Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới.
Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh.
Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất.
Việc lập niên biểu môn lịch sử, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
Nhiều giáo viên còn ngại lập niên biểu do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất tổng hợp cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó.
Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc lập niên biểu môn Lịch sử .
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Tác giả sáng kiến: Ngô Quang Huy Môn: Lịch Sử Trường: THCS Liên Châu Vĩnh Phúc năm 2017 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Lời giới thiệu Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua. Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học. Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch Sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Lập niên biểu không những khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh... Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng lập niên biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề về việc: kĩ năng lập 3 Việc lập niên biểu môn lịch sử, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nhiều giáo viên còn ngại lập niên biểu do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất tổng hợp cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc lập niên biểu môn Lịch sử . b. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Phòng Giao Dục đã có các cụm chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyên môn giữa các giáo viên cùng bộ môn trong toàn cụm. Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử...Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử... Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho việc dạy và học có đầy đủ máy tính nối mạng Intenet, máy chiếu, bảng tương tác giúp giáo viên thuận tiện trong công việc dạy học. Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. Bản thân cũng quen dần với công nghệ thông tin nên tạo thuận lợi cho công tác giảng dạy . Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, dành nhiều thời gian và điều kiện để tiếp cận tri thức mới, có tinh thần ham hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác. Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Và đặc biệt nhiều em thích được lên bảng trình tổng hợp, khái quát sự kiện để hiểu được nội dung bài học. Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc tổng hợp nội dung nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua củng cố bài và các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết. 5 Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những phương lập niên biểu một cách hiệu quả nhất. Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa để con em ở nhà với ông bà nên việc tự học ở nhà của học sinh chưa được tự giác. Suy nghĩ của nhiều phụ huynh và học sinh coi môn lịch sử là môn phụ nên chưa để tâm vào việc học tập, tìm tòi kiến thức của môn Lịch Sử. c. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành thực hiện chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử” + Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp7, 8,9 sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác. + Phương pháp tổng hợp, khái quát, đối chiếu + Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung. + Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh. d. Giải pháp. Để đạt hiệu quả cao khi lập niên biểu Lịch sử nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu thông tin liên quan đến thời gian, sự kiện của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. Trước hết để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng và nguyên tác cơ bản sau: * Kĩ năng: - Nắm được phương pháp cơ bản lập niên biểu lịch sử. - Phải nắm được kiến thức cơ bản, thời gian và sự kiện lịch sử. - Xác định mục đích cần hướng đến của lập niên biểu, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá thực hiện và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác. - Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... * Nguyên tắc: Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, 7 Ví dụ: Bảng so sánh giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tiêu chí Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại 1. Thời gian hình thành . ... 2. Hoạt động kinh tế 3. Dân cư 4. Chính trị Bảng phân loại là loại bảng dùng để xác định các sự kiện lịch sử theo tính chất, đặc điểm hoặc chủ đề nội dung; xác định những đặc trưng nội hàm của một khái niệm lịch sử hoặc phân loại thông tin đúng sai: Bảng phân loại các sự kiện lịch sử được cấu trúc linh hoạt, trong đó cột dọc định hướng cho HS sắp xếp sự kiện cùng tính chất, đặc điểm hoặc theo chủ đề nội dung. Ví dụ: Sắp xếp các sự kiện vào bảng dưới đây theo các chủ đề nội dung: a. Tuần lễ đẫm máu diễn ra ở Pari b. Cuộc tổng bãi công bắt đầu ở Mat-xcơ-va rồi chuyển thành khởi nghĩa vũ trang c. Phong trào Hiến chương ở Anh. Phong trào công nhân quốc tế thế kỉ XIX Cách mạng Nga 1905-1907 Công xã Pa-ri Bảng xác định đặc trưng nội hàm của khái niệm: cột dọc định danh khái niệm, hàng ngang là các đặc trưng nổi bật của khái niệm. HS sẽ đánh dấu + vào ô tương ứng với đặc trưng liên quan đến khái niệm, điền dấu - vào ô tương ứng đặc trưng không liên quan đến khái niệm 1 . Loại bảng này còn có thể được thiết kế gồm 3 cột dọc (định danh tên khái niệm, hoàn cảnh lịch sử và giải thích khái niệm) nhằm hướng dẫn HS ôn tập các khái niệm đã học. Ví dụ: Khái niệm Hoàn cảnh lịch sử Công cuộc cải tổ do M.Goóc-ba-chốp tiến hành ở Liên Xô từ 1985 – 1991. Hậu quả là chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ, Liên bang CHXHCN Xô Viết tan rã. Tổ chức lại nền kinh tế, chính trị, xã hội theo những yêu cầu mới, nguyên tắc mới. Bảng phân loại thông tin đúng sai: gồm 3 cột dọc và các hàng ngang (tương ứng với các nội dung cần xác định), học sinh sẽ đọc và đánh dấu (X) vào cột ghi đúng hoặc sai cho các nội dung kiến thức đã học. Ví dụ: Trật tự hai cực I-an-ta chi phối toàn bộ nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã là do sự chống phá điên cuồng của các thế lực đế quốc phản động Loại biểu đồ: gồm biểu đồ K-W-L, biểu đồ cốt truyện, biểu đồ Venn và biểu đồ khái niệm Biểu đồ Biết – Thắc mắc – Hiểu (Biểu đồ K-W-L) liên tưởng, tổ chức những nội dung HS đã biết, muốn biết và học được sau bài học. Phần “Biết” kích hoạt kiến thức tiềm tàng của học sinh về một chủ đề nào đó, Sau đó, học sinh làm việc một mình hoặc cùng với nhóm bạn để đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung sắp học và ghi vào phần Thắc I mắc . Sau bài học HS sẽ ghi lại những nội dung bài học vào phần Hiểu . Biểu đồ này được dùng khi bắt đầu một bài học mới, tham khảo trong suốt bài học và dùng để tổng kết vào cuối bài học. 9
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_lap_nien_bieu_mon_lich_su_o_tr.doc