng, tỉ mỉ để học sinh hình thành được kĩ năng làm bài đối với dạng đề nghị luận xã hội trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1/ Phát hiện học sinh giỏi
 Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phụ thuộc phần lớn vào đối tượng được tuyển chọn. Tôi quan tâm tới đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh có hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời; tránh để các em căng thẳng, mệt mỏi. 
 Để hoạt động học của học trò có hiệu quả thì không khí thân mật, lắng nghe chia sẻ giữa cô và trò là vô cùng quan trongCốt lõi trong vấn đề này là “đãi cát tìm vàng”. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan.
 Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thày cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.
 Việc phát hiện và bồi dưỡng sinh giỏi là việc làm cần thiết và có cơ sở khoa học. Vì vậy, việc tìm hiểu kết quả học tập của học sinh ở ở những năm học trước qua điểm tổng kết môn học là rất quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phát hiện cần tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh năm học trước đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.
 Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ... mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, chưa đầy đủ, nhưng có sự độc đáo, sâu sắc phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá chấm bài. Từ những bài kiểm tra còn thiếu sót, giáo viên có định hướng bồi dưỡng cho các em ở những bài viết tiếp theo.
 2. Lựa chọn hướng ra đề 
 Tôi luôn ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, đánh giá và lựa chọn học sinh giỏi. Đề đúng và hay sẽ kích thích hứng thú làm bài của học sinh, giúp người thầy nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh. Từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh, mà còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu quả của nó là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa.
 Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm qua, tôi nhận thấy, đề thi HSG có xu hướng mở, và chú ý đến hình thức nghị luận xã hội. Khi ra đề để ôn luyện cho học sinh cần tăng cường các đề thi gắn với thực tiễn đời sống (nghị luận xã hội). Có thể ra đề về những vấn đề gần gũi với học sinh, thanh niên đó là những vấn đề về lý tưởng, đạo đức, lối sống những vấn đề mang tính thiết yếu, cập nhật của xã hội, đất nước, như về việc học tập, về đọc sách, giải trí, về văn hóa, thiên nhiên, môi trường v.v
 Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh tôi đã chú ý đến các dạng đề chẳng hạn như:
 Đề 1:
 Về hiện tượng một số giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đang bị mai một.
 Đề 2:
 Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
 Phát biểu suy nghĩ của anh ( chị ) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.
Đề 3: 
 " Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua" ( Lỗ Tấn )
Anh ( chị ) suy nghĩ gì về ý kiến trên?
 Đề 4: 
 “ Nếu một người được gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ vẽ tranh, hãy quét con đường như Bét-tô-ven đã soạn nhạc và hãy quét con đường như Sếch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian sẽ phải dừng lại và nói rằng: " Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc quét đường của mình" 
 ( Mục sư Ma-tin Lu-thơ- Kinh ) 
 ( Dẫn theo Bài học làm người, NXB Trẻ - NXB Giáo dục, 2006)
 Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến trên?
Đề 5: 
 Trong việc nhận thức, F. Ăng-ghen có phương châm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”, C. Mác thì thích câu châm ngôn: “Hoài nghi tất cả”.
 Anh/Chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên
 Đề 6:
 Từ vở kịch Hồn Trương Ba da làng thịt ?( Lưu Quang Vũ), anh ( chị) hãy nêu quan niệm thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa ?
 Đề 7:
 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề "Con đường phía trước"
 3. Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội:
 3.1. Kỹ năng tìm hiểu đề:
 Tìm hiểu đề của bài văn nghị luận nhằm xác định yêu cầu cơ bản của bài văn theo các phương diện: vấn đề trọng tâm ( nội dung) cần bàn luận, thao tác lập luận chính cần sử dụng, phạm vi tư liệu cần huy động.
 Thao tác này có ý nghĩa định hướng cho việc xử lý đề bài của học sinh. Cần phải cho học sinh thấy rằng, không thể có bài làm tốt nếu xác định sai yêu cầu, kiều dạng đề ra.
 Có những dạng đề yêu cầu này được thể hiện ngay ở đề bài, nhưng cũng có những đề bài không nêu yêu cầu cụ thể về vấn đề và thao tác nghị luận (còn gọi là đề mở), đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ kĩ càng, gạch chân những từ ngữ then chốt.
 Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi học sinh giỏi có yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm (Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh) và phải xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là hỗ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lý và khoa học cho bài viết. Đây cũng là trọng tâm của bài viết. Những thao tác hỗ trợ thường gắn với những ý phụ, ý bổ sung, giúp cho nội dung bài viết hoà chỉnh, trọn vẹn.
 Để triển khai bài nghị luận, cần chú ý xác định đúng yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, mỗi đề bài lại có đặc điểm riêng nên khi phân tích đề cần linh hoạt tránh máy móc.
3.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý:
 Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng lập dàn ý tôi thường yêu cầu học sinh phải lập dàn ý sơ lược theo các yêu cầu như: đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết; xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài; sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.
 Để xác định được các luận điểm cho bài văn nghị luận, sau khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, cần tôi thường hướng dẫn các em dựa vào vấn đề trọng tâm để đặt hệ thống câu hỏi và tự trả lời câu hỏi. Hệ thống các từ ngữ để hỏi như: là gì? như thế nào? tại sao? có ý nghĩa gì? phải làm gì...
 Khi đã tìm ra các luận điểm, cần tiếp tục hướng dẫn học sinh chia tách thành các ý nhỏ và sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ một cách hợp lí, rõ ràng làm sáng tỏ được vấn đề
 Những nội dung này học sinh được suy nghĩ độc lập, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn dàn ý của mình. Cuối cùng giáo viên mới nhận xét, sửa chữa hoàn chỉnh. 
 Kỹ năng này nếu được làm một cách nghiêm túc, thường xuyên sẽ giúp các em chủ động, độc lập tư duy, khắc phục dần tình trạng ngẫu hứng, nghĩ đến đâu viết đến đó, thậm chí làm bài xong không biết mình viết gì. Tác dụng của khâu này là giúp các em khi đọc đề bài có thể nhanh chóng hình thành hệ thống luận điểm, đủ ý và mạch lạc; định hướng kiến thức cho bài viết. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa học ở một bài văn học sinh giỏi.
 Giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý. Cụ thể như:
 a) Cách lập dàn ý bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
 * Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng; trích dẫn ( nếu đề nêu nhận định hoặc đoạn tin )
 * Thân bài:
- Giải thích hiện tượng (nếu cần thiết).
- Biểu hiện của hiện tượng.
- Nguyên nhân: 
 + Khách quan:
 + Chủ quan : 
- Hậu quả hoặc ý nghĩa.
 - Bày tỏ ý kiến, thái độ ( phê phán, bác bỏ hoặc khẳng định, biểu dương).
 - Biện pháp (khắc phục hoặc phát huy).
 * Kết bài: Đánh giá lại vấn đề, rút ra bài học, liên hệ bản thân.
 b) Cách lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
* Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận; trích dẫn ( nếu đề đưa ý kiến nhận định)
 * Thân bài:
 - Giải thích tư tưởng, đạo lí.
 - Bình luận về tư tưởng, đạo lí: 
 + Đánh giá, chứng minh: mặt đúng - mặt sai, tốt – xấu, ....
 + Khẳng định, ngợi ca hoặc phê phán.
 + Phương hướng, biện pháp phấn đấu.
 * Kết bài: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
 c) Cách lập dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
 * Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.
 - Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn bạc
* Thân bài:
 - Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học. Phần này người viết phải vận dụng kĩ năng đọc-hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Càn nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân ý kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý nghĩa khái quát để bàn bạc vấn đề có ý nghĩa xã hội.
 - Từ vấn đề được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy ( Chú ý cách thức làm dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí)
 * Kết bài: 
 - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị tác phẩm.
 - Từ vấn đề bàn luận rút ra bài học cho bản thân.
 Trên đây chỉ là gợi ý cách lập dàn ý một số dạng đề nghị luận xã hội. Thực tế cho thấy, các em trong đội tuyển học sinh giỏi có khả năng nhận diện đề và lập dàn ý khá nhanh và tự tin, sáng tạo, có ý thức rõ rệt cần phải thiết lập hệ thống luận điểm trước khi bắt tay vào viết bài. Nhiều học sinh có cách giới thiệu vấn đề rõ ràng hấp dẫn, cách khái quát vấn đề đúng, lắng đọng, có chiều sâu.
3.3. Rèn luyện kỹ năng viết văn
 Đây là kỹ năng quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng một bài làm văn của học sinh. Bởi lẽ, nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lý, có kiến thức phong phú, suy đến cùng mới chỉ là điều kiện ban đầu. Một bài viết tốt, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục. Năng khiếu văn chương của học sinh được thể hiện rõ nhất là ở đây. 
 Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tôi thường tiến hành theo hình thức nâng dần độ khó; đi từ nhỏ tới lơn; từ một ý đến nhiều ý và hoàn thiện.
 Viết thành văn một đoạn văn được xác định rõ yêu cầu: viết đoạn văn mở bài, viết đoạn văn kết bài, triển khai những luận điểm ở phần thân bài thành các đoạn văn. Đối với đoạn văn mở bài học sinh cần giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng hấp dẫn, khuyến khich học sinh viết mở bài gián tiếp. Những đoạn văn triển khai luận điểm cần chú ý đến các câu chuyển đoạn, chuyển ý để tạo sự liên kết, lôgic cho bài văn.
 Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa.Viết thành bài văn hoàn 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_dang.doc