Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy thành công tiết Lịch sử lớp 5
Năm học 2015-2016 là năm học tiếp đục đổi mới công tác dạy- học trong mỗi
nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của xã hội, là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ hai không” trong giáo dục, đổi mới cách dạy- học giúp học sinh có nhu cầu và tự học, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và sáng tạo tiếp thu kiến thức, thầy cô chỉ là người hướng dẫn học sinh, chỉ được con đường trí thức đúng để học sinh lựa chọn và sáng tạo. Vì vậy thầy cô cần sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ và sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi bài học của học sinh. Sự kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại làm sao để phát huy tốt nhất sự lĩnh hội kiến thức của học sinh phù hợp trong mỗi tiết học, cũng như sử dụng các hình thức tổ chức dạy học để mang lại kết quả tốt cho học sinh. Đó là điều mà mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng cần suy nghĩ và vận dụng tốt cho mỗi bài học của học sinh mình.
Mục tiêu phân môn Lịch sử lớp 5 được dạy ở trường Tiểu học nhằm cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 tới nay.Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen: Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh.Yêu thiên nhiên, con người, đất nước. Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá.
Đặc biệt trong khuôn khổ của một sáng kiến, tôi chỉ mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm
nhỏ của bản thân khi dạy thành công một tiết Lịch sử ở lớp 5 để các đồng nghiệp
cùng tham khảo và góp ý cho tôi.
Phân môn Lịch sử cũng như môn Lịch sử &Địa lý nói chung, trên thực tế có nhiều học sinh chiều hướng ngại học, qua thống kê tỉ lệ thi Đại học, Cao đẳng hàng năm số học sinh thi ít và có nhiều điểm kém. Vì vậy ngay từ Tiểu học, tạo nền móng của môn này, giáo viên cần quan tâm, đưa ra các giải pháp, biện pháp thực hiện để học sinh có hứng thú học tập ở mỗi tiết học, bài học tạo tiền đề vững chắc cho học sinh học ở các lớp trên. Trong mỗi tiết học học sinh cần quan sát và thực hành thì học sinh sẽ dễ nhớ, dễ hiểu và có hứng thú học tiếp những tiết học sau như một số nhà giáo dục trên thế giới đã đúc kết:
“ Tôi nghe thì dễ quên
Tôi nhìn thì dễ nhớ
Tôi làm thì dễ hiểu.”
I. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Năm học 2015-2016 là năm học tiếp đục đổi mới công tác dạy- học trong mỗi nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của xã hội, là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ hai không” trong giáo dục, đổi mới cách dạy- học giúp học sinh có nhu cầu và tự học, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và sáng tạo tiếp thu kiến thức, thầy cô chỉ là người hướng dẫn học sinh, chỉ được con đường trí thức đúng để học sinh lựa chọn và sáng tạo. Vì vậy thầy cô cần sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ và sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi bài học của học sinh. Sự kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại làm sao để phát huy tốt nhất sự lĩnh hội kiến thức của học sinh phù hợp trong mỗi tiết học, cũng như sử dụng các hình thức tổ chức dạy học để mang lại kết quả tốt cho học sinh. Đó là điều mà mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng cần suy nghĩ và vận dụng tốt cho mỗi bài học của học sinh mình. Mục tiêu phân môn Lịch sử lớp 5 được dạy ở trường Tiểu học nhằm cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 tới nay.Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen: Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh.Yêu thiên nhiên, con người, đất nước. Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá. Đặc biệt trong khuôn khổ của một sáng kiến, tôi chỉ mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ của bản thân khi dạy thành công một tiết Lịch sử ở lớp 5 để các đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý cho tôi. Phân môn Lịch sử cũng như môn Lịch sử &Địa lý nói chung, trên thực tế có nhiều học sinh chiều hướng ngại học, qua thống kê tỉ lệ thi Đại học, Cao đẳng hàng năm số học sinh thi ít và có nhiều điểm kém. Vì vậy ngay từ Tiểu học, tạo nền móng của môn này, giáo viên cần quan tâm, đưa ra các giải pháp, biện pháp thực hiện để học sinh có hứng thú học tập ở mỗi tiết học, bài học tạo tiền đề vững chắc cho học sinh học ở các lớp trên. Trong mỗi tiết học học sinh cần quan sát và thực hành thì học sinh sẽ dễ nhớ, dễ hiểu và có hứng thú học tiếp những tiết học sau như một số nhà giáo dục trên thế giới đã đúc kết: “ Tôi nghe thì dễ quên Tôi nhìn thì dễ nhớ Tôi làm thì dễ hiểu.” Đặc biệt từ năm học 2014- 2015 ở Tiểu học thực hiện không chấm điểm cho học sinh mà bằng nhận xét để các em thấy được cụ thể ưu khuyết điểm của mình, hướng khắc phục cụ thể sau khi giáo viên đã chỉ ra. Như vậy ,tôi thấy phân môn lịch sử cũng như các môn học khác đã có ứng dụng rất khả quan . Cụ thể ở phân môn Lịch sử lớp 5 có liên quan đến lược đồ, tranh ảnh, phiếu. Trong những năm gần đây tôi thấy phương pháp dạy Power point: Học sinh được quan sát trên màn hình rất bổ ích, góp phần đáng kể cho thành công mỗi tiết học, đặc biệt là phân môn Lịch sử này. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển nhân cách cho các em học sinh, đồng thời nâng cao năng lực sư phạm của bản thân, tôi đã mạnh dạn chọn môn Lịch sử để nghiên cứu. Với kinh nghiệm khi dạy một tiết lịch sử “ôn tập.” ở lớp 5 tôi xin mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình với mong muốn để giúp các đồng chí giáo viên dạy tốt phân môn Lịch sử, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiết Lịch sử đồng thời tạo động lực cho học sinh yêu thích môn Lịch sử . Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm dạy thành công tiết Lịch sử lớp 5 ”. 2 . Mục đích nghiên cứu: Đề xuất kinh nghiệm dạy thành công tiết Lịch sử lớp 5 từ đó góp phần nâng cao chương trình dạy học môn Lịch sử lớp 5, đưa ra một số kinh nghiệm dạy thành công tiết Lịch sử lóp 5 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phương pháp đàm thoại, gợi mở. - Phương pháp quan sát. 3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân tích đánh giá, tổng kết. II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: I.Cơ sở lý luận: 1.Nguyên tắc dạy học: - Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học, Có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. * Nguyên tắc đồng bộ: Đây là nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc dạy môn Lịch sử, cụ thể là bài “ ôn tập” trở thành một bộ phần không thể thiếu được ở mỗi tiết Lịch sử và nó liên quan đến thời gian và dấu mốc lịch sử quan trọng trong Lịch sử Việt Nam. Dạy học “ ôn tập lịch sử Việt Nam từ cuói thế kỷ XIX đến năm 1945” làm giàu những biểu tượng tư duy bằng con đường quan sát, tư duy vận dụng kiến thức đã học và biết sâu chuỗi kiến thức lịch sử theo dấu mốc thời gian thông qua lời nói, hội thoại * Nguyên tắc cụ thể: Học sinh Tiểu học có nhận thức theo kiểu “ Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”- “ Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” nên khi hướng dẫn học sinh ôn tập hệ thống kiến thức lịch sử theo một chuỗi thời gian. Giáo viên cần có sơ đồ bảng biểu theo trình tự thời gian để học sinh quan sát và tư duy lại kiến thức đã học trên cơ sở quan sát cụ thể bảng biểu giáo viên đã chuẩn bị. * Nguyên tắc thực hành: Đòi hỏi ngôn ngữ thường xuyên: Trả lời miệng, bài viết thực hành, trình bày kiến thức đã học theo trình tự thời gian, dấu mộc lịch sử * Nguyên tắc tính đến đặc điểm hệ thống hóa kiến thức trong lịch sử: Khi dạy học ôn tập lịch sử cần được trình bày như là thiết lập quan hệ giữa thời gian gắn với dấu mốc lịch sử quan trọng, hai yếu tố này gắn chặt với nhau có liên quan chặt chẽ và chính xác cần cho học sinh thấy được tầm quan trọng phải nhớ giữa hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết song song với nhau. 2. Phương pháp dạy học: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khi dạy học bài “ôn tập” Lịch sử Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần lĩnh hội, vận dụng thực hiện tốt yêu cầu của bài học là hệ thống kiến thức lịch sử đã được học. - Sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học truyền thống (trình bày miệng) kết hợp với phương pháp hiện đại. Bởi vì, khác với các môn học khác, lời nói của giáo viên trong dạy- học Lịch sử đóng vai trò chủ đạo. Với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm của giáo viên sẽ giúp cho học sinh tái hiện lại quá khứ lịch sửgiúp học sinh dễ tiếp thu bài học một cách dễ dàng nhất. Những phương pháp sử dụng thường mang lại hiệu quả nhất: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích - Kết hợp phương pháp dạy học hiện đại: Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm,việc đưa hình ảnh, biểu đồ, bản đồ động trên màn hình sẽ làm cho bài học sinh động hơn, giáo viên có thể yêu cầu học sinh khai thác hình ảnhgiảm bớt cảm giác nhàm chán và kiến thức được khắc sâu hơn. II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 1. Đặc điểm chung của nhà trường: * Thuận lợi: Năm học 2015-2016 trường Tiểu học Thiệu Công có 507 học sinh với tổng 24 cán bộ giáo viên- Ban giám hiệu nhà trường có bề dày kinh nghiệm trong chuyên môn, có nhiều giáo viên giỏi cấp Huyện. - Hiện nay đã có nhiều nguồn thông tin, sách báo để GV tham khảo, nghiên cứu, tự học để nâng cao tay nghề. Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với HS lớp 5 giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích môn Lịch sử. - Luôn được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV và HS về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học cũng được trang bị tương đối đầy đủ- Luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp, nhất là anh chị em trong khối. - Bản thân đã dạy lớp 5 nhiều năm cũng có chút ít kinh nghiệm trong giảng dạy. - Học sinh đã có ý thức học tập, ham học hỏi, chuyên cần. * Khó khăn Các tiết học lịch sử trong đó vẫn còn có những hạn chế như: Máy chiếu còn hạn chế có ảnh hưởng nhất là môn Lịch sử & Địa lý, tài liệu tham khảo còn ít. Nhiều em chưa quan tâm nhiều đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Các em chưa biết quan tâm nhiều đến việc tìm tòi, nghiên cứu nguồn sử liệu về lịch sử. Ở học sinh Tiểu học các em chỉ dành nhiều thời gian, tâm sức cho môn Toán và môn Tiếng Việt. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng của môn Lịch sử? Đó là nỗi lo âu, trăn trở của mỗi chúng ta khi giảng dạy môn học này. 2. Đặc điểm của lớp: Năm học 2015 -2016 tôi được phân công phụ trách lớp 5A, lớp có trình độ không đồng đều ( Có nhiều học sinh tiếp thu và thực hành tốt nhưng có những học sinh tiếp thu và trình bày còn chậm). Tôi mạnh dạn đăng ký thi đua của lớp như sau: - Học sinh giỏi cấp Huyện về thể dục, Aerobic, hát múa và kể chuyện: 7 em - Học sinh đạt về năng lực, phẩm chất: 26 em đạt100% - Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% - Lớp đạt tiên tiến xuất sắc: * Kết quả khảo sát đầu năm môn Lịch sử &Địa lý: Vào đầu năm học 2015- 2016 ngay sau bài học đầu tiên tôi đã khảo sát chất lượng học sinh trong giai đoạn lịch sử từ khi Thực dân Pháp xâm lược vào năm 1858. + Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào thời gian nào? (01/9/1958) + Với tấm lòng yêu nước Trương Định đã làm gì ? ( Trương Định không nghe theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống Thực dân Pháp xâm lược) - Kết quả học sinh làm được là: + Số bài hoàn thành :20/26 + Số bài chưa làm hoàn thành :6/26 Như vậy ta thấy học sinh nắm bài học Lịch sử đầu tiên trong giai đoạn Lịch sử chống Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta từ 1958-1945 chưa tốt, nhớ chưa chính xác thời gian, dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc * Có học sinh nêu: - Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm 1958 - Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào 2/9/1945 - Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm 1980 Học sinh còn nhớ lộn xộn các dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Vì vậy ngay từ bài học tiếp theo, tôi cho học sinh nắm chắc thời gian gắn với sự kiện lịch sử trong mỗi bài học để học sinh xâu chuỗi được kiến thức lịch sử theo thời gian qua mỗi tiết học, mỗi sự kiện lịch sử có như vậy khi đến bài “ôn tập” học sinh mới nắm chắc bài, có kết quả học tập tốt hơn. III.Các giải pháp sử dụng để tiết học “ôn tập” thành công: Trước hết tôi xác định muốn giúp các em yêu thích học môn Lịch sử thì giáo viên phải là người yêu thích sử, phải tự trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về lịch sử. Bởi vậy tôi luôn nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, nắm vững các kiến thức mục tiêu cơ bản cần truyền đạt, đảm bảo một hệ thống kiến thức liên tục, có sự liên hệ liền mạch: các thời kì- các sự kiện - các nhân vật lịch sử tiêu biểu. Ngoài ra, tôi còn luôn yêu cầu học sinh phối hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong dạy học môn học này, tôi sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp và các hình thức dạy học, trong đó chú trọng phát huy năng lực chủ động sáng tạo của học sinh. 1. Giải pháp thứ nhất: Đưa ra hệ thống câu hỏi để kiểm tra bài cũ, từ bài cũ có liên quan đến ôn tập của bài mới đố là thời gian và sự kiện lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để giúp học sinh củng cố bài cũ và liên quan đến hệ thống ôn tập của bài học. 2. Giải pháp thứ hai: Nghiên cứu bài học, đây là khâu then chốt, bất kỳ một bài học nào cũng cần nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, đặc biệt là bài “ôn tập” . Giáo viên cần nghiên cứu đưa ra hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp, logic để giúp học sinh nhớ và hệ thống lại kiến thức đã học theo chuỗi thời gian và sự kiện lịch sử. Nhất là phân môn lịch sử này đòi hỏi một sự chính xác. 3.Giải pháp thứ ba: Kiểm tra vài cũ và giới thiệu bài mới Bất cứ tiết học nào phần bài cũ cũng rất quan trọng, có kiểm tra bài cũ, giáo viên mới biết được học sinh nắm được bài đã học ở mức độ nào, từ bài cũ để bắc cầu sang bài mới. Khâu giới thiệu bài mới thu hút sự chú ý học bài của học sinh, gây sự tò mò, hứng thú để học sinh học bài. 4. Giải pháp thứ tư: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trong tiết học Đây là phần chủ yếu của tiết học, giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh ôn tập theo trình tự thời gian và các sự kiện tiêu biểu cần ghi nhớ. Giải pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lượng, bình tĩnh, tự tin của giáo viên cùng với sự học bài có hệ thống của học sinh. Có như vậy mới góp được phần quan trọng cho tiết học thành công. 5. Giải pháp thứ năm: Học sinh thực hành làm bài tập Khi học sinh nghe thì dễ quên nên giải pháp này giúp cho học sinh thực hành làm thì nhớ được lâu, vì vậy vở bài tập lịch sử góp phần cho thành công của tiết học, giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức đã được học và ôn tập. 6. Giải pháp thứ sáu: Củng cố bài học Cần cho học sinh nhắc lại những điều cần ghi nhớ trong tiết ôn tập, đó là chuỗi thời gian và những sự kiện lịch sử tiêu biểu và chốt lại những ý chính của bài học. *Những biện pháp để giải quyết các giải pháp trên: +Biện pháp thứ nhất: Khâu chuẩn bị cho một tiết học ôn tập Đó là sự chuẩn bị về kế hoạch bài học “ôn tập- Bài 11”. Vì có sự chuẩn bị bài chu đáo, xây dựng kế hoạch bài học cụ thể, chi tiết, khoa học. Là yếu tố quan trọng cho tiết dạy- học thành công. Ở tiết 11 “Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 1858-1945” * Giáo viên: Lập kế hoạch bài học - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam - Bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã học và thời gian diễn ra sự kiện đó được trình chiếu Power point. * Học sinh: - Nắm được nhiệm vụ của nhân dân ta từ khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1945. - Nhớ được chuỗi thời gian diễn ra những sự kiện tiêu biếu từ năm 1858-1945 - Tìm hiểu về một sự kiện hoặc nhân vật tiêu biểu trong gia đoạn này. + Biện pháp thứ hai: kiểm tra bài cũ Đây là bước quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, kiểm tra sự tiết thu bài học trước của học sinh là kiến thức bắc cầu giữa bài cũ với bài mới Cụ thể ở bài “ôn tập” tôi kiểm tra 2 học sinh trả lời bài cũ: - Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? ở đâu? Học sinh: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội. - Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945? Học sinh: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Trở thành ngày Quốc khánh của nước ta - Từ đây nước ta mới được có tên trên bản đồ Thế giới - Khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu Khi học sinh nắm được các ý trên chính là học sinh đã nắm chắc được bài cũ đã học và đó cũng chính là một phần trong tiết ôn tập của bài học +Biện pháp thứ ba: Giới thiệu bài học - Có thể giới thiệu bài một cách trực tiếp từ mục tiêu của bài học: “ Các em đã được học về lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược 1858 đến 1945. Bài học hôm nay cô cùng các em ôn lại những dấu mộc thời gian sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến 1945. Ý nghĩa lịch sử của những sự kiện đó” - Có thể giới thiệu bài gián tiếp: Cô cùng các em đây, chúng ta rất tự hào về dân tộc mình, những năm tháng hào hùng trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ là những tên sừng sỏ nhất Thế giới. Nhờ sự lãnh đạo tài tình của Bác hồ, của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với sự đoàn kết một lòng, không sợ vất vả gian nan, nguy hiểm của toàn thể nhân dân đã giành thắng lợi. Bài học hôm nay cô cùng các em ôn tập để nhớ lại những dấu mộc lịch sử quan trọng của lịch sử dân tộc trong khoảng thời gian chống thực dân Pháp xâm lược 1858 đến 1945 Từ những cách giới thiệu bài trên đã tạo cho học sinh có một sự hứng thú, góp phần tạo cho tiết học thành công +Biện pháp thứ tư: Xác định các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp * Trong các tiết học ôn tập nói chung và tiết ôn tập phân môn lịch sử- tuần 11 nói riêng, theo tôi giáo viên cần sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học như sau: - Phương pháp quan sát trên màn hình Power point để củng cố kiến thức của mình - Phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp chủ yếu của tiết học này để giúp học sinh trao đổi, hệ thống kiến thức đã học theo một chuỗi sự kiện lịch sử quan trọng theo trình tự thời gian từ năm 1858 đến 1945. Phương pháp này giúp học sinh được trình bày, được nghe, được trao đổi nhằm củng cố kiến thức cho bản thân - Phương pháp thực hành: Học sinh được thực hành trình bày bài tập theo hệ thống kiến thức đã được ôn tập, phương pháp này giúp học sinh nhớ lâu khi được luyện bài tập củng cố kiến thức * Khi sử dụng hai phương pháp trên giáo viên cần tổ chức các hình thức học tập cho học sinh: - Học cả lớp tập trung: Trả lời câu hỏi - Nhóm: Học sinh trao đổi nhóm đôi (nhóm 4) về các sự kiện lịch sử đã học - Cá nhân: Mỗi học sinh thực hành vào vở bài tập cá nhân cảu mình Với cách sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức day- học trên, giáo viên sẽ giúp được học sinh của mình hệ thống được một cách khoa học kiến thức lịch sử đã học trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhớ được kiến thức đó một cách khoa học vì lịch sử cần phải nhớ một cách chính xác. +Biện pháp thứ năm: Đưa ra hệ thống câu hỏi- hướng dẫn ôn tập - Giáo viên cần đưa ra chuỗi hệ thống câu hỏi cá hệ thống theo trình tự thời gian gắn với những sự kiện lịch sử tiêu biểu, hướng dẫn học sinh trả lời: + Năm 1858: Thực dân Pháp xâm lược nước ta + Nửa cuối thế kỷ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương + Đầu thế kỷ XX: Phong trào Đông du của Phan Bội Châu + Ngày 3/2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời + Ngày 19/8/1945: Các mạng tháng tám thành công + Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập. Hướng dẫn học sinh tập trung vào hai sự kiện ôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiêu biểu: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng 8 thành công, học sinh nêu ý nghĩa lịch sử của mỗi sự kiện này Hướng dẫn học sinh ôn tập không đưa ra một cách máy móc như một loạt thời gian, học sinh nêu sự kiện lịch sử mà phải đan xen: - Có thể cho biết thời gian- học sinh nêu sự kiện lịch sử - Có thể cho biết sự kiện lịch sử- học sinh nêu thời gian - Sau đó cho học sinh nêu cả thời gian gắn với sự kiện lịch sử theo trình tự- nhằm giúp học sinh tư duy và nhớ được, khắc sâu hơn. +Biện pháp thứ sáu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành để củng cố bài Đây cũng là một bước quan trọng trong một tiết học, nó góp phần kiểm tra lại kiến thức học sinh đã tiếp thu được khi học xong bài giáo viên vừa củng cố để học sinh nắm chắc được kiến thức mình mới vừa được lĩnh hội, đặc biệt là tiết “ôn tập” đòi hỏi sự tư duy logic của học sinh từ bài này đến bài khác trong một khoảng thời gian lịch sử nhất định Theo tôi phần này cần hướng dẫn cho học sinh thực hành bài tập trong “ Vở bài tập lịch sử bài 11- Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 1858-1945” Cụ thể ở bài tập 1 (trang 24- vở bài tập) đã tổng hợp rất cụ thể các dấu mốc thời gian yêu cầu học sinh nêu sự kiện lịch sử tương ứng. Tôi cho học sinh nêu miệng, sau đó 2 học sinh đọc lại toàn bài Thứ tực các sự kiện lịch sử là: 1, Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta 2, Phong trào Cần vương giúp vua đánh giặc cứu nước 3, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 4, Cách mạng tháng 8 thành công 5, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Bài 2: Giúp học sinh củng cố và nhớ chính xác một số nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn với sự kiện lịch sử trong giai đoạn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Giáo viên hướng dẫn học sinh nối tên nhân vật với sự kiện mà nhân vật đó lãnh đạo hoặc chủ trì. - Trương Định: Lãnh đạo nhân dân Nam Kỳ khởi nghĩa vũ trang chống Pháp - Nguyễn Trường Tộ: Chủ trương canh tân đất nước để làm cho dân giàu, nước mạnh - Tôn Thất Thuyết: Lãnh đạo cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế - Phan Bội Châu: Chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp - Nguyễn Tất Thành: Ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới Ở bài tập này học sinh được ôn lại và nhớ kỹ hơn về một số nhân vật lịch sử lãnh đạo nhân dân chống pháp giai đoạn lịch sử từ năm 1858-1945 Bài 3;4;5
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_thanh_cong_tiet_lich_s.doc